ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/KH-UBND | Phú Nhuận, ngày 12 tháng 01 năm 2015 |
Căn cứ Quyết định số 49/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc quản lý người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Công văn số 6791/UBND-VX ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn Thành phố từ nay đến Tết Ất Mùi và những ngày Lễ trọng đại trong năm 2015,
Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận triển khai kế hoạch quản lý người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn quận như sau:
- Nhằm quản lý, giáo dục và chăm sóc đối tượng xã hội được tốt và đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cộng đồng dân cư trên địa bàn quận được căn cơ và bền vững.
- Xác định đây là nhiệm vụ, chủ trương của Nhà nước trong công tác quản lý xã hội trên địa bàn; đồng thời, là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị các cấp và nhân dân.
- Đảm bảo tập trung đúng đối tượng, thủ tục hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Tăng cường công tác kiểm tra các tuyến đường trọng điểm, có biện pháp giúp đỡ đưa người cơ nhỡ sống lang thang vào cơ sở bảo trợ xã hội thành phố là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục không tạo kẽ hở về thời gian để cho đối tượng có điều kiện tiếp tục lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn và góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, mỹ quan đô thị của thành phố.
1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
- Người xin ăn không có nơi cư trú nhất định.
- Người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định.
- Không áp dụng đối với tu sĩ khất thực có giấy chứng nhận của cơ quan Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thẩm quyền.
2. Giải thích từ ngữ
- Người xin ăn: là những người đi xin dưới bất kỳ hình thức nào như đàn hát để xin, giả danh Tu sĩ Phật giáo để đi khất thực hoặc những hành vi đi xin nhưng có tính đối phó khi kiểm tra như bán vé số, bán bánh, kẹo và các hành vi tương tự.
- Sinh sống nơi công cộng: là hành vi của những người mà mọi sinh hoạt hàng ngày (tắm, giặt, ăn, ngủ) đều diễn ra nơi công cộng.
- Nơi công cộng: Vỉa hè, lòng-lề đường, gầm cầu, quảng trường, công viên, vườn hoa, nơi vui chơi giải trí, nhà ga, trạm xe buýt, bến xe, bến tàu, bến cảng, chợ và những nơi công cộng khác.
- Người không có nơi cư trú nhất định là người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú và thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định; người có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nhưng không sinh sống tại nơi đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định.
3. Thủ tục: đảm bảo các hồ sơ theo quy định, cụ thể:
- Biên bản ghi nhận tiếp xúc người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định: phải ghi đầy đủ các nội dung; trong đó, phải xác định được đối tượng tập trung, hành vi vi phạm, địa điểm, thời gian, có chữ ký xác nhận đối tượng. (mẫu số 1)
- Biên bản về việc xác nhận đối tượng xã hội không nơi nương tựa cần được được giúp đỡ. (mẫu số 2)
- Công văn đề nghị của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giải quyết người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng. (mẫu số 3)
- Biên bản bàn giao người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. (mẫu số 4)
- Hồ sơ bệnh án, kết luận giám định của cơ quan y tế quận trở lên (nếu có).
4. Nơi tiếp nhận quản lý:
Những người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định được tập trung vào các trung tâm sau đây:
a) Nếu là người khuyết tật về thần kinh, tâm thần hoặc có dấu hiệu mắc bệnh về thần kinh, tâm thần thì đưa về Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (số 37 Phú Châu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức; điện thoại: 38.966.705).
b) Các đối tượng khác đưa về Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (số 463 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh; điện thoại: 35.533.633).
5. Giải quyết một số trường hợp
a) Đối tượng là người lang thang sinh sống nơi công cộng
- Đối tượng có giấy chứng minh nhân dân, vi phạm lần đầu thì lập biên bản, nhắc nhở và yêu cầu đối tượng:
+ Nếu có thân nhân tại thành phố Hồ Chí Minh thì đến cư trú tại đó.
+ Nếu không có thân nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân phường hướng dẫn đối tượng đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố để lưu trú, hoặc quay về nơi thường trú.
b) Đối tượng không mang theo giấy chứng minh nhân dân và không có giấy chứng minh nhân dân cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc có thân nhân tại thành phố Hồ Chí Minh thì liên hệ địa phương mà đối tượng tự khai để xác minh, nếu đúng thì lập biên bản nhắc nhở và báo cho thân thân đến làm thủ tục bảo lãnh.
c) Đối với các trường hợp người lang thang, xin ăn sinh sống nơi công cộng là người nước ngoài: lập hồ sơ chuyển Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Để công tác quản lý người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn quận đạt hiệu quả, Ủy ban nhân dân quận đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân 15 phường xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác quản lý xã hội của địa phương và cần tập trung trong dịp Tết nguyên đán Ất Mùi và những ngày Lễ lớn trong năm 2015.
