THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/KH-UBND | Quận 5, ngày 19 tháng 3 năm 2012 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2012
Thực hiện Quyết định số 4249/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành “Chương trình thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020” và Chương trình số 91/CTr-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận 5 về thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 5 giai đoạn 2011 - 2020; Ủy ban nhân dân quận 5 xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới năm 2012 trên địa bàn quận như sau:
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền để phối hợp triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với các chỉ tiêu bình đẳng giới trên địa bàn quận; nâng cao kiến thức về giới, bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ quận - phường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn quận.
Tập trung các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng và truyền thông giáo dục sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bình đẳng giới tại địa phương, đơn vị.
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền:
- Gắn với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận năm 2012; các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 15 phường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quyền hạn tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2012.
- Xây dựng kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Trong đó, tập trung kiểm tra các nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án...của đơn vị, nhất là các chế độ chính sách cho nữ. Kiểm tra các hoạt động văn hóa và các thông tin có nội dung cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, các hành vi xâm hại tình dục;
- Đưa công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới thành nội dung, tiêu chuẩn thi đua để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 15 phường;
2. Truyền thông, vận động, giáo dục:
- Nội dung truyền thông, vận động, giáo dục về giới và bình đẳng giới bao gồm: các chính sách pháp luật về bình đẳng giới; kiến thức, thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới; tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới; các biện pháp, kinh nghiệm, trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
- Tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng và đa dạng hóa các hình thức thông tin giáo dục truyền thông các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, triển khai thí điểm đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào giảng dạy ở trường học, xây dựng hình ảnh người phụ nữ giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tiếp tục tổ chức tập huấn kiến thức về giới, kỹ năng lồng ghép giới cho thành viên Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ quận, phường; tổ chức cho cán bộ công chức, viên chức, 15 phường tìm hiểu về chiến dịch truyền thông bình đẳng giới; đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục, phòng chống HIV/AISD...cho nhóm đối tượng nữ vị thành niên, nữ thanh niên.
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới:
3.1 Công tác kiện toàn tổ chức:
Thường xuyên củng cố, kiện toàn cán bộ làm công tác bình đẳng giới và nâng cao chất lượng hoạt động Ban vì sự tiến bộ phụ nữ quận và 15 phường. Điều chỉnh bổ sung hoàn thiện Quy chế hoạt động của ban vì sự tiến bộ phụ nữ của quận cho phù hợp với tình hình hiện nay và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ quận.
3.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và cán bộ phụ trách công tác vì sự tiến bộ phụ nữ quận, phường.
3.3 Thực hiện các chính sách ưu đãi:
Thực hiện các chính sách đặc thù ưu đãi cho nữ giáo viên, chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới, chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
3.4 Chế độ thông tin, báo cáo:
Khảo sát thông tin, số liệu về giới; phân tích số liệu tách biệt giới (nam, nữ). Thực hiện hệ thống biểu mẫu báo cáo về Bình đẳng giới và kịp thời nhắm bắt những thông tin và xử lý dữ liệu thu thập theo hướng dẫn của thành phố. Đồng thời, đảm bảo thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của thành phố.
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, thực hiện tốt nội dung kế hoạch bình đẳng giới năm 2012; Tham mưu nội dung lồng ghép giới vào lĩnh vực lao động, trong thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của quận, phân tích tách biệt nữ giới, dân tộc để có những chính sách quan tâm hỗ trợ cho hộ nghèo là nữ, dân tộc; kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, các hành vi xâm hại tình dục, ngược đãi trẻ em gái.
- Dự toán kinh phí cho hoạt động công tác bình đẳng giới và tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị tham gia thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới trên địa bàn quận. Tổng hợp và báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới của quận cho thành phố.
2. Phòng Nội vụ: tham mưu Ủy ban nhân dân quận đưa công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới thành nội dung, tiêu chuẩn thi đua để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 15 phường;
3. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa: phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua các phương tiện thông tin như: Bản tin quận 5, băng-rôn, pa-nô để tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về bình đẳng giới, các nội dung giáo dục gia đình, xây dựng hình ảnh người phụ nữ giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin, người làm công tác truyền thông. Rà soát các sản phẩm văn hóa, thông tin hiện hành, đề xuất xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới. Kiểm tra các hoạt động văn hóa, thông tin có nội dung cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới đề xuất xử lý.
4. Phòng Giáo dục và Đào tạo: xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo có tách biệt theo giới tính, dân tộc... ở các cấp học và bậc học. Triển khai thí điểm đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào giảng dạy ở các cấp học với nội dung và thời lượng phù hợp với từng lứa tuổi; trong đó lưu ý đưa vấn đề bạo lực trên cơ sở giới vào trong hệ thống giáo dục để định hướng thanh thiếu niên về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và xây dựng trường học thành nơi an toàn.
- Có những chính sách, chương trình học bổng hỗ trợ cho nữ học sinh và chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới...Đồng thời, có chính sách khuyến khích các giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác giáo dục.
5. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Hướng dẫn các đơn vị, ban ngành của quận và Ủy ban nhân dân 15 phường lập dự toán ngân sách, quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bảo đảm đúng mục đích, có hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.
6. Phòng Y tế, Trung Tâm Y Tế Dự phòng: Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn cho phụ nữ và nam giới, đặc biệt lưu ý đến nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên và ở những khu phố có nguy cơ mất cân bằng giới tính. Nâng cao nhận thức của nam giới trong việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình linh hoạt, dễ tiếp cận và miễn giảm phí đối với phụ nữ và nam giới tại các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
- Tăng cường các biện pháp đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số như: dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng ngừa các loại bệnh...đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra các phòng khám, chủ động kiểm soát tình trạng phá thai vì lý do giới tính.
7. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quận: Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật cho cán bộ, công chức của đơn vị về bình đẳng giới.
8. Ủy ban nhân dân 15 phường: Xây dựng kế hoạch đồng thời tham mưu Đảng ủy phường đưa vào chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ phường năm 2012 về công tác bình đẳng giới và thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới của phường; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn phường.
- Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và cán bộ phụ trách công tác vì sự tiến bộ phụ nữ của phường đảm bảo yêu cầu của thành phố, quận.
- Lập dự toán ngân sách trong hoạt động truyền thông về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới; đồng thời thực hiện xã hội hóa trong hoạt động truyền thông.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong nhân dân, đoàn viên, hội viên và bố trí hội viên làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới ở cơ sở; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Các phòng, ban, đơn vị quận và Ủy ban nhân dân 15 phường có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin, báo cáo. Nội dung báo cáo phải thể hiện số liệu tách biệt giới theo chủ đề thông tin thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để có cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về bình đẳng giới, gửi về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận) trước ngày 10 của tháng cuối quý, để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận) để xem xét, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 2774/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Kế hoạch 1512/KH-UBND triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022
- 3Quyết định 3640/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện "Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030"
- 1Quyết định 4249/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020
- 2Kế hoạch 2774/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Kế hoạch 1512/KH-UBND triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022
- 4Quyết định 3640/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện "Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030"
Kế hoạch 28/KH-UBND thực hiện Chương trình chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới năm 2012 do Ủy ban nhân dân Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 28/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 19/03/2012
- Nơi ban hành: Quận 5
- Người ký: Trương Canh Ba
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định