- 1Quyết định 698/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2626/KH-BTTTT | Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2011 |
Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” (sau đây gọi tắt là Đề án);
Để triển khai Đề án đồng bộ, đúng tiến độ và đạt hiệu quả, đồng thời tạo sự đồng thuận, thu hút sự quan tâm, tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về Đề án như sau:
Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) không chỉ là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP, mà còn là hạ tầng mềm cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác và xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề án là quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành CNTT-TT, hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam sớm bắt kịp các cường quốc trong khu vực và trên thế giới về CNTT-TT. Vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án có ý nghĩa quan trọng nhằm nêu cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức và doanh nghiệp trong việc tổ chức, thực hiện Đề án, đảm bảo tính đồng bộ, hoàn thành một cách hiệu quả nhất các mục tiêu đặt ra; đồng thời huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển CNTT-TT, đóng góp cho việc triển khai Đề án.
II. YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
1. Làm cho lãnh đạo các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp và người dân hiểu về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của Đề án; làm cho mọi tầng lớp nhân dân ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc triển khai Đề án, để huy động tối đa mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội để triển khai thực hiện Đề án.
2. Làm cho các đơn vị, cá nhân tham gia triển khai Đề án nắm vững và thực hiện đúng những nội dung, nhiệm vụ mục tiêu mà Đề án đặt ra; nhằm giúp việc triển khai Đề án đạt hiệu quả cao nhất.
3. Lấy mặt tích cực làm chủ đạo, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đề án.
4. Làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức cá nhân nước ngoài và các quốc gia trên thế giới thấy được tiềm năng và sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam, nhằm tạo sự quan tâm, đầu tư, hợp tác cùng phát triển.
5. Tuyên truyền về Đề án gắn với việc tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước và các yêu cầu thực tế trong quá trình triển khai Đề án.
6. Vinh danh các điển hình thành công, cũng như phê phán và uốn nắn những biểu hiện tiêu cực trong việc triển khai Đề án.
7. Chấp hành nghiêm các chủ trương chính sách của Đảng, các quy định của pháp luật và định hướng thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông.
8. Công tác thông tin, tuyên truyền phải được thực hiện liên tục và với tần suất phù hợp với từng nội dung, giai đoạn của Đề án.
III. CÁC NỘI DUNG CẦN THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
- Tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của ngành CNTT-TT vừa là một ngành công nghiệp - dịch vụ quan trọng, một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân; đồng thời là hạ tầng mềm cho sự phát triển các ngành kinh tế - xã hội khác và sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của Đề án đối với sự phát triển của ngành CNTT-TT nói riêng và với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung;
- Tuyên truyền về quyết tâm chính trị cũng như sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc đẩy mạnh phát triển CNTT-TT và triển khai thành công Đề án;
- Tuyên truyền về các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đề án, cũng như vai trò, ý nghĩa, và phương thức để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra;
- Tuyên truyền về nhiệm vụ, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức liên quan, cùng toàn xã hội trong việc triển khai Đề án.
2. Thông tin tuyên truyền về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT):
- Tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đối với sự thành công của Đề án nói riêng và sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam nói chung;
- Tuyên truyền về chính sách, pháp luật về đào tạo và phát triển nhân lực CNTT, các định hướng phát triển, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, các cơ chế đặc thù, giải pháp đột phá về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT của Đảng và Nhà nước;
- Tuyên truyền về các chương trình, đề án, dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT nhằm triển khai Đề án, về kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng 2020 theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Tuyên truyền về đào tạo CNTT chuyên nghiệp: tuyên truyền về lợi ích của việc đầu tư vào đào tạo nhân lực CNTT; về các mô hình đào tạo hiệu quả, các mô hình hợp tác nhà trường - doanh nghiệp thành công, các chương trình, giáo trình đào tạo CNTT tiên tiến; về chuẩn kỹ năng CNTT, xếp bậc nhân lực CNTT, về vai trò và tầm quan trọng của các kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng mềm, ngoại ngữ (tiếng Anh) trong đào tạo nhân lực CNTT, các chương trình đào tạo ngắn hạn, nâng cao, chuyên sâu về CNTT; các chứng chỉ chuyên môn về CNTT được công nhận rộng rãi trong và ngoài nước;
- Tuyên truyền về cơ hội học tập và làm việc trong ngành CNTT: tuyên truyền về nhu cầu thị trường nhân lực CNTT, về môi trường sống, làm việc trong ngành CNTT-TT trong nước và thế giới, thông tin về nhu cầu tuyển sinh và đào tạo CNTT của các trường để vận động, thu hút học sinh, sinh viên đăng ký học các ngành về CNTT-TT, thu hút chuyên gia ở nước ngoài đóng góp, làm việc cho ngành CNTT Việt Nam, thu hút chuyên gia các ngành khác học văn bằng 2, bổ sung, nâng cấp kiến thức và kỹ năng về CNTT để có thể làm việc trong ngành CNTT; tuyên truyền về các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng làm việc thiết yếu mà người làm CNTT cần được trang bị để đáp ứng yêu cầu làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, môi trường quốc tế; Thông tin về các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT, điều kiện tuyển dụng và cơ hội việc làm về CNTT;
- Tuyên truyền khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đối với nhu cầu của thị trường nhân lực quốc tế cũng như các công ty quốc tế tại Việt Nam; tuyên truyền về khả năng đào tạo và phát triển nhân lực CNTT, quy mô đào tạo của các trường, những điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh của nguồn nhân lực CNTT-TT Việt Nam;
- Tuyên truyền về đào tạo kỹ năng CNTT cho xã hội và người dân: tuyên truyền về các chương trình đào tạo tin học ứng dụng, các khóa đào tạo về kỹ năng CNTT cho người dùng, các khóa đào tạo sử dụng internet, các chương trình đào tạo từ xa, trực tuyến về CNTT, các trung tâm hỗ trợ sử dụng CNTT …
3. Thông tin, tuyên truyền về phát triển công nghiệp CNTT:
- Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của ngành công nghiệp CNTT, bao gồm các lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng - điện tử, công nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và sự thành công của Đề án nói riêng;
- Tuyên truyền về chính sách, pháp luật về công nghiệp CNTT, về môi trường đầu tư, các ngành nghề kinh doanh được ưu tiên phát triển, các chính sách ưu đãi, các cơ chế đặc thù để thúc đẩy phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp CNTT;
- Tuyên truyền về các tiềm năng, cơ hội phát triển, lợi thế cạnh tranh của công nghiệp CNTT Việt Nam; Tuyên truyền về các chương trình, đề án, dự án phát triển công nghiệp CNTT nhằm triển khai Đề án, về chương trình phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số, phần cứng - điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Tuyên truyền về hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ CNTT của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đầu tư của các tập đoàn kinh tế nhà nước như viễn thông, điện lực, hàng không, dầu khí … vào sản xuất, phát triển công nghiệp CNTT; tuyên truyền về hoạt động của các khu công nghệ thông tin tập trung, các vườn ươm doanh nghiệp;
- Tuyên truyền về các hoạt động nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp CNTT, những dự án đầu tư lớn của các quỹ đầu tư, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp CNTT; tuyên truyền về những doanh nghiệp điển hình thành công, những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, nội dung số, sản phẩm, linh kiện phần cứng - điện tử, kinh doanh dịch vụ CNTT hiệu quả, có khả năng cạnh tranh, tạo số lượng lớn công ăn việc làm, đem lại giá trị gia tăng cao); tuyên truyền về xu hướng sát nhập doanh nghiệp, hình thành những doanh nghiệp lớn về CNTT;
- Tuyên truyền về các thương hiệu, sản phẩm công nghiệp CNTT của Việt Nam có uy tín, có khả năng cạnh tranh cao, đủ khả năng thay thế sản phẩm nhập ngoại; tuyên truyền về các xu hướng công nghệ mới, mô hình điện toán đám mây, công nghệ thông tin xanh, các sản phẩm, dịch vụ CNTT điển hình, tiên tiến trong và ngoài nước;
- Tuyên truyền về cơ hội và sự phát triển của thị trường CNTT-TT Việt Nam, về thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, về chi tiêu cho CNTT tại Việt Nam, về các giải pháp để phát triển thị trường CNTT-TT Việt Nam.
4. Thông tin, tuyên truyền về ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở:
- Thông tin, tuyên truyền về vai trò và lợi ích của phần mềm mã nguồn mở, phần mềm tự do nguồn mở, và chuẩn mở trong việc làm chủ công nghệ, đảm bảo chủ quyền số, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, đảm bảo tính tương thích và khả năng nâng cấp mở rộng, cũng như thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT;
- Thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở và chuẩn mở của Đảng và nhà nước; tuyên truyền về hoạt động thúc đẩy ứng dụng phần mềm mã nguồn mở của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của các tập đoàn kinh tế nhà nước, cũng như của xã hội;
- Tuyên truyền, vận động ứng dụng chuẩn mở, phần mềm mã nguồn mở trong những ngành, lĩnh vực quan trọng như giáo dục đào tạo, an ninh, quốc phòng , ngân hàng, tài chính, trong cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền về những điển hình ứng dụng thành công phần mềm nguồn mở;
- Tuyên truyền về cộng đồng phần mềm mã nguồn mở, các tổ chức, doanh nghiệp phát triển sản phẩm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, đào tạo về phần mềm mã nguồn mở;
- Tuyên truyền về các giải pháp, sản phẩm phần mềm nguồn mở điển hình, phổ biến, (nhất là những sản phẩm phần mềm mã nguồn mở trong danh mục được Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo sử dụng), những sản phẩm phần mềm nguồn mở do Việt Nam phát triển, sản xuất;
- Thông tin, tuyên truyền về các kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn sử dụng các phần mềm nguồn mở điển hình, thông dụng.
5. Thông tin, tuyên truyền về phát triển hạ tầng viễn thông và CNTT:
- Tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông và CNTT, đặc biệt là hạ tầng viễn thông băng rộng và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, và đối với ngành CNTT-TT và Đề án nói riêng.
- Tuyên truyền về các quy định pháp luật và cơ chế chính sách, định hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển, những chương trình, dự án lớn về hạ tầng viễn thông, internet băng rộng, quy hoạch tần số, mạng viễn thông dùng riêng, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, và cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin số quốc gia;
- Tuyên truyền về những doanh nghiệp viễn thông đầu tư xây dựng được hạ tầng viễn thông băng rộng tiên tiến, dung lượng lớn, chất lượng cao, diện phủ rộng; những doanh nghiệp nỗ lực trong việc cáp quang hóa và ngầm hóa các đường cáp, sử dụng chung hạ tầng, phát triển các điểm truy cập cộng đồng, đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông;
- Tuyên truyền về những Bộ, ngành, địa phương điển hình trong việc sử dụng hiệu quả mạng viễn thông dùng riêng, trong việc xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin;
- Tuyên truyền về những công nghệ, sản phẩm, thiết bị, giải pháp mới, điển hình, tiên tiến phù hợp cho hạ tầng viễn thông băng rộng, các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, hạ tầng cơ sở dữ liệu và các hạ tầng viễn thông, CNTT khác tại Việt Nam;
6. Thông tin, tuyên truyền về các giải pháp phổ cập thông tin số đến các hộ gia đình:
- Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc đẩy mạnh phổ cập thông tin số đến các hộ gia đình, đến vùng sâu, vùng xa đối với việc đảm bảo công bằng xã hội, ổn định an ninh chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Tuyên truyền về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, về chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, về những chương trình, dự án lớn nhằm thúc đẩy phổ cập thông tin số đến hộ gia đình, đến vùng sâu, vùng xa;
- Tuyên truyền về những cơ quan, tổ chức điển hình trong việc triển khai các giải pháp phổ cập thông tin số đến các hộ gia đình, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở;
- Tuyên truyền về các hỗ trợ và đóng góp của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích và nguồn kinh phí đấu giá tần số trong việc trang bị các thiết bị thông tin số cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn;
- Tuyên truyền về chương trình sản xuất, cung cấp máy tính và thiết bị đầu cuối giá rẻ cho giáo viên, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thu nhập thấp, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; chương trình sản xuất và cung cấp thiết bị thông tin số phù hợp cho người cao tuổi và người khuyết tật; tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả các thiết bị thông tin số được cung cấp theo các chương trình trên.
7. Thông tin, tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội:
- Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như trong đời sống xã hội;
- Tuyên truyền về chính sách và pháp luật về ứng dụng CNTT, các chủ trương, chiến lược, chương trình, dự án ứng dụng CNTT lớn, về chương trình ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, và các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Tuyên truyền về hoạt động ứng dụng CNTT, các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT của các Bộ, ngành, địa phương; về vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác ứng dụng CNTT; về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của giám đốc CNTT;
- Tuyên truyền về kiến trúc Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử; về các mô hình ứng dụng CNTT hiệu quả, điển hình cho các cơ quan thuộc Bộ ngành, địa phương các cấp; về các giải pháp, phần mềm quản lý điều hành tiên tiến, các giải pháp ứng dụng CNTT tiêu biểu; các điển hình công ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, xã hội;
- Tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành tiêu biểu, phù hợp cho việc ứng dụng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, ngân hàng, tài chính, thuế, hải quan, hàng không, quốc phòng, an ninh, giao thông, thông tin địa lý, quản lý đô thị, môi trường, y tế, giáo dục, các sản phẩm, dịch vụ truyền hình Internet, truyền hình di động;
- Tuyên truyền về các đề án, dự án nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội.
8. Thông tin, tuyên truyền về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực CNTT-TT:
- Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với sự phát triển của ngành CNTT-TT nói chung, với sự thành công của Đề án nói riêng;
- Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, định hướng nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT; về các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu trọng điểm về CNTT-TT; về việc xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm dùng chung về CNTT;
- Tuyên truyền về các tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhiều thành tích trong nghiên cứu phát triển về CNTT; tuyên truyền về các bằng phát minh, sáng chế về CNTT-TT của các tổ chức, cá nhân Việt Nam;
- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp CNTT-TT tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển; về các hoạt động nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển về CNTT của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và của các doanh nghiệp;
- Tuyên truyền về các ý tưởng sáng tạo, các kết quả nghiên cứu mới về CNTT; về các điển hình thành công trong việc nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ CNTT mang thương hiệu Việt Nam, có thể thay thế sản phẩm nhập ngoại, có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu cao (chú trọng công nghệ chip, công nghệ cảm biến, thiết bị thông minh, thiết bị tiết kiệm điện, phần mềm lõi, phần mềm nhúng, giải pháp an toàn thông tin).
9. Các nội dung thông tin, tuyên truyền khác
- Thông tin, tuyên truyền về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNTT-TT: tuyên truyền về hội nhập quốc tế về CNTT-TT của Việt Nam; về việc tham gia vào các chương trình hợp tác phát triển CNTT-TT chung của khu vực; tham gia vào các liên minh, tổ chức CNTT-TT quốc tế; tuyên truyền về các thỏa thuận hợp tác của Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước, các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp quốc tế; tuyên truyền về hoạt động của các tổ chức, nhà đầu tư quốc tế, các dự án đầu tư nước ngoài trọng điểm vào lĩnh vực CNTT-TT;
- Tuyên truyền về các sự kiện nổi bật, các hội thảo, hội nghị, các cuộc thi, các giải thưởng về CNTT-TT;
- Tuyên truyền về các nội dung khác theo hướng dẫn và đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông phù hợp với quá trình triển khai Đề án và tình hình phát triển chung của ngành CNTT-TT.
IV. PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
Công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án cần được triển khai liên tục, đồng bộ, bằng nhiều phương thức, hình thức, loại hình, sinh động, phong phú, thiết thực, kịp thời, cụ thể như sau:
1. Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:
a) Có các bài viết, bài nói, phóng sự, tin tức, phim, ảnh về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền được đăng tải, xuất bản, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về CNTT-TT và về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Sử dụng hình thức tọa đàm, phóng sự, đối thoại trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;
d) Tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu, những giải thưởng liên quan đến các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;
đ) Xuất bản những bản tin chuyên ngành về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;
e) Sản xuất những phim tài liệu, phóng sự về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền để phát sóng và đăng tải.
2. Biên soạn và phát hành các ấn phẩm thông tin, tuyên truyền
a) Biên soạn và phát hành các tờ rơi, ấn phẩm, video clip, video CD … về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền.
b) Biên soạn và phát hành sổ tay, tài liệu các nội dung cần thông tin, tuyên truyền để tập huấn, hướng dẫn đội ngũ phóng viên, tuyên truyền viên và các cá nhân, tổ chức tham gia thông tin tuyên truyền về Đề án.
c) Phát hành bản in về Đề án, nhằm cập nhật, định hướng thông tin (về chuyên môn), thường xuyên, số ra tháng hoặc quý.
d) Xuất bản các tờ rơi, ấn phẩm, video clip, video CD … về Đề án.
3. Tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị, tọa đàm
a) Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, giao ban, tập huấn để quán triệt tinh thần và hướng dẫn về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền cho các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án.
b) Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm (qua nhiều hình thức như trực tiếp, trực tuyến, kết hợp cả trực tiếp và từ xa) nhằm mục đích thông tin, tuyên truyền về Đề án, quảng bá về ngành CNTT-TT và về Đề án; tổ chức các ngày hội CNTT, tuần lễ CNTT, diễn đàn CNTT trong và ngoài nước.
c) Tham gia trưng bày, triển lãm, trình bày, quảng bá về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền trong các sự kiện, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm lớn về CNTT-TT trong nước và quốc tế.
d) Tổ chức các giải thưởng, trao thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện Đề án; tổ chức đánh giá, xếp hạng các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của Đề án; tổ chức các cuộc thi về CNTT-TT.
đ) Tổ chức chương trình văn hóa, văn nghệ gắn với công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án.
4. Các phương thức thông tin, tuyên truyền khác
a) Thông tin, tuyên truyền bằng hình thức cổ động trực quan: pa nô, áp phích v.v….
b) Tổ chức các đội thông tin lưu động, đặc biệt là tới miền núi, vùng sâu, vùng xa; thông tin tuyên truyền tại các điểm văn hóa xã, phường, phát trên các đài truyền thanh ở cơ sở.
c) Tổ chức các lễ ký kết, đăng ký tham gia triển khai Đề án cho các tổ chức, doanh nghiệp CNTT-TT.
d) Tổ chức các cuộc thi về CNTT tại các trường phổ thông trung học, đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, các cơ quan, đơn vị cùng áp dụng công nghệ thông tin cho hoạt động của lĩnh vực, ngành …
đ) Tổ chức tư vấn về nghề CNTT cho học sinh, sinh viên.
1. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1.1. Các nhiệm vụ chung:
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin, tuyên truyền và các đơn vị liên quan trong phạm vi mình phụ trách sử dụng tối đa phương tiện của mình để triển khai thực hiện Kế hoạch này;
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được giao triển khai, thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án phối hợp, cung cấp các thông tin, tư liệu liên quan cho các cơ quan, đơn vị báo chí, thông tin, tuyên truyền phục vụ cho việc thực hiện Kế hoạch này;
- Ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp thông tin, tuyên truyền và các nguồn kinh phí phù hợp khác để triển khai thực hiện Kế hoạch.
1.2. Nhiệm vụ riêng của một số cơ quan:
Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chung nói trên, các cơ quan có tên sau đây cần thực hiện thêm một số nhiệm vụ, cụ thể như sau:
a. Bộ Thông tin và Truyền thông:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đốc thúc các cơ quan thông tấn báo chí, các Sở Thông tin và Truyền thông triển khai Kế hoạch và định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thông tin tuyên truyền về Đề án; cung cấp thông tin, tư liệu liên quan đến các nội dung cần thông tin tuyên truyền cho các cơ quan thông tấn báo chí và các đơn vị liên quan; trực tiếp thực hiện một số nội dung thông tin tuyên truyền về Đề án phù hợp; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác thông tin tuyên truyền về Đề án. Trách nhiệm cụ thể của một số cơ quan, đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
- Cục báo chí: là đầu mối tổ chức, hướng dẫn, tập huấn cho các cơ quan báo chí, đơn vị thông tin, tuyên truyền triển khai Kế hoạch; xây dựng các sổ tay, tài liệu phục vụ công tác hướng dẫn, tập huấn về thông tin tuyên truyền; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện thông tin, tuyên truyền về Đề án; đôn đốc và kiểm tra các cơ quan báo chí, các đơn vị liên quan triển khai công tác thông tin tuyên truyền trên các báo giấy, tạp chí, xuất bản phẩm; trực tiếp tổ chức thực hiện một số hoạt động thông tin tuyên truyền về Đề án thông qua các hình thức, phương thức phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Cục quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử: là đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các đài phát thanh, truyền hình, các báo điện tử và các đơn vị liên quan triển khai công tác thông tin tuyên truyền về Đề án trên các phương tiện, phát thanh, truyền hình và các trang thông tin điện tử; trực tiếp tổ chức thực hiện một số hoạt động thông tin tuyên truyền về Đề án thông qua các hình thức, phương thức phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Cục thông tin đối ngoại: là đầu mối tổ chức công tác thông tin tuyên truyền Đề án ra nước ngoài;
- Trung tâm thông tin: là đầu mối tổ chức xây dựng và thực hiện các nội dung thông tin tuyên truyền trên website của Bộ Thông tin và Truyền thông, qua các ấn phẩm thông tin, tuyên truyền của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, báo Bưu điện Việt Nam, tạp chí CNTT-TT, báo điện tử VietnamNet cùng các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình và trang thông tin điện tử, các cơ quan truyền thông khác của Bộ Thông tin và Truyền thông: tổ chức xây dựng và triển khai các chương trình thông tin tuyên truyền về Đề án trên các kênh truyền hình và các phương tiện báo chí, truyền thông được giao phụ trách.
- Các cơ quan, đơn vị chuyên môn được giao chủ trì triển khai các nhiệm vụ chính của Đề án: là đầu mối đề xuất các nội dung trọng tâm cần thông tin, tuyên truyền trong phạm vi nhiệm vụ mà mình phụ trách; cung cấp các thông tin, tư liệu liên quan phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền; trực tiếp tổ chức thực hiện một số hoạt động thông tin tuyên truyền trong phạm vi nhiệm vụ triển khai Đề án được giao.
- Vụ CNTT - Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT: là cơ quan thường trực triển khai Kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông; phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính để tổng hợp đề xuất của các đơn vị và trình phê duyệt chủ trương, kế hoạch kinh phí hàng năm thực hiện các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về Đề án; tổng hợp; xây dựng các nội dung trọng tâm cần tuyên truyền theo từng lĩnh vực, phù hợp với từng giai đoạn trên cơ sở đề xuất của các đơn vị chuyên môn; là đầu mối tổng hợp, biên tập và cung cấp các thông tin, tư liệu liên quan về Đề án phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền; trực tiếp tổ chức thực hiện một số hoạt động thông tin tuyên truyền trong phạm vi nhiệm vụ triển khai Đề án được giao.
b. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về Đề án trong chương trình giáo dục nhằm tư vấn nghề CNTT-TT cho học sinh, sinh viên, nâng cao văn hóa khai thác và sử dụng CNTT lành mạnh.
c. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực CNTT-TT. Cung cấp các danh mục sản phẩm, công nghệ mới cần tập trung tuyên truyền cho các đơn vị tuyên truyền.
d. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, lồng ghép các nội dung thông tin, tuyên truyền về Đề án trong chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia để thu hút đầu tư vào lĩnh vực CNTT.
đ. Bộ Công Thương:
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, lồng ghép các nội dung thông tin, tuyên truyền về Đề án trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước về CNTT.
2. Các cơ quan thông tấn, báo chí
- Sử dụng tối đa phương tiện của mình để thông tin, tuyên truyền Đề án, thông qua các phương thức, hình thức đa dạng, phong phú; cử phóng viên chuyên trách cũng như sử dụng các cộng tác viên để viết bài, đưa tin, xây dựng các phóng sự, phim, ảnh, tài liệu tuyên truyền để đăng tải, phát sóng;
- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: xây dựng chuyên mục, chương trình, dành thời lượng phù hợp để tổ chức phát sóng tuyên truyền; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đề án trên sóng của Đài mình;
- Các báo, tạp chí in: xây dựng và duy trì thường xuyên các chuyên trang, chuyên mục; xuất bản các chuyên đề tuyên truyền; Xuất bản phụ trương, đặc san về Đề án;
- Các báo điện tử (Internet): Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các diễn đàn trên mạng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền
3. Các hiệp hội trong lĩnh vực công nghệ
- Tuyên truyền, vận động các thành viên ... Kế hoạch tuyên truyền về Đề án.
- Cung cấp thông tin, tư liệu và tạo điều ... công tác thông tin, tuyên truyền.
4. Các Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, định hướng, đốc thúc các cơ quan báo chí, thông tin, tuyên truyền ở địa phương mình triển khai thực hiện thông tin, tuyên truyền về Đề án và Kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương;
- Cung cấp thông tin, tư liệu liên quan đến Đề án và Kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền;
- Trực tiếp thực hiện một số hoạt động thông tin tuyên truyền về Đề án, và Kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương thông qua các hình thức phù hợp như biên soạn các ấn phẩm, tài liệu, pa nô, áp phích tuyên truyền, tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội chợ, triển lãm, các giải thưởng về CNTT-TT tại địa phương mình.
Kinh phí triển khai công tác thông tin, tuyên truyền Đề án của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí được lấy từ nguồn kinh phí triển khai thực hiện Đề án; từ kế hoạch triển khai Đề án đã được phê duyệt; từ nguồn vốn sự nghiệp thông tin tuyên truyền của cơ quan, đơn vị; và từ các nguồn ngân sách khác phù hợp với quy định.
Ngoài ra, kinh phí cho công tác thông tin, tuyên truyền Đề án có thể được huy động từ nguồn hỗ trợ, tài trợ hợp pháp khác.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 698/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1755/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Kế hoạch 2626/KH-BTTTT về thông tin, tuyên truyền Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 2626/KH-BTTTT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/08/2011
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Đỗ Quý Doãn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định