Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2898/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 16 tháng 4 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIỐNG VẬT NUÔI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030; số 1741/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 46/TTr-SNN ngày 08/4/2024; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại nhằm chủ động cung cấp đủ con giống có năng suất, chất lượng cao phục vụ cho sản xuất chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh và xuất bán ra các tỉnh lân cận; góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:
a) Chủ động sản xuất và cung cấp giống tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tối thiểu 90% nhu cầu giống lợn và 80% giống gia cầm; tỷ lệ bò lai các giống có năng suất, chất lượng đạt trên 80% đàn bò thịt và trên 95% đối với đàn bò sữa.
b) Xác định và lập danh mục các giống vật nuôi bản địa trên địa bàn tỉnh; đồng thời, nghiên cứu, chọn lọc và phát triển từ 03-05 giống vật nuôi bản địa, mang tính đặc sản trở thành sản phẩm hàng hóa.
c) Tổ chức nghiên cứu, sản xuất giống tằm lưỡng hệ có năng suất, chất lượng, đáp ứng từ 15-20% nhu cầu sản xuất trên địa bàn tỉnh.
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống phần mềm quản lý giống, thực hiện theo dõi, quản lý kiểm soát chặt chẽ khoảng 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh theo quy định.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thông tin, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, cơ chế, chính sách liên quan lĩnh vực chăn nuôi, thú y của Trung ương, của tỉnh; hướng dẫn tổ chức, cá nhân áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về giống vật nuôi, quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật.
2. Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng giống vật nuôi (gồm cả giống bản địa có giá trị kinh tế, mang tính đặc sản) để làm cơ sở đề xuất nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc và phát triển phục vụ sản xuất hàng hóa; tham gia với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng bản đồ ngân hàng giống vật nuôi quốc gia để bảo tồn, khai thác và phát triển hiệu quả giống bản địa theo lợi thế, phù hợp với từng địa phương; đồng thời, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với giống vật nuôi bản địa để trở thành sản phẩm có lợi thế nhằm phục vụ phát triển du lịch và đáp ứng nhu cầu thị trường.
3. Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và du nhập các giống thuần để sản xuất giống bố mẹ đối với lợn, gia cầm đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật Chăn nuôi nhằm sản xuất con giống có năng suất, chất lượng và đủ số lượng phục vụ chăn nuôi.
4. Phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật và phương tiện, thiết bị, máy móc hiện đại để thực hiện việc nhập khẩu, bảo quản, phân phối các loại tinh, phôi và vật tư thụ tinh nhân tạo nhằm đáp ứng yêu cầu cho sản xuất chăn nuôi bò thịt, bò sữa trên địa bàn tỉnh.
5. Nâng cao năng lực và hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các đơn vị có chức năng thực hiện công tác nghiên cứu, chọn tạo giống tằm lưỡng hệ đạt năng suất, chất lượng tơ cao phù hợp với điều kiện của tỉnh Lâm Đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trên địa bàn tỉnh.
6. Xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi và hệ thống phần mềm quản lý giống vật nuôi của tỉnh; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ thông tin trong công tác theo dõi, ghi chép, quản lý giống tại cơ sở; thực hiện quản lý thông tin, kết nối liên thông phục vụ công tác truy suất nguồn gốc và quản lý chất lượng giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra, đánh giá năng suất, chất lượng con giống, theo dõi công tác khảo nghiệm, kiểm định chất lượng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh theo quy trình hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Thu hút đầu tư các dự án chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo cơ chế, chính sách do Trung ương và địa phương ban hành, Quyết định số 1323/QĐ-UBND ngày 06/7/2023 của UBND tỉnh về chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
9. Thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách hỗ trợ theo Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030; các chương trình, dự án giống vật nuôi chủ lực theo Nghị quyết số 144/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
10. Áp dụng bắt buộc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đối với các cơ sở sản xuất giống; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn vật nuôi; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (nhất là các cơ sở sản xuất giống).
11. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý giống vật nuôi tại các cơ quan chuyên môn của huyện và tỉnh.
12. Tham mưu, đề xuất bố trí ngân sách hoặc lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan, trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện đạt mục tiêu và các nội dung của Kế hoạch.
III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
2. Lồng ghép nguồn vốn trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và các chương trình, đề án, dự án khác.
3. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; đồng thời chủ động tham mưu, lồng ghép các mục tiêu, nội dung của Kế hoạch với các chương trình, đề án, dự án khác trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.
b) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch này tại các địa phương; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề xuất, kiến nghị, trình UBND tỉnh quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn và tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hút đầu tư các dự án để thực hiện các nội dung theo Kế hoạch; căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh hoặc nghiên cứu lồng ghép các chương trình có liên quan, phối hợp tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện đạt mục tiêu, nội dung của Kế hoạch.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương thực hiện các thủ tục về đất đai để thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo quy định; thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đặt hàng, tuyển chọn các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất giống vật nuôi theo nội dung Kế hoạch.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp để xây dựng cơ sở dữ liệu về chăn nuôi; phối hợp điều tra, khảo sát, thu thập và nghiên cứu, phát triển các giống bản địa, đặc sản tại địa phương; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng giống đối với các cơ sản sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn; rà soát quỹ đất, bố trí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo quy định và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2016 về giao nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020
- 2Quyết định 1875/QĐ-UBND năm 2017 bổ sung và chỉ định, công bố danh sách đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh giống vật nuôi; sản xuất cung ứng tinh, vật tư cho công tác thụ tinh nhân tạo, vật tư kỹ thuật chăn nuôi và đào tạo kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2015-2020
- 3Quyết định 709/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Kế hoạch 229/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 1741/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 1Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2016 về giao nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020
- 2Luật Chăn nuôi 2018
- 3Quyết định 1875/QĐ-UBND năm 2017 bổ sung và chỉ định, công bố danh sách đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh giống vật nuôi; sản xuất cung ứng tinh, vật tư cho công tác thụ tinh nhân tạo, vật tư kỹ thuật chăn nuôi và đào tạo kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2015-2020
- 4Quyết định 709/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 703/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1520/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 144/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 1741/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 229/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 1741/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 do tỉnh Lào Cai ban hành
Kế hoạch 2898/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 2898/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 16/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra