Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3079/KH-UBND | Kon Tum, ngày 13 tháng 12 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
PHÁT ĐỘNG ĐỢT CAO ĐIỂM PHONG TRÀO TOÀN DÂN THAM GIA QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG
Thực hiện Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020; Kết luận số 04-KL/TU ngày 13/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán lâm sản trái pháp luật; Kế hoạch số 14-KH/BTGTU ngày 05/7/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tuyên truyền quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Nhằm huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, các cấp chính quyền địa phương, các ngành, các đoàn thể và toàn dân tham gia tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động đợt cao điểm phong trào toàn dân tham gia quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH
- Tạo động lực mạnh mẽ, nâng cao Chất lượng, hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Xây dựng, nêu gương những điển hình tiên tiến có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào toàn dân tham gia quản lý bảo vệ rừng để biểu dương, khen thưởng kịp thời và phổ biến, tuyên truyền nhân rộng tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội.
- Tăng cường đoàn kết, phối hợp, trao đổi trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
II. YÊU CẦU
- Phong trào phải được tổ chức phát động sôi nổi, sâu rộng và phải thực sự là động lực cho từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, học sinh, sinh viên, đoàn viên, hội viên và mọi tầng lớp nhân dân tiếp tục nỗ lực và quyết tâm cao hơn, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn toàn tỉnh nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả của phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để đạt được các mục đích của việc phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban ngành và UBND các cấp, các đơn vị chủ rừng, các đơn vị Quân đội, Công an, Bộ đội Biên phòng đóng chân trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ, triển khai đồng bộ các nội dung sau:
1. Tập trung triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, Kết luận số 04-KL/TU ngày 13/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản có liên quan trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Gắn các nội dung triển khai phong trào tham gia quản lý bảo vệ rừng với chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của đơn vị, địa phương. Tổ chức đợt cao điểm quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, học sinh, sinh viên, đoàn viên, hội viên, toàn quân và mọi tầng lớp nhân dân về các quy định của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo mỗi cá nhân là một mắt xích trong việc cung cấp thông tin, phát hiện, ngăn chặn, tố giác các hành vi vi phạm và tuyên truyền trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
3. Thường xuyên động viên các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng gắn kết chặt chẽ với các cuộc vận động, phong trào cách mạng khác của Đảng, Nhà nước, các ngành, đoàn thể tạo thành phong trào quản lý bảo vệ rừng một cách sâu rộng, phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương. Lồng ghép phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng với các phong trào khác của đơn vị, địa phương như "phong trào thi đua yêu nước", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư", "phong trào xây dựng nông thôn mới", "thanh niên lập nghiệp", "giỏi việc nước, đảm việc nhà", "toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", "dạy tốt, học tốt"... để triển khai thực hiện.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vai trò của rừng đối với sự sinh tồn và phát triển của con người, tác hại của việc xâm hại tài nguyên rừng đối với môi trường thiên nhiên và xã hội; vận động, khuyến khích quần chúng nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng và phối hợp với các ngành chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, tố giác các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng; kịp thời khen thưởng, tổ chức tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến, điển hình mới trong phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng nhằm tạo sự lan tỏa và đồng thuận trong nhân dân.
5. Phát huy sức mạnh, vai trò nòng cốt, xung kích của đoàn viên thanh niên, vận động đoàn viên thanh niên phối hợp các lực lượng chức năng tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng (tuần tra, truy quét, ngăn chặn vi phạm...).
6. Tăng cường công tác phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng: Các cơ quan chức năng phối hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở đôn đốc các chủ rừng triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng đối với diện tích rừng được giao. Triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời tình trạng buôn bán lâm sản trái phép; triển khai thực hiện tốt công tác phối hợp theo các quy chế phối hợp đã ký kết. Việc phối hợp phải đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, thực chất và có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của các bên tham gia nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, kinh doanh, mua bán lâm sản trái pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian tổ chức các đợt cao điểm:
- Trong quý I năm 2017: Tổ chức thực hiện phát động phong trào đợt cao điểm toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Trong quý II năm 2016: Tổ chức thực hiện phát động phong trào đợt cao điểm toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng.
Ngoài các đợt cao điểm, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên duy trì thực hiện phong trào theo kế hoạch này.
2. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở triển khai sâu rộng phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng.
3. Thủ trưởng các Sở, ban ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, xã; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát động phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Đưa hoạt động quản lý, bảo vệ rừng thành một tiêu chí trong việc xây dựng tổ chức, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung Kế hoạch đã đề ra.
4. Sau mỗi đợt cao điểm, các tổ chức, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm). Hằng năm, định kỳ 6 tháng, 01 năm, hoặc đột xuất theo yêu cầu, các tổ chức, đơn vị, địa phương thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện phong trào về Chi cục Kiểm lâm.
5. Hằng năm, các cấp huyện, tỉnh tổ chức tổng kết tình hình thực hiện phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng và khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.
Trên đây là Kế hoạch phát động đợt cao điểm toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương chủ động đề xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Quyết định 164/2013/QĐ-UBND quy chế phối hợp giữa Vườn Quốc gia Ba Bể, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch trong quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 1Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Quyết định 164/2013/QĐ-UBND quy chế phối hợp giữa Vườn Quốc gia Ba Bể, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch trong quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Thông báo 191/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Kế hoạch 3079/KH-UBND năm 2016 về phát động đợt cao điểm phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng do tỉnh Kon Tum ban hành
- Số hiệu: 3079/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Văn Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra