Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 265/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 16 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030”;

Sau khi xem xét nội dung kiến nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4605/TTr-SNN ngày 06 tháng 9 năm 2022 và Tờ trình số 6209/TTr-SNN ngày 29 tháng 11 năm 2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030”, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát được bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại đến năm 2030, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân trong cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với phòng, chống bệnh Dại ở động vật

- Đối với phường, thị trấn, hàng năm quản lý 95% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại đạt trên 90%.

- Đối với các xã, hàng năm quản lý 80% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại đạt trên 75%.

- 100% số huyện, thành phố giám sát được chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại.

- Xây dựng, duy trì an toàn dịch bệnh (ATDB) Dại:

Giai đoạn 2022 - 2025: Xây dựng mới 18 cơ sở ATDB Dại cấp xã trên địa bàn thành phố Biên Hòa và Long Khánh.

Giai đoạn 2026 - 2030: Xây dựng mới 22 cơ sở ATDB Dại cấp xã, 02 vùng ATDB Dại trên địa bàn thành phố Biên Hòa và Long Khánh; xây dựng mới 09 cơ sở ATDB cấp xã trên địa bàn các huyện còn lại; duy trì các cơ sở ATDB Dại cấp xã theo quy định.

b) Đối với phòng, chống bệnh Dại ở người

- 11 huyện, thành phố có điểm tiêm vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người.

- 100% huyện, thành phố thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại ở cộng đồng, trường học.

- 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia.

- 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh Dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

- Đến năm 2025, không còn huyện, thành phố có nguy cơ cao về bệnh Dại trên người; đến năm 2027 không còn huyện, thành phố có nguy cơ trung bình về bệnh Dại trên người; phấn đấu không có người bị tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030.

II. PHÒNG DỊCH

1. Tuyên truyền

a) Nội dung

- Chuẩn hóa chương trình, tài liệu tập huấn phòng chống bệnh Dại cho hệ thống thú y, y tế các cấp.

- Tuyên truyền về đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người và động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; chủ trương, chính sách và quy định về quản lý nuôi chó, mèo và tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng vùng an toàn bệnh Dại; xử lý các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về quản lý chó, mèo nuôi, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở người; hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

- Các nội dung và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030 với mục tiêu quan trọng không có người tử vong vì bệnh Dại đến năm 2030.

b) Phương thức tuyên truyền

- Truyền thông qua các chương trình truyền hình, phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh (04 lần/năm), Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã (01 lần/tháng), Báo Đồng Nai (04 lần/năm), bản tin công cộng tại nơi đông người, các điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân (181 poster/năm).

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền lưu động bằng xe chuyên dụng được gắn loa phát thanh và kết hợp băng rôn dán xe (01 xe lưu động/huyện); xây dựng, in ấn, phát miễn phí 40.000 tờ rơi/năm.

- Tổ chức truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại (lồng ghép chương trình y tế học đường).

- Lồng ghép các nội dung tập huấn trong kế hoạch phòng chống dịch hàng năm:

Tập huấn các kỹ năng cần thiết về quản lý đàn chó; kỹ thuật tiêm phòng; kỹ năng điều tra, giám sát về bệnh Dại; kỹ thuật xử lý các vết thương do động vật cào, cắn; quy trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm; các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật cho đối tượng là thú y huyện, xã; đội tiêm phòng xã, ban ấp khu phố.

Tập huấn kỹ thuật thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu động vật nghi mắc bệnh Dại, bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu và chất lượng của mẫu; kỹ năng điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại trên động vật, phân tích tình hình dịch tễ, xác định vùng có nguy cơ lây truyền bệnh Dại; kỹ năng truyền thông nguy cơ, truyền thông cộng đồng trong công tác phòng, chống bệnh Dại; kỹ năng, phương pháp xây dựng, triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở, vùng ATDB Dại.

2. Quản lý đàn chó, mèo

a) Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm tiêm phòng vắc xin Dại cho vật nuôi, đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã; cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; từng bước áp dụng việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng, gắn chip) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin Dại.

b) Hàng năm Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê và lập danh sách các hộ nuôi chó, mèo để hỗ trợ cho công tác tiêm phòng vắc xin Dại trên chó, mèo; quản lý chặt chẽ chó, mèo thông qua việc thống kê định kỳ hàng năm và thường xuyên cập nhật biến động đàn chó, mèo (01 lần/quý); cập nhật số liệu trên hệ thống báo cáo trực tuyến.

c) Thành lập Đội bắt chó chạy rông: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Đội bắt chó chạy rông của địa phương mình để bắt giữ, xử lý các trường hợp chó, mèo thả rông ngoài đường không có người chăn dắt, không có dây xích, không đeo rọ mõm, chưa tiêm phòng vắc xin bệnh Dại trên địa bàn quản lý theo quy định. Xe chuyên dụng bắt chó chạy rông đảm bảo yêu cầu tại QCVN 01-100:2012/BNNPTNT - Yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế - ban hành tại Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm trong quản lý nuôi chó, mèo theo quy định của pháp luật.

3. Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo

a) Chủ nuôi có trách nhiệm tự tổ chức tiêm phòng hoặc đăng ký tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo với các tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo theo quy định.

b) Hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp phát động 01 đợt tiêm phòng chính; ngoài ra, tuyên truyền cho người nuôi thường xuyên tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng; tổ chức các phong trào tình nguyện hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo trên địa bàn quản lý.

4. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người

a) Yêu cầu chung đối với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng.

b) Tổ chức điều trị dự phòng

- Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tiếp tục kế hoạch mua sắm, sử dụng vắc xin phòng Dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại; kiện toàn, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại để phục vụ công tác điều trị dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận, giá thành thấp, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao, mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng; đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng Dại đã được cấp phép sử dụng.

- Hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi khu vực II, III, người có công với cách mạng (Quyết định số 52/2020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc sửa đổi một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục, nội dung chi, mức hỗ trợ chi một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai).

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ điều trị dự phòng cho người tham gia công tác phòng, chống dịch và các đối tượng đặc biệt khác trên địa bàn tỉnh.

5. Giám sát bệnh Dại trên động vật

a) Giám sát chủ động

- Giám sát lâm sàng: Chủ nuôi chó, mèo, các tổ chức, cá nhân hành nghề khám chữa bệnh động vật chủ động theo dõi, giám sát sức khỏe vật nuôi; có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin chính xác cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y, y tế gần nhất khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do Dại.

- Giám sát sau tiêm phòng: Hàng năm tổ chức lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng đối với bệnh Dại trên chó, mèo nuôi trên địa bàn các huyện, thành phố (Riêng thành phố Long Khánh và Biên Hòa tổ chức lấy mẫu giám sát theo chương trình xây dựng cơ sở ATDB cấp xã và vùng ATDB):

Đối với các xã/phường xây dựng, duy trì cơ sở ATDB cấp xã: Mỗi xã lấy 35 mẫu huyết thanh/năm xét nghiệm kháng thể sau tiêm phòng đối với bệnh Dại.

Đối với 09 huyện (trừ thành phố Long Khánh và Biên Hòa), mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 03 xã, mỗi xã lấy 35 mẫu xét nghiệm kháng thể sau tiêm phòng đối với bệnh Dại. Tổng số mẫu dự kiến giám sát hàng năm 945 mẫu.

b) Giám sát bị động

- Tổ chức kiểm tra, xác minh tình hình dịch bệnh ngay khi nhận được thông tin; điều tra ổ dịch trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin về ổ dịch.

- Tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý các trường hợp động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại. Dự kiến 03 mẫu/năm.

6. Tăng cường năng lực xét nghiệm

Thực hiện Kế hoạch số 14524/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Tiến tới đủ năng lực xét nghiệm kháng thể kháng vi rút Dại trên động vật.

7. Kiểm soát vận chuyển chó, mèo

Tổ chức kiểm soát vận chuyển chó, mèo ra vào địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Thú y và Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

8. Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại

Xây dựng mới và duy trì các cơ sở ATDB Dại cấp xã trên địa bàn thành phố Biên Hòa và Long Khánh; tiến tới xây dựng vùng ATDB Dại trên địa bàn thành phố Biên Hòa và Long Khánh.

a) Đối với cơ sở ATDB cấp xã:

- Giai đoạn 2022 - 2025: Xây dựng mới 18 cơ sở ATDB Dại cấp xã (Biên Hòa 12, Long Khánh 06) và tái thẩm định 05 cơ sở.

- Giai đoạn 2026 - 2030: Xây dựng mới và tái thẩm định cơ sở ATDB Dại cấp xã đối với các phường/xã còn lại (Biên Hòa 13, Long Khánh 09) và 09 thị trấn thuộc 09 huyện trên địa bàn tỉnh.

b) Đối với vùng ATDB cấp huyện: Đến năm 2028, xây dựng thành công 02 vùng ATDB Dại trên địa bàn thành phố Biên Hòa và Long Khánh.

(Phân bổ số lượng, lộ trình thực hiện theo phụ lục III đính kèm)

9. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các trường Đại học, Cục Thú y,... nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, đặc điểm sinh học phân tử của vi rút Dại trên địa bàn tỉnh; các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dại và công tác quản lý chó mèo, công tác phòng, chống bệnh Dại.

III. CHỐNG DỊCH

1. Bệnh Dại trên động vật

a) Khai báo, chẩn đoán, điều tra dịch bệnh

- Chủ vật nuôi phải thường xuyên theo dõi vật nuôi, nếu phát hiện con vật có biểu hiện bất thường hoặc vô cớ cắn, cào người, động vật khác thì phải nhốt ngay con vật đó, con vật đã bị cắn, cào để theo dõi và báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất.

- Thú y viên cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được tin báo phải có trách nhiệm kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hướng dẫn ban đầu để hạn chế dịch bệnh lây lan; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.

- Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện khi nhận được tin báo phải xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

b) Xử lý ổ dịch

- Nhanh chóng khoanh vùng, xử lý triệt để không để dịch lây lan rộng.

- Thực hiện tiêu hủy bắt buộc động vật mắc bệnh; tiến hành điều tra ổ dịch và lấy mẫu động vật để xét nghiệm bệnh Dại.

- Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại, chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.

- Tiêm phòng khẩn cấp vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo khỏe mạnh trong xã có ổ dịch Dại và các xã tiếp giáp với xã có dịch.

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.

- Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch.

c) Xử lý khi phải công bố dịch

Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch.

- Đối với vùng dịch

Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.

Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra vào vùng có dịch.

Cấm giết mổ, lưu thông động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với bệnh trong vùng có dịch, trừ trường hợp được phép vận chuyển theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tiêm phòng khẩn cấp cho đàn chó, mèo khỏe mạnh chưa được tiêm phòng hoặc hết thời gian miễn dịch trong vùng dịch.

Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.

Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại, chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.

- Đối với vùng bị uy hiếp

Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với bệnh.

Tiêm phòng vắc xin cho toàn bộ đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng hết thời gian miễn dịch.

Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Đối với vùng đệm

Kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; theo dõi, giám sát động vật mẫn cảm.

2. Bệnh Dại trên người

a) Giám sát người bị phơi nhiễm đi tiêm vắc xin phòng Dại

- Người bị chó, mèo cần phải rửa ngay vết thương và đến các cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng Dại. Các điểm tiêm đảm bảo đủ vắc xin để người dân có thể tiếp cận với việc điều trị dự phòng bệnh Dại sau phơi nhiễm; trường hợp nhiều người bị chó, mèo cắn và có biểu hiện nghi mắc bệnh Dại phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch Dại.

- Tổ chức tiêm phòng bệnh Dại cho người và báo cáo trên hệ thống theo quy định của Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại trên người.

b) Giám sát bệnh nhân tử vong để phát hiện sự lưu hành của vi rút Dại

- Cán bộ y tế dự phòng có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện tổ chức điều tra ngay khi nhận được thông tin, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân lâm sàng lên cơn Dại gửi đến Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để chẩn đoán xác định và tìm sự lưu hành của chủng vi rút Dại.

- Hướng dẫn xử lý bệnh nhân tử vong do bệnh Dại, mai táng theo quy định của bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm nhóm B.

- Tại khu vực có bệnh nhân tử vong do Dại, phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khử khuẩn và phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y điều tra xử lý ô dịch Dại trên đàn chó, mèo tại địa phương (nếu có).

c) Nâng cao năng lực giám sát bệnh Dại trên người

- Chuẩn hóa chương trình, tài liệu tập huấn phòng chống bệnh Dại cho hệ thống y tế các cấp.

- Tập huấn các kỹ năng tư vấn, chỉ định và tiêm vắc xin Dại cho cán bộ y tế ở các điểm tiêm vắc xin phòng Dại cho người; kỹ thuật bảo quản và vận chuyển vắc xin, theo dõi sau tiêm; kỹ thuật thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu của người nghi mắc bệnh Dại, bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu và chất lượng của mẫu; kỹ năng điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại, phân tích tình hình dịch tễ, xác định vùng, nhóm người có nguy cơ lây truyền bệnh Dại, tiêm phòng vắc xin Dại cho người có nguy cơ cao, xử trí vết cắn, điều trị dự phòng cho người bị chó, mèo cắn, xử lý ổ dịch; phối hợp liên ngành thú y trong việc giám sát, lây mẫu bệnh Dại trên động vật dựa vào người bị cắn đi tiêm phòng; kỹ năng truyền thông nguy cơ, cách hạn chế bị động vật cắn, truyền thông cộng đồng trước, trong và sau ổ dịch bệnh Dại.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí phòng dịch

Kinh phí phòng dịch giai đoạn 2022-2030: 29.906.132.000 đồng (Kinh phí tỉnh: 14.234.787.000 đồng, kinh phí huyện: 15.671.345.000 đồng).

Trong đó:

- Kinh phí tuyên truyền, quản lý, giám sát, bắt chó chạy rông: 24.220.231.000 đồng (kinh phí tỉnh: 8.572.086.000 đồng, kinh phí huyện: 15.648.145.000 đồng).

- Kinh phí xây dựng, duy trì ATDB: 5.685.901.000 đồng (kinh phí tỉnh: 5.662.701.000 đồng, kinh phí huyện: 23.200.000 đồng).

(Phụ lục I, III, IV đính kèm)

2. Kinh phí chống dịch (chỉ thực hiện khi có dịch)

a) Khi có ổ dịch nhưng không công bố dịch

Kinh phí: 280.903.000 đồng. Trong đó kinh phí tỉnh là 112.642.000 đồng, kinh phí huyện là 168.261.000 đồng.

b) Khi công bố dịch động vật ở một xã

Kinh phí: 461.254.000 đồng. Trong đó kinh phí tỉnh là 163.423.000 đồng, kinh phí huyện là 297.831.000 đồng.

(Kinh phí chống dịch tại phụ lục II đính kèm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Xây dựng nội dung tuyên truyền và tổ chức tập huấn về phòng chống bệnh Dại, chủ trương, chính sách và quy định về quản lý nuôi chó, mèo và tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; xây dựng kế hoạch và tổ chức lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng.

b) Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý tổng đàn, tiêm phòng vắc xin, công tác giám sát trên chó, mèo.

c) Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức, hoạt động Đội bắt chó chạy rông.

d) Huy động cán bộ chuyên môn trong ngành hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch, xây dựng cơ sở ATDB cấp xã; tiến tới xây dựng vùng ATDB cấp huyện đối với bệnh Dại vào năm 2028 theo lộ trình kế hoạch.

đ) Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phòng, chống bệnh Dại.

e) Xây dựng phương án đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực Trạm Chẩn đoán xét nghiệm thú y hiện có, đảm bảo phù hợp với việc xét nghiệm kháng thể bệnh Dại trên động vật theo quy định.

g) Tổ chức kiểm soát vận chuyển chó, mèo ra, vào địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Thú y và Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

h) Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế để đề nghị hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại của tỉnh.

i) Duy trì thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo tình hình bệnh Dại theo quy định Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định hiện hành.

k) Hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện chương trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

2. Sở Y tế

a) Xây dựng kế hoạch, dự trù và bố trí kinh phí cụ thể chủ trì triển khai các nội dung của Chương trình về phòng, chống bệnh Dại trên người.

b) Xây dựng, ban hành các tài liệu chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người. Đồng thời bố trí cán bộ chuyên môn thường trực tất cả các ngày trong tuần; đảm bảo 100% bệnh nhân có nhu cầu đều được tư vấn và tiêm phòng bệnh Dại thuận lợi, an toàn.

c) Lồng ghép đào tạo, tập huấn nâng cao về kỹ năng truyền thông, tư vấn trong phòng, chống bệnh Dại cho cán bộ y tế các tuyến, đặc biệt là Trạm Y tế xã và mạng lưới nhân viên y tế ấp, khu phố.

d) Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh hướng dẫn và tổ chức triển khai truyền thông phòng, chống bệnh Dại trong mạng lưới các ngành, đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các các sở, ngành liên quan tổ chức truyền thông học đường và phát động các nội dung hưởng ứng ngày “Thế giới phòng chống bệnh Dại” vào ngày 28/9 hàng năm ở các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.

đ) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tổ chức điều tra ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm bệnh, hướng dẫn xử lý bệnh nhân tử vong do bệnh Dại; tại khu vực có bệnh nhân tử vong do Dại, phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khử khuẩn và phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y điều tra xử lý ổ dịch Dại trên đàn chó, mèo tại địa phương (nếu có).

e) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các hoạt động của phòng, chống bệnh Dại trên người để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

g) Duy trì thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo tình hình bệnh Dại theo quy định Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định pháp luật hiện hành.

h) Hàng năm tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên người; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị tổ chức hội nghị sơ kết (vào năm 2025), tổng kết (vào năm 2030) việc thực hiện chương trình.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Căn cứ kế hoạch này, xây dựng, ban hành “Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030” và kế hoạch phòng, chống bệnh Dại hàng năm, dự trù và bố trí kinh phí cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn quản lý.

b) Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền định kỳ hàng tháng các nội dung về phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật; phát động chiến dịch tuyên truyền trong đợt tiêm phòng Dại cho đàn chó, mèo nuôi; tổ chức phát động ngày “Thế giới phòng chống bệnh Dại” vào ngày 28/9 hàng năm trên địa bàn quản lý.

c) Tổng hợp, báo cáo, cập nhật biến động đàn chó, mèo nuôi thuộc địa bàn quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và thú y) hàng quý và hàng năm.

d) Xây dựng kế hoạch, kinh phí, quy chế tổ chức hoạt động Đội bắt chó chạy rông; xử lý chó, mèo bị bắt giữ, chưa tiêm phòng vắc xin bệnh Dại trên địa bàn quản lý theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Hàng năm phát động đợt tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn vật nuôi trên địa bàn quản lý; chỉ đạo các lực lượng thú y tư nhân, các phòng khám thú y trên địa bàn phối hợp, đăng ký là điểm tiêm phòng, tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho vật nuôi theo kế hoạch (tuyên truyền, chuẩn bị vắc xin, ...).

e) Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh và Biên Hòa tổ chức xây dựng cơ sở ATDB cấp xã, vùng ATDB cấp huyện đối với bệnh Dại theo kế hoạch; Ủy ban nhân dân các huyện còn lại xây dựng thí điểm 01 cơ sở ATDB cấp xã trong giai đoạn 2026 - 2030 tại mỗi huyện.

g) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai giám sát tình hình dịch bệnh Dại trên địa bàn; khi phát hiện chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại, triển khai các biện pháp phòng chống theo quy định

h) Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả triển khai phòng, chống bệnh Dại; khen thưởng các địa phương, tập thể, cá nhân có thành tích tốt, đồng thời phê bình các địa phương, tập thể còn chủ quan, chưa chú trọng công tác phòng, chống bệnh Dại.

i) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, căn cứ kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện.

4. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

a) Sở Thông tin Truyền thông

Phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo, đài của tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở các cấp tuyên truyền cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

b) Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tổ chức, xây dựng, thực hiện kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại.

- Đưa nội dung giáo dục sức khỏe và kiến thức phòng bệnh Dại, xử trí vết thương khi bị súc vật cắn,... vào các buổi học ngoại khóa, tổ chức buổi tìm hiểu về bệnh Dại và một số cách phòng, chống trong các nhà trường.

c) Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí bảo đảm để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán, hướng dẫn các định mức trong công tác phòng, chống bệnh Dại theo quy định của ngành.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Tài chính thẩm định các kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị, vắc xin kịp thời phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dại.

đ) Sở Giao thông vận tải

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chủ phương tiện giao thông chấp hành nghiêm các quy định về vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Thú y, Công an đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển chó, mèo, sản phẩm chó, mèo bất hợp pháp ra vào địa bàn tỉnh.

e) Sở Công Thương

Phối hợp địa phương chỉ đạo các tổ chức quản lý chợ phối hợp với cơ quan thú y thực hiện việc kiểm tra, xử lý các trường hợp sản phẩm động vật vào chợ không có kiểm soát; tổ chức sát trùng tiêu độc tại các chợ có kinh doanh động vật và sản phẩm động vật theo quy định.

g) Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với địa phương trong việc lựa chọn địa điểm tiêu hủy động vật nghi mắc bệnh Dại, chết do bệnh Dại. Phối hợp với ngành thú y hướng dẫn các huyện, thành phố quy trình tiêu hủy động vật nghi mắc bệnh Dại, chết do bệnh Dại.

h) Công an tỉnh

- Huy động lực lượng tham gia các trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời (nếu có) và Trạm Kiểm dịch Ông Đồn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh động vật. Chỉ đạo lực lượng công an ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các vùng xảy ra dịch (nếu có).

- Chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

i) Cục Quản lý thị trường

Phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; cử cán bộ phối hợp tham gia chốt kiểm dịch khi có quyết định thành lập.

k) Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan và địa phương triển khai thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền về tác hại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

- Tổ chức vận động nhân dân kịp thời phát hiện, thông tin cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do Dại; hưởng ứng, chấp hành tốt đợt phát động tiêm phòng hàng năm, vệ sinh tiêu độc khử trùng nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các loại dịch bệnh trong chăn nuôi.

- Phối hợp chính quyền cùng với cơ quan chức năng trong giám sát kế hoạch hoạt động phòng chống dịch bệnh Dại có hiệu quả.

l) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Nai

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục đưa tin hàng quý về tình hình và công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường thời lượng phát sóng, đăng tải tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại trên người và trên vật nuôi; các nội dung phát động ngày “Thế giới phòng chống bệnh Dại” vào ngày 28/9 hàng năm ở các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.

m) Tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo

- Đăng ký việc nuôi chó, mèo; nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; tiêm vắc xin phòng Dại cho chó, mèo và phải thanh toán các khoản chi phí quản lý đàn chó, mèo, tiêm phòng theo quy định; theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã, chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.

- Không được vận chuyển hoặc bán động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; khi động vật được xác định mắc bệnh Dại, chủ nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải và các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. Những con vật nghi mắc bệnh Dại phải nhốt để theo dõi trong 10 ngày, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch, vùng dịch; chủ nuôi có chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi Dại cắn, cào người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo, sản phẩm chó, mèo phải chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu bệnh Dại theo quy định.

n) Tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo

Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh Dại, đánh dấu để nhận diện chó, mèo đã tiêm vắc xin, cấp giấy chứng nhận, sổ tiêm phòng và định kỳ hàng tháng báo cáo tổng hợp số liệu tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo đến cơ quan thú y địa phương; trong trường hợp khám và điều trị nếu phát hiện chó mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để xử lý kịp thời.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2030, đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh để chỉ đạo, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các cục: Chăn nuôi, Thú y;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- Đài PTTH, Báo Đồng Nai;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, PCVP. UBND tỉnh (KTN);
- Lưu: VT, KTN.
(Khoa/817.Kehoachbenhdai)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

PHỤ LỤC I

DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI” GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 16 tháng 12m 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

(Đvt: 1.000 đồng)

STT

HẠNG MỤC

Kinh phí một năm

Giai đoạn 2022 - 2025 (Tổng 4 năm)

Giai đoạn 2022 - 2030 (Tổng 9 năm)

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

I

CHI PHÍ TUYÊN TRUYỀN, HỘI NGHỊ

271.100

11.946

283.046

1.084.400

47.784

1.132.184

2.439.900

107.514

2.547.414

1

Hội nghị tỉnh, huyện: triển khai, sơ kết, tổng kết

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

2

In poster tuyên truyền treo nhà văn hóa huyện, xã (11 huyện 170 xã) x 500.000 đ/poster

90.500

 

90.500

362.000

 

362.000

814.500

 

814.500

3

In tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh dại (40.000 tờ x 1.500đ/tờ)

60.000

 

60.000

240.000

 

240.000

540.000

 

540.000

4

In băng rôn tuyên truyền phòng chống bệnh dại tại các phòng khám thú y (02 điểm/xã x 170 xã x 300.000đ/băng rôn)

102.000

 

102.000

408.000

 

408.000

918.000

 

918.000

5

Tuyên truyền trên Báo Đồng Nai (4 lần x 1.000.000 đ/lần)

4.000

 

4.000

16.000

 

16.000

36.000

 

36.000

6

Tuyên truyền trên Đài TH Đồng Nai (4 cuộc x 2.000.000 đồng/cuộc)

8.000

 

8.000

32.000

 

32.000

72.000

 

72.000

7

Tuyên truyền trên đài truyền thanh xã, phường, thị trấn

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

 

Thường xuyên: (1 lần/tháng x 12 tháng/xã x 170 xã x 100.000 đ/lần)

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

 

Trước, trong thời gian tiêm đợt chính: (1 lần/ngày x 10 ngày x 100.000 đ/lần) x 170 xã

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

8

Tuyên truyền trên đài truyền thanh Huyện, TP (1 lần/tháng x 12 tháng x 11 huyện x 200.000 đ/lần)

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

9

Tuyên truyền bằng xe lưu động

6.600

11.946

18.546

26400

47.784

74.184

59.400

107.514

166.914

 

Xăng xe (11 xe x 200 km/xe/đợt x 18 lít/100km x 24. 000 đ/lít)

 

10.296

10.296

0

41.184

41.184

0

92.664

92.664

 

Hỗ trợ công tác phí (01 người/huyện x 11 huyện x 01 ngày/huyện x 150.000 đ/ngày/người)

 

1.650

1.650

0

6.600

6.600

0

14.850

14.850

 

In băng rôn (11 huyện x 02 cái/xe/huyện x 300.000 đ/băng rôn

6.600

 

6.600

26.400

-

26.400

59.400

0

59.400

10

Chi phí truyền thông học đường (lồng ghép chương trình y tế học đường)

 

 

 

0

-

0

0

0

0

11

Chi phí tập huấn

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

Lồng ghép KP PCD hàng năm

II

THỐNG KÊ ĐÀN, PHO TO, VĂN PHÒNG PHẨM

1.500

96.000

97.500

6.000

384.000

390.000

13.500

864.000

877.500

 

Chi phí bổ sung văn phòng phẩm (Chi cục CNTY: 1.500.000 đồng 11 huyện (1.000.000 đồng/huyện) 170 xã: (500.000đ/đơn vị)

1.500

96.000

97.500

6.000

384.000

390.000

13.500

864.000

877.500

III

GIÁM SÁT DỊCH BỆNH TRÊN ĐỘNG VẬT

679.854

 

679.854

2.719.416

-

2.719.416

6.118.686

 

6.118.686

1

Giám sát sau tiêm phòng

(Mỗi huyện lấy 03 xã, mỗi xã lấy 35 mẫu huyết thanh chó, mèo (09 huyện x 03 xã/huyện x 35 mẫu/xã = 945 mẫu))

668.115

 

668.115

2.672.460

-

2.672.460

6.013.035

 

6.013.035

a

Chi phí xét nghiệm

647.703

0

647.703

2.590.812

-

2.590.812

5.829.327

 

5.829.327

 

Xét nghiệm kháng thể Dại (945 mẫu x 680.400 đ/mẫu)

642.978

 

642.978

2.571.912

-

2.571.912

5.786.802

 

5.786.802

 

Vật tư lấy mẫu, hóa chất bảo quản (945 mẫu x 5.000 đ/mẫu)

4.725

 

4.725

18.900

-

18.900

42.525

 

42.525

b

Công tác phí cán bộ lấy mẫu

13.500

 

13.500

54.000

-

54.000

121.500

 

121.500

 

Công tác phí: Đoàn lấy mẫu gồm 5 người (01 lái xe, 04 cán bộ ly mu) x 2 ngày/huyện x 9 huyện x 150.000 đ/ngày

13.500

 

13.500

54.000

-

54.000

121.500

 

121.500

c

Nhiên liệu lấy mẫu, vận chuyển mẫu (200km/ngày/huyện x 2 ngày/huyện x 4 huyện x 24.000đ) - ôtô; 18 lít/100km

6.912

 

6.912

27.648

-

27.648

62.208

 

62.208

2

Giám sát bị động (dự kiến 03 trường hợp chó, mèo cắn người, có biểu hiện lên cơn dại/năm. Mỗi trường hợp ly 01 mẫu)

6.897

 

6.897

27.588

-

27.588

62.073

 

62.073

 

Xét nghiệm vi rút Dại (03 mu x 585.650 đ/mẫu)

1.755

 

1.755

7.020

-

7.020

15.795

 

15.795

 

Vật tư ly mẫu, hóa chất bảo quản (3 mẫu x 100.000 đ/mẫu)

300

 

300

1.200

-

1.200

2.700

 

2.700

 

Xăng xe đi lấy mẫu và gửi mẫu (03 ngày x 36 lít xăng/ngày x 24.000đ/lít); (18 lít/100km)

2.592

 

2.592

10.368

-

10.368

23.328

 

23.328

 

Bảo hộ lao động 6 khoản (3 mẫu x 2 bộ/mẫu x 150.000đ/bộ)

900

 

900

3.600

-

3.600

8.100

 

8.100

 

Công tác phí đi lấy mẫu (3 người x 3 ngày x 150.000 đ/ngày)

1.350

 

1.350

5.400

-

5.400

12.150

 

12.150

3

Điều tra ổ dịch

4.842

 

4.842

19.368

 

19.368

43.578

 

43.578

a

Công tác phí: 05 người x 3 ngày x 150.000 đ/ngày

2.250

 

2.250

9.000

 

9.000

20.250

 

20.250

b

Xăng, xe: 36 lít/ngày x 3 ngày x 24.000đ/lít

2.592

 

2.592

10.368

 

10.368

23.328

 

23.328

IV

ĐỘI BẮT CHÓ CHẠY RÔNG

 

1.630.737

1.630.737

 

6.522.947

6.522.947

 

14.676.631

14.676.631

1

Xe tuần tra, bắt chó

 

915.200

915.200

 

3.660.800

3.660.800

 

8.236.800

8.236.800

 

Thuê xe: 1 chuyến/tuần/huyện x 11 huyện x 52 tuần x 1.500.000đ/chuyến

 

858.000

858.000

 

3.432.000

3.432.000

 

7.722.000

7.722.000

 

Rửa, sát trùng xe: 1 lần/tuần x 100.000đ/lần x 11 huyện x 52 tuần

 

57.200

57.200

 

228.800

228.800

 

514.800

514.800

2

Công tác phí tuần tra, bắt chó xử lý vi phạm

 

343.200

343.200

 

1.372.800

1.372.800

 

3.088.800

3.088.800

 

04 người x 01 ngày/tuần x 52 tuần x 11 huyện x 150.000đ/người

 

343.200

343.200

 

1.372.800

1.372.800

 

3.088.800

3.088.800

3

Điều trị dự phòng cho người bắt chó chạy rông

 

26.400

26.400

 

105.600

105.600

 

237.600

237.600

 

04 người x 3 liều x 11 huyện x 200.000đ/liều

 

26.400

26.400

 

105.600

105.600

 

237.600

 

4

Bảo hộ bắt chó

 

33.317

33.317

 

133.267

133.267

 

299.851

299.851

 

Ủng: 02 đôi/người/năm x 04 người x 11 huyện X 50.000 đ/đôi

 

4.400

4.400

 

17.600

17.600

 

39.600

39.600

 

Găng tay chng cắn: 01 đôi/người/năm x 4 người x 11 huyện x 300.000đ/đôi

 

13.200

13.200

 

52.800

52.800

 

118.800

118.800

 

Đồng phục: 01 bộ/người x 4 người x 11 huyện x 300.000 đ/bộ

 

13.200

13.200

 

52.800

52.800

 

118.800

118.800

 

Khẩu trang: 04 người x 01 cái/người/tuần x 52 tuần x 11 huyện x 1.100 đ/cái

 

2.517

2.517

 

10.067

10.067

 

22.651

22.651

5

Dụng cụ bắt giữ, nhốt chó

 

49.500

49.500

 

198.000

198.000

 

445.500

445.501

 

Chuồng nhốt chó: 01 chuồng/huyện x 11 huyện x 3.000.000đ/chuồng

 

33.000

33.000

 

132.000

132.000

 

297.000

297.000

 

Dụng cụ đựng nước uống: 04 cái/chuồng x 11 chuồng x 50.000đ/cái

 

2.200

2.200

 

8.800

8.800

 

19.800

19.800

 

Rọ mõm inox: 03 cái/huyện x 11 huyện x 100.000đ/cái

 

3.300

3.300

 

13.200

13.200

 

29.700

29.700

 

Vợt, thòng lọng bắt chó: 02 cái/huyện x 11 huyện x 500.000đ/cái

 

11.000

11.000

 

44.000

44.000

 

99.000

99.000

6

Thông báo trên Đài truyền thanh xã/phường

 

171.600

171.600

 

686.400

686.400

 

1.544.400

1.544.400

 

(01 lần/tuần x 52 tuần x 03 xã/lần x 11 huyện 100.000 đ/lần)

 

171.600

171.600

 

686.400

686.400

 

1.544.400

1.544.400

7

Chi phí tiêu hủy chó mèo bệnh, chết

 

91.520

91.520

 

366.080

366.080

 

823.680

823.680

 

01 con/tuần/huyện x 11 huyện x 52 tuần x 60.000đ/con

 

34.320

34.320

 

137.280

137.280

 

308.880

308.880

 

Hỗ trợ cán bộ tham gia tiêu hủy 01 người/tuần x 52 tuần x 11 huyện x 100.000đ/ngày thường (ngày ngh, lễ, tết 200.000đ/người/ngày) (quyết định 1442/QĐ-TTg)

 

57.200

57.200

 

228.800

228.800

 

514.800

514.800

 

TNG KINH PHÍ

952.454

1.738.683

2.691.137

3.809.816

6.954.731

10.764.547

8.572.086

15.648.145

24.220.231

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHỐNG DỊCH
(Kèm theo Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đvt: 1.000 đồng

PHẦN I: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHỐNG DỊCH XỬ LÝ Ổ DỊCH (khi không công bố dịch)

STT

HẠNG MỤC

KP tỉnh

KP huyện

Tổng

1

Chi phí tuyên truyền

0

36.000

36.000

 

Tuyên truyền trên đài truyền thanh: Huyện 5 Xã x (2 lần/ngày/xã; trong 30 ngày) x 100.000 đ/ngày

 

36.000

36.000

2

Chi phí phun thuốc sát trùng tiêu độc

56.000

36.800

92.800

2.1

Thuốc sát trùng: 400 lít x 140.000 đ/lít

56.000

 

56.000

2.2

Tiền công phun xịt: (400 lít x 1.600m2/lít): 2.000 m2 /công = 320 công x 100.000đ/công ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 200.000đ/người/ngày) (quyết định 1442/QĐ-TTg)

 

32.000

32.000

2.3

Nhiên liệu phun xịt: (400 lít x 2.000 m2/lít: 4.000 m2/lít = 200 x 24.000 đ/lít)

 

4.800

4.800

3

Chi phí phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát

3.228

5.070

8.298

3.1

Cấp tỉnh: 36 lít/ngày x 2 ngày x 24.000đ/lít

1.728

 

1.728

 

Công tác phí: 05 người x 2 ngày x 150.000đ/ ngày

1.500

 

1.500

3.2

Cấp huyện: 10 lít x 5 ngày x 24.000đ/lít

 

1.200

1.200

 

Công tác phí: 03 người x 5 ngày x 150.000đ/ngày

 

2.250

2.250

3.3

Cấp xã: 1 lít x 5 ngày x 24.000đ/lít

 

120

120

 

Công tác phí: 02 người x 5 ngày x 150.000đ/ngày

 

1.500

1.500

4

Chi phí tiêu hủy chó, mèo (mỗi ổ dịch 01 con bị bệnh và tiếp xúc 10 con xung quanh)

2.720

2.400

5.120

4.1

Chi phí tiêu hủy chó, mèo theo thực tế, dự kiến: 60.000đ/con x 10 con

 

600

600

4.2

100.000đ/ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 200.000đ/người/ngày) (quyết định 1442/QĐ-TTg)

 

1.800

1.800

4.3

Trang bị bảo hộ lao động

2.720

0

2.720

a

Bảo hộ lao động 6 khoản: dự kiến 01 ổ dịch x 18 người thực hiện công tác tiêu hủy/hộ x 150.000đ/bộ

2.700

 

2.700

b

Khẩu trang y tế: 01 ổ dịch x 18 người thực hiện công tác tiêu hủy x 1.100 đ/cái

20

 

20

5

Tiêm phòng vắc xin: tổ chức tiêm phòng toàn bộ chó mèo khỏe mạnh tại xã có dịch và dự kiến có 04 xã xung quanh, với tổng đàn chó mèo khoảng 3.000 con, mỗi xã có từ 2 đến 4 (TB=3) đội tiêm phòng, mỗi đội tiêm phòng có 2 người, tổng cộng có 15 đội tiêm phòng với 30 người, trong đó trực tiếp 15 người, gián tiếp 15 người

50.694

87.991

138.685

5.1

Dụng cụ, vật tư phục vụ tiêm phòng

4.500

2.575

7.075

a

Ống tiêm nhựa: 3.000 cái x 800 đ/cái

2.400

 

2.400

b

Cây chuyên dụng bắt chó: 02 cái/xã x 5 xã x 210.000đ/cái

2.100

 

2.100

c

Nước đá bảo quản vắc xin: 05 xã x 50.000 đ/xã

 

250

250

d

Cồn sát trùng: 05 xã x 6 lít/xã x 40.000 đ/lít

 

1.200

1.200

e

Bông gòn: 05 xã x 1.5 kg/xã x 120.000 đ/kg

 

900

900

f

Xà phòng: 05 xã x 1.5 kg/xã x 30.000 đ/kg

 

225

225

5.2

Bảo hộ lao động

45.330

1.500

46.830

a

Khẩu trang: 30 người x 10 cái/người x 1.100 đ/cái

330

 

330

b

Trang phục 6 khoản: 30 người x 10 bộ/người x 150.000 đ/bộ

45.000

 

45.000

c

Ủng: 30 người x 1 đôi/người x 50.000 đ/đôi

 

1.500

1.500

5.3

Chi phí tiêm phòng

 

60.516

60.516

a

Tiền vắc xin dại: 3.000 liều x 14.300 đ/liều

 

42.900

42.900

b

Vắc xin hao hụt: (4%) x 3.000 liều x 14.300 đ/liều)

 

1.716

1.716

c

Chi trả công tiêm phòng: 5.300 đồng/con x 3.000 con

 

15.900

15.900

5.4

Xăng xe tiêm phòng

864

8.400

9.264

a

Vận chuyển vắc xin, vật tư từ tỉnh về huyện: 200 km/chuyến x 18 lít/100km x 24.000 đ/lít

864

 

864

b

Hỗ trợ người trực tiếp, gián tiếp tiêm phòng: 30 người x 01 lít/ ngày x 10 ngày x 24.000đ/ lít

 

7.200

7.200

c

Vận chuyển vắc xin, vật tư từ huyện về xã: 05 xã x 1 lít/ngày/xã x 10 ngày x 24.000 đ/lít

 

1.200

1.200

5.5

Chi hỗ trợ cho người tham gia tiêm phòng

 

15.000

15.000

 

Chi trả tiền công người dẫn đường, ghi chép: 15 người x 10 ngày x 100.000 đồng /ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 200.000đ/người/ngày) (quyết định 1442/QĐ-TTg)

 

15.000

15.000

Tổng cộng

112.642

168.261

280.903

 

PHẦN II: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHỐNG DỊCH MỘT XÃ (khi công bố dịch)

STT

HẠNG MỤC

KP tỉnh

KP huyện

Tổng

1

Chi phí tuyên truyền, họp BCĐ

10.500

38.700

49.200

1.1

Họp BCĐ (tỉnh): (BCĐ, báo, đài, các sở, ngành liên quan = 50 người) x 20.000đ/người/buổi x 2 buổi

2.000

 

2.000

1.2

Họp BCĐ (huyện): (BCĐ, các ngành liên quan = 50 người) x 20.000đ/người/buổi x 2 buổi

 

2.000

2.000

1.3

Tuyên truyền trên Báo Đồng Nai (lồng ghép vào công tác phòng chống khi không có dịch xảy ra

0

 

0

1.4

Tuyên truyền trên Đài TH Đồng Nai: 05 lần x 1.500.000đ/lần

7.500

 

7.500

1.5

Tuyên truyền trên đài truyền thanh: Huyện, 05 xã x (2 lần/ngày/xã; trong 30 ngày) x 100.000 đ/ngày

 

36.000

36.000

1.6

Văn phòng phẩm photo biểu bảng báo cáo, quyết toán

1.000

700

1.700

a

BCĐ tỉnh

500

 

500

b

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

500

 

500

c

Huyện

 

500

500

d

 

200

200

2

Chi phí phun thuốc sát trùng tiêu độc

56.000

36.800

92.800

2.1

Thuốc sát trùng: 400 lít x 140.000 đ/lít

56.000

 

56.000

2.2

Tiền công phun xịt: (400 lít x 1.600m2/lít): 2.000 m2/công = 320 công x 100.000đ/công ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 200.000đ/người/ngày) (quyết định 1442/QĐ-TTg)

 

32.000

32.000

2.3

Nhiên liệu phun xịt:

(400 lít x 2000m2/lít: 4.000 m2/lít = 200 lít x 24.000 đ/lít)

 

4.800

4.800

3

Chi phí cho các Chốt

30.000

117.000

147.000

3.1

Chốt Kiểm dịch tỉnh 02 chốt (30 ngày)

30.000

0

30.000

a

Bồi dưỡng trực chốt: 03 người/chốt x 2 chốt x 30 ngày x 100.000 đ/người ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 200.000đ/người/ngày)

18.000

 

18.000

b

Tiền thuê nhà: 02 chốt x 30 ngày x 150.000 đ/ngày

9.000

 

9.000

c

Tiền điện, nước: 02 chốt x 30 ngày x 50.000 đ/ngày

3.000

 

3.000

3.2

Chi phí chốt kiểm dịch huyện 3 chốt

 

72.000

72.000

a

Bồi dưỡng trực chốt tại xã có dịch:

03 người/chốt x 03 chốt x 30 ngày x 100.000đ/ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 200.000đ/người/ngày)

 

54.000

54.000

b

Tiền thuê nhà: 03 chốt x 30 ngày x 150.000đ/ngày

 

13.500

13.500

c

Tiền điện, nước: 03 chốt x 30 ngày x 50.000đ/ngày

 

4.500

4.500

3.3

Chi phí chốt kiểm dịch tại xã 3 chốt

 

45.000

45.000

a

Bồi dưỡng trực chốt tại xã có dịch:

3 người/chốt x 3 chốt x 30 ngày x 100.000đ/ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 200.000đ/người/ngày)

 

27.000

27.000

b

Tiền thuê nhà: 03 chốt x 30 ngày x 150.000đ/ngày

 

13.500

13.500

c

Tiền điện, nước: 03 chốt x 30 ngày x 50.000đ/ngày

 

4.500

4.500

4

Chi phí phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát

8.070

10.140

18.210

4.1

Cấp tỉnh: 36 lít/ngày x 5 ngày x 24.000đ/lít

4.320

 

4.320

 

Công tác phí: 05 người x 5 ngày x 150.000đ/ ngày

3.750

 

3.750

4.2

Cấp huyện: 10 lít x 10 ngày x 24.000đ/lít

 

2.400

2.400

 

Công tác phí: 03 người x 10 ngày x 150.000đ/ngày

 

4.500

4.500

4.3

Cấp xã: 1 lít x 10 ngày x 24.000đ/lít

 

240

240

 

Công tác phí: 02 người x 10 ngày x 150.000đ/ngày

 

3.000

3.000

5

Chi phí tiêu hủy chó, mèo (dự kiến xảy ra 03 ổ dịch, mỗi ổ dịch 01 con bị bệnh và tiếp xúc 10 con xung quanh)

8.159

7.200

15.359

5.1

Tiêu hủy chó, mèo theo thực tế, dự kiến: 60.000đ/con x 30 con

 

1.800

1.800

5.2

Hỗ trợ CB tham gia tiêu hủy: 18 người/ổ dịch x 03 ổ dịch x 100.000đ/ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 200.000đ/người/ngày)

 

5.400

5.400

5.3

Trang bị bảo hộ lao động

8.159

0

8.159

a

Bảo hộ lao động 6 khoản: dự kiến 03 ổ dịch x 18 người thực hiện công tác tiêu hủy/hộ x 150.000đ/bộ

8.100

 

8.100

b

đ/cái

59

 

59

6

Tiêm phòng vắc xin: tổ chức tiêm phòng toàn bộ chó mèo khỏe mạnh tại xã có dịch và dự kiến có 04 xã xung quanh, với tổng đàn chó mèo khoảng 3.000 con, mỗi xã có từ 2 đến 4 (TB=3) đội tiêm phòng, mỗi đội tiêm phòng có 2 người, tổng cộng có 15 đội tiêm phòng với 30 người, trong đó trực tiếp 15 người, gián tiếp 15 người

50.694

87.991

138.685

6.1

Dụng cụ, vật tư phục vụ tiêm phòng

4.500

2.575

7.075

a

Ống tiêm nhựa: 3.000 cái x 800 đ/cái

2.400

 

2.400

b

Cây chuyên dụng bắt chó: 02 cái/xã x 5 xã x 210.000đ/cái

2.100

 

2.100

c

Nước đá bảo quản vắc xin: 05 xã x 50,000 đ/xã

 

250

250

d

Cồn sát trùng: 05 xã x 6 lít/xã x 40.000 đ/lít

 

1.200

1.200

e

Bông gòn: 05 xã x 1.5 kg/xã X 120.000 đ/kg

 

900

900

f

Xà phòng: 05 xã x 1.5 kg/xã x 30.000 đ/kg

 

225

225

6.2

Bảo hộ lao động

45.330

1.500

46.830

a

Khẩu trang: 30 người x 10 cái/người x 1.100 đ/cái

330

 

330

b

Trang phục 6 khoản: 30 người x 10 bộ/người x 150.000 đ/bộ

45.000

 

45.000

c

Ủng: 30 người x 1 đôi/người x 50.000 đ/đôi

 

1.500

1.500

6.3

Chi phí tiêm phòng

 

60.516

60.516

a

Tiền vắc xin Dại: 3.000 liều x 14.300 đ/liều

 

42.900

42.900

b

Vắc xin hao hụt: (4%) x 3.000 liều x 14.300 đ/liều

 

1.716

1.716

c

Chi trả công tiêm phòng theo: 5.300 đồng/con x 3.000 con

 

15.900

15.900

6.4

Xăng xe tiêm phòng

864

8.400

9.264

a

Vận chuyển vắc xin, vật tư từ tỉnh về huyện: 200 km/chuyến x 18 lít/100km x 24.000 đ/lít

864

 

864

b

Hỗ trợ người trực tiếp, gián tiếp tiêm phòng: 30 người x 01 lít/ ngày x 10 ngay x 24.000đ/ lít

 

7.200

7.200

c

Vận chuyển vắc xin, vật tư từ huyện về xã: 05 xã x 1 lít/ngày/xã x 10 ngày x 24.000 đ/lít

 

1.200

1.200

6,5

Chi hỗ trợ cho người tham gia tiêm phòng

 

15.000

15.000

 

Chi trả tiền công người dẫn đường, ghi chép: 15 người x 10 ngày x 100.000 đồng /ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 200.000đ/người/ngày) (Quyết định 1442/QĐ-TTg)

 

15.000

15.000

Tổng cộng

163.423

297.831

461.254

 

PHỤ LỤC III

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÙNG, CƠ SỞ ATDB DẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

(Đvt: 1.000 đồng)

STT

Năm

Nội dung

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng kinh phí

1

Năm 2022

Xây dựng ATDB cấp xã (0)

0

0

0

Duy trì ATDB cấp xã (5)

131.303

0

131.303

Tổng (5)

131.303

0

131.303

2

Năm 2023

Xây dựng ATDB cấp xã (10)

277.426

3.000

280.426

Duy trì ATDB cấp xã (0)

0

0

0

Tổng (10)

277.426

3.000

280.426

3

Năm 2024

Xây dựng ATDB cấp xã (6)

166.456

1.800

168.256

Duy trì ATDB cấp xã (10)

262.606

0

262.606

Tổng (16)

429.062

1.800

430.862

4

Năm 2025

Xây dựng ATDB cấp xã (7)

194.198

2.100

196.298

Duy trì ATDB cấp xã (16)

420.170

0

420.170

Tổng (23)

614.368

2.100

616.468

 

Tổng 2022-2025

 

1.452.158

6.900

1.459.058

5

Năm 2026

Xây dựng ATDB cấp xã (10)

277.426

3.000

280.426

Duy trì ATDB cấp xã (23)

603.994

0

603.994

Tổng (33)

881.420

3.000

884.420

6

Năm 2027

Xây dựng ATDB cấp xã (10)

277.426

3.000

280.426

Duy trì ATDB cấp xã (33)

866.600

0

866.600

Tổng (43)

1.144.026

3.000

1.147.026

7

Năm 2028

Xây dựng ATDB cấp xã (11)

305.169

3.300

308.469

Duy trì ATDB cấp xã (43)

1.129.206

0

1.129.206

Thẩm định vùng ATDB (2)

94.653

7.000

101.653

Tổng (56)

1.529.028

10.300

1.539.328

8

Năm 2029

Duy trì vùng ATDB (2)

91.689

0

91.689

Duy trì cơ sở ATDB (9)

236.345

0

236.345

Tổng (11)

328.035

0

328.035

9

Năm 2030

Duy trì vùng ATDB (2)

91.689

0

91.689

Duy trì cơ sở ATDB (9)

236.345

0

236.345

Tổng (11)

328.035

0

328.035

 

Tổng 2026-2030

 

4.210.542

16.300

4.226.842

 

Tổng cộng

 

5.662.701

23.200

5.685.901

 

PHỤ LỤC IV

DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG, DUY TRÌ 01 VÙNG, CƠ SỞ ATDB DẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 16 tháng 12 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

(Đvt: 1.000 đồng)

STT

HẠNG MỤC

Kinh phí một năm

Kinh phí tỉnh

Kinh phí huyện

Tổng

I

DUY TRÌ CƠ SỞ ATDB 01 XÃ/PHƯỜNG

26.261

 

26.261

 

Chi phí giám sát sau tiêm phòng (định kỳ)

26.261

 

26.261

1

Xét nghiệm lưu hành

23.814

 

23.814

 

Xét nghiệm kháng thể sau tiêm phòng Dại: 35 mẫu/xã x 01 xã x 680.400 đồng/mẫu

23.814

 

23.814

2

Chi phí xăng xe đi lấy mẫu

960

 

960

 

Xe ô tô: 01 ngày/xã x 36 lít/ ngày x 24.000 đ/ lít

864

 

864

 

Hỗ trợ xăng xe máy cho cán bộ Trạm Chăn nuôi và thú y, dẫn đường (02 lít/ngày/xe x 02 xe/ngày x 01 ngày/ xã x 24.000 đ/lít)

96

 

96

3

Phụ cấp công tác phí

750

 

750

 

Công tác phí: 5 người x 1 ngày/ xã x 150.000 đ/ngày/người

750

 

750

4

Vật tư lấy mẫu

175

 

175

 

Vật tư lấy mẫu, bảo quản mẫu: 35 mẫu huyết thanh/xã x (xylanh, bông, kim, cồn, hóa chất) x 5.000đ/mẫu)

175

 

175

5

Trang bị Bảo hộ lao động lấy mẫu

562

 

562

 

Áo Blouse (4 người x 1 cái/người x 77.000 đ/cái)

308

 

308

 

Găng tay (4 người/ngày x 01 ngày x 05 đôi/ người/ngày x 2.200 đ/đôi)

44

 

44

 

Khẩu trang (4 người/ngày x 01 ngày x 02 cái/người/ngày x 1.200 đ/cái)

10

 

10

 

Ủng (4 người x 1 đôi/người x 50.000 đ/đôi)

200

 

200

II

CHI PHÍ THẨM ĐỊNH 01 XÃ/PHƯỜNG ATDB

27.743

300

28.043

1

Chi phí của mục I

26.261

 

26.261

2

Chi phí xăng xe đi thẩm định

432

 

432

 

Xe ô tô: 01 ngày x 18 lít/ ngày x 24.000 đ/ lít

432

 

432

3

Phụ cấp công tác phí

1.050

 

1.050

 

Công tác phí: 7 người/ngày x 150.000 đ/ngày/người

1.050

 

1.050

4

Phí thẩm định: 300.000 đ/xã

 

300

300

III

DUY TRÌ 01 VÙNG ATDB

45.845

 

45.845

 

Chi phí giám sát sau tiêm phòng (định kỳ)

45.845

 

45.845

1

Xét nghiệm kháng thể sau tiêm phòng

41.504

 

41.504

 

Xét nghiệm kháng thể sau tiêm phòng Dại: 61 mẫu/huyện x.680.400 đồng/mẫu

41.504

 

41.504

2

Chi phí xăng xe đi lấy mẫu

1.920

 

1.920

 

Ô tô đi lấy mẫu 02 ngày/huyện x 36 lít/ ngày x 24.000 đ/ lít

1.728

 

1.728

 

Hỗ trợ xăng xe máy cho cán bộ Trạm Chăn nuôi và thú y, dẫn đường (02 lít/ngày/xe x 02 xe/ngày x 02 ngày/huyện x 24.000 đ/lít)

192

 

192

3

Phụ cấp công tác phí

1.500

 

1.500

 

Công tác phí: 5 người x 2 ngày/huyện x 150.000 đ/ngày/người

1.500

 

1.500

4

Vật tư lấy mẫu

305

 

305

 

Vật tư lấy mẫu, bảo quản mẫu: 61 mẫu huyết thanh/huyện (xylanh, bông, kim, cồn, hóa chất) x 5.000đ/mẫu)

305

 

305

5

Trang bị Bảo hộ lao động lấy mẫu

615

 

615

 

Áo Blouse (4 người x 1 cái/người x 77.000 đ/cái)

308

 

308

 

Găng tay (4 người/ngày x 02 ngày x 05 đôi/ người/ngày x 2.200 đ/đôi)

88

 

88

 

Khẩu trang (4 người/ngày x 02 ngày x 02 cái/người/ngày x 1.200 đ/cái)

19

 

19

 

Ủng (4 người x 1 đôi/người x 50.000 đ/đôi)

200

 

200

IV

CHI PHÍ THẨM ĐỊNH 01 VÙNG ATDB

47.327

3.500

50.827

1

Chi phí của mục III

45.845

 

45.845

2

Chi phí xăng xe đi thẩm định

432

 

432

 

Xe Ô tô: 01 ngày x 18 lít/ ngày x 24.000 đ/ lít

432

 

432

3

Phụ cấp công tác phí

1.050

 

1.050

 

Công tác phí: 7 người/ngày x 150.000 đ/ngày/người

1.050

 

1.050

4

Phí thẩm định: 3.500.000 đ/huyện

 

3.500

3.500

 

PHỤ LỤC V

BẢNG PHÂN BỔ XÂY DỰNG, DUY TRÌ ATDB DẠI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

STT

Năm

Xây dựng ATDB

Duy trì ATDB

Tp. Biên Hòa (số xã/phường)

Tp. Long Khánh (số xã/phường)

Huyện khác (số xã/phường)

Tổng

Tp. Biên Hòa (số xã/phường)

Tp. Long Khánh (số xã/phường)

Huyện khác (số xã/phường)

Tổng

 

Đã công nhận

5

 

 

5

 

 

 

0

1

2022

 

 

 

0

5

 

 

5

2

2023

9

1

 

10

0

 

 

0

3

2024

4

2

 

6

9

1

 

10

4

2025

4

3

 

7

13

3

 

16

 

Tổng 2022-2025

17

6

0

23

27

4

0

31

5

2026

4

3

3

10

17

6

 

23

6

2027

4

3

3

10

21

9

3

33

7

2028

5

3

3

11

25

12

6

43

8

2029

 

 

0

0

1

1

9

11

9

2030

 

 

0

0

1

1

9

11

Tổng 2026-2030

13

9

9

31

65

29

27

121

Tổng 2022-2030

30

15

9

54

92

33

27

152

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 265/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030

  • Số hiệu: 265/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 16/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Võ Văn Phi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản