Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/KH-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 08 tháng 02 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”; Công văn số 5197/BGDĐT-GDTX ngày 12/11/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thí điểm công nhận huyện/thành phố học tập, tỉnh học tập;
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố học tập, tỉnh học tập trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Góp phần vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng một nền giáo dục mở thực học, phát huy tốt nhất tiềm năng riêng của mỗi cán bộ, công chức và mục tiêu cộng đồng xây dựng xã hội học tập.
- Động viên, khuyến khích xây dựng các mô hình học tập ở cơ sở, tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập.
- Đánh giá được mức độ phù hợp với thực tiễn của Bộ tiêu chí để triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh nhằm hoàn thành mục tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”.
2. Yêu cầu
- Tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành; đề cao trách nhiệm tự đánh giá UBND cấp huyện theo các nội dung tiêu chí và mức độ đánh giá (3 mức độ) trong Bộ tiêu chí.
- Việc tự đánh giá của các địa phương phải phản ánh trung thực, chính xác, khách quan, toàn diện tình hình xây dựng huyện/thị xã/thành phố học tập, tỉnh học tập; bảo đảm rõ ràng, đầy đủ và thống nhất thông tin thu nhận được từ hoạt động tự đánh giá; có số liệu dẫn chứng minh họa và các tài liệu kiểm chứng kèm theo.
- Có sự phù hợp của các phương pháp, công cụ đánh giá đối với mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung đánh giá.
- Tổng hợp kết quả thí điểm kịp thời gian, tiến độ quy định.
- Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố học tập gồm 3 tiêu chuẩn, 6 tiêu chí và 16 chỉ báo.
- Bộ tiêu chí công nhận tỉnh học tập gồm 3 tiêu chuẩn, 6 tiêu chí và 20 chỉ báo (bao gồm 16 chỉ báo thuộc Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố học tập; bổ sung thêm 04 chỉ báo mang tính đặc thù của đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm chỉ báo về: tổng sản phẩm trên địa bàn; hoạt động nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ; tỷ lệ lao động qua đào tạo và hoạt động hợp tác quốc tế).
III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NHẬN HUYỆN/THÀNH PHỐ, TỈNH HỌC TẬP
1. Đối với danh hiệu huyện/thị xã/thành phố học tập (sử dụng Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố học tập)
- Có 3 mức độ công nhận huyện/thị xã/thành phố học tập: Mức độ 1, mức độ 2 và mức độ 3; mức độ 3 là mức độ công nhận cao nhất (theo Phụ lục 1 đính kèm).
- Điều kiện tiên quyết:
Được đánh giá đạt đối với tất cả các chỉ báo thuộc các tiêu chí 1.1, 1.2, 3.1, 3.2 và chỉ báo 2.2.3 thuộc tiêu chí 2.2;
Đạt từ 70% đối với với tất cả các chỉ báo thuộc tiêu chí 2.1 và các chỉ báo 2.2.1, 2.2.2, 2.2.4 thuộc tiêu chí 2.2.
- Điều kiện về ngưỡng tối thiểu:
Huyện/thị xã/thành phố được công nhận là huyện/thành phố học tập mức độ 1 khi: Đạt 70% - 80% đối với tất cả các chỉ báo thuộc tiêu chí 2.1 và các chỉ báo 2.2.1, 2.2.2, 2.2.4 thuộc tiêu chí 2.2.
Huyện/thị xã/thành phố được công nhận là huyện/thành phố học tập mức độ 2 khi: Đạt trên 80% - 90% đối với tất cả các chỉ báo thuộc tiêu chí 2.1 và các chỉ báo 2.2.1, 2.2.2, 2.2.4 thuộc tiêu chí 2.2; khi có từ một trong số các chỉ báo trên đạt 70% - 80% thì công nhận huyện/thành phố mức độ 1.
Huyện/thị xã/thành phố được công nhận là huyện/thành phố học tập mức độ 3 khi: Đạt ở mức trên 90% - 100% đối với tất cả các chỉ báo thuộc tiêu chí 2.1 và các chỉ báo 2.2.1, 2.2.2, 2.2.4 thuộc tiêu chí 2.2; khi có từ một trong số các chỉ báo trên đạt 80% - 90% thì công nhận huyện/thành phố mức độ 2; khi có từ một trong số các chỉ báo trên đạt 70% - 80% thì công nhận huyện/thành phố mức độ 1.
2. Đối với danh hiệu tỉnh học tập (sử dụng Bộ tiêu chí công nhận tỉnh học tập)
- Có 3 mức độ công tỉnh học tập: mức độ 1, mức độ 2 và mức độ 3; mức độ 3 là mức độ công nhận cao nhất (theo Phụ lục 2 đính kèm).
- Điều kiện tiên quyết:
Được đánh giá đạt đối với tất cả các chỉ báo thuộc các tiêu chí 1.1, 1.2, 3.1, 3.2;
Đạt từ 70% đối với tất cả các chỉ báo thuộc các tiêu chí 2.1 và 2.2.
- Điều kiện về ngưỡng tối thiểu:
Tỉnh được công nhận là tỉnh học tập mức độ 1 khi: Đạt 70% - 80% đối với tất cả các chỉ báo thuộc các tiêu chí 2.1 và 2.2.
Tỉnh được công nhận là tỉnh học tập mức độ 2 khi: Đạt trên 80% - 90% đối với tất cả các chỉ báo thuộc các tiêu chí 2.1 và 2.2; khi có từ một trong số các chỉ báo trên đạt 70% - 80% thì công nhận tỉnh mức độ 1.
Tỉnh được công nhận là tỉnh học tập mức độ 3 khi: Đạt trên 90% - 100% đối với tất cả các chỉ báo thuộc các tiêu chí 2.1 và 2.2; khi có từ một trong số các chỉ báo trên đạt 80% - 90% thì công nhận tỉnh mức độ 2; khi có từ một trong số các chỉ báo trên đạt 70% - 80% thì công nhận tỉnh mức độ 1.
IV. CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THAM GIA THÍ ĐIỂM BỘ TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN HUYỆN/THÀNH PHỐ HỌC TẬP
1. Thành phố Bà Rịa.
2. Thị xã Phú Mỹ.
3. Huyện Long Điền.
4. Huyện Châu Đức.
Việc thí điểm được chia thành 3 giai đoạn: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm, (2) triển khai thí điểm), (3) tổng kết việc triển khai thí điểm.
Trong tháng 12/2021, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/12/2021.
Trong tháng 01/2022 UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thí điểm.
Từ tháng 1/2022 đến tháng 11/2022 các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh tiến hành triển khai thí điểm Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố, tỉnh học tập theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đánh giá kết quả thí điểm và báo cáo kết quả triển khai về UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) trước 30/11/2022.
UBND tỉnh đánh giá kết quả thí điểm, tổ chức Hội nghị sơ kết và báo cáo kết quả triển khai về Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tháng 01/2023.
1. Giao Sở Tài chính, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, phân bổ kinh phí triển khai thí điểm Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố học tập, tỉnh học tập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Hội Khuyến học tỉnh hướng dẫn chi tiết các khoản mục và định mức chi khoản kinh phí được ngân sách cấp phát cho thực hiện kế hoạch này.
2. Huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
- Là cơ quan thường trực chủ trì tham mưu, đề xuất, triển khai thí điểm Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố, tỉnh học tập.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Chủ động phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này, chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, huyện Châu Đức và huyện Long Điền chủ động phối hợp với Hội Khuyến học cấp huyện thực hiện các nội dung thí điểm.
- Điều hành theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá kết quả triển khai thí điểm tiêu chí công nhận huyện/thành phố, tỉnh học tập.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin, số liệu và đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí tỉnh học tập trong thực tiễn triển khai; tổ chức kiểm tra, đánh giá sơ bộ việc triển khai thí điểm, nắm bắt, chỉ đạo, phát hiện những vướng mắc, hướng dẫn kịp thời để việc thí điểm đạt hiệu quả.
- Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố được chọn triển khai thí điểm tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin, số liệu và đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí trong thực tiễn triển khai.
- Có kế hoạch giám sát lộ trình thí điểm. Kết thúc thời gian triển khai thí điểm trong tháng 12/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo tạo chủ trì tổ chức đánh giá kết quả triển khai thí điểm tiêu chí công nhận huyện/thành phố, tỉnh học tập tại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; báo cáo kết quả thí điểm tiêu chí công nhận huyện/thành phố, tỉnh học tập và những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện Bộ tiêu chí gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định dự toán kinh phí, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch cho các đơn vị theo quy định về phân cấp ngân sách.
3. Các sở: Nội vụ; Thông tin và Truyền thông; Lao động, Thương binh và Xã hội; Công thương, Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa và Thể thao; Cục Thống kê tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai xây dựng huyện/thành phố học tập và chịu trách nhiệm về minh chứng xây dựng tỉnh học tập (theo phụ lục 02 đính kèm).
- Đẩy mạnh triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình học tập trong xã hội (công dân học tập, gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập) làm nòng cốt xây dựng mô hình huyện/thành phố học tập.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai thí điểm Bộ tiêu chí tại địa phương.
- Chỉ đạo Hội Khuyến học các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tích cực thực hiện tốt phong trào xây dựng Đơn vị học tập tại địa phương.
5. UBND thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, huyện Châu Đức và huyện Long Điền
- Xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm Bộ tiêu chí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Cân đối, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố học tập.
- Kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả triển khai huyện/thành phố học tập; báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) trước ngày 30/11/2022.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố, tỉnh học tập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này và báo cáo kết quả đúng thời gian quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
BỘ TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN HUYỆN/THÀNH PHỐ HỌC TẬP
(Kèm theo Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
STT | Tiêu chuẩn | Tiêu chí | Chỉ báo | Hướng dẫn đánh giá |
1 | Các điều kiện cơ bản để xây dựng huyện/thành phố học tập | 1.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cấp huyện | 1.1.1. Nhiệm vụ xây dựng huyện/thành phố tập được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo giai đoạn và kế hoạch hằng năm của HĐND, UBND cấp huyện | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND cấp huyện |
1.1.2. Cấp ủy Đảng, chính quyền có kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả xây dựng huyện/thành phố học tập | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND cấp huyện | |||
1.2. Sự tham gia phối hợp, đóng góp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn | 1.2.1. Ban hành quy chế phối hợp giữa các các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức và các doanh nghiệp trong xây dựng XHHT (trong đó có nội dung xây dựng huyện/thành phố học tập) | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND cấp huyện | ||
1.2.2. Có cơ chế tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND cấp huyện | |||
1.2.3. Có các hình thức ghi nhận, biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND cấp huyện | |||
2 | Kết quả của việc xây dựng huyện/thành phố học tập | 2.1. Kết quả xây dựng các mô hình học tập | 2.1.1. Tối thiểu 70% các cơ quan, đơn vị cấp huyện được đánh giá, xếp loại “Đơn vị học tập” từ loại Khá trở lên | Kết quả đánh giá “Đơn vị học tập” theo Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT |
2.1.2. Tối thiểu 70% xã, phường, thị trấn được đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã từ loại Khá trở lên | Kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã theo Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT | |||
2.2. Kết quả ứng dụng công nghệ số trong công việc và học tập | 2.2.1. Tối thiểu 70% cơ quan, đơn vị có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động | Báo cáo/thống kê của các đơn vị tham mưu UBND cấp huyện (Phòng Văn hóa và thông tin (VH&TT), Phòng GDĐT...) | ||
2.2.2. Tối thiểu 70% cơ quan, đơn vị được trang bị các dịch vụ số và công cụ số để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện chuyển đổi số trong công việc và học tập | Báo cáo/thống kê của các đơn vị tham mưu UBND cấp huyện (Phòng VH&TT, Phòng GDĐT...) | |||
2.2.3. 100% trung tâm GDTX trên địa bàn huyện có nguồn học liệu mở phục vụ nhu cầu học tập của người dân | Báo cáo/thống kê của Phòng GDĐT | |||
2.2.4. Tối thiểu 70% số xã/phường/thị trấn thuộc huyện được phủ sóng wifi miễn phí | Báo cáo/thống kê của Phòng VH&TT | |||
3 | Tác động của việc xây dựng huyện/thành phố học tập | 3.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường | 3.1.1. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1.5 phần trăm so với năm trước | Báo cáo/thống kê của Thành ủy/Huyện ủy/Thị ủy/HĐND/UBND/Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB&XH) |
3.1.2. Chất rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định đạt 90% trở lên | Báo cáo/thống kê của Phòng Tài nguyên & Môi trường | |||
3.2. Góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa - xã hội | 3.2.1. Có tổ chức các sự kiện hưởng ứng, tôn vinh khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT và các lễ hội, sự kiện văn hóa, nghệ thuật góp phần đa dạng hoá các kênh học tập và lan tỏa văn hóa học tập suốt đời tại địa phương và tăng cường gắn kết cộng đồng, xã hội | Báo cáo/ thống kê của các đơn vị tham mưu UBND cấp huyện (Phòng VH&TT, Phòng GDĐT, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện) | ||
3.2.2. Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt, bạo lực học đường, quấy rối, lạm dụng tình dục, phân biệt đối xử giảm xuống dưới 0.05% so với tổng số học sinh | Báo cáo/ thống kê của Phòng GDĐT, Phòng LĐ-TB&XH | |||
3.2.3. Tối thiểu 50% các cấp ủy, cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức, đoàn thể của quận/huyện/thị xã/thành phố có nữ tham gia quản lý (được hưởng % phụ cấp) | Báo cáo/ thống kê của Phòng Nội vụ |
BỘ TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN TỈNH HỌC TẬP
(Kèm theo Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
STT | Tiêu chuẩn | Tiêu chí | Chỉ báo | Hướng dẫn đánh giá |
1 | Các điều kiện cơ bản để xây dựng tỉnh học tập | 1.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cấp tỉnh | 1.1.1. Nhiệm vụ xây dựng tỉnh học tập được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo giai đoạn và kế hoạch hằng năm của HĐND, UBND tỉnh. | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND tỉnh. |
1.1.2. Cấp ủy Đảng, chính quyền có kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả xây dựng XHHT. | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND tỉnh. | |||
1.2. Sự tham gia phối hợp, đóng góp của các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn | 1.2.1. Ban hành quy chế phối hợp giữa các các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức và các doanh nghiệp trong xây dựng XHHT (trong đó có nội dung xây dựng tỉnh/thành phố học tập). | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND tỉnh. | ||
1.2.2. Có cơ chế tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT. | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND tỉnh. | |||
1.2.3. Có các hình thức ghi nhận, biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT | Văn bản/báo cáo của HĐND/UBND tỉnh. | |||
2 | Kết quả của việc xây dựng tỉnh học tập | 2.1. Kết quả xây dựng các mô hình học tập | 2.1.1. Tối thiểu 70% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được đánh giá, xếp loại “Đơn vị học tập” từ loại Khá trở lên. | Kết quả đánh giá “Đơn vị học tập” theo Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT. |
2.1.2. Tối thiểu 70% huyện/thị xã/thành phố được công nhận là huyện/thành phố học tập. | Kết quả tự đánh giá/đánh giá huyện/thành phố học tập của UBND cấp huyện. | |||
2.2. Kết quả ứng dụng công nghệ số trong công việc và học tập | 2.2.1. Tối thiểu 70% cơ quan, đơn vị có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. | Báo cáo/thống kê của các đơn vị tham mưu UBND cấp tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông, Sở GDĐT...). | ||
2.2.2. Tối thiểu 70% cơ quan, đơn vị được trang bị các dịch vụ và công cụ số để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện chuyển đổi số trong công việc và học tập. | Báo cáo/ thống kê của các đơn vị tham mưu UBND cấp tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông, Sở GDĐT...). | |||
2.2.3. Tối thiểu 70% Trung tâm GDTX tỉnh, các trường cao đẳng sư phạm, đại học của tỉnh tham gia xây dựng tài nguyên học liệu mở phục vụ nhu cầu học tập của người dân. | Báo cáo/thống kê của Sở GDĐT, của trường cao đẳng, đại học của địa phương. | |||
2.2.4. Tối thiểu 70% huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh được phủ sóng wifi miễn phí. | Báo cáo/thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông. | |||
3 | Tác động của việc xây dựng tỉnh/thành phố học tập | 3.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường | 3.1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) tăng so với năm trước. | Báo cáo/thống kê của Tỉnh ủy/HĐND/UBND tỉnh. |
3.1.2. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1.5 phần trăm so với năm trước. | Báo cáo/thống kê của Tỉnh ủy/HĐND/ UBND/Sở LĐTB&XH. | |||
3.1.3. Tăng cường đầu tư và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất (số sản phẩm khoa học được chuyển giao công nghệ/thương mại hóa kết quả NCKH và phát triển công nghệ và sản phẩm đăng ký giải pháp hữu ích/sáng chế được thực hiện tăng so với năm trước). | Báo cáo/thống kê của các đơn vị tham mưu UBND cấp tỉnh (Sở Khoa học và công nghệ; Sở GDĐT; Sở Công Thương phối hợp;...). | |||
3.1.4. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%. | Báo cáo, thống kê của Cục Thống kê. | |||
3.1.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định đạt từ 90% trở lên. | Báo cáo/thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường. | |||
3.2. Góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa - xã hội | 3.2.1. Có tổ chức các sự kiện hưởng ứng, tôn vinh khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT và các lễ hội, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, góp phần đa dạng hoá các kênh học tập, lan tỏa văn hóa học tập suốt đời tại địa phương và tăng cường gắn kết cộng đồng, xã hội. | Báo cáo/thống kê của các đơn vị tham mưu UBND cấp tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở GDĐT,...). | ||
3.2.2. Có các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm (trực tuyến, trực tiếp...) với các tỉnh/thành phố khác và các Thành phố học tập trong mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO. | Báo cáo/ thống kê của các đơn vị tham mưu UBND cấp tỉnh (Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở GDĐT,...). | |||
3.2.3. Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt, bạo lực học đường, quấy rối, lạm dụng tình dục, phân biệt đối xử giảm xuống dưới 0.05% so với tổng số học sinh. | Báo cáo/thống kê của các đơn vị tham mưu UBND cấp tỉnh (Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở GDĐT...). | |||
3.2.4. Tối thiểu 50% các cấp ủy, cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có nữ tham gia quản lý (được hưởng % phụ cấp). | Báo cáo/thống kê của Sở Nội vụ. |
- 1Quyết định 54/2016/QĐ-UBND sửa đổi Điều 3 Quyết định 46/2016/QĐ-UBND Quy định về tiêu chí và trình tự đăng ký, xét duyệt, công nhận các danh hiệu Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Kế hoạch 3012/KH-UBND năm 2016 triển khai nhân rộng và đánh giá, công nhận mô hình học tập giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Kế hoạch 9271/KH-UBND năm 2021 triển khai thí điểm công nhận huyện/thành phố học tập, tỉnh học tập trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2022 triển khai thí điểm công nhận quận/huyện học tập, thành phố học tập do thành phố Hải Phòng ban hành
- 5Kế hoạch 1256/KH-UBND năm 2023 thực hiện việc đăng ký tham gia Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Kế hoạch 6656/KH-SGDĐT năm 2023 về triển khai hoạt động sau khi Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO
- 1Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT về đánh giá, xếp loại "Cộng đồng học tập" cấp xã do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 54/2016/QĐ-UBND sửa đổi Điều 3 Quyết định 46/2016/QĐ-UBND Quy định về tiêu chí và trình tự đăng ký, xét duyệt, công nhận các danh hiệu Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Kế hoạch 3012/KH-UBND năm 2016 triển khai nhân rộng và đánh giá, công nhận mô hình học tập giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 1373/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 9271/KH-UBND năm 2021 triển khai thí điểm công nhận huyện/thành phố học tập, tỉnh học tập trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2022 triển khai thí điểm công nhận quận/huyện học tập, thành phố học tập do thành phố Hải Phòng ban hành
- 8Kế hoạch 1256/KH-UBND năm 2023 thực hiện việc đăng ký tham gia Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Kế hoạch 6656/KH-SGDĐT năm 2023 về triển khai hoạt động sau khi Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO
Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2022 về triển khai thí điểm Bộ tiêu chí công nhận huyện/thành phố học tập, tỉnh học tập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 25/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/02/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra