Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 288/KH-GDĐT-CTTT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 02 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA (NCOV) GÂY RA
Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;
Căn cứ Công điện số 43/CĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Kế hoạch số 362/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ứng phó của Thành phố Hồ Chí Minh với dịch bệnh đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV);
Tiếp theo các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch ứng phó với dịch bệnh đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra như sau:
I. MỤC TIÊU
Huy động sức mạnh toàn hệ thống chính trị Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vào việc phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (gọi tắt là dịch bệnh nCoV). Thông tin kịp thời, chính xác để nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ - giáo viên - nhân viên cùng phụ huynh, học sinh, sinh viên toàn Ngành tự dự phòng cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona, xử lí kịp thời, không để xảy ra dịch trong các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nắm bắt thường xuyên, kịp thời chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; chủ động tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV thành phố.
- Chỉ đạo, điều hành, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương, với các đơn vị và cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông cho phụ huynh và học sinh; đẩy mạnh sự phối hợp, kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lí với các nhà trường, toàn thể cán bộ - giáo viên - nhân viên trong Ngành và phụ huynh, học sinh thành phố.
- Nắm bắt đầy đủ, kịp thời các trường hợp bệnh, có dấu hiệu bệnh và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị y tế; không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra:
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV của Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động, kịp thời nắm bắt các chỉ đạo, điều hành của Trung ương và Thành phố; tăng cường hoạt động Ban Chỉ đạo tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp thành phố.
- Triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo, điều hành và thông tin, diễn biến tình hình phòng, chống dịch bệnh đến các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV.
- Theo dõi sát diễn biến tình hình, đánh giá tình hình hàng ngày để kịp thời báo cáo, tham mưu cho Ban Chỉ đạo cấp thành phố.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra chỉ đạo, hướng dẫn và đánh giá việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các đơn vị trường học và cơ sở giáo dục.
b) Công tác truyền thông
- Tăng cường công tác truyền thông giúp các nhà trường và phụ huynh, học sinh có đủ và chính xác thông tin cần thiết, có kiến thức về các phòng ngừa để bảo vệ bản thân, gia đình, xây dựng môi trường học đường an toàn, không để dịch bệnh nCoV xâm nhập nhà trường.
- Phát huy hệ thống thông tin của các Cổng Thông tin điện tử, Báo Giáo dục thành phố và các phương tiện truyền thông nhằm cung cấp đầy đủ tình hình dịch bệnh, mức độ nguy hiểm, công tác phòng, chống dịch,... giúp các nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh không hoang mang, không sợ hãi và cũng không mất cảnh giác, bình tĩnh đối phó với dịch bệnh.
- Đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan báo đài để tăng cường các hoạt động truyền thông; phối hợp với Báo Thanh Niên phát hành các poster, tờ rơi hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV cho tất cả học sinh các trường; phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức giao lưu, tham vấn trực tuyến cho phụ huynh, học sinh, giáo viên;...
c) Công tác phòng ngừa, phát hiện và phối hợp chữa trị:
- Chỉ đạo các nhà trường thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác phối hợp với phụ huynh; chủ động phối hợp với các cơ sở y tế tại địa phương để thực hiện các công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV; rà soát cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên đảm bảo theo các quy định hiện hành nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường.
- Chỉ đạo các nhà trường tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và triển khai các giải pháp để kịp thời phát hiện những trường hợp cán bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh có nguy cơ hoặc các dấu hiệu bị bệnh. Phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế để khám, phát hiện và điều trị các trường hợp bị bệnh nCoV (nếu có).
- Phối hợp với Ngành Y tế để kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh, triển khai các biện pháp phòng, chống. Trường hợp xuất hiện bệnh nCoV trong nhà trường: phải kịp thời thực hiện đầy đủ các biện pháp cách li, diệt khuẩn, khử trùng... Trường hợp cần thiết, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cho học sinh nghỉ học.
d) Công tác hậu cần
- Liên hệ Sở Y tế cung cấp hóa chất, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV tại các đơn vị trường học.
- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch; đảm bảo 100% cơ sở giáo dục bố trí kinh phí và trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phòng, chống dịch bệnh nCoV, theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.
- Bố trí kinh phí cho các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là vi rút nCoV theo quy định.
- Hướng dẫn các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục xây dựng dự toán kinh phí và sử dụng kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV và công tác y tế trường học đúng quy định.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận/huyện, các đơn vị, cơ sở giáo dục trực thuộc:
- Cập nhật, theo dõi, liên hệ thường xuyên với các cơ quan quản lí trực tiếp (Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận/huyện), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV địa phương và các Trung tâm Y tế quận/huyện; cập nhật đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo, thông tin chính thống để triển khai, phổ biến trong các cơ sở giáo dục.
- Khẩn trương triển khai đầy đủ, kịp thời các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV theo các văn bản chỉ đạo trước đây, theo Kế hoạch này và các văn bản tiếp theo của các cấp quản lí.
- Thành lập Ban Chỉ đạo (có Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia), phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên, nhằm theo dõi và tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, học viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh; xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh nCoV; báo cáo về Ban Chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Theo dõi và quản lý tốt sức khỏe học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường nhằm phát hiện sớm các trường hợp bất thường, nghi mắc bệnh để thông báo ngay cho cơ quan y tế khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch bệnh xuất hiện và lây lan trong trường học.
- Tăng cường phối hợp với phụ huynh để nắm bắt kịp thời tình hình, diễn biến sức khỏe học sinh. Trường hợp học sinh đến những vùng có dịch, có các triệu chứng sốt, ho, khó thở,... phải được đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám, không cho các em đến trường khi sức khỏe chưa ổn định. Nhà trường nhập sổ theo dõi sức khỏe học sinh, đề nghị phụ huynh báo lại kết quả kiểm tra của bệnh viện, nộp giấy khám sức khỏe hoặc giấy nhập viện (để không tính vào ngày nghỉ) và có kế hoạch cho học sinh học bù để đảm bảo chương trình giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, cung cấp đầy đủ tình hình dịch bệnh, mức độ nguy hiểm, công tác phòng, chống dịch,... giúp cán bộ - giáo viên - nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, sinh viên không hoang mang, không sợ hãi và cũng không mất cảnh giác, bình tĩnh đối phó với dịch bệnh.
- Hướng dẫn học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Nhà trường chủ động trang bị sẵn khẩu trang, nước súc miệng, nước rửa tay, sẵn sàng cung cấp (miễn phí) cho giáo viên, học sinh quên mang theo.
- Nhà trường phối hợp với Trung tâm y tế quận - huyện để nhận dung dịch khử khuẩn, đảm bảo vệ sinh trường, lớp trước và sau buổi học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh; đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch; thường xuyên làm vệ sinh môi trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học. Trường có thực hiện công tác bán trú, nội trú cần tăng cường vệ sinh chiếu, mền và phòng ngủ.
- Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng tại địa phương tổ chức ít nhất 01 buổi ngoại khóa tuyên truyền và phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh để nâng cao nhận thức và ý thức phòng tránh dịch bệnh, không hoang mang, không chủ quan và có đủ kiến thức để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Chủ động phối hợp với Bệnh viện đa khoa tuyến quận-huyện, các trung tâm y tế dự phòng, phòng y tế quận-huyện, các trạm y tế (xã, phường, thị trấn) tổ chức điều tra, giám sát, phát hiện cách ly, xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan; chủ động báo cáo khi phát hiện các trường hợp nghi nhiễm bệnh của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có trường hợp mắc bệnh, phải thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương; hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố (điện thoại đường dây nóng: 08.69.577.133) để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phân công giáo viên, nhân viên trực cổng trường để quan sát học sinh khi vào trường, kiểm tra các biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi,... Hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra sức khỏe.
- Nhân viên y tế trường học được trang bị đồ bảo hộ y tế; khi tiếp xúc, kiểm tra sức khỏe cho học sinh phải sử dụng bao tay y tế, khẩu trang, trang phục y tế; thường xuyên sát khuẩn để tránh lây nhiễm.
- Mở cửa sổ thông thoáng tất cả các lớp học, không mở máy lạnh.
- Tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hiện các kỹ năng phòng, chống dịch bệnh, tự chăm sóc khỏe, công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường (rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường tại trường học, tuân thủ việc ăn chín, uống chín,...).
- Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp với chế độ rèn luyện thể lực phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ em, học sinh và điều kiện của gia đình trẻ em, học sinh để dự phòng các bệnh không lây nhiễm.
- Huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, vệ sinh trường lớp.
- Rà soát và nắm danh sách học sinh, học viên, giáo viên, cán bộ nhân viên hoặc người thân của học sinh, học viên, giáo viên, cán bộ nhân viên trở về từ những nơi có vùng dịch và từ vùng có nguy cơ lây nhiễm cao dịch bệnh nCoV; báo cáo khẩn về Sở Giáo dục và Đào tạo ngay trong ngày 03/02/2020 và cập nhật thường xuyên khi còn dịch, bệnh (mẫu 01).
- Thủ trưởng các đơn vị báo cáo những trường hợp học sinh bị sốt, nghi hoặc mắc bệnh về Trung tâm y tế địa phương và Sở Giáo dục và Đào tạo (mẫu 02) qua bộ phận Thường trực (Bà Phạm Thị Thu Hiền, chuyên viên Phòng Chính trị tư tưởng; email: phtthien.sgddt@tphcm.gov.vn; điện thoại: 0908.626.798; 0283.829.9682).
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Các đơn vị trường học và cơ sở giáo dục thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV từ nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị.
- Nguồn trích bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành.
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona (nCoV) gây ra diễn biến rất phức tạp. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ Kế hoạch này và các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn có liên quan./.
| GIÁM ĐỐC |
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh An Giang ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo
- 2Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2021 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo do thành phố Hải Phòng ban hành
- 1Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2020 về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công điện 43/CĐ-BGDĐT năm 2020 về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh An Giang ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo
- 5Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2021 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo do thành phố Hải Phòng ban hành
Kế hoạch 288/KH-GDĐT-CTTTT năm 2020 về ứng phó của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 288/KH-GDĐT-CTTTT
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 01/02/2020
- Nơi ban hành: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra