Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2650/KH-UBND | Kon Tum, ngày 19 tháng 9 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ NGUỒN THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Dự án “Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải” và Công văn số 4444/BTNMT-TCMT ngày 17/8/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Dự án “Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải”; UBND tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch Điều tra, thống kê nguồn thải trên địa bàn tỉnh Kon Tum như sau:
I. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
- Thống kê các chỉ tiêu liên quan đến nguồn phát sinh chất thải.
- Đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng, xây dựng kiểm soát chặt chẽ chất thải.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu của địa phương phục vụ công tác quản lý về chất thải.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Đối tượng điều tra
Đối tượng thực hiện điều tra thống kê nguồn thải là các cơ sở sản xuất, dịch vụ có phát sinh chất thải. Thuộc các nhóm ngành: A, B, C, D, E và Q theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2007 (VSIC 2007) phải thực hiện phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Kế hoạch bảo vệ môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, chi tiết theo Bảng 1 dưới đây: Có phụ lục kèm theo.
2. Đơn vị điều tra
Đơn vị điều tra là cơ sở sản xuất, dịch vụ có địa điểm sản xuất cố định trên địa bàn tỉnh Kon Tum, có thời gian hoạt động sản xuất liên tục hoặc theo mùa.
3. Phạm vi điều tra
Thực hiện trên toàn bộ các nguồn thải được quy định tại Bảng 1 có địa điểm hoạt động trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
III. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
1. Thời điểm thực hiện Điều tra
- Điều tra toàn bộ nguồn thải của các cơ sở thuộc danh mục Bảng 1 (hiện có): Năm 2019 - 2020.
- Điều tra bổ sung nguồn thải của các cơ sở mới phát sinh: Năm 2021.
2. Phương pháp điều tra
a) Sử phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng việc sử dụng bảng câu hỏi được in trên giấy.
b) Người cung cấp thông tin:
- Các nguồn thải nằm trong Khu công nghiệp:
+ Đại diện lãnh đạo Ban quản lý Khu công nghiệp hoặc đại diện Lãnh đạo Phòng Quản lý môi trường;
+ Đại diện lãnh đạo cơ sở sản xuất.
- Các nguồn thải nằm ngoài khu công nghiệp: Đại diện lãnh đạo cơ sở.
- Các nguồn thải là cơ sở khám chữa bệnh: Đại diện lãnh đạo bộ phận quản lý môi trường.
- Các cơ sở có dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, chất thải thông thường và nước thải: Lãnh đạo cơ sở.
- Các Sở: Công Thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp thông tin liên quan đến những nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách.
- Người dân sinh sống xung quanh khu vực cung cấp các thông tin liên quan đến cơ sở (thực hiện điều tra khi cần thiết).
IV. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Nội dung Điều tra
a) Nhóm thông tin chung bao gồm: Tên chủ nguồn thải; địa chỉ trụ sở; địa điểm hoạt động; tọa độ khu vực sản xuất (trong khu công nghiệp, ngoài khu công nghiệp, làng nghề), Mã đơn vị; Người đại diện: (họ và tên người đại diện, điện thoại, Fax, Email), Giấy phép hoạt động (Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập); năm hoạt động; diện tích mặt bằng; tổng số cán bộ, công nhân; thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
b) Nhóm thông tin về hoạt động sản xuất: Loại hình hoạt động; các sản phẩm chính; công nghệ sản xuất; quy mô/công suất thiết kế; quy mô/công suất hoạt động; nguyên, vật liệu sản xuất chính; hóa chất sử dụng chính; nhiên liệu tiêu thụ (điện năng; gas; than; dầu); Lượng nước sử dụng.
c) Nhóm thông tin về chất thải:
- Chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt - khối lượng phát sinh, tự xử lý, phương pháp tự xử lý, công nghệ xử lý chất thải, đơn vị tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp: Khối lượng phát sinh, lượng chất thải rắn công nghiệp được xử lý, tự xử lý, phương pháp xử lý, công nghệ xử lý chất thải, đơn vị tiếp nhận, xử lý chất thải rắn công nghiệp; chất thải nguy hại (CTNH): Mã chủ nguồn thải CTNH, khối lượng phát sinh theo đăng ký, khối lượng phát sinh thực tế, đơn vị tiếp nhận, xử lý CTNH.
- Nước thải: Thông tin nguồn thải: Khối lượng nước tuần hoàn, khối lượng nước thải, đặc trưng nước thải, vị trí xả thải, nguồn tiếp nhận, kiểm soát Online, quy chuẩn nước thải áp dụng, thông tin về xử lý nước thải, đơn vị có hệ thống xử lý (HTXL) không, công suất xử lý, công nghệ xử lý, kết quả quan trắc nước thải.
- Khí thải: Thông tin nguồn thải (khí thải): Vị trí xả thải (định vị vệ tinh), khối lượng khí thải, đặc trưng khí thải, quy chuẩn khí thải, thông tin xử lý khí thải, đơn vị có HTXL không, công suất xử lý, công nghệ xử lý, kết quả quan trắc khí thải.
d) Thông tin thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt ĐTM/Kế hoạch bảo vệ môi trường (số quyết định, cơ quan phê duyệt, thời gian phê duyệt); Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (số văn bản xác nhận; cơ quan xác nhận; thời gian xác nhận); kết quả thanh tra, kiểm tra (số hiệu Kết luận thanh tra, kiểm tra, cơ quan ban hành, thời gian ban hành, Scan Kết luận thanh tra, kiểm tra); hành vi vi phạm, số tiền bị xử phạt.
e) Thông tin khác
2. Các loại phiếu điều tra
- Phiếu thu thập thông tin các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.
- Phiếu thu thập thông tin các cơ sở sản xuất ngoài Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.
- Phiếu thu thập thông tin khu vực khai thác mỏ.
- Phiếu thu thập thông tin cơ sở chăn nuôi tập trung.
- Phiếu thu thập thông tin các cơ sở y tế, khám chữa bệnh.
- Phiếu thu thập thông tin các cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, nước thải.
- Phiếu thu thập thông tin Ban quản lý các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.
- Phiếu thu thập thông tin các sở, ban ngành liên quan và thông tin từ người dân xung quanh cơ sở.
(Mẫu Phiếu điều tra, nội dung Phiếu điều tra chi tiết theo hướng dẫn chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
V. QUY TRÌNH XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
- Các Điều tra viên trực tiếp thu thập thông tin và được tổ trưởng kiểm tra;
- Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện rà soát, nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu của tỉnh.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện do Ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và được bố trí từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường của Trung ương, địa phương; đồng thời có thể huy động thêm từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm giúp UBND tỉnh trong việc thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải.
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn với các nội dung liên quan đến kế hoạch điều tra thống kê nguồn thải trên địa bàn tỉnh.
- Hằng năm, rà soát và báo cáo kết quả điều tra về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải trên địa bàn tỉnh.
3. Các Sở: Công thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban quản lý khu kinh tế
Phối hợp, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan phục vụ công tác điều tra, đánh giá, phân loại nguồn thải.
4. UBND các huyện, thành phố
- Có trách nhiệm phối hợp, cung cấp số liệu phục vụ việc điều tra các nguồn thải của các cơ sở trên địa bàn mình quản lý.
- Tổ chức tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các nội dung liên quan đến kế hoạch điều tra thuộc phạm vi mình quản lý.
- Rà soát và báo cáo kết quả điều tra về Sở Tài nguyên và Môi trường trước 30/10 hằng năm.
5. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải trên địa bàn tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cho đơn vị điều tra về các nguồn thải phát sinh tại cơ sở của mình theo yêu cầu tại các phiếu điều tra.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh vướng mắc các đơn vị báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) xem xét, điều chỉnh bổ sung kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
BẢNG 1. DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG TRA THỐNG KÊ DỮ LIỆU NGUỒN THẢI
TT | Tên ngành |
A | NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN |
1 | Chăn nuôi |
B | KHAI KHOÁNG |
2 | Khai thác quặng kim loại |
3 | Khai khoáng khác (đá, cát, sỏi, đất sét, than bùn) |
C | CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO |
4 | Sản xuất chế biến thực phẩm |
5 | Sản xuất đồ uống |
6 | Sản xuất trang phục |
7 | Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan |
8 | Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa (trừ giường tủ, bàn, ghế). |
9 | Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy |
10 | In, sao chép bản in các loại |
11 | Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu |
12 | Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic |
13 | Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại |
14 | Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế |
15 | Công nghiệp chế biến, chế tạo khác |
16 | Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị |
D | SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ HÒA KHÔNG KHÍ |
17 | Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước. |
E | CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI |
18 | Khai thác, xử lý và cung cấp nước |
19 | Thoát nước và xử lý nước thải |
20 | Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu |
21 | Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác |
Q | Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI |
22 | Hoạt động y tế |
23 | Hoạt động chăm sóc, dưỡng tập trung |
24 | Hoạt động xã hội không tập trung |
- 1Quyết định 12/2017/QĐ-UBND Quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 37/2017/QĐ-UBND về Quy định phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về quy định phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải thuộc lưu vực sông Ba và sông Kỳ Lộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 12/2017/QĐ-UBND Quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 37/2017/QĐ-UBND về Quy định phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 140/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Dự án "Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về quy định phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải thuộc lưu vực sông Ba và sông Kỳ Lộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Công văn 4444/BTNMT-TCMT năm 2018 thực hiện Dự án Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sử dữ liệu về nguồn thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Kế hoạch 2650/KH-UBND năm 2018 về điều tra, thống kê nguồn thải trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 2650/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 19/09/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Lê Ngọc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra