Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 248/KH-UBND | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017-2020
Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh Cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020”; Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 24/8/2016 của UBND Thành phố về “Cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội”; Quyết định số 3490/QĐ-BNV ngày 10/10/2016 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thông tin, tuyên truyền Cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 như sau:
1. Mục tiêu
- Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu Cải cách hành chính (CCHC) của thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020; tạo sự hưởng ứng, đồng thuận, ủng hộ trong nhân dân, doanh nghiệp về công tác CCHC của Thành phố. Đồng thời, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, xác định rõ chức trách, nhiệm vụ trong công tác CCHC.
- Tạo cơ hội cho mọi công dân, tổ chức và doanh nghiệp được tiếp cận đầy đủ, chính xác, minh bạch thông tin về công tác CCHC và các dịch vụ công của Thành phố.
- Xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô tận tụy, chuyên nghiệp, vì dân.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- Tiếp tục duy trì 100% các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, cá nhân được công bố, công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Thành phố và các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã.
- 100% hộ dân trên địa bàn được tiếp cận các nội dung thông tin, tuyên truyền về CCHC.
- Hàng năm, có ít nhất 01 hình thức thông tin cơ sở tuyên truyền sâu rộng trên phạm vi Thành phố (tờ rời, tờ gấp, hội thi, hội diễn...), phổ biến các nhiệm vụ CCHC trọng tâm của Thành phố và hướng đến xây dựng hình ảnh cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội tận tụy, chuyên nghiệp, vì dân.
3. Yêu cầu
- Việc thông tin, tuyên truyền CCHC được tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, UBND các cấp và của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thành phố.
- Nội dung thông tin, tuyên truyền phong phú, phù hợp với mỗi đối tượng, khu vực; tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục, kịp thời, quan tâm lồng ghép với các nội dung giáo dục, phổ biến pháp luật.
1. Tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô
Thực hiện các giải pháp tuyên truyền thông qua bồi dưỡng, đào tạo trình độ, phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, vì dân, hội nhập; ý thức, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trước hết là của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Tuyên truyền đi trước một bước để định hướng, tạo đồng thuận trong quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tuyên truyền để tạo thuận lợi, không làm xáo trộn giao dịch thường xuyên của tổ chức, công dân trong quá trình rà soát, sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ, thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị.
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của tổ chức, công dân trên địa bàn Thành phố về trách nhiệm tham gia CCHC
Tuyên truyền làm nổi bật mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của CCHC đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước; về các giá trị và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân khi thực hiện CCHC trong bối cảnh hiện nay. Tuyên truyền cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa phục vụ người dân và doanh nghiệp, giảm thiểu thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Tuyên truyền việc cải cách, nâng cao chất lượng dịch vụ công, trong đó có chất lượng dịch vụ hành chính công, lợi ích của việc giao dịch và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Bên cạnh đó, tuyên truyền để mọi người dân tham gia vào việc giám sát cải cách tài chính công như việc thực hiện khoán chi, giảm cơ cấu chi thường xuyên... Tuyên truyền để người dân góp ý, hiến kế, giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực liên quan đến đời sống dân sinh như giáo dục, đào tạo, y tế, bảo hiểm, việc làm, môi trường, giao thông...
3. Tuyên truyền thực hiện các nội dung và kết quả nổi bật của Chương trình CCHC
Các nội dung tuyên truyền trọng tâm theo sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Thành phố về CCHC, bao gồm: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 3490/QĐ-BNV ngày 10/10/2016 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020; Chương trình số 08-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh CCHC, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020”; Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015 của Hội đồng nhân dân Thành phố về Chương trình mục tiêu Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 24/8/2016 của UBND Thành phố về CCHC nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020”; Quyết định số 6098/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND Thành phố ban hành “Kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố giai đoạn 2016-2020”; Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 27/12/2016 của UBND Thành phố về việc “Thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017”.
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền kết quả nổi bật trong công tác CCHC của Thành phố trên các lĩnh vực; cách làm hay, tấm gương tiêu biểu, các tổ chức, tập thể xuất sắc, các sáng kiến, ý tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thành phố; tuyên truyền các ý kiến, góp ý, hiến kế, phản ánh của người dân đối với công tác CCHC của Thành phố và những kết quả khắc phục, xử lý các vấn đề người dân, dư luận bức xúc; tuyên truyền phương thức, cách làm, mô hình tiên tiến về CCHC của nước ngoài, các tỉnh, thành khác...
4. Tuyên truyền các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh trên địa bàn Thành phố
Tuyên truyền về vai trò của hiện đại hóa hành chính góp phần công khai, minh bạch, tăng cường giám sát của người dân với hoạt động của các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh tuyên truyền việc xây dựng hệ thống CNTT dùng chung, đồng bộ, thông suốt, liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Thành phố đến cấp huyện, cấp xã; tuyên truyền về các lợi ích của các dịch vụ công mức 3, 4 Thành phố triển khai giai đoạn 2016-2020; kết quả triển khai các hệ thống thông tin trong các lĩnh vực đất đai, doanh nghiệp, dân cư, y tế, giáo dục; ứng dụng CNTT trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; tuyên truyền về giải pháp xây dựng thành phố thông minh.
1. Cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, bám sát chỉ đạo của Thành phố
- Nghiêm túc thực hiện việc cung cấp thông tin cho báo chí về công tác CCHC của Thành phố, cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất theo Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Chủ động, kịp thời niêm yết tại trụ sở, đăng tải đầy đủ các thủ tục hành chính tại Cổng thông tin điện tử, màn hình LED (nếu có), bảng tin công cộng, bản tin và các ấn phẩm của cơ quan, đơn vị.
- Cung cấp tài liệu, cập nhật và chia sẻ thông tin về CCHC, đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua các buổi sinh hoạt đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tại địa phương.
- Nghiên cứu, triển khai việc nhắn tin qua số thuê bao di động, gửi thư điện tử tới địa chỉ người dùng đăng ký về những nhiệm vụ trọng tâm trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính của Thành phố.
2. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông
- Tổ chức, lồng ghép các nội dung truyền đạt về kỹ năng mềm, bao gồm: kỹ năng công sở, quan hệ công chúng, tinh thần phục vụ trong các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức. Nghiên cứu việc bồi dưỡng, đào tạo trực tuyến, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được tiếp cận những nội dung cần truyền đạt dưới nhiều hình thức. Đào tạo và hướng dẫn, nâng cao chất lượng đối với cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.
- Tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm về CCHC phù hợp với từng nhóm đối tượng. Tổ chức các cuộc thi viết trên báo chí về CCHC; tổ chức các hội thi, hội diễn cho tuyên truyền viên, báo cáo viên cấp cơ sở... Qua đó, thông tin đa chiều, tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức; khắc họa những nỗ lực, tinh thần phục vụ tận tụy, chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện, nhiều tiện ích...
- Phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương có chương trình phối hợp công tác với thành phố Hà Nội, hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tin bài, thời lượng phát sóng, chủ động bố trí, sắp xếp chuyên trang, chuyên mục về CCHC. Đẩy mạnh thông tin về các phong trào thi đua, các điển hình “Người tốt - Việc tốt”, các cách làm hay, gương người lao động trực tiếp sản xuất và gương cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân, xã hội và tạo động lực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ trong các ngành, các cấp.
- Tổ chức, lồng ghép các nội dung về CCHC, về truyền thống của người cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô thông qua các triển lãm, liên hoan sân khấu, văn nghệ quần chúng, chuyên nghiệp.
- Biên soạn, in và phát hành tài liệu bằng nhiều hình thức như: tờ rời, pano, áp phích, trailer, clip... tuyên truyền CCHC tới đông đảo người dân, doanh nghiệp. Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, triển khai việc biên soạn, cấp phát tài liệu về CCHC thành phố Hà Nội bằng tiếng nước ngoài cho một số tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài...
- Thiết lập, duy trì, tăng cường sử dụng mạng xã hội để tương tác với tổ chức, công dân. Lắng nghe ý kiến đóng góp, sáng kiến, ý tưởng, nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của tổ chức, công dân trên môi trường mạng đối với nhiệm vụ CCHC. Đồng thời, thông qua mạng xã hội để truyền tải chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo, điều hành của chính quyền Thành phố cũng như thông tin, tuyên truyền những đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Các cơ quan, đơn vị chủ động bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách được giao hàng năm để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thông tin, tuyên truyền CCHC hàng năm.
- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch thông tin, tuyên truyền CCHC giai đoạn 2017-2020 và Kế hoạch hàng năm của thành phố; định kỳ 6 tháng, một năm hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo UBND Thành phố về công tác thông tin, tuyên truyền CCHC.
- Hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền với nhiều nội dung tin bài phong phú, đa dạng; tập huấn, bồi dưỡng cho phóng viên báo chí, người làm công tác thông tin cơ sở tuyên truyền về CCHC. Chỉ đạo Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội thường xuyên cập nhật các nội dung về CCHC, việc thực hiện tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức giao ban định kỳ cung cấp thông tin cho báo chí về các nội dung liên quan, định hướng nội dung thông tin; chỉ đạo hệ thống tuyên giáo các cấp thông tin, tuyên truyền trên địa bàn quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức các cuộc thi viết trên báo chí, hội thi cho tuyên truyền viên, báo cáo viên cấp cơ sở.
- Phối hợp Sở Nội vụ nghiên cứu, lồng ghép việc tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm, đưa nội dung kỹ năng mềm vào các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng giáo trình điện tử, mô hình lớp học trực tuyến.
- Chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc biên soạn, in và phát hành các ấn phẩm truyền thông được cấp phát trên quy mô toàn Thành phố; phối hợp Sở Ngoại vụ báo cáo UBND Thành phố việc in, cấp phát các ấn phẩm cho các cơ quan ngoại giao, tổ chức nước ngoài trên địa bàn, phục vụ nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.
- Phối hợp triển khai có hệ thống việc cung cấp thông tin, cập nhật, chia sẻ, liên kết thông tin về CCHC của thành phố Hà Nội trên mạng xã hội.
2. Sở Nội vụ
- Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin về CCHC, định hướng nội dung tuyên truyền. Đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên mục CCHC trên Cổng thông tin điện tử của Sở, cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo và hoạt động CCHC của Thành phố, qua đó cung cấp thông tin cho báo chí và các kênh thông tin khác.
- Chủ trì tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, trong đó lồng ghép, trang bị kỹ năng mềm cho cán bộ, công chức, viên chức. Quan tâm mời giảng viên có khả năng truyền đạt, phương pháp thuyết trình hiện đại, lôi cuốn; xây dựng giáo trình, tài liệu khoa học, thu hút; đưa các lớp học, nội dung học về đến cơ sở, đúng đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức các lớp học trực tuyến.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên nắm tình hình dư luận xã hội, đoàn viên, hội viên về mức độ hài lòng với nền công vụ nói chung và việc thực hiện CCHC của Thành phố nói riêng thông qua các buổi sinh hoạt đoàn thể.
4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy
- Chỉ đạo, định hướng công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC của Thành phố đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp thông tin, tuyên truyền.
5. Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Chủ động kiến nghị, đề xuất các sáng kiến, giải pháp CCHC, trong đó có giải pháp về thông tin tuyên truyền, đặc biệt quan tâm tới đối tượng tuyên truyền là công chức, viên chức và người lao động, công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất...
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tổ chức tuyên truyền ứng dụng CNTT giải quyết các TTHC trong các trường học và các cơ sở giáo dục. Chú trọng hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet và thao tác đăng ký thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền CCHC để đưa vào chương trình của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
7. Sở Văn hóa và Thể thao
- Chủ trì tổ chức, lồng ghép các nội dung tuyên truyền CCHC trong các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ, sân khấu quần chúng, chuyên nghiệp.
- Triển khai các giải pháp thông tin, tuyên truyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trong đó có thông tin, tuyên truyền cổ động trực quan về CCHC trong năm “Kỷ cương hành chính 2017”. Tham mưu triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
8. Sở Tài chính
Bố trí kinh phí tuyên truyền trong hoạt động chi thường xuyên hàng năm của đơn vị. Phối hợp triển khai các giải pháp thông tin, tuyên truyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
9. Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Lồng ghép các chuyên đề về CCHC trong các chương trình đào tạo và buổi sinh hoạt ngoại khóa, chuyên đề kỹ năng mềm cho cán bộ, công chức, viên chức tại các lớp đào tạo bồi dưỡng của nhà trường.
10. Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã
- Tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền CCHC trong tổng thể nhiệm vụ CCHC của cơ quan, đơn vị, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Các Sở, ban, ngành chủ động, phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ tổ chức biên soạn, in và phát hành các ấn phẩm truyền thông về CCHC cho đối tượng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở triển khai nhiệm vụ tuyên truyền đầy đủ, kịp thời.
- Định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo tình hình thực hiện công tác tuyên truyền gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
- Thiết lập kênh tiếp nhận phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân, doanh nghiệp về công tác CCHC của Thành phố, kịp thời tổng hợp gửi Sở Nội vụ để báo cáo UBND Thành phố.
11. Các cơ quan báo chí
- Chủ động thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ CCHC của Thành phố, quan tâm các nhiệm vụ trọng tâm theo từng năm; tạo điều kiện để biên tập viên, phóng viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các cơ quan báo chí, nâng cao chất lượng tuyên truyền về CCHC. Chủ động sắp xếp, cân đối việc thực hiện chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng đăng, phát tin, bài về CCHC.
- Kịp thời tìm hiểu, đưa tin phản ánh theo thư bạn đọc yêu cầu về các vấn đề liên quan đến CCHC trên địa bàn Thành phố; các giải pháp khắc phục, xử lý các vấn đề bức xúc của người dân, dư luận của Thành phố và các cơ quan chức năng.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền thông qua các phóng sự, chuyên mục về chính quyền điện tử, công dân điện tử; đổi mới, phát huy hiệu quả từ các chương trình đang thực hiện.
- Đề nghị các cơ quan báo chí Trung ương có chương trình phối hợp công tác với thành phố Hà Nội: tăng cường tin bài, tăng thời lượng phát sóng, lồng ghép nội dung về CCHC thành phố Hà Nội trong các chương trình như chuyên mục “Cải cách hành chính”, công nghệ thông tin...
Trên đây là Kế hoạch thông tin, tuyên truyền CCHC trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020. UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện; định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo UBND Thành phố, gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 123/KH-UBND về tiếp tục duy trì, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2020 tổ chức Hội thảo khoa học “Cải cách hành chính của Việt Nam qua các thời kỳ - Những giá trị cốt lõi và vận dụng sáng tạo trong công cuộc cải cách hành chính của thành phố Hà Nội hiện nay”
- 3Kế hoạch 155/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2013 đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 05/2015/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2016 cải cách hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 3490/QĐ-BNV năm 2016 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020” do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 6098/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 8Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2016 thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 9Kế hoạch 123/KH-UBND về tiếp tục duy trì, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội
- 10Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2020 tổ chức Hội thảo khoa học “Cải cách hành chính của Việt Nam qua các thời kỳ - Những giá trị cốt lõi và vận dụng sáng tạo trong công cuộc cải cách hành chính của thành phố Hà Nội hiện nay”
- 11Kế hoạch 155/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2016 về thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 248/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/12/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra