ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/KH-UBND | Hòa Bình, ngày 20 tháng 3 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TU NGÀY 06/01/2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI ĐẢNG, NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC VÀ ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 06/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020;
Trên cơ sở thực hiện và dự báo tình hình thực tiễn triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đề ra trong Nghị quyết số 12-NQ/TU; đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại và ngoại giao kinh tế, tập trung mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý cho phát triển doanh nghiệp và sản phẩm; thu hút đầu tư, nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
- Xây dựng môi trường thuận lợi cho phát triển, nâng cao vị thế của địa phương trong quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng về quốc phòng, an ninh nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
- Góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh.
2. Yêu cầu
- Xác định nội dung công việc, trách nhiệm của các cấp, các ngành; đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU.
- Triển khai các hoạt động đối ngoại hiệu quả, tiết kiệm, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phù hợp với định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các nhiệm vụ phải được phân kỳ thực hiện rõ ràng, có thời hạn hoàn thành cụ thể. Thường xuyên theo dõi, báo cáo, rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
I. Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển công tác đối ngoại giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Đánh giá cụ thể thực trạng công tác đối ngoại địa phương, thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, thế mạnh của địa phương, bám sát Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để định hướng xây dựng Chiến lược hội nhập quốc tế của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, phát triển toàn diện công tác đối ngoại, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến quán triệt Nghị quyết, chương trình, kế hoạch về công tác đối ngoại
Tổ chức triển khai, phổ biến, quán triệt sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân và nội dung Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 06/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin đối ngoại, người Hòa Bình ở nước ngoài của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành(1)...; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên, nhân dân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
3. Chủ động, tích cực nâng cao năng lực hội nhập toàn diện
3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế
- Đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh; Ban hành định hướng tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Tham mưu, đề xuất các chủ trương, cơ chế chính sách đột phá về thể chế, hạ tầng nhằm phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, dịch vụ trở thành thế mạnh trong tái cơ cấu kinh tế của tỉnh trong đó tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đối với lĩnh vực công nghiệp, thương mại giai đoạn 2016-2020; xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
- Chủ động đưa các nội dung như vận động các nguồn vốn đầu tư, viện trợ (ODA, FDI, NGO), công nghệ, tri thức... vào hoạt động đối ngoại của tỉnh, các chương trình làm việc của đoàn lãnh đạo cấp cao của tỉnh khi ra nước ngoài công tác; thúc đẩy hợp tác đầu tư với địa phương các nước có trình độ phát triển cao hơn và có tiềm năng về thị trường, trình độ khoa học công nghệ phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Isarel, các nước trong cộng đồng ASEAN...
- Thực hiện tốt các dự án hợp tác, các thỏa thuận quốc tế mà tỉnh đã ký kết, tiếp tục tham mưu ký kết các thỏa thuận hợp tác mới trong các lĩnh vực.
- Chú trọng cụ thể hóa các thể chế, lộ trình thực hiện danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, kế hoạch phát triển nhân lực, thu hút nguồn lực nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng; phát triển cụm, khu công nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch cao cấp quốc gia về sinh thái, văn hóa dân tộc, khám phá, khoa học với các sản phẩm đặc sản địa phương. Từng bước hình thành các chuỗi dịch vụ du lịch đa dạng trong tỉnh, kết nối với các tỉnh trong vùng hình thành một không gian chung cho kinh tế du lịch, kết nối chặt chẽ với du lịch quốc tế.
- Thiết lập, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, thương mại, khoa học - công nghệ, đào tạo... Coi trọng xây dựng thương hiệu đặc trưng của địa phương; tạo liên kết vùng miền, chuỗi doanh nghiệp, hợp tác xã; phát triển du lịch xanh, xây dựng nông thôn mới gắn phát triển bền vững, các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia có uy tín quốc tế các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh để đẩy mạnh xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh với các đối tác nước ngoài, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.
3.2. Ngoại giao văn hóa
- Tập trung bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc. Đẩy mạnh xây dựng, tổ chức các chương trình giới thiệu về văn hóa, nghệ thuật ẩm thực, trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
- Chủ động tổ chức các sự kiện văn hóa trong khuôn khổ các chuyến thăm cấp cao hoặc nhân dịp các chuyến thăm của lãnh đạo tỉnh đến các địa phương có quan hệ hợp tác. Chú trọng kết hợp yếu tố văn hóa trong các hoạt động chính trị và kinh tế, đặc biệt trong quan hệ với các địa phương có mối quan hệ truyền thống với tỉnh Hòa Bình như tỉnh Hủa Phăn và Luông Phra Băng, nước Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Lào.
3.3. Thông tin đối ngoại
- Mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thông tin đối ngoại, góp phần thúc đẩy các hoạt động giao lưu, quảng bá, hợp tác với các địa phương khác trong và nước ngoài về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường...
- Khai thác hiệu quả các Trang thông tin điện tử của tỉnh, cập nhật các thông tin phát triển kinh tế xã hội, chính sách, các chương trình, dự án kêu gọi đầu tư... dịch ra các ngôn ngữ Việt - Anh - Nhật Bản - Hàn Quốc; xây dựng ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp đa ngữ thu hút đầu tư, quảng bá về Hòa Bình; nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, đài, báo, đài phát thanh và truyền hình tỉnh...
3.4. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, đào tạo, an ninh, quốc phòng
- Các ngành chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện hợp tác quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng; lồng ghép các hoạt động đối ngoại vào quá trình xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án, dự án về phát triển văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác.
- Định kỳ hàng năm xây dựng Kế hoạch tuyển, cử học sinh, cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ trong đó chú trọng định hướng các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo mà địa phương cần, thiếu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các thông tin liên quan đến kế hoạch đào tạo ở nước ngoài đến với học sinh, cán bộ công chức trong tỉnh.
- Tuyên truyền, vận động thực hiện tốt vấn đề quản lý xuất khẩu lao động, đảm bảo lợi ích của người lao động.
- Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các ngành công an, quân đội với các lực lượng tương ứng của địa phương kết nghĩa với tỉnh Hòa Bình, diễn tập chung để phòng ngừa xung đột và tăng khả năng đối phó với các thách thức đang nổi lên trong khu vực và thế giới.
3.5. Mở rộng quan hệ đối ngoại Đảng
Triển khai các hoạt động giao lưu đối ngoại Đảng, đặc biệt tham mưu triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Tỉnh ủy Hòa Bình với tỉnh Hủa Phăn và Luông Phra Băng (nước Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Lào); chủ động tham mưu mở rộng quan hệ với các chính đảng ở các nước đối tác quan trọng với địa phương.
3.6. Duy trì, phát triển, mở rộng quan hệ ngoại giao đi vào chiều sâu, thực chất
- Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức, địa phương nước ngoài mà tỉnh đã thiết lập, trong đó đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với tỉnh Hủa Phăn và Luông Phra Băng, nước Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Lào. Xây dựng lộ trình phát triển quan hệ hợp tác với các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế có tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Isarel và các nước trong cộng đồng ASEAN... Giai đoạn 2016-2020, ngoài việc củng cố các mối quan hệ quốc tế đã có, thiết lập mở rộng quan hệ với 2-3 địa phương các nước khác phù hợp với nhu cầu, thực tiễn của địa phương, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của địa phương.
- Chủ động tham gia vào các diễn đàn, hội nghị dành cho các địa phương trong khu vực và trên thế giới. Hàng năm đăng ký với các bộ, ngành Trung ương tổ chức chuỗi sự kiện giới thiệu Hòa Bình đến với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài...
3.7. Thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân
Đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hòa Bình, Hội hữu nghị Việt - Lào, Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan, Hội hữu nghị Việt - Đức tỉnh Hòa Bình.
Tăng cường, chủ động đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tranh thủ sự ủng hộ về tri thức, tài chính của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức, bảo tồn các giá trị văn hóa...
Thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác hữu nghị phát huy tình đoàn kết giữa tỉnh Hòa Bình với tỉnh Hủa Phăn và Luông Phra Băng, Lào. Đẩy mạnh việc kết nối, phát huy sức mạnh của kiều bào Hòa Bình ở nước ngoài.
4. Đổi mới công tác quản lý các hoạt động đối ngoại
Triển khai thực hiện nghiêm Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo Quyết định số 272-QĐ/TW; hướng dẫn các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh.
5. Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đối ngoại
Hàng năm xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh theo quy định; định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện để kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng và các cơ quan đại diện ngoại giao của ta ở nước ngoài làm tốt công tác quản lý đảng viên của tỉnh khi đi công tác, học tập tại nước ngoài.
6. Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức đối ngoại, hội nhập quốc tế
- Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong đó triển khai thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại, ngoại ngữ và biên dịch cho công chức ngoại vụ địa phương giai đoạn 2016-2020.
- Làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, có tay nghề, đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc quốc tế, phục vụ nhu cầu nhân lực hướng tới xuất khẩu lao động ra các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong cộng đồng ASEAN...
7. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả đối ngoại, hội nhập quốc tế của địa phương
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước; nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh: Đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính; rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp; thúc đẩy xây dựng mô hình chính quyền điện tử; xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến đầu tư, kinh doanh tại tỉnh. Đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; đẩy nhanh tiến độ ra quyết định của các cơ quan nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, chống phiền hà, nhũng nhiễu; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân giám sát việc thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ những nội dung nhiệm vụ chủ yếu trong Kế hoạch hành động và các công việc trọng tâm cần triển khai thực hiện, yêu cầu các sở, ban, ngành; huyện ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công theo quy định, xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện cho phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của ngành, đơn vị. Định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ tổng hợp).
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện.
3. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ đối ngoại được giao các đơn vị xây dựng kế hoạch đối ngoại gửi Sở Ngoại vụ tổng hợp và dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình các cấp theo quy định. Đối với các nhiệm vụ nằm trong chương trình đã được phê duyệt, Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh triển khai theo đúng kế hoạch.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh các ngành, đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua sở Ngoại vụ tổng hợp) để có chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(1) Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 29/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1223-QĐ/TU, ngày 16/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thành lập Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình; Kế hoạch số 155-KH/TU, ngày 14/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới tại Đảng bộ tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 114-QĐ/TU, ngày 31/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Chương trình hành động số 06-CTr/TU, ngày 21/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về phát triển ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015
- 2Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020
- 3Quyết định 10/2016/QĐ-UBND Quy định thực hiện Nghị quyết 128/2015/NQ-HĐND về chính sách phòng, chống và kiểm soát ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020
- 4Kế hoạch 299/KH-UBND năm 2016 thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Kế hoạch 3000/KH-UBND năm 2017 về triển khai công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020
- 6Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kế hoạch Về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới do tỉnh Cà Mau ban hành
- 7Kế hoạch 8836/KH-UBND năm 2017 về đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại cho cán bộ ngoại vụ giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2017 về hợp tác với đối tác Nhật Bản năm 2017-2018 do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Kế hoạch 63/KH-UBND thực hiện công tác đối ngoại năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 10Kế hoạch 3291/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới do tỉnh Kon Tum ban hành
- 11Kế hoạch 583/KH-UBND năm 2019 về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới do tỉnh An Giang ban hành
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về phát triển ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015
- 2Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020
- 3Quyết định 10/2016/QĐ-UBND Quy định thực hiện Nghị quyết 128/2015/NQ-HĐND về chính sách phòng, chống và kiểm soát ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020
- 4Kế hoạch 299/KH-UBND năm 2016 thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Kế hoạch 3000/KH-UBND năm 2017 về triển khai công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020
- 6Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kế hoạch Về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới do tỉnh Cà Mau ban hành
- 7Kế hoạch 8836/KH-UBND năm 2017 về đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại cho cán bộ ngoại vụ giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2017 về hợp tác với đối tác Nhật Bản năm 2017-2018 do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Kế hoạch 63/KH-UBND thực hiện công tác đối ngoại năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 10Kế hoạch 3291/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới do tỉnh Kon Tum ban hành
- 11Kế hoạch 583/KH-UBND năm 2019 về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới do tỉnh An Giang ban hành
Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về đẩy mạnh công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 25/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 20/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định