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân 15 Phường rà soát số người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn, lập hồ sơ phân loại và xử lý, đưa đối tượng vào các Trung tâm theo quy định.
- Hướng dẫn, cung cấp biểu mẫu cho các cơ quan, đơn vị liên quan; kịp thời phối hợp, chịu trách nhiệm việc kiểm tra hồ sơ, phân loại, hỗ trợ Phường chuyển giao các đối tượng đến Trung tâm theo quy định.
- Phối hợp với Phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân 15 phường và các đơn vị giáp ranh địa bàn (quận Gò Vấp, quận 3, quận Bình Thạnh) giải quyết triệt để tình trạng người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc quận và Ủy ban nhân dân 15 phường thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo, tăng hộ khá; thường xuyên rà soát và có kế hoạch cụ thể trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội diện Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP; có biện pháp hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm để ổn định đời sống cho đối tượng cư trú tại quận.
- Trực đường dây nóng 24/24 giờ (số điện thoại cơ quan: 39.955.273; số điện thoại đồng chí Phan Văn Minh - Phó Trưởng phòng: 0918.462.582) để tiếp nhận thông tin và kịp thời tổ chức phối hợp xử lý khi các tổ chức, cá nhân báo tin phát hiện người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng hoặc hiện tượng chăn dắt.
- Định kỳ đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo Ủy ban nhân dân quận và thành phố.
- Chỉ đạo Công an 15 phường chủ động phối hợp tuần tra và tổ chức tập trung người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn; đồng thời, tham mưu cho Ủy ban nhân dân phường tiến hành xác minh hoàn cảnh nhân thân của từng đối tượng, hỗ trợ chuyển giao đối tượng đến các Trung tâm theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú; yêu cầu nhà trọ chú ý và trình báo chính quyền địa phương những trường hợp người thuê nhà trọ quản lý nhiều người già, người tàn tật, trẻ em hoặc trẻ em không có người thân đi cùng để kịp thời phát hiện các đường dây chăn dắt.
- Chỉ đạo, tổ chức việc điều tra và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để, nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi tổ chức, xúi giục, ép buộc người khác đi xin ăn.
- Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác giáo dục pháp luật cho đối tượng, đặc biệt người trong độ tuổi lao động.
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban ngành, đoàn thể quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật có liên quan để người dân hiểu và tích cực tham gia thực hiện.
- Phối hợp với Trung tâm Văn hóa tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân đồng thuận với chủ trương của thành phố trong việc giải quyết tình trạng người lang thang, xin ăn sinh sống nơi công cộng; tuyên truyền hướng dẫn người dân có lòng hảo tâm làm việc thiện nên gửi tiền hoặc hiện vật đến các quỹ từ thiện của các tổ chức, đơn vị có chức năng làm công tác từ thiện xã hội để hỗ trợ cho các đối tượng xã hội.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận lồng gắn mục tiêu giải quyết người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn quận với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Phối hợp tốt ba môi trường: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, phát hiện kịp thời các em học sinh có nguy cơ bỏ học, thông báo về phường để phối hợp cùng gia đình động viên, giúp đỡ, không để các em bỏ học, bỏ nhà đi sống lang thang.
Tham mưu Ủy ban nhân dân quận cân đối ngân sách đảm bảo cho các đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch này.
Hướng dẫn các cơ sở y tế chuyên môn trực thuộc thực hiện tiếp nhận và điều trị đến khi đảm bảo ổn định sức khỏe cho đối tượng là người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định do các phường chuyển đến; thăm, khám chẩn đoán cho đối tượng có biểu hiện nghi vấn là người tâm thần do các phường chuyển đến.
- Phổ biến chủ trương của Thành phố về việc giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, người sinh sống nơi công cộng đến các cơ sở tôn giáo và đề nghị hỗ trợ tuyên truyền đến giáo dân, phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của thành phố và thực hiện không cho tiền trực tiếp người xin ăn.
- Phối hợp với các cơ sở tôn giáo và Ủy ban nhân dân 15 phường tập trung người xin ăn trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban ngành, đoàn thể quận
- Thông tin, truyền truyền thường xuyên và liên tục đến các đoàn viên, hội viên về chủ trương của Ủy ban nhân thành phố về việc giải quyết tình trạng người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa thành phố
- Vận động các đơn vị, mạnh thường quân tiếp tục cấp học bổng, đỡ đầu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không để cho trẻ em bỏ học hoặc vì hoàn cảnh gia đình phải mưu sinh kiếm sống.
- Tăng cường công tác thông tin, vận động nhân dân không cho tiền trực tiếp các đối tượng lang thang xin ăn trên đường phố; vận động người dân có lòng hảo tâm làm việc thiện nên gửi tiền hoặc hiện vật đến các quỹ từ thiện của các tổ chức, đơn vị có chức năng làm công tác từ thiện xã hội để hỗ trợ cho các đối tượng xã hội.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục công tác tập trung người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định.
- Thường xuyên kiểm tra cơ sở lưu trú, nhà trọ để kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tổ chức chăn dắt người già, người tàn tật, trẻ em đi xin ăn. Duy trì việc kiểm tra đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú.
- Trong quá trình tổ chức tập trung người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định cần chú ý tập trung ở các khu vực có quán ăn, quán giải khát trên các tuyến đường, chợ, các trung tâm thương mại, giao lộ, cây xăng, cơ sở tôn giáo, nơi công cộng, nhất là khu vực công viên Gia Định, ... Chú trọng vào các ngày, giờ cao điểm như: ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán, thứ bảy, chủ nhật và ngoài giờ hành chính.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không cho tiền trực tiếp các đối tượng lang thang xin ăn trên đường phố; hướng dẫn người dân làm việc thiện nên gửi tiền hoặc hiện vật đến các quỹ từ thiện của các tổ chức, đơn vị có chức năng làm công tác từ thiện xã hội để hỗ trợ cho các đối tượng xã hội.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch liên tịch tập trung người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên đường phố với phường giáp ranh trong và ngoài quận.
- Thông tin rộng rãi, duy trì số điện thoại đường dây nóng của phường và phân công cán bộ trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin và kịp thời tổ chức phối hợp xử lý khi có thông tin người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định; cần chú ý đối với đối tượng khỏe mạnh giả dạng là người sống lang thang, xin ăn hoặc người giả danh tu hành khất thực để xin ăn.
- Đảm bảo tập trung đúng đối tượng, thành phần thủ tục hồ sơ đầy đủ và chủ động phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển giao đối tượng đến các trung tâm theo quy định.
9. Ban Giám đốc các Hợp tác xã thương mại dịch vụ
Thường xuyên tuyên truyền, vận động các tiểu thương và người mua sắm đồng thuận với chủ trương không cho tiền người xin ăn; duy trì công tác kiểm tra, phát hiện người lang thang, xin ăn trong khu vực chợ, kịp thời thông tin cho Ủy ban nhân dân phường để xử lý các đối tượng theo quy định.
- Tiến hành thường xuyên, kể cả các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngoài giờ hành chính.
- Mở đợt cao điểm tập trung vào các ngày: ngày 22 tháng 01 năm 2015; ngày 02 tháng 02 năm 2015 (14/12 năm Giáp Ngọ); từ ngày 17 tháng 02 năm 2015 (29/12 năm Giáp Ngọ) đến ngày 19 tháng 02 năm 2015 (01/01 năm Ất Mùi) và ngày 04 tháng 03 năm 2015 (15/01 năm Ất Mùi).
- Định kỳ hàng tuần vào sáng thứ năm: các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân 15 phường thông tin nhanh bằng văn bản về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố.
- Ngày 05/02/2015: các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân 15 phường báo cáo sơ kết tập trung các đối tượng trong giai đoạn tháng 01/2015 đến 04/02/2015.
- Ngày 10/02/2015: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh những vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 15 phường liên hệ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, số 01 đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15; điện thoại: 39.955.273 - 22.445.226 hoặc 0918.229.245 (gặp đồng chí Nguyễn Hữu Lộc - Cán sự) để phối hợp, hướng dẫn và giải quyết.
Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch quản lý người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn quận./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 29/2017/QĐ-UBND về quản lý người xin ăn không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Nghị quyết 77/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ công tác xử lý người lang thang, xin ăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3Quyết định 2684/QĐ-UBND năm 2022 Quy định về đưa người lang thang, xin ăn vào cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 1Luật Cư trú 2006
- 2Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 3Nghị định 06/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật người cao tuổi
- 4Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 5Quyết định 49/2014/QĐ-UBND về quản lý người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 29/2017/QĐ-UBND về quản lý người xin ăn không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 7Nghị quyết 77/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ công tác xử lý người lang thang, xin ăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 8Quyết định 2684/QĐ-UBND năm 2022 Quy định về đưa người lang thang, xin ăn vào cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 49/2014/QĐ-UBND về quản lý người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 30/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 12/01/2015
- Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận
- Người ký: Nguyễn Đông Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định