ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 246/KH-UBND | Sơn La, ngày 23 tháng 12 năm 2019 |
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản 8008/CT-TCTL ngày 25/10/2019, về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2019-2020. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La, với những nội dung sau:
1. Mục đích
1.1. Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, và tác động của biến đổi khí hậu đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.
1.2. Có kế hoạch chủ động tổ chức sản xuất, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng, phù hợp với khả năng cung cấp nước đảm bảo phục vụ vụ Đông Xuân 2019-2020.
1.3. Chủ động điều tiết, dự trữ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người, gia súc và công nghiệp.
2. Yêu cầu
2.1. Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm nước. Triển khai thực hiện công tác ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc: Ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước phục vụ cho chăn nuôi, nước tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao; khuyến cáo nhân dân không sản xuất lúa ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán phải đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định.
2.2. Tất cả các ngành, các cấp phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “Ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính).
1. Diễn biến thời tiết
1.1. Khí tượng
Dự báo trong những tháng nửa đầu năm 2020, ENSO ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng và vẫn có khả năng duy trì trạng thái này trong những tháng tiếp theo của nửa cuối năm 2020.
- Nhiệt độ, không khí lạnh: Nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước có khả năng cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ phổ biến từ 0,5-1,5 o C độ. Rét đậm tập trung chủ yếu trong tháng 01 và tháng 02/2020 với khoảng 3-5 đợt rét đậm nhưng không kéo dài; trong thời gian này đề phòng khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết ở khu vực vùng cao.
- Mưa: Tổng lượng mưa tháng 01/2020 phổ biến khoảng 30-60mm (ở mức cao hơn so với TBNN). Từ tháng 02 đến tháng 06/2020, tổng lượng mưa trên toàn tỉnh phổ biến xấp xỉ dưới so với TBNN. Trong những tháng mùa đông có thể xuất hiện những đợt mưa rào và dông.
1.2. Thủy văn
- Trên sông Đà: Tại trạm thủy văn Tạ Bú Mực nước biến đổi theo điều tiết thủy điện Sơn La và Hồ Hòa Bình. Mực nước trung bình, cao nhất, thấp nhất ở mức thấp hơn so TBNN, CKNT.
- Trên sông Mã: Tại trạm thủy văn Xã Là mực nước biến đổi theo điều tiết của thủy điện Mường Hung. Mực nước trung bình, thấp nhất ở mức thấp hơn so TBNN, CKNT; mực nước cao nhất ở mức cao hơn TBNN, CKNT.
- Trên sông Nậm Pàn: Tại trạm Hát Lót mực nước biến đổi chậm. Mực nước trung bình, cao nhất, thấp nhất ở mức thấp hơn so CKNT.
2. Nhận định tình hình hạn hán, thiếu nước sản xuất mùa khô 2019-2020
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn: trạng thái ENSO tiếp tục được dự báo ở trạng thái trung tính nhưng vẫn nghiêng về pha nóng trong tháng cuối năm 2019 và nhiều khả năng sẽ duy trì trạng thái này cho đến nửa đầu năm 2020. Nền nhiệt trên toàn quốc đều tăng cao lên khoảng 0,5 đến 1,5 độ.
Khu vực Bắc Bộ được nhận định là nguồn nước tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN), thiếu hụt nhiều nhất tập trung trong tháng 12/2019 và tháng 01/2020 (thiếu hụt từ 20-40%); mực nước sông trên các sông, suối ở mức biến đổi chậm và xuống dần, mực nước thấp nhất có khả năng xuất hiện vào cuối tháng 02, tháng 3 năm 2020.
Đối với Sơn La, mực nước trung bình, cao nhất, thấp nhất ở mức thấp hơn so TBNN và thấp hơn CKNT; Cùng với đó là sự thiếu hụt lượng mưa, theo tính toán, lượng mưa thiếu hụt khá nhiều, hiện tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 1096/1600mm, thiếu hụt khoảng 30% so với trung bình nhiều năm.
Tính đến ngày 30/11/2019, trong tổng số 105 hồ chứa thủy lợi, chỉ có 03 hồ (hồ Suối Chiếu, Đen Phường, Chiềng Khoi) đạt dung tích theo thiết kế, các hồ còn lại chỉ đạt khoảng 60-80% dung tích. Tổng dung tích của 09 hồ chứa nước vừa và lớn trên địa bàn tỉnh (Bản Mòn, Đen Phường, Chiềng Khoi, Huôi Vanh, Mường Lựm, Bản Muông, Lái Bay, Suối Hòm, Suối Chiếu) hiện còn 12,5 triệu m3/18,6 triệu m3, đạt khoảng 67,2% tổng dung tích thiết kế; một số hồ do được đầu tư sửa chữa, nâng cấp trong năm 2019 nên không đảm bảo khả năng tích nước (gồm: Xum Lo; Bản Củ 1,2; Bản Ỏ, Xa Căn; Huổi Nhả-Khơ Mú; Noong Chạy; Lái Bay; Noong Đúc; Nà Bó, Tho Loóng...).
Với tình hình nguồn nước nêu trên, từ nửa cuối tháng 12/2019 đến tháng 2/2020, sẽ có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, không đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích vụ Đông Xuân năm 2019-2020.
3. Nhận định tình hình các khu vực có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước sản xuất trong mùa khô năm 2019-2020
3.1. Tình hình chung
Trên địa bàn tỉnh Sơn La có tổng số 2.692 công trình thủy lợi. Trong đó có 105 hồ chứa; 03 công trình tiêu thoát lũ; 953 đập xây; 05 đập cao su; 40 cống, cửa lấy nước; 119 công trình kênh mương dẫn nước; 03 trạm bơm; 03 công trình kênh tiêu thoát lũ; 150 phai rọ thép; 1.318 phai tạm đang được khai thác phục vụ sản xuất với tổng chiều dài kênh là 3.097,0km, trong đó: kênh kiên cố là 1.528,4km (đá xây và bê tông); đường ống là 169,3km và còn lại là kênh đất 1.399,3km.
- Thực hiện nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp năm 2019
+ Cấp nước tưới vụ chiêm: | 11.782,83ha. |
+ Cấp nước tưới vụ mùa: | 17.838,38ha. |
+ Cấp nước tưới ẩm: | 1.206,59ha. |
+ Cấp nước nuôi trồng thủy sản: | 1.176,14ha. |
+ Tiêu thoát nước: | 64.665,46ha. |
3.2. Các khu vực có khả năng xảy ra hạn hán:
Tổng diện tích có khả năng xảy ra hạn hán: 2.132,5 ha
Trong đó:
- Huyện Mường La: Diện tích có khả năng bị hạn khoảng 61,3 ha.
- Thành phố Sơn La: Diện tích có khả năng bị hạn khoảng 211,7 ha.
- Huyện Thuận Châu: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 194 ha.
- Huyện Mai Sơn: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 33 ha.
- Huyện Sông Mã: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 80 ha.
- Huyện Sốp Cộp: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 14 ha.
- Huyện Yên Châu: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 234 ha.
- Huyện Mộc Châu: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 19,04 ha.
- Huyện Bắc Yên: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 45 ha.
- Huyện Phù Yên: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 120 ha.
- Huyện Quỳnh Nhai: Diện tích có khả năng bị hạn hán khoảng 17,5 ha.
- Huyện Vân Hồ: Diện tích có khả năng bị hạn khoảng 205 ha.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo)
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG HẠN
1.1. Đối với sản xuất nông nghiệp
- Các huyện, thành phố và Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án chống hạn cụ thể trên địa bàn, tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn để kịp thời triển khai các giải pháp chống hạn thích hợp, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất do hạn hán gây ra.
- Rà soát, cập nhật, cân đối nguồn nước, tiếp tục kiểm tra, tổng hợp cụ thể nguồn nước các hồ chứa để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn nước, trong đó ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và các khu công nghiệp khi hạn hán xảy ra.
- Trên cơ sở tính toán nguồn nước hiện có, hướng dẫn nhân dân sử dụng giống và bố trí các loại cây trồng hợp lý. Đối với các vùng trồng lúa đảm bảo nguồn nước tưới suốt vụ thì chủ động tập trung thâm canh theo vùng để tiết kiệm nước; đối với diện tích không đủ nước trồng lúa thì chuyển sang cây trồng khác có nhu cầu nước ít hơn và thời gian ngắn hơn so với trồng lúa; diện tích không có nước chủ động tạm dừng không gieo trồng.
- Tăng cường công tác quản lý phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới luân phiên, tưới tiết kiệm nước....), hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân.
- Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn ở các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới.
- Khuyến khích áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt...) và triển khai nhân rộng các mô hình này.
- Căn cứ vào dự báo thời tiết để điều chỉnh lịch mùa vụ, thả nuôi thủy sản trong điều kiện cho phép.
- Huy động các lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện tham gia phòng, chống hạn (tuyên truyền cảnh báo hạn hán, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm...).
1.2. Đối với cấp nước sinh hoạt, công nghiệp
- Các huyện, thành phố phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tính toán, cân đối dành nước ưu tiên cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp cho đến hết năm 2019. Theo dõi, nắm bắt tình hình thiếu nước sinh hoạt, đề xuất các biện pháp cấp nước thích hợp.
- Các đơn vị cấp nước sinh hoạt có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, các khu công nghiệp trên địa bàn quản lý khi hạn hán xảy ra.
- Một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng nước của dân do ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành các biện pháp như: đào thêm giếng, tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt và bùng phát dịch bệnh do hạn hán kéo dài.
- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng theo quy hoạch để đảm bảo độ che phủ.
- Lắp đặt các trạm bơm dầu dã chiến tại vị trí các cống lấy nước để bơm nước từ dung tích chết của các hồ, ao, sông, suối.
- Sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng do mưa lũ; nạo vét cống đầu mối, kênh mương, khơi thông dòng chảy và đắp đập tạm để trữ nước.
- Tăng cường tận dụng các ao hồ nhỏ, vùng trũng để tích trữ nước.
IV. DỰ KIẾN NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Tổng kinh phí cần phục vụ chống hạn: 229.625,0 triệu đồng
Trong đó:
+ Kinh phí sửa chữa, nạo vét kênh mương: 229.325,0 triệu đồng
+ Kinh phí dự kiến phục vụ bơm chống hạn: 300,0 triệu đồng
- Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.
Trong đó:
- Ngân sách địa phương cân đối: 149.256,0 triệu đồng
- Ngân sách đề nghị Trung ương hỗ trợ: 80.369,0 triệu đồng
(Chi tiết có phụ lục kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.1. Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo kịp thời tình hình triển khai thực hiện và các thiệt hại do hạn hán gây ra về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
1.2. Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhận định tình hình hạn hán, phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó; xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân phù hợp với khả năng nguồn nước; tổng hợp báo cáo chung toàn tỉnh về nguồn nước, kế hoạch chống hạn.
1.3. Hướng dẫn các địa phương bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước; xây dựng phương án sử dụng nước hợp lý để ứng phó hạn hán; phổ biến, tuyên truyền thực hiện tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến cho cây trồng.
1.4. Chỉ đạo Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi quản lý chặt chẽ nguồn nước, đảm bảo tưới chắc trong hệ thống; đồng thời hỗ trợ các địa phương về nhân lực, kỹ thuật, nguồn nước để chống hạn.
1.5. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cấp nước sạch, công trình thủy lợi để sớm đưa vào sử dụng phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp; chủ động kiểm tra, sửa chữa, khôi phục hoạt động của các công trình cấp nước tập trung, các giếng, ao; ưu tiên xây dựng các cụm vòi cấp nước tập trung để cấp nước chống hạn.
1.6. Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động các công trình cấp nước sạch nông thôn; đề xuất giải pháp nâng cao năng lực và phương án tham gia chống hạn cho từng công trình cụ thể; tổng hợp báo cáo thường xuyên tình hình cấp nước sạch nông thôn , trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Công Thương: Chỉ đạo các nhà máy thủy điện nhỏ trên địa bàn xã nước đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu phục vụ sản xuất và dân sinh.
3. Sở Xây dựng: Chỉ đạo Công ty cổ phần cấp nước Sơn La đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các địa phương rà soát và đề xuất hỗ trợ các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, không để người dân bị đói do ảnh hưởng của hạn hán.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Đài Truyền hình Sơn La, Báo Sơn La: Tăng cường thông tin, truyền thông về tình hình hạn hán, thiếu nước, các biện pháp chỉ đạo ứng phó để cộng đồng biết và chủ động thực hiện tiết kiệm nước; biểu dương, khuyến khích những cá nhân, tổ chức tích cực và sáng tạo trong ứng phó với hạn.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất, bố trí vốn hỗ trợ giải pháp khắc phục phòng, chống hạn hán, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
7. Sở Tài chính: Cân đối nguồn vốn để thực hiện hỗ trợ giải pháp khắc phục hậu quả khi có hạn hán xảy ra. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, Công ty TNHH MTV quản lý khai thác CTTL quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn phòng chống hạn hán hiệu quả theo quy định hiện hành.
8. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc: Tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nhận định tình hình hạn hán, thường xuyên cấp cho các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ chỉ đạo phòng, chống hạn vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019 và cả năm 2019.
9. Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi tỉnh
9.1. Chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình bằng nguồn vốn sửa chữa hàng năm và có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa vào lấy nước theo phân cấp quản lý; các hồ chứa đang sửa chữa nếu đủ điều kiện an toàn phải tích nước hợp lý để thực hiện công tác chống hạn.
9.2. Phối hợp với các địa phương trong triển khai phương án phòng, chống hạn hán, xác định cụ thể từng vùng có khả năng thiếu nước để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý; quản lý phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.
9.3. Chủ động sử dụng nguồn ngân sách cấp bù, miễn thủy lợi phí để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán.
9.4. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước nhằm chủ động xử lý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân; thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện.
10. Trung tâm nước sạch và VSMT: Chủ động cấp nước theo các mạng quản lý, đồng thời tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước, chủ động xây dựng phương án cụ thể phòng, chống hạn, thiếu nước cho từng công trình cụ thể.
11. UBND các huyện, thành phố
11.1. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để vận hành tích nước các hồ chứa phù hợp, bảo đảm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đồng thời phải bảo đảm an toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước.
11.2. Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, với các kịch bản về nguồn nước có khả năng xảy ra để kịp thời có các giải pháp phù hợp.
11.3. Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương, UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ công trình tổ chức kiểm kê nguồn nước từng công trình thủy lợi, khoanh vùng cụ thể các diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xây dựng kế hoạch tưới cụ thể cho từng vùng; bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước; sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán.
11.4. Tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại sau mùa mưa từ ao, hồ, sông suối, mương rạch để cung cấp nước cho sản xuất Đông Xuân, tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi để cung cấp cho vụ sản xuất; thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ Đông Xuân, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng có giá trị cao...), sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2019-2020 và năm 2020.
11.5. Triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn như: Nạo vét cống lấy nước, kênh mương, thông thoáng dòng chảy, đắp đập tạm, bờ bao, đào ao, vét giếng, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng nguồn nước phục vụ sản xuất; rà soát, khôi phục các công trình chống hạn đã có trước đây để sẵn sàng chống hạn.
11.6. Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng (tưới theo quy trình “ướt khô xen kẽ”, nhỏ giọt, phun mưa...); chủ động cắt giảm ít nhất 10% lượng nước tưới so với lúc bình thường.
11.7. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình thiếu nước, khô hạn cho dân biết, chủ động trong việc sử dụng nước tiết kiệm và tích cực phối hợp với đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi điều tiết, sử dụng nước hiệu quả.
11.8. Xây dựng kế hoạch toàn dân làm thủy lợi mùa khô 2019-2020; tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện qua Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 25/3/2020.
11.9. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp phải quan tâm chỉ đạo ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước; củng cố các tổ, đội thủy lợi cơ sở để quản lý, điều tiết tưới để hạn chế tranh chấp, chống thất thoát, lãng phí nước.
11.10. Chủ động sử dụng ngân sách của địa phương để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán.
11.11. Thường xuyên cập nhật về tình hình nguồn nước, hạn hán, và các hoạt động ứng phó, tổng hợp thiệt hại, đề xuất giải pháp chống hạn trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
12. Các Đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội: Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh tích cực bám sát địa bàn, vận động, hướng dẫn hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện hạn hán theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nhằm ổn định đời sống nhân dân.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh những khó khăn, vướng mắc các sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan báo cáo kịp thời UBND tỉnh qua Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế triển khai./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BIỂU TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CÓ KHẢ NĂNG BỊ HẠN CỦA CÁC HUYỆN,
(Kèm theo kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh Sơn La)
STT | Diện tích tại các huyện | Diện tích có khả năng bị hạn (ha) | Ghi chú | |||
Tổng diện tích có khả năng bị hạn | Diện tích có khả năng khắc phục bằng biện pháp nạo vét, khơi thông, bè bờ | Diện tích phải dùng biện pháp công trình khắc phục hoặc phải chuyển đổi cây trồng | ||||
1 | HUYỆN MƯỜNG LA | 183,6 | 122,4 | 61,2 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Mường Bú | 122,1 | 81,4 | 40,7 |
|
| 2 | xã Chiềng Hoa | 23,7 | 15,8 | 7,9 |
|
| 3 | xã Mường Chùm | 27 | 18 | 9 |
|
| 4 | xã Pi Toong | 10,8 | 7,2 | 3,6 |
|
2 | HUYỆN SỐP CỘP | 33 | 22 | 11 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Mường Lèo | 21 | 14,0 | 7,0 |
|
| 2 | xã Dồm Cang | 12 | 8 | 4 |
|
3 | HUYỆN QUỲNH NHAI | 17,4 | 11,6 | 5,8 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Chiềng Khay | 7,5 | 5 | 2,5 |
|
| 2 | xã Mường Giàng | 5,4 | 3,6 | 1,8 |
|
| 3 | xã Mường Giôn | 4,5 | 3 | 1,5 |
|
4 | HUYỆN PHÙ YÊN | 333,48 | 222,32 | 111,16 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Huy Tân | 20,67 | 13,78 | 6,89 |
|
| 2 | xã Huy Hạ | 43,68 | 29,12 | 14,56 |
|
| 3 | xã Tường Phù | 66 | 44 | 22 |
|
| 4 | xã Tường Thượng | 51 | 34 | 17 |
|
| 5 | xã Tân Lang | 44,13 | 29,42 | 14,71 |
|
| 6 | xã Quang Huy | 30 | 20 | 10 |
|
| 7 | xã Gia Phù | 78 | 52 | 26 |
|
5 | THÀNH PHỐ | 211,7 | 127,0 | 84,7 | Diện tích lúa | |
| 1 | Phường Chiềng Sinh | 35,4 | 21,2 | 14,2 |
|
| 2 | Phường Chiềng Đen | 16,773 | 10,0638 | 6,7092 |
|
| 3 | Phường Chiềng Ngần | 85,163 | 51,0978 | 34,0652 |
|
| 4 | Phường Chiềng An | 33,565 | 20,139 | 13,426 |
|
| 6 | xã Hua La | 7,142 | 4,2852 | 2,8568 |
|
| 7 | xã Chiềng Xôm | 33,663 | 20,1978 | 13,4652 |
|
6 | HUYỆN BẮC YÊN | 41,919 | 29,9 | 15 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Chim Vàng | 3,87 | 2,58 | 1,29 |
|
| 2 | xã Hồng Ngài | 12 | 8 | 4 |
|
| 3 | xã Hua Nhàn | 5,43 | 3,62 | 1,81 |
|
| 4 | xã Mường Khoa | 10,419 | 6,946 | 3,473 |
|
| 5 | xã Làng Chếu | 10,2 | 6,8 | 3,4 |
|
7 | HUYỆN MAI SƠN | 99 | 66 | 33 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Mường Bon | 15 | 10 | 5 |
|
| 2 | xã Chiềng Mung | 30 | 20 | 10 |
|
| 3 | xã Chiềng Ban | 12 | 8 | 4 |
|
| 4 | xã Mường Bằng | 12 | 8 | 4 |
|
| 5 | xã Chiềng Lương | 6 | 4 | 2 |
|
| 6 | xã Chiềng Mai | 9 | 6 | 3 |
|
| 7 | xã Chiềng Chăn | 6 | 4 | 2 |
|
| 8 | xã Cò Nòi | 9 | 6 | 3 |
|
8 | HUYỆN YÊN CHÂU | 234,6 | 156,4 | 78,2 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Viêng Lán | 22,5 | 15 | 7,5 |
|
| 2 | xã Phiêng Khoài | 41,1 | 27,4 | 13,7 |
|
| 3 | xã Chiềng Pằn | 9 | 6 | 3 |
|
| 4 | xã Chiềng Sàng | 66 | 44 | 22 |
|
| 5 | Xã Sặp Vạt | 69 | 46 | 23 |
|
| 6 | xã Tú Nang | 27 | 18 | 9 |
|
9 | HUYỆN THUẬN CHÂU | 193,869 | 129,246 | 64,623 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Phổng Lăng | 27,000 | 18,000 | 9,000 |
|
| 2 | xã Muổi Nọi | 9 | 6 | 3 |
|
| 3 | xã Chiềng La | 4,5 | 3 | 1,5 |
|
| 4 | xã Tông Cọ | 36 | 24 | 12 |
|
| 5 | xã Chiềng Pha | 9 | 6 | 3 |
|
| 6 | xã Phổng Lái | 108,369 | 72,246 | 36,123 |
|
| X. HUYỆN MỘC CHÂU | 26,82 | 17,9 | 8,94 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Chiềng Hắc | 12,3 | 8,2 | 4,1 |
|
| 2 | xã Hua Păng | 8,82 | 5,88 | 2,94 |
|
| 3 | xã Tà Lại | 5,7 | 3,8 | 1,9 |
|
10 | HUYỆN SÔNG MÃ | 235,2 | 156,8 | 78,4 | Diện tích lúa | |
| 1 | xã Chiềng En | 33 | 22 | 11 |
|
| 2 | xã Chiềng Khoong | 27 | 18 | 9 |
|
| 3 | xã Chiềng Khương | 36 | 24 | 12 |
|
| 4 | xã Chiềng Sơ | 44,1 | 29,4 | 14,7 |
|
| 5 | xã Huổi Một | 15 | 10 | 5 |
|
| 6 | xã Mường Lầm | 6 | 4,0 | 2,00 |
|
| 7 | xã Nà Nhịu | 33 | 22 | 11 |
|
| 8 | xã Nậm Mằn | 15 | 10 | 5 |
|
| 9 | xã Yên Hưng | 26,1 | 17,4 | 8,7 |
|
12 |
| HUYỆN VÂN HỒ | 205 | 164 | 41 | Diện tích lúa |
| 1 | xã Liên Hòa | 13 | 10 | 4 |
|
| 2 | xã Tân Xuân | 20 | 15 | 4 |
|
| 3 | xã Suối Bàng | 7,5 | 7,5 | 3 |
|
| 4 | xã Chiềng Khoa | 44 | 20 | 4 |
|
| 5 | xã Tân Xuân | 15 | 15 | 4 |
|
| 6 | xã Xuân Nha | 42 | 33 | 3 |
|
| 7 | xã Chiềng Yên | 20 | 20 | 6 |
|
| 8 | xã Mường Men | 15,5 | 15,5 | 4 |
|
| 9 | xã Quang Minh | 12 | 12 | 5 |
|
| 10 | xã Mường Tè | 16 | 16 | 4 |
|
| TỔNG | 1.818,60 | 1.225,59 | 593,00 |
|
KHỐI LƯỢNG, KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC MÙA KHÔ 2019-2020
(Kèm theo kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Sơn La)
TT | Địa điểm | Diện tích có khả năng bị hạn hán (ha) | Sửa chữa phai, đập, kênh dẫn nước (triệu đồng) | Các hạng mục sửa chữa, nạo vét | Hỗ trợ bơm (triệu đồng) | Tổng kinh phí thực hiện (triệu đồng) | Kinh phí Ngân sách địa phương (triệu đồng) | Kinh phí đề nghị hỗ trợ (triệu đồng) | |
Nạo vét cửa lấy nước, kênh mương | |||||||||
Khối lượng thực hiện (m3) | Kinh phí (triệu đồng) | ||||||||
| Tổng cộng | 2.132,5 | 77.900 | 1.211.400 | 151.425 | 300 | 229.625 | 149.256 | 80.369 |
1 | Huyện Phù Yên | 333,5 | 18.500,0 | 161.000 | 20.125 | 60 | 38.685 | 25.145 | 13.540 |
2 | Huyện Mường La | 61,3 | 6.500,0 | 102.200 | 12.775 | 30 | 19.305 | 12.548 | 6.757 |
3 | Huyện Mộc Châu | 139,3 | 3.600,0 | 94.500 | 11.813 |
| 15.413 | 10.018 | 5.394 |
4 | Huyện Vân Hồ | 205,0 | 3.800,0 | 90.300 | 11.288 |
| 15.088 | 9.807 | 5.281 |
5 | Huyện Bắc Yên | 45,0 | 4.800,0 | 87.500 | 10.938 |
| 15.738 | 10.229 | 5.508 |
6 | Huyện Yên Châu | 234,6 | 5.600,0 | 195.000 | 24.375 |
| 29.975 | 19.484 | 10.491 |
7 | Huyện Mai Sơn | 99,0 | 4.500,0 | 94.500 | 11.813 | 50 | 16.363 | 10.636 | 5.727 |
8 | Thành phố Sơn La | 635,2 | 6.800,0 | 126.000 | 15.750 | 80 | 22.630 | 14.710 | 7.921 |
9 | Huyện Thuận Châu | 193,9 | 6.800,0 | 87.500 | 10.938 | 60 | 17.798 | 11.568 | 6.229 |
10 | Huyện Quỳnh Nhai | 17,5 | 3.700,0 | 59.500 | 7.438 |
| 11.138 | 7.239 | 3.898 |
11 | Huyện Sông Mã | 135,2 | 9.500,0 | 53.200 | 6.650 | 20 | 16.170 | 10.511 | 5.660 |
12 | Huyện Sốp Cộp | 33,0 | 3.800,0 | 60.200 | 7.525 |
| 11.325 | 7.361 | 3.964 |
- 1Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh khô năm 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Kế hoạch 230/KH-UBND về thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh khô năm 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Chỉ thị 8008/CT-BNN-TCTL năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 4Kế hoạch 230/KH-UBND về thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Phú Yên ban hành
Kế hoạch 246/KH-UBND năm 2019 về thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 do tỉnh Sơn La ban hành
- Số hiệu: 246/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Lò Minh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định