Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 251/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 26 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG NĂM 2022

Vụ Đông là vụ sản xuất hàng hóa quan trọng đối với sản xuất trồng trọt, sản phẩm cây vụ Đông rất đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng, ổn định và mang lại thu nhập cao cho người dân. Kết quả trong sản xuất vụ Đông có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng lĩnh vực Trồng trọt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với mục tiêu đẩy mạnh sản xuất vụ Đông theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất canh tác, tăng hệ số sử dụng đất và từng bước đưa vụ Đông trở thành một trong các vụ sản xuất chính trong năm, góp phần tăng tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt trong cơ cấu ngành Nông nghiệp. Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4595/TTr-SNNPTNT ngày 10/10/2022. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2022 với các nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2021

1. Kết quả sản xuất vụ Đông năm 2021

Năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế toàn cầu, lĩnh vực trồng trọt gặp không ít khó khăn do việc tiêu thụ sản phẩm. Nhưng được sự quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự cố gắng nỗ lực của bà con nông dân, vụ Đông năm 2021 đã giành thắng lợi về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, góp phần cho sự tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp;

- Diện tích gieo trồng cây vụ Đông năm 2021 đạt 6.896,92 ha, năng suất của hầu hết các cây trồng đều đạt định mức, cây trồng có giá trị cao được mở rộng diện tích; giá trị sản xuất vụ Đông năm 2021 ước đạt 1.387,310 triệu đồng. Những cây trồng có giá trị cao được các địa phương đưa vào sản xuất như khoai tây, củ đậu đạt giá trị 150-200 triệu đồng/ha; rau cao cấp 100-150 triệu đồng/ha; hoa cây cảnh từ 300-500 triệu đồng/ha;

- Diện tích tích tụ ruộng đất để sản xuất rau màu, khoai tây, hoa đạt khoảng 500 ha; việc tích tụ ruộng đất đã tạo thuận lợi cho phát triển cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

2. Một số hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong sản xuất vụ Đông 2021

2.1. Hạn chế

- Một số địa phương chưa tuân thủ lịch thời vụ, không có kế hoạch sản xuất cây vụ Đông dẫn đến tình trạng không bố trí diện tích lúa mùa sớm để sản xuất cây vụ Đông;

- Chưa đổi mới tổ chức sản xuất để hướng tới xây dựng thương hiệu nông sản; đầu ra một số sản phẩm rau màu vụ Đông bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 mức độ tiêu thụ chậm, giá trị thặng dư trong sản xuất chưa cao; vai trò của các Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp chưa thực sự đáp ứng việc tìm đầu ra sản phẩm và cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân; nông dân sản xuất còn mang tính tự sản tự tiêu, ít có tư tưởng làm hàng hóa và thương mại; vẫn còn tồn tại nhiều hộ sản xuất, sản xuất với mục đích giữ ruộng;

- Tỷ lệ tiêu thụ nông sản theo các hợp đồng liên kết chưa cao, tình trạng phá vỡ hợp đồng liên kết vẫn xảy ra, chưa có chế tài xử lý triệt để; chất lượng nông sản phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường; các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa có cơ sở chế biến, bảo quản nông sản nên tính liên kết thiếu tính bền vững.

2.2. Nguyên nhân của sự hạn chế

- Một số địa phương chưa làm tốt công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất cây vụ Đông, đặc biệt là khâu chấp hành lịch thời vụ; công tác phối hợp của một số cơ quan, tổ chức chưa đạt hiệu quả cao để giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với các điều kiện thúc đẩy sản xuất cây vụ Đông cho nông dân; nhận thức của một số cán bộ và địa phương chưa đầy đủ về việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và phát triển thị trường; nhận thức của nông dân còn mang nặng tính sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp, chưa hình thành tư tưởng sản xuất nông nghiệp thành hàng hóa;

- Hiệu quả đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, do đó chưa thu hút được các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào sản xuất cây vụ Đông.

2.3. Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp từ tỉnh đến các địa phương phải được thực hiện thường xuyên để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất; cơ quan thông tin đại chúng kịp thời đưa tin, bài về sản xuất, nội dung chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về sản xuất cây vụ Đông;

- Các địa phương cần chủ động phát triển, nhân rộng, xây dựng cơ chế hỗ trợ các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây vụ Đông đặc biệt là các cây trồng có giá trị kinh tế cao[1]. Trong sản xuất phải sử dụng phân bón hợp lý, tập trung sử dụng phân bón NPK có hàm lượng cao, phân bón hữu cơ phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, an toàn bảo vệ môi trường, sử dụng nước tưới hợp lý, tiết kiệm phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, tăng giá trị nông sản;

- Huy động tối đa lực lượng cán bộ kỹ thuật nông nghiệp từ tỉnh, huyện để chỉ đạo, tăng cường xuống các địa phương phối hợp với cán bộ cấp xã chỉ đạo sản xuất phù hợp với đặc thù địa phương; phát huy kinh nghiệm, sáng tạo của lực lượng cán bộ kỹ thuật nông nghiệp các cấp;

- Sự chủ động, tích cực của các đoàn thể chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp cùng phối hợp tham gia tuyên truyền, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; tăng cường tập huấn kỹ thuật sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho nông dân, vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP

1. Một số yếu tố tác động đến sản xuất vụ Đông năm 2022

- Sản xuất vụ Đông đối mặt với biến đổi của điều kiện thời tiết khí hậu, nguy cơ phát sinh và bùng phát dịch bệnh mới rất khó lường, đặc biệt là các bệnh do virus gây ra;

- Hiệu quả của việc tập trung sản xuất trồng trọt quy mô lớn ở vụ Đông tiếp tục là động lực để nông dân mở rộng quy mô sản xuất ở vụ Đông năm 2022;

- Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định triển khai thực hiện Nghị Quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh là điều kiện để thu hút các doanh nghiệp tập trung liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

2. Quan điểm

- Kết quả sản xuất vụ Đông hết sức quan trọng với việc ổn định xã hội, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo đời sống của nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh lương thực góp phần tăng trưởng ngành nông nghiệp trong năm 2023;

- Tập trung thu hoạch nhanh lúa Mùa sớm để có quỹ đất trồng cây vụ Đông ưa ấm;

- Mở rộng diện tích và phát triển một số cây màu vụ Đông có giá trị kinh tế cao, có lợi thế về thị trường để tăng thu nhập cho nông dân.

3. Mục tiêu

Toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 7.748,13 ha cây trồng vụ Đông các loại (Ngô, lạc, rau, hoa các loại, khoai lang, khoai tây...). Cụ thể:

Cây ngô: 1.035,2 ha; Đậu tương: 13 ha; Cây lạc: 15,3 ha; Khoai lang: 958,08 ha; Khoai tây: 281,3 ha; Rau các loại: 4.316,5 ha; Cây hoa các loại: 262,95 ha; Cây khác: 865,8 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục chi tiết kèm theo)

Tổ chức lại sản xuất một số đối tượng cây trồng, xây dựng 5-6 mô hình quản lý sản xuất, cấp mã số vùng trồng, chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt và xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm. Diện tích sản xuất trồng trọt có liên kết tiêu thụ sản phẩm khoảng 1.000 ha.

4. Các giải pháp sản xuất vụ Đông năm 2022

4.1. Bố trí quỹ đất để tổ chức sản xuất

- Tăng cơ cấu giống cây trồng chất lượng cao phù hợp với quỹ đất hiện có của từng địa phương, các vùng có tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng, chủ động tưới tiêu;

- Bố trí quỹ đất dành cho nhân dân địa phương thuê, mượn sản xuất, được chủ động ngay từ cơ sở, trên cơ sở rà soát các hộ gia đình không có nhu cầu trồng cây vụ Đông cho các hộ có nhu cầu sản xuất thuê, mượn để hạn chế việc bỏ ruộng không canh tác.

4.2. Giải pháp về chỉ đạo

- Chủ động xử lý và có kế hoạch ứng phó với các tình huống bất lợi trong sản xuất trồng trọt ở vụ Đông như hạn, chuột hại cây trồng; Tăng cường lực lượng cán bộ kỹ thuật ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuống cơ sở tuyên truyền, tập huấn và chỉ đạo quyết liệt về cơ cấu giống, lịch thời vụ, quy trình canh tác và công tác bảo vệ thực vật;

- Tăng cường chỉ đạo và tổ chức sản xuất với phương châm bảo đảm an ninh lương thực, tăng cường tiêu thụ nông sản, nâng cao đời sống của nhân dân; đổi mới sản xuất để xây dựng thương hiệu nông sản, phát triển cây trồng có lợi thế;

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quảng bá và cung ứng vật tư nông nghiệp; kiên quyết xử lý các tổ chức, đơn vị, cá nhân buôn bán giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, tuyên truyền quảng cáo không đúng quy định.

4.3. Giải pháp về kỹ thuật

- Đối với nhóm cây ưa ấm

Cây ngô: Mở rộng diện tích ngô sinh khối, ngô thực phẩm, ngô ăn tươi: Ngô nếp (Giống HN88, Giống HN68, TBM18...) ngô đường năng suất cao, chất lượng tốt; các giống ngô có sinh khối lớn, chất lượng cao để làm thức ăn chăn nuôi (giống ngô lai NK66, NK6654), giống có khả năng chịu hạn tốt, giống ngô Biosed 06, C919. Đối với ngô nếp, ngô đường, ngô rau có thời gian sinh trưởng ngắn, sử dụng bắp tươi; ngô làm thức ăn xanh cho chăn nuôi; sử dụng các biện pháp kỹ thuật như làm bầu ngô, làm đất tối thiểu, tăng mật độ ngô 6-7 vạn cây/ha đối với đất màu; 5,7-6 vạn cây/ha đối với đất 2 lúa; bón phân sớm, đủ lượng và cân đối.

Cây bí xanh, bí ngô, dưa chuột, ớt: Khuyến cáo nông dân và các địa phương nên sử dụng các giống lai F1 như: Bí xanh HN999, Dưa chuột Thái Lan Chiatai 336, bí đỏ Gotal 999, bí đỏ Gotal 998...); áp dụng kỹ thuật làm bầu (nhóm dưa, bí), ươm cây con (ớt...) và chăm sóc cây con. Đối với bầu bí, dưa chuột có thể áp dụng kỹ thuật trồng gối bằng cách rạch lúa đặt bầu trước khi thu hoạch lúa để tranh thủ thời vụ.

- Đối với nhóm cây ưa lạnh

Khoai tây: Tập trung trồng trên chân đất trồng lúa; giống khoai tây sử dụng các giống Marabel, Solara, Atlantic, Diamant... được lựa chọn từ những ruộng giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh và được bảo quản trong kho lạnh;

Rau, đậu: Lựa chọn các giống chất lượng, chống chịu thời tiết tốt, vụ sớm chọn giống chịu nhiệt. Giống cải bắp như KK cross, Sakata No70 chịu nhiệt, Hoa sen 570, N075, NS cross; su hào như B40 chịu nhiệt; súp lơ như Sakata 1502, súp lơ xanh F1 Marathone, White Corona, Nông Hữu.

- Về thời vụ: theo hướng dẫn lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung ổn định theo quy trình sản xuất rau an toàn, áp dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm, sử dụng màng phủ nông nghiệp trong trồng rau, dưa, bí, lạc..., tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh Bio Ong Biển, Bio Trường sơn, Azotobacterin... Tận dụng tốt điều kiện đất đai, nhân lực, thời vụ, mở rộng tối đa diện tích gieo trồng, chủ động trồng rải vụ, trồng các loại rau đậu có giá trị và thị trường tiêu thụ tốt.

Hoa cây cảnh: Chú trọng mở rộng diện tích trồng các loại hoa phục vụ Tết tại một số vùng trọng điểm của thành phố Hạ Long, thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên. Sử dụng đa dạng những giống hoa có chất lượng: Hoa Lily, Hoa cúc, Đồng tiền, Hoa lan, Hoa hồng và một số loài hoa nhập nội có giá trị.

Thời vụ: theo hướng dẫn lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phân bón: Khuyến cáo nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa mùa (khuyến cáo nghiêm cấm đốt rơm rạ); tăng cường sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh để tránh ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, nâng cao độ phì cho đất bằng một trong các loại sau: Bio Ong Biển, Trường sơn Bio, AZotobacterin... Bón cân đối phân đạm, lân và kali với phương châm bón lót sâu, thúc sớm, khuyến khích sử dụng phân tổng hợp NPK hàm lượng cao, phân có hàm lượng hữu cơ cao;

- Ứng dụng các quy trình thâm canh tiên tiến: ứng dụng Chương trình IPM cho rau màu để hạn chế tối đa việc dùng thuốc Bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không ô nhiễm môi trường tạo cho cây khỏe, tăng sức đề kháng của cây; tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, điều tiết nước hợp lý; thường xuyên theo dõi đồng ruộng... tăng hiệu quả sản xuất hạn chế sâu bệnh phát sinh;

- Bảo vệ thực vật: Hướng dẫn nông dân sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học trong phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo sớm các đối tượng sâu, bệnh gây hại cây trồng; hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng chống chuột ngay từ đầu vụ;

- Điều hành nước: quan điểm xuyên suốt cả vụ (giữ cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng); ứng dụng việc tưới tiết kiệm, làm tốt công tác khơi thông dòng chảy trên các trục chính và hệ thống kênh mương nội đồng thuận lợi cho công tác tiêu úng.

4.4. Tổ chức sản xuất

- Hình thành các doanh nghiệp, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hội nghề nghiệp sản xuất chuyên canh cây trồng để thực hiện cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản xuất trồng trọt; chủ động trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

- Tập trung đất đai để sản xuất cây vụ đông trên quy mô lớn, trên cơ sở người dân địa phương thuê, mượn ruộng để sản xuất;

- Từng bước khôi phục và mở rộng diện tích một số cây vụ Đông có lợi thế về thị trường và thổ nhưỡng đất đai để nâng cao thu nhập cho nông dân;

- Các địa phương có diện tích cây vụ Đông nhiều, sản phẩm hàng hóa lớn như Đông Triều phải tính trước đầu ra cho bà con nông dân.

4.5. Giải pháp về tuyên truyền

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự quyết tâm cao trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống cơ sở để triển khai, thực hiện Kế hoạch sản xuất cây vụ Đông năm 2022 trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng chung đến nền kinh tế toàn cầu;

- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người sản xuất trồng trọt với việc đổi mới tổ chức sản xuất tạo giá trị bền vững xây dựng thương hiệu tạo sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong thị trường trong nước và quốc tế;

- Tuyên truyền các mô hình tập trung sản xuất có hiệu quả kinh tế được hình thành từ công tác dân vận khéo của chính quyền cấp cơ sở; chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng, cây dược liệu, hoa, cây cảnh và cây hàng năm khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân;

- Tuyên truyền, mở rộng hình thức liên kết sản xuất, cho thuê ruộng, áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất, chăm sóc cây rau màu, giúp giải phóng sức lao động trong bối cảnh lao động nông nghiệp ngày càng thiếu và yếu;

- Tuyên truyền về các tiến bộ khoa học kỹ thuật, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng.

4.6. Cơ chế, chính sách phát triển sản xuất vụ Đông năm 2022

Các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể tập trung cho hỗ trợ giống mới, hỗ trợ tổ chức chức diệt chuột, sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất cây vụ Đông... để phát triển và bảo vệ nông nghiệp của địa phương đảm bảo có tính hiệu quả và bền vững.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hướng dẫn khung lịch thời vụ cho các loại cây trồng vụ Đông chính trên địa bàn tỉnh;

- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả sản xuất của các địa phương, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện; chỉ đạo các đơn vị trong ngành xây dựng kế hoạch, phối hợp với các địa phương chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ sản xuất cây vụ Đông;

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở phối hợp chặt chẽ với các địa phương chủ động tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch sản xuất cây vụ Đông của tỉnh; Cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, trái với các quy định của Nhà nước, tăng cường công tác quản lý thuốc diệt cỏ trên địa bàn tỉnh;

- Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Triển khai Kế hoạch sản xuất đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp;

- Phân công nhiệm vụ các phòng, ban xuống cơ sở chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các xã, phường, thị trấn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp trong thực hiện Kế hoạch sản xuất cây vụ Đông năm 2022;

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất ở địa phương như: Quản lý việc cung ứng giống cây trồng, phân bón vật tư nông nghiệp để phục vụ sản xuất;

- Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp.

3. Các sở, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch bảo đảm hiệu quả, thiết thực.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị, xã hội tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân hiểu và nắm vững chủ trương sản xuất cây vụ Đông của tỉnh, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2022 và những năm tiếp theo.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- CT, P4 UBND tỉnh (b/c);
- UBMTTQ tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT, CT, TC, KHĐT, KHCN;
- UBND các huyện, tx, tp;
- V0, V1, V2, NLN1, 3;
- Lưu VT, NLN3, (03b, KH27).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thành

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 251/KH-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

Chỉ tiêu

 

ĐVT

Tổng

Đông Triều

Uông Bí

Qung Yên

Hạ Long

Cm Phả

Vân Đồn

Ba Chẽ

Tiên Yên

Bình Liêu

Đầm Hà

Hải Hà

Móng Cái

Cô

Tổng DTGT

 

 

7.748

1351

178

2055.95

497.28

55

80

118

478.6

421.3

1.026

710

762

15

SLLT

 

 

4.181

735.2

146

289.5

406

0

16

0

569

77

1449

318.8

175

0

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây ngô

DT

ha

1.035

180.2

40

75

116

 

5

 

129

25

345

70

50

 

 

NS

Tạ/ha

40.3

40.7

36.5

38.6

35

 

32

 

44.1

30.8

42

45.5

35

 

 

SL

Tấn

4.181

735.2

146

289.5

406

 

16

 

569

77

1449

318.8

175

 

Khoai lang

DT

ha

958.08

 

20

38

37.88

15

20

 

89.8

132.4

185

120

300

 

 

NS

Tạ/ha

58.4

 

66.5

51.5

50

54.6

64

 

66.5

46.3

57

54.4

65

 

 

SL

Tấn

5.597

 

133

195.7

189.4

81.9

128

 

597.7

614.3

1054.5

652.8

1950

 

Khoai tây

DT

ha

281.3

210

3

14

3.3

5

 

 

26

 

 

 

20

 

 

NS

Tạ/ha

121.6

118

86.6

135.2

140

180

 

 

143

 

 

 

110

 

 

SL

Tấn

3.421

2478

26

189.28

46.2

90

 

 

372

 

 

 

220

 

Đỗ tương

DT

ha

13

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

NS

Tạ/ha

16.3

 

 

 

 

 

 

 

16.3

 

 

 

 

 

 

SL

Tấn

21.3

 

 

 

 

 

 

 

21.3

 

 

 

 

 

Lạc

DT

ha

15.3

 

 

 

 

 

 

 

15.3

 

 

 

 

 

 

NS

Tạ/ha

17.3

 

 

 

 

 

 

 

17.3

 

 

 

 

 

 

SL

Tấn

26.5

 

 

 

 

 

 

 

26.5

 

 

 

 

 

Rau

DT

ha

4316.5

 

110

1899

250.1

35

55

118

205.5

263.9

465

520

380

15

 

NS

Tạ/ha

128

 

138

164

0

280

125

0

141.8

113.1

104

102

130

105

 

SL

Tấn

55.468

 

1518

31.143

 

980

687.5

 

2.914

2.987

4836

5304

4940

157.5

Hoa

DT

ha

262.9

239

5

18.95

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NS

Tạ/ha

0

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SL

Tấn

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây khác

DT

ha

865.8

721.8

 

11

90

 

 

 

 

 

31

 

12

 

 

SL

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Mô hình liên kết sản xuất khoai tây, cây củ đậu, sản xuất hoa cây cảnh tại Đông Triều, thành phố Hạ Long, Cẩm Phả...

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 251/KH-UBND về sản xuất cây vụ Đông năm 2022 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

  • Số hiệu: 251/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 26/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Phạm Văn Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản