Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/KH-UBND | Nam Định, ngày 26 tháng 02 năm 2021 |
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP TRÊN CÂY TRỒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
Thực hiện Chỉ thị số 8141/CT- BNN- BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tiếp tục triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
- Giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần thực hiện chủ trương Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng mô hình chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP...
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ kỹ thuật và nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường và sản xuất hàng hóa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2023
- Tập huấn 30 lớp về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Tổ chức đào tạo 20 lớp nông dân nâng cao theo hướng thực hành Nông nghiệp tốt (trong đó có 15 lớp lúa, 03 lớp rau an toàn và 02 lớp khoai tây) trong sản xuất theo chuỗi liên kết.
- Xây dựng 30 mô hình ứng dụng IPM, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi liên kết; 06 mô hình ứng dụng IPM trong sản xuất rau an toàn; 04 mô hình ứng dụng IPM, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất khoai tây theo chuỗi liên kết.
1.1. Tuyên truyền
- Nội dung tuyên truyền: Kỹ thuật canh tác và quản lý dịch hại theo IPM; biện pháp sử dụng thuốc BVTV hiệu quả, an toàn; các nguy cơ do hóa chất BVTV, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đối với chất lượng nông sản, sức khỏe con người và môi trường sinh thái...
- Phương thức tuyên truyền: Thông qua các phương tiện truyền thông, tờ rơi, pano, áp phích...
1.2. Tập huấn
- Mục đích: Nâng cao nhận thức, quan điểm chỉ đạo và tập quán sản xuất của cán bộ địa phương; tạo nguồn nhân lực cho địa phương trong tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn nông dân thực hiện phòng trừ dịch hại tổng hợp theo hướng bền vững.
- Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp, liên kết tiêu thụ sản phẩm; cán bộ huyện, xã, HTX trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Nội dung: Tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp; hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, 3 giảm 3 tăng; kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
- Địa điểm: Tổ chức tập huấn tại các huyện, thành phố trong tỉnh.
- Thời gian: 02 ngày/lớp.
- Số lượng: 10 lớp/năm (120 người/lớp).
2.1. Tổ chức lớp đào tạo nông dân nâng cao theo hướng thực hành Nông nghiệp tốt trong sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi liên kết
- Mục đích: Nâng cao nhận thức cho người sản xuất về quản lý dịch hại tổng hợp, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến, 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường và sản xuất hàng hóa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap.
- Đối tượng: Nông dân trong mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi liên kết.
- Địa điểm: Tại vùng sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi liên kết.
- Số lượng: 15 lớp, 30 mô hình.
- Chương trình thực hiện đối với 01 lớp đào tạo:
Tổ chức tập huấn cho nông dân: 05 ngày/vụ vào các giai đoạn sinh trưởng chính của cây trồng với các nội dung về biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng; sinh lý cây lúa qua các giai đoạn và biện pháp tác động để cây lúa cho năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh; các đối tượng dịch hại chính và biện pháp quản lý; kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, đảm bảo thời gian cách ly,...
Xây dựng mô hình trình diễn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khảo nghiệm giống, phân bón, thuốc BVTV gắn với áp dụng kỹ thuật IPM, SRI trong sản xuất lúa chất lượng liên kết sản xuất theo chuỗi với số lượng 02 mô hình/lớp (03 - 05 ha/mô hình).
2.2. Tổ chức lớp đào tạo nông dân nâng cao theo hướng thực hành Nông nghiệp tốt trong sản xuất rau, màu (rau, khoai tây) an toàn
- Mục đích: Nâng cao nhận thức cho hộ sản xuất rau, màu về kỹ thuật trồng rau, màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; quản lý dịch hại tổng hợp; kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường và sản xuất hàng hóa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap.
- Đối tượng: Nông dân trong mô hình sản xuất rau màu an toàn.
- Địa điểm: Tại vùng sản xuất rau màu an toàn theo chuỗi liên kết, sản phẩm OCOP.
- Số lượng: 05 lớp, 10 mô hình (Rau: 03 lớp, 06 mô hình; Khoai tây: 02 lớp, 04 mô hình).
- Chương trình thực hiện đối với 01 lớp đào tạo:
Tổ chức tập huấn nông dân: 05 ngày/vụ vào các giai đoạn sinh trưởng chính của cây rau, màu với các nội dung về biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sinh lý cây rau, màu qua các giai đoạn và biện pháp tác động để cây rau màu đảm bảo năng suất, chống chịu tốt với sâu bệnh; các đối tượng dịch hại chính và biện pháp quản lý, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, đảm bảo thời gian cách ly, quy trình sản xuất rau màu an toàn...
Xây dựng mô hình trình diễn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khảo nghiệm giống, phân bón, thuốc BVTV gắn với áp dụng kỹ thuật IPM trong sản xuất rau, màu an toàn, liên kết sản xuất theo chuỗi với số lượng 02 mô hình/lớp (02 - 05 ha/mô hình).
3. Nhân rộng mô hình áp dụng IPM, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đại trà
- Mở rộng áp dụng phương pháp "Nông dân huấn luyện nông dân" với các chủ đề về IPM, thâm canh cây trồng bền vững, giảm thiểu nguy cơ do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp (như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật).
- Tuyên truyền kết quả mô hình IPM và mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tới cộng đồng thôn, xóm thông qua hội nghị đầu bờ, hệ thống phương tiện truyền thông, tờ rơi, pano, áp phích... và lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, hội nông dân, hội phụ nữ.
- Mở rộng ứng dụng IPM trên cây lúa, rau màu,... tại các xã gắn với mô hình trình diễn, khảo nghiệm giống, phân bón, xây dựng cánh đồng lớn, liên kết chuỗi, trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực của người sản xuất, doanh nghiệp, HTX, ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua lồng ghép các chương trình, dự án tại địa phương.
(Có Phụ lục kế hoạch thực hiện chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM giai đoạn 2021 - 2023 đính kèm)
Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các địa phương, doanh nghiệp đã có mô hình liên kết tổ chức triển khai chương trình đảm bảo hiệu quả và có khả năng nhân rộng mô hình.
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định, các đơn vị liên quan thông tin, phổ biến, tuyên truyền về các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa, rau màu; tác hại của việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp,...
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Nam Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng thời lượng, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến người dân về chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp.
4. UBND các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch Quản lý dịch hại tổng hợp tại địa phương.
- Triển khai lồng ghép với các chương trình, dự án khác để nâng cao hiệu quả và tổ chức nhân rộng mô hình trên địa bàn.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể
Chỉ đạo các cấp Hội, đoàn thể tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên chủ động thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 25/KH-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh Nam Định)
TT | Nội dung | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Tổng cộng |
Số lượng | Số lượng | Số lượng | Số lượng | ||
1 | Tập huấn (02 ngày/lớp) | 10 lớp | 10 lớp | 10 lớp | 30 lớp |
2 | Tuyên truyền (vụ) | 1 vụ | 2 vụ | 2 vụ | 5 vụ |
3 | Lớp đào tạo nông dân theo hướng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất cây trồng theo chuỗi liên kết, sản phẩm OCOP |
|
|
|
|
3.1. Lớp đào tạo trên cây lúa | 3 | 6 | 6 | 15 | |
3.2. Lớp đào tạo trên rau an toàn | 1 | 1 | 1 | 3 | |
3.3. Lớp đào tạo trên Khoai tây |
| 1 | 1 | 2 | |
4 | Tổng kết chương trình | 1 | 1 | 1 | 3 |
| Tổng | 16 | 21 | 21 | 58 |
- 1Quyết định 595/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2016-2020 tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Kế hoạch 2146/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 595/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2016-2020 tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Kế hoạch 2146/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Chỉ thị 8141/CT-BNN-BVTV năm 2020 về tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng giai đoạn 2021-2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- Số hiệu: 25/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Nguyễn Phùng Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra