- 1Quyết định 2013/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 59/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 4Thông tư 156/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 135/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 818/QĐ-BYT năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 3421/BYT-TCDS năm 2015 triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển do Bộ Y tế ban hành
- 7Kết luận 119/KL-TW năm 2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Quyết định 2351/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Dự án “Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế đủ điều kiện giai đoạn 2016-2020” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Quyết định 2350/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Dự án “Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường giai đoạn 2016-2020” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2992/KH-UBND | Hải Dương, ngày 09 tháng 10 năm 2017 |
1. Cơ sở pháp lý
- Kết luận số 119/KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD);
- Quyết định số 2013/QĐ-TTg , ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản (SKSS) Việt Nam giai đoạn 2011 -2020;
- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 59/2014/NĐ-CP;
- Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020”;
- Công văn số 3421/BYT-TCDS ngày 27/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển;
- Quyết định số 2350/QĐ-BYT ngày 7/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Dự án Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 2351/QĐ-BYT ngày 7/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Dự án “Xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các cơ sở Y tế đủ điều kiện giai đoạn 2016-2020);
- Công văn số 3604/BYT-TCDS ngày 26/6/2017 của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản;
- Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Sự cần thiết
Tỉnh Hải Dương duy trì được mức sinh thay thế từ năm 2005 đến nay (giao động từ 2,0 - 2,05 con/phụ nữ) do thực hiện tốt công tác KHHGĐ (gần 70% cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại) và được Chương trình mục tiêu quốc gia cấp miễn phí 100% các phương tiện tránh thai... Song giai đoạn 2011-2020 số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của tỉnh tăng cao (số phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tăng từ >310.000 người năm 2001 lên > 325.000 năm 2017) vì mức sinh trong những năm của thập kỷ 90 cao. Do vậy nhu cầu sử dụng phương tiện tránh thai ngày càng tăng, cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai cũng có sự thay đổi (tỷ lệ sử dụng vòng tránh thai giảm, sử dụng viên uống tránh thai; bao cao su và thuốc cấy tránh thai tăng...); trong khi đó phương tiện tránh thai miễn phí ngày càng giảm mạnh (từ năm 2011 Việt Nam là nước có thu nhập trung bình, không còn tài trợ quốc tế, ngân sách nhà nước có hạn), nguồn PTTT từ Trung ương cấp cho tỉnh Hải Dương giảm mạnh (chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu sử dụng) và không đáp ứng một cách thường xuyên, kịp thời; dẫn đến nguy cơ thiếu hụt PTTT. Dự kiến trong giai đoạn 2017-2020 tỉnh sẽ thực hiện từ 60-70% PTTT từ kênh phân phối thị trường và thực tế, một bộ phận người dân đã tự chi trả dịch vụ y tế có chất lượng, trong đó bao gồm hàng hóa và phí dịch vụ y tế về kế hoạch hóa gia đình/chăm sóc sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS).
Từ tháng 6 năm 2012 đến nay tỉnh ta đã thực hiện Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai chủ yếu là bao cao su, viên uống tránh thai. Từ tháng 8 năm 2016 triển khai thí điểm xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, việc xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ HHGĐ/SKSS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế, đó là: nhận thức về xã hội hóa ở một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chưa đầy đủ; tốc độ xã hội hóa còn chậm; cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thiếu kế hoạch tổng thể; các cơ sở xã hội hóa chưa nhiều, quy mô còn nhỏ bé, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao; mức độ phát triển xã hội hóa còn thấp ở khu vực thành thị, nông thôn phát triển.
Để thực hiện mục tiêu duy trì mức sinh hợp lý, thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa theo tinh thần của Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Xã hội hóa cung cấp PTTT, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại Quyết định 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, việc xây dựng Kế hoạch thực hiện “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 - 2020” là một yêu cầu cần thiết nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ của tỉnh, đa dạng hóa và giải quyết được sự thiết các phương tiện tránh thai; duy trì mức sinh thay thế và mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Mặc khác thực hiện xã hội hóa nhằm hướng tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân thuận lợi, công bằng và chất lượng, đồng thời người dân có trách nhiệm và đồng thuận tự nguyện chi trả chi phí dịch vụ KHHGD/SKSS. Giảm chi phí cho ngân sách nhà nước dự kiến khoảng trên 8 tỷ đồng/năm.
1. Mục tiêu chung
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai (PTTT), hàng hóa sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) có chất lượng cho người dân. Giảm chi ngân sách của tỉnh, huy động và nâng cao hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân bảo đảm cung cấp đầy đủ PTTT để duy trì mức sinh thay thế, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
2.1. Mục tiêu 1. Truyền thông, vận động tạo sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và sự chuyển đổi hành vi của các nhóm khách hàng trong việc thực hiện chi trả kinh phí các PTTT và dịch vụ KHHGD/SKSS.
- 100% Ban chỉ đạo công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình các cấp tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017- 2020”.
- 90% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp thông tin kiến thức, tài liệu về xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS;
- Trên 60% cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng phương tiện tránh thai từ nguồn xã hội hóa.
2.2. Mục tiêu 2. Đa dạng hóa các loại PTTT, hàng hóa SKSS/KHHGĐ theo phân khúc thị trường, chú trọng các PTTT hiện đại có tác dụng lâu dài và hiệu quả. Đảm bảo mỗi loại PTTT, hàng hóa SKSS/ KHHGĐ có ít nhất từ 2 đến 3 chủng loại khác nhau được đưa vào cung cấp trên địa bàn tỉnh.
2.3. Mục tiêu 3. Tăng cường tiếp cận dịch vụ cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS của người dân; nâng cao năng lực cho cán bộ dân số, y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS,
- 100% hệ thống dân số cấp huyện và cấp xã triển khai thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT và hàng hóa SKSS.
- 100% Trung tâm Y tế, khoa sản Bệnh viện đa khoa tuyến huyện và Trạm y tế cấp xã triển khai thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS theo quy định.
- 100% người cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS được tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn, tiếp thị, bảo quản, phân phối sản phẩm; 100% cán bộ y tế cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Phạm vi: Kế hoạch được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Đối tượng
- Đối tượng tác động: doanh nghiệp/tổ chức/tư nhân sản xuất, cung ứng PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS; cơ sở y tế trong và ngoài công lập cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Đối tượng thụ hưởng: người làm việc, người sinh sống trên địa bàn tỉnh. Đối tượng đích là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên (trừ các đối tượng được miễn phí).
3. Tiến độ thực hiện
Kế hoạch thực hiện trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020.
1. Tuyên truyền, vận động để tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản và phát triển thị trường.
- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và sự ủng hộ tự chi trả kinh phí khi sử dụng PTTT, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ/SKSS của người dân.
- Hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ các cấp, chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng từ tỉnh đến cơ sở tuyên truyền có hiệu quả về công tác xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn tỉnh.
- Tích cực truyền thông, vận động chuyển đổi hành vi chi trả kinh phí đối với các nhóm đối tượng trực tiếp sử dụng PTTT, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Sản xuất, nhân bản tài liệu truyền thông hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn về các PTTT và hàng hóa SKSS. Xây dựng chuyên trang, chuyên đề, bản tin, phóng sự trên đài, báo, tạp chí, website có uy tín quảng cáo các sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS.
2. Củng cố phát triển mạng lưới cung ứng PTTT, hàng hóa SKSS và huy động sự tham gia của các doanh nghiệp/tổ chức/tư nhân thuộc các thành phần kinh tế theo phân khúc thị trường.
- Thiết lập kênh phân phối PTTT, hàng hóa SKSS thông qua hệ thống dân số, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, các tổ chức cá nhân, các hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh, huyện, xã.
- Các cơ sở thực hiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS phải có đủ các điều kiện theo quy định.
- Triển khai nguồn cung cấp các PTTT và hàng hóa SKSS theo Đề án 818 Trung ương và chủ động mở rộng các sản phẩm PTTT xã hội hóa trên Cơ sở huy động, hợp tác với các tổ chức, nhà sản xuất, kinh doanh các PTTT đảm bảo đúng các quy định hiện hành.
- Khuyến khích, huy động các doanh nghiệp/tổ chức/tư nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia phân phối, cung ứng PTTT, hàng hóa SKSS.
3. Nâng cao chất lượng, số lượng và tăng cường quản lý chất lượng các chủng loại PTTT, hàng hóa SKSS.
- Lựa chọn, đưa vào thị trường các chủng loại PTTT, hàng hóa SKSS phải đảm bảo về chất lượng, đa dạng chủng loại và phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân.
- Đánh giá khả năng tiếp cận, sự chấp nhận các sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS của người dân.
- Nghiên cứu, bổ sung văn bản, hướng dẫn về quản lý, lưu thông, phân phối sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các nhóm đối tượng tham gia sản xuất, phân phối hàng hóa.
4. Tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ hệ thống cung cấp, phân phối PTTT, hàng hóa SKSS và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Sở Y tế thành lập Ban Quản lý chỉ đạo, điều hành và tăng cường phối hợp liên ngành thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương, về:
+ Quản lý thống nhất về giá các PTTT, hàng hóa SKSS theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
+ Xây dựng cơ chế giá thu phí từng loại hình dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
+ Xây dựng cơ chế tài chính của từng loại theo quy định của Đề án trung ương và theo phân khúc thị trường.
+ Thí điểm một số cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia xã hội hóa và phát triển thị trường.
- Tiêu chuẩn đối với cơ sở/đơn vị tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS; Cung ứng PTTT và hàng hóa KHHGĐ/SKSS.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS tham gia xã hội hóa, thực hiện đúng phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.
5. Nâng cao năng lực cho cán bộ dân số, cán bộ y tế tại các cơ sở y tế công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các loại PTTT, kỹ năng tiếp thị và kỹ thuật của sản phẩm cho cán bộ phân phối PTTT, hàng hóa SKSS và cán bộ cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS; mức chi phí hoặc khung chi phí, cơ chế phân phối đối với, từng PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa.
- Thực hiện việc thu thập thông tin, số liệu, tổng hợp báo cáo tình hình bảo quản hàng hóa, quản lý tài chính, cung cấp PTTT và hàng hóa SKSS theo quy định.
- Phương pháp tiếp nhận, phản hồi thông tin về phân phối, chất lượng; mẫu mã của sản phẩm và giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa cung cấp PTTT và hàng hóa SKSS.
- Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, học tập và chia sẻ kinh nghiệm triển khai Đề án xã hội hóa.
6. Khuyến khích và huy động các cơ sử y tế ngoài công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Triển khai thí điểm xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại một số cơ sở y tế ngoài công lập theo hướng dẫn của Trung ương.
- Thẩm định các cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện xã hội hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Thu thập thông tin về nhu cầu cung cấp kiến thức và kiến nghị của cơ sở y tế ngoài công lập tham gia xã hội hóa.
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tư vấn cho người cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế ngoài công lập tham gia xã hội hóa.
7. Kiểm tra, giám sát, báo cáo
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất theo khung công cụ giám sát, đánh giá, điều tra thu thập thông tin đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để đánh giá kết quả thực hiện và kịp thời đưa ra các giải pháp cho phù hợp.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát và tăng cường quản lý chất lượng PTTT, hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất. Hàng năm tổ chức sơ kết và tổng kết vào cuối năm 2020.
1. Dự toán kinh phí thực hiện: 1.988.000.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí triển khai Kế hoạch được cân đối, đảm bảo từ nguồn ngân sách tỉnh.
l. Sở y tế
Xây dựng kế hoạch thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả các mục tiêu theo kế hoạch; sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và tổng hợp tình tình thực hiện kế hoạch định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh;
Chỉ đạo Chi cục DS-KHHGĐ tham mưu tổ chức thực hiện và các đơn vị có liên quan trong ngành Y tế phối hợp triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
Có trách nhiệm chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản. Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến tận xã, phường, thị trấn. Có kế hoạch xây dựng, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng PTTT, hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ/SKSS và xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân vi phạm.
Phối hợp với với các sở, ngành có liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ công tác xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
2. Sở Tài chính
Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí được cấp trong dự toán ngân sách hàng năm đảm bảo các hoạt động của kế hoạch và thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Y tế; chỉ đạo, định hướng và hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về các chính sách, hoạt động có liên quan đến xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
4. Đài phát thanh truyền hình, Báo tỉnh
Đăng tải, phát sóng tin bài, phóng sự, chuyên đề và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGD/SKSS.
5. Các ban, ngành đoàn thể
Các ban, ngành đoàn thể chính trị xã hội là thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của tỉnh phối hợp với Sở Y tế thực hiện các hoạt động DS- KHHGĐ; lồng ghép phổ biến tuyên truyền về chủ trương xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn quản lý; huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của địa phương; chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Bố trí kinh phí hỗ trợ triển khai, thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản phù hợp với tình hình thực tế của địa phương./.
Nơi nhận: - Bộ Y tế; (để báo cáo); | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND cơ chế, chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
- 3Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 thực hiện Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
- 4Kế hoạch 5237/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2018-2020
- 5Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản giai đoạn 2020-2025 và đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Quyết định 2013/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 59/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 4Thông tư 156/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 135/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 818/QĐ-BYT năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 3421/BYT-TCDS năm 2015 triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển do Bộ Y tế ban hành
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Kết luận 119/KL-TW năm 2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Quyết định 2351/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Dự án “Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế đủ điều kiện giai đoạn 2016-2020” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 2350/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Dự án “Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường giai đoạn 2016-2020” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND cơ chế, chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020
- 12Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
- 13Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 14Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 thực hiện Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
- 15Kế hoạch 5237/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2018-2020
- 16Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản giai đoạn 2020-2025 và đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Kế hoạch 2992/KH-UBND năm 2017 về thực hiện “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020”
- Số hiệu: 2992/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định