Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2919/KH-UBND | Bến Tre, ngày 18 tháng 5 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Tỉnh ủy Bến Tre về chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Căn cứ Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Thực hiện Công văn số 793/BTTTT-THH, ngày 05/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2022 với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Từng bước đưa chuyển đổi số đến cộng đồng, tăng cường phát triển xã hội số và ứng dụng công nghệ thông tin, lấy chuyển đổi số làm động lực thúc đẩy phát triển xã hội mang đến cơ hội cho người dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống.
- Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực. Chuyển đổi số nếu tạo giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
- Đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng để thúc đẩy chuyển đổi số đưa người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số; qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
- Tổ chuyển đổi số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh, huyện đến khu phố, tổ nhân dân tự quản của các xã, phường, thị trấn.
2. Yêu cầu
- Triển khai có hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng ngõ ngách, gắn với cuộc sống của người dân. Các nội dung phải phù hợp với đặc thù của địa phương; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.
- Mỗi huyện, thành phố chỉ đạo thành lập 01 Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện.
- Mỗi xã, phường, thị trấn thành lập 01 Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và lựa chọn thí điểm ít nhất 01 khu phố, ấp để thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng khu phố, ấp.
1. Thời gian thực hiện thí điểm: Từ tháng 05/2022 đến hết tháng 10/2022. Thời gian đăng ký và ban hành Quyết định thành lập các Tổ chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã và khu phố, ấp trên địa bàn tỉnh phải hoàn thành trước ngày 31/5/2022.
2. Nội dung triển khai
2.1. Thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng
a) Đối với Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện
- Số lượng: Không giới hạn (do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định).
- Thành phần:
Tổ trưởng: Lãnh đạo Phòng Văn hóa thông tin.
Tổ phó: Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Bí thư Thành đoàn, Huyện đoàn.
Các thành viên: các phòng, ban chuyên môn trực thuộc (Phòng VHTT, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng NN&PTNT, Phòng KTHT, Phòng KHTC, Phòng Tư pháp,…); Mời đại diện Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện/ thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện/ thành phố, Hội Nông dân huyện/ thành phố.
b) Đối với Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã
- Số lượng: Tối đa không quá 10 thành viên.
- Thành phần:
Tổ trưởng: Bí thư Đoàn thanh niên cấp xã.
Tổ phó: 01 đồng chí đang công tác trên địa bàn cấp xã có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số (ví dụ: Công an xã, công chức văn hóa - xã hội, cán bộ, công chức đang công tác tại các đoàn thể trong xã,…).
Các thành viên: Là những người hiện đang sinh sống, công tác trên địa bàn cấp xã có lòng nhiệt tình hoạt động cộng đồng, có tư duy muốn chấp nhận và thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số (ví dụ: Công an xã, cán bộ, giáo viên, y tế, đảng viên đương chức đang công tác tại các đoàn thể trong xã, nhân viên của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, người dân có khả năng sử dụng các nền tảng số, công nghệ số,..).
c) Đối với Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp khu phố, ấp
- Số lượng: Tối đa không quá 10 thành viên.
- Thành phần:
Tổ trưởng: Bí thư khu phố, ấp.
Tổ phó: Trưởng khu phố, ấp; Bí thư Đoàn thanh niên khu phố, ấp.
- Các thành viên: Là những người hiện đang sinh sống, công tác trên địa bàn khóm, ấp có lòng nhiệt tình hoạt động cộng đồng, có tư duy muốn chấp nhận và thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số (ví dụ như: Giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, người dân có khả năng sử dụng các nền tảng số, công nghệ số, Đảng viên Chi bộ khu phố, ấp,...).
d) Thủ tục tham gia và ra khỏi Tổ chuyển đổi số cộng đồng
- Ủy ban nhân dân huyện/ thành phố có Quyết định thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện theo đề nghị của Trưởng phòng Văn hóa thông tin và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, theo dõi, giám sát các Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và khu phố, ấp trên địa bàn huyện/thành phố.
- Tổ chuyển đổi số cộng đồng duy trì số lượng khoảng từ 5-10 thành viên. Trong quá trình hoạt động sẽ kết nạp thêm các thành viên mới trên địa bàn cấp xã, cấp khu phố, ấp có nguyện vọng tham gia Tổ chuyển đổi số cộng đồng. Trường hợp số lượng nhiều hơn 10 thành viên thì các địa phương nghiên cứu có thể thành lập các nhóm cộng tác viên tham gia vào Tổ chuyển đổi số cộng đồng.
- Đăng ký tham gia: Người dân trên địa bàn cấp xã muốn tham gia Tổ chuyển đổi số cộng đồng phải có sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cấp xã; Bí thư khu phố, ấp đối với cấp khu phố, ấp.
- Xin ra khỏi Tổ chuyển đổi số cộng đồng: Thành viên tự nguyện xin rút khỏi Tổ chuyển đổi số cộng đồng và được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cấp xã, Bí thư khu phố, ấp đối với cấp khu phố, ấp.
2.2. Hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng
a) Công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân
Thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong khu phố, ấp; lắng nghe, tổng hợp ý kiến người dân về chuyển đổi số; khảo sát, thống kê thông tin, số liệu trong nhân dân.
- Về chính quyền số: Trực tiếp hỗ trợ cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai các phần việc cụ thể về chuyển đổi số trên địa bàn; hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số được đánh giá và lựa chọn.
- Về kinh tế số: Hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử như “vos o.vn”, “postmart.vn”,…; mở tài khoản thanh toán điện tử; hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số, công nghệ số để đăng ảnh, quảng bá sản phẩm, tạo gian hàng, nhận đơn, đóng gói sản phẩm và quan trọng nhất là cam kết cung cấp sản phẩm đúng chất lượng cho khách hàng; hướng dẫn ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Về xã hội số: Hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch… thông qua các nền tảng số. Tham gia thực hiện điều tra xã hội học về chuyển đổi số phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như đánh giá tình hình thực hiện chuyển đổi số tại địa phương.
b) Công tác báo cáo kết quả triển khai và đánh giá hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và các khu phố, ấp
Tổ chuyển đổi số cộng đồng cập nhật và gửi báo cáo định kỳ trước ngày 30 hằng tháng qua mạng, sử dụng các nền tảng số Việt Nam (ví dụ qua nhóm Zalo, Mocha hoặc các nền tảng số Việt Nam phổ biến khác) về:
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ triển khai việc sử dụng nền tảng số, công nghệ số theo 03 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và các khu phố, ấp nhằm kịp thời đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ của các thành viên của Tổ chuyển đổi số cộng đồng.
- Nhân rộng mô hình điểm, cách làm hay của Tổ chuyển đổi số cộng đồng.
2.3. Công tác quản lý, điều hành Tổ chuyển đổi số cộng đồng
- Tổ chuyển đổi số cộng đồng được quản lý dựa trên các nền tảng số Việt Nam miễn phí và thông dụng như Zalo. Mỗi xã, phường, thị trấn tạo một nhóm chung bao gồm: lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã; lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; đại diện Tỉnh đoàn, đại diện Huyện đoàn, công chức, viên chức (Phòng Công nghệ thông tin và Bưu chính Viễn thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông), đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin (Viettel, VNPT, MobiFone) trên địa bàn và các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng. Sở Thông tin và Truyền thông, Tỉnh đoàn, Phòng Văn hóa thông tin huyện/thành phố sẽ trực tiếp tương tác, hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp.
- Quy tắc đặt tên nhóm Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã:
- Đối với Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã: Thực hiện theo sự hướng dẫn, điều phối chung của Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Văn hóa và Thông tin) và Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện.
- Đối với Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp Khu phố, ấp: Thực hiện sự hướng dẫn và điều phối chung của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Văn hóa và Thông tin) và Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện.
2.4. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho Tổ chuyển đổi số cộng đồng
Tổ chức các lớp tập huấn cho Tổ chuyển đổi số cộng đồng về các chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số; chuyển giao hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số (ví dụ: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, sàn thương mại điện tử, thanh toán điện tử, sổ sức khỏe điện tử, các nền tảng công nghệ phòng chống dịch và các nội dung khác theo từng thời kỳ,…).
1. Sở Thông tin và truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai Kế hoạch; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại các địa phương.
- Chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng kết quả triển khai thí điểm về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức báo cáo, đánh giá tổng kết kết quả thực hiện thí điểm và đề xuất triển khai nhân rộng mô hình điểm, cách làm hay.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Ban hành Quyết định thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, theo dõi, giám sát các Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và khu phố, ấp trên địa bàn huyện/thành phố.
- Hỗ trợ, bố trí các nguồn lực cần thiết cho Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thí điểm Tổ chuyển đổi số cộng đồng.
- Phối hợp đánh giá kết quả triển khai mô hình Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, khu phố, ấp để xem xét, hoàn thiện mô hình và nhân rộng việc triển khai mô hình điểm, cách làm hay.
- Chủ trì phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp tập huấn cho Tổ chuyển đổi số cộng đồng về các chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số; chuyển giao hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số.
- Quan tâm bố trí kinh phí triển khai các hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn.
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
- Đăng ký, công bố, ban hành quyết định thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, khu phố, ấp.
- Định kỳ báo cáo, đánh giá kết quả triển khai mô hình Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, khu phố, ấp và đề nghị xem xét, công nhận mô hình điểm, cách làm hay trong quá trình hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, khu phố, ấp.
4. Đề nghị Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực tham gia Tổ chuyển đổi số cộng đồng, tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số.
- Cán bộ đoàn, thanh niên là nhân tố nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia Tổ chuyển đổi số cộng đồng.
- Chủ động phối hợp, hướng dẫn Tổ chuyển đổi số cộng đồng, người dân sử dụng thiết bị di động thông minh để khai thác các dịch vụ mà chính quyền cung cấp (khai nộp thủ tục hành chính, tra cứu kết quả xử lý thủ tục hành chính, khai thác thông tin chính quyền cung cấp trên môi trường số, hướng dẫn người dân truy cập Internet và khai thác thông tin tại điểm bưu điện văn hóa xã,...).
- Hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, chính quyền quảng bá hình ảnh, thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nét văn hóa của xã trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử.
- Tích cực tham gia Tổ chuyển đổi số cộng đồng và cộng tác viên của Tổ chuyển đổi số cộng đồng; Chung tay đóng góp xây dựng cùng chính quyền xã thông minh.
- Chủ động tìm hiểu, tham gia sử dụng các dịch vụ mà chính quyền cung cấp trên môi trường số. Tìm hiểu, tích cực quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình cung cấp và thương hiệu chung của xã trên môi trường mạng.
- Tham gia đóng góp ý kiến trong suốt quá trình thành lập và hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng góp phần hoàn thiện mô hình Tổ chuyển đổi số cộng đồng.
6. Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao sử dụng cho Tổ công nghệ số cộng đồng các bước cài đặt, hướng dẫn sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số cho người dân.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thí điểm Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh mới hoặc gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022-2025
- 2Quyết định 1411/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2022 về Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Kế hoạch 593/KH-UBND triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” năm 2022
- 5Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 6Quyết định 18/2022/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số
- 7Kế hoạch 506/KH-UBND triển khai Chương trình hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 08 xã/phường thực hiện thí điểm chuyển đổi số năm 2023 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 1Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 793/BTTTT-THH năm 2022 hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022-2025
- 4Quyết định 1411/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 5Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2022 về Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 6Kế hoạch 593/KH-UBND triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” năm 2022
- 7Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 18/2022/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số
- 9Kế hoạch 506/KH-UBND triển khai Chương trình hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 08 xã/phường thực hiện thí điểm chuyển đổi số năm 2023 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Kế hoạch 2919/KH-UBND triển khai thí điểm Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2022
- Số hiệu: 2919/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Thị Bé Mười
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra