Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/KH-HĐND

Cần Giờ, ngày 08 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;

Thực hiện Chương trình số 07/CTr-HĐND ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện về hoạt động giám sát, khảo sát năm 2022;

Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

Hoạt động giám sát nhằm đánh giá tình hình về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện trong thời gian qua, qua đó đánh giá kết quả đạt được và những thuận lợi, khó khăn; đề xuất, kiến nghị, các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, hạn chế để thực hiện đạt kết quả.

Công tác giám sát phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng quy trình, phù hợp với quy định của pháp luật; đánh giá mặt tích cực, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, kịp thời đề xuất xem xét xử lý sau giám sát (nếu có). Đồng thời đảm bảo việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình hiện nay.

II. Phạm vi, đối tượng:

1. Phạm vi:

Tổ chức giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện

2. Đối tượng giám sát:

- Ủy ban nhân dân xã Bình Khánh.

- Ủy ban nhân dân xã Long Hòa.

- Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp.

- Ủy ban nhân dân thị trấn Cần Thạnh.

- Trường Tiểu học Bình Khánh.

- Trường Trung học cơ sở Cần Thạnh.

III. Nội dung giám sát:

- Giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện.

- Mốc thời gian giám sát từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2022.

IV. Hình thức giám sát:

Nghe các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát báo cáo trực tiếp bằng văn bản; làm việc trực tiếp trao đổi, thảo luận, nắm tình hình về các lĩnh vực có liên quan; đồng thời đánh giá ghi nhận những kết quả đạt được, những mặt còn khó khăn, hạn chế, những vấn đề phát sinh đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới.

Ban Pháp chế xem xét báo cáo của Đoàn giám sát; sau khi kết thúc hoạt động giám sát Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện báo cáo kết quả giám sát đến Thường trực Hội đồng nhân dân huyện.

V. Thành phần:

1. Thành phần Đoàn giám sát gồm:

- Ủy viên Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện.

- Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện.

- Đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế - Xã hội Hội đồng nhân dân huyện.

2. Các đơn vị chịu sự giám sát gồm:

- Đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các xã Bình Khánh, xã Tam Thôn Hiệp, xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh và cán bộ phụ trách.

- Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Bình Khánh, Trường Trung học cơ sở Cần Thạnh.

VI. Thời gian, địa điểm: Dự kiến tổ chức giám sát trong tháng 3 năm 2022 (thời gian cụ thể sẽ có thông báo sau), địa điểm tại trụ sở các đơn vị.

VII. Tổ chức thực hiện:

1. Đoàn giám sát có trách nhiệm hướng dẫn đề cương báo cáo, thông báo về thời gian giám sát đến các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát.

2. Ủy ban nhân dân các xã Bình Khánh, xã Tam Thôn Hiệp, xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, Trường Tiểu học Bình Khánh, Trường Trung học cơ sở Cần Thạnh báo cáo theo đề cương đính kèm, gửi 12 bộ báo cáo về Đoàn giám sát (thông qua Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện) chậm nhất vào ngày 23/3/2022 bằng văn bản, đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan, giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm.

3. Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện có trách nhiệm xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát; báo cáo kết quả giám sát đến Thường trực Hội đồng nhân dân huyện.

4. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát.

Trên đây là Kế hoạch giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện. Đề nghị các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Ủy ban Kiểm tra huyện ủy;
- Ban Thường trực UB.MTTQ huyện;
- Ủy viên Ban Pháp chế HĐND huyện;
- Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện;
- Ủy ban nhân dân xã Bình Khánh.
- Ủy ban nhân dân xã Long Hòa.
- Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp.
- Ủy ban nhân dân thị trấn Cần Thạnh.
- Trường Tiểu học Bình Khánh.
- Trường Trung học cơ sở Cần Thạnh.
- Trung tâm Văn hóa - Thể Thao và Truyền thông huyện;
- VP: CVP, PVP/TH;
- Lưu: VT, G.

TM. BAN PHÁP CHẾ
TRƯỞNG BAN




Trần Hoàng Vũ

 

ĐOÀN GIÁM SÁT

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN

BÁO CÁO TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-HĐND ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện)

Đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Khái quát tình hình của địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đánh giá thuận lợi, khó khăn.

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI:

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của cấp ủy, chính quyền

- Kết quả quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu...

- Việc ban hành các văn bản lãnh đạo

- Công tác triển khai và kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền; sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình, mô hình về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

2. Công tác phối hợp và phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- Kết quả thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên

- Kết quả giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (Việc thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW, Quyết định số 935-QĐ/TU, Quyết định số 936-QĐ/TU, Quyết định số 994-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ban Bí thư)

3. Đánh giá hoạt động của Tổ chỉ đạo quy chế dân chủ ở xã, thị trấn

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, THỊ TRẤN:

1. Những nội dung công khai để nhân dân biết

- Những nội dung công khai

- Hình thức công khai

- Trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai

2. Những nội dung nhân dân bàn và quyết định

- Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

- Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

- Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

3. Nội dung, hình thức nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

- Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết

- Hình thức nhân dân bàn, biểu quyết

- Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn, biểu quyết

- Việc công nhận những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết

4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định

- Trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND xã, thị trấn

- Trách nhiệm của Trưởng ấp, Tổ trưởng tổ dân phố

5. Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định

- Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến

- Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến

- Trách nhiệm của UBND xã, thị trấn về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến

- Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân xã, thị trấn tham gia ý kiến

6. Những nội dung nhân dân giám sát

- Những nội dung nhân dân giám sát

- Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân

- Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người do nhân dân bầu

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:

1. Những mặt đạt được:

2. Tồn tại, hạn chế:

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

4. Khó khăn (nếu có)

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

- Nêu giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế hoặc đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

* Lưu ý:

- Đơn vị gửi 12 bộ báo cáo và các tài liệu liên quan về Đoàn giám sát (thông qua Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện) chậm nhất vào ngày 23/3/2022, đồng thời gửi file qua địa chỉ Email: ntngiau.cangio@tphcm.gov.vn

- Tài liệu gửi kèm:

Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo hoặc Tổ chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở (nếu có)

Các văn bản lãnh đạo, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tại địa phương.

Kế hoạch, Báo cáo định kỳ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

 

ĐOÀN GIÁM SÁT

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN

BÁO CÁO TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-HĐND ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện)

Đối với khối trường học

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Khái quát tình hình của đơn vị trong quá trình triển khai, thực hiện quy chế dân chủ. Đánh giá thuận lợi, khó khăn.

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI:

- Kết quả quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường, nhất là người đứng đầu...

- Việc ban hành các văn bản lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ

- Công tác triển khai và kiểm tra, giám sát của chi bộ, Ban giám hiệu trường; sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình, mô hình về thực hiện quy chế dân chủ

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ:

1. Trách nhiệm của hiệu trưởng, nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, Hội đồng trường

- Trách nhiệm của hiệu trưởng

- Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động

- Trách nhiệm của Hội đồng trường

- Trách nhiệm của trường học, các đơn vị trực thuộc

- Trách nhiệm của người đứng đầu đoàn thể, tổ chức và Ban thanh tra nhân dân

- Việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm

2. Những việc hiệu trưởng phải công khai, hình thức và thời điểm công khai

- Những việc hiệu trưởng phải công khai

- Hình thức, thời điểm và thời gian công khai

3. Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người tham gia ý kiến

- Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học tham gia ý kiến trước khi hiệu trưởng quyết định

Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia ý kiến

Những việc người học tham gia ý kiến

Hình thức tham gia ý kiến

- Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động giám sát, kiểm tra và hình thức giám sát, kiểm tra

Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra

Hình thức giám sát, kiểm tra

- Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

Trách nhiệm của hiệu trưởng

Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động

- Công tác đối thoại tại cơ sở giáo dục

- Quan hệ giữa hiệu trưởng với cơ quan quản lý cấp trên

- Quan hệ giữa hiệu trưởng với đơn vị trực thuộc và thuộc cơ sở giáo dục

- Quan hệ giữa hiệu trưởng với chính quyền địa phương

IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:

1. Những mặt đạt được:

2. Tồn tại, hạn chế:

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

4. Khó khăn (nếu có)

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

- Nêu giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế hoặc đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

* Lưu ý:

- Đơn vị gửi 12 bộ báo cáo và các tài liệu liên quan về Đoàn giám sát (thông qua Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện) chậm nhất vào ngày 23/3/2022, đồng thời gửi file qua địa chỉ Email: ntngiau.cangio@tphcm.gov.vn

- Tài liệu gửi kèm:

Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo hoặc Tổ chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở (nếu có)

Các văn bản lãnh đạo, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tại đơn vị.

Kế hoạch, Báo cáo định kỳ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 27/KH-HĐND năm 2022 về giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

  • Số hiệu: 27/KH-HĐND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 08/03/2022
  • Nơi ban hành: Huyện Cần Giờ
  • Người ký: Trần Hoàng Vũ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản