ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/KH-UBND | Cà Mau, ngày 10 tháng 04 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Thực hiện Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 28/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch nhằm tổ chức, triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức, phát triển tiềm lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống để phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) tỉnh Cà Mau góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ sinh học. Đổi mới và đa dạng phương pháp tuyên truyền để tăng cường sự tiếp cận thông tin và kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.
- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, ưu tiên phát triển công nghệ sinh học. Đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học trong các lĩnh vực KT-XH, trong đó ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, môi trường và y tế:
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để chọn tạo những giống năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh. Áp dụng rộng rãi các quy trình sản xuất an toàn sinh học và đa dạng hóa các sản phẩm sinh học phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Tăng cường đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thủy sản đang là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh.
+ Tăng cường ứng dụng và chuyển giao các giải pháp xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học ở các đô thị, khu công nghiệp và vùng nông thôn, nhằm phòng ngừa, khắc phục suy thoái và ô nhiễm môi trường.
+ Tiếp nhận các thành tựu về công nghệ sinh học trong hoạt động phòng và trị bệnh. Đẩy mạnh ứng dụng các kết quả nghiên cứu mới, các sản phẩm y dược mới để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho cộng đồng. Tăng cường áp dụng các quy trình an toàn sinh học, các sản phẩm sinh học trong việc kiểm tra an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ cho người dân.
Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề để triển khai, thực hiện việc đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong điều kiện thực tế của tỉnh Cà Mau, nhằm làm cơ sở để hoạch định cơ chế, chính sách phát triển công nghệ sinh học theo hướng phát triển nền kinh tế xanh bền vững.
Tổ chức các lớp tập huấn để tuyên truyền nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống cho doanh nghiệp và người dân.
Cập nhật các giải pháp, quy trình kỹ thuật, kết quả nghiên cứu mới về công nghệ sinh học trong các lĩnh vực trọng điểm của tỉnh nhằm phổ biến đến doanh nghiệp và người dân thông qua các phương thức cung cấp thông tin khác nhau như: Chương trình truyền hình, ấn phẩm (báo chí, tập san,...) về khoa học công nghệ của tỉnh.
Đổi mới tuyên truyền về ứng dụng công nghệ sinh học trên các website, mạng xã hội; xây dựng và tích hợp các chuyên mục thông tin ứng dụng công nghệ sinh học trên Cổng Thông tin điện tử, các Trang thông tin điện tử chuyên ngành của tỉnh.
2. Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học trong các lĩnh vực phát triển KT-XH
2.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong phục tráng, bảo tồn nguồn gen; chọn tạo các giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Ưu tiên ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật (in vitro) để nhân nhanh một số đối tượng giống cây trồng chủ lực của tỉnh như: Chuối, keo lai,... có đặc tính ưu việt, sạch bệnh. Chuyển giao, áp dụng các ứng dụng về chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật, phân vi sinh để phục vụ chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Phấn đấu đến năm 2020, nghiên cứu ứng dụng rộng rãi, làm chủ ít nhất 03 quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Xây dựng và áp dụng rộng rãi các quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học (công nghệ biogas, công nghệ đệm lót sinh học, các chế phẩm sinh học,...) để xử lý chất thải các trại chăn nuôi tập trung và chăn nuôi hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Tiếp nhận các quy trình về sản xuất giống, đặc biệt là công nghệ sản xuất, bảo quản tinh đông lạnh và phương pháp thụ tinh nhân tạo để lai tạo các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao.
Khuyến khích các trại sản xuất giống thủy sản áp dụng các quy trình sinh học để sản xuất con giống chất lượng cao (giống tôm, cua biển, cá các loại,...), nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao (tôm, cua biển, cá chình, bống tượng,...). Đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng và áp dụng các quy trình nuôi thân thiện với môi trường (luân canh, xen canh, siêu thâm canh, quảng canh cải tiến,…) nuôi công nghệ cao (trải bạt, màn phủ,...) nhằm tạo các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về chứng nhận chất lượng của các tổ chức quốc tế (GlobalGap, Organic, ASC, BAP,...).
2.2. Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản
Ứng dụng các quy trình xét nghiệm vi sinh, kháng sinh trong các dây chuyền chế biến thủy sản nhằm đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp sinh học trong bảo quản các sản phẩm thủy sản (màng sinh học, muối vô cơ, điều chỉnh pH,...) nhằm hạn chế sự hao hụt giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.3. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghiên cứu, ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý hiệu quả chất thải công nghiệp chế biến thủy sản, chất thải chăn nuôi, chất thải nuôi trồng thủy sản,... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất.
Tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ mới để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải, phế phẩm nông nghiệp, bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải nhằm khép kín các quy trình sản xuất, mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, giữ gìn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên vì mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
2.4. Trong lĩnh vực y tế và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
Tăng cường tiếp nhận và triển khai ứng dụng các quy trình kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học trong theo dõi, chẩn đoán và điều trị các bệnh không truyền nhiễm bằng công nghệ gen, công nghệ tế bào.
Chuyển giao, áp dụng các kết quả nghiên cứu mới, các sản phẩm y dược mới (thuốc, vaccine, dược liệu, thực phẩm chức năng,...) để nâng cao hiệu quả trong hoạt động phòng và trị bệnh, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tăng cường thực hiện các xét nghiệm vi sinh, sinh hoá trong thực phẩm, sử dụng hiệu quả các bộ Kit để kiểm tra nhanh an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
3. Xây dựng và phát triển tiềm lực cho công nghệ sinh học
Chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành công nghệ sinh học có năng lực nghiên cứu, ứng dụng, xây dựng các chương trình phát triển công nghệ sinh học cho tỉnh. Tăng cường liên kết, hợp tác với các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học trong và ngoài nước để nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học tại địa phương.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học. Đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trọng điểm, tập trung hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, xét nghiệm, hỗ trợ sản xuất, từ đó làm nền tảng cho sự phát triển công nghệ sinh học của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo. Đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp, thủy sản công nghệ cao theo hướng an toàn sinh học.
4. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học
Kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tham gia đầu tư về ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến tại Cà Mau. Đặc biệt là ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học tại tỉnh Cà Mau.
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sinh học tiên tiến phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp cận, nắm bắt các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học của Chính phủ, các Bộ, ngành, Viện Nghiên cứu để chủ động đề xuất tham gia, xin tài trợ, hỗ trợ thông qua các chương trình hợp tác quốc tế của Trung ương.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp, chính quyền đối với sự phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống.
Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm phổ biến kiến thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đến các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng dân cư. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 28/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Hợp tác tốt với các đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng công nghệ sinh học công nghệ trong và ngoài nước. Đẩy mạnh việc chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu mới, sản phẩm mới trong các lĩnh vực; tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển mạnh công nghệ sinh học của tỉnh.
3. Nhanh chóng tổ chức xây dựng và triển khai các nội dung trong Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 thông qua các chương trình, nhiệm vụ, dự án, đề án. Lồng ghép việc ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học vào các chương trình mục tiêu, các đề án, dự án phát triển KT-XH của tỉnh.
4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị phục vụ cho phát triển công nghệ sinh học. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc đẩy mạnh công tác hình thành Phòng thí nghiệm trọng điểm tập trung của tỉnh trên cơ sở hợp nhất nguồn lực từ các đề án, dự án và các phòng thí nghiệm chuyên ngành.
5. Hàng năm, bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh và kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ đảm bảo thực hiện các nội dung của Kế hoạch; huy động nguồn vốn hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học.
6. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản đầu tư phát triển công nghệ sinh học; có chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất.
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng và tổ chức có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
- Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế hàng năm.
2. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị, xây dựng các Kế hoạch cụ thể từ nay đến năm 2020 để triển khai thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở nội dung của Kế hoạch này và thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm rà soát và đề xuất các chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong ứng dụng, đổi mới công nghệ; cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng kinh phí để triển khai, thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các nội dung, chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, các cơ quan báo chí của tỉnh xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5. Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, đề án và dự án thuộc Kế hoạch này, tiến hành đăng ký với các sở, ngành được phân công chủ trì xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 31/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tiêu chí lựa chọn và chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 47/2011/QĐ- UBND
- 2Quyết định 15/2015/QĐ-UBND quy định về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đặc thù đối với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai
- 3Quyết định 167/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 4Nghị quyết 48/2017/NQ-HĐND về phát triển công nghệ sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo
- 5Quyết định 1186/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020
- 6Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Kế hoạch 65-KH/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2017 về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Kế hoạch 2771/KH-UBND năm 2017 về triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Quyết định 31/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tiêu chí lựa chọn và chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 47/2011/QĐ- UBND
- 2Quyết định 15/2015/QĐ-UBND quy định về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đặc thù đối với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai
- 3Quyết định 167/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 4Nghị quyết 48/2017/NQ-HĐND về phát triển công nghệ sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo
- 5Quyết định 1186/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020
- 6Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Kế hoạch 65-KH/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2017 về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Kế hoạch 2771/KH-UBND năm 2017 về triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2017 phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 27/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/04/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Thân Đức Hưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/04/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định