Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 242/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 10 tháng 08 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, nội dung cụ thể như sau:
- Khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển ngành thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững, hiệu quả, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nông dân, phát triển kinh tế khu vực nông thôn; đồng thời, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, tăng cường xuất khẩu.
- Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tăng cường chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất theo kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030
Chỉ tiêu đến năm 2030: phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập quốc tế, cụ thể:
a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2030 đạt 4%/năm. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 4,3%/năm, giai đoạn 2026 - 2030 đạt 3,6%/năm.
b) Tổng sản lượng thủy sản sản xuất:
- Đến năm 2025 đạt 681.208 tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản 661.900 tấn, sản lượng khai thác thủy sản 19.308 tấn.
- Đến năm 2030 đạt 819.150 tấn. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng 802.150 tấn, sản lượng thủy sản khai thác 17.000 tấn.
c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,1 - 1,2 tỷ USD.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; hướng đến nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
1. Rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn Tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn; nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước chuyên ngành thủy sản tại địa phương.
2. Kịp thời tổ chức triển khai, xây dựng Kế hoạch các Chương trình quốc gia, đề án được phát triển ngành thủy sản do Trung ương ban hành (Phụ lục).
3. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước; đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn lực các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ phù hợp, quy hoạch chung của Tỉnh.
4. Lựa chọn dự án đầu tư trọng điểm phát triển ngành thủy sản phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
5.1. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Tập trung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.
- Quan tâm, tổ chức, quản lý, bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản con non sinh sống và đường di cư của loài thủy sản. Phát triển bảo tồn gắn với du lịch sinh thái và nông thôn mới.
- Thực hiện thả bổ sung các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên. Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
- Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên. Hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản được coi trọng, thực hiện thường xuyên và được xã hội hóa sâu rộng.
- Tăng cường thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Huy động các nguồn lực tài chính cho bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Triển khai thực hiện các chính sách xã hội, hỗ trợ việc làm để chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng khai thác thủy sản, nhằm giảm áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
- Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nhân nuôi một số loài thủy sản nước ngọt có giá trị phục vụ công tác bảo tồn và phát triển kinh tế.
5.2. Khai thác thủy sản
- Tổ chức hoạt động khai thác thủy sản hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.
- Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.
- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá.
5.3. Nuôi trồng thủy sản
- Tiếp tục phát triển hệ thống sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, kết hợp phát triển giống các loài thủy sản bản địa phù hợp tiềm năng phát triển của Tỉnh như giống cá sặc rằn, tôm càng xanh…; nghiên cứu sản xuất giống một số loài thủy sản mới như: cá heo, cá trèn, cá xác, cá chốt... theo quy định tại danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
- Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả đối tượng thủy sản cá tra và các loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế cao, gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Tận dụng lợi thế mùa nước lũ để phát triển các mô hình nuôi nhỏ lẻ như: nuôi lươn, cá chạch, ốc bưu đen… nhằm chủ động cung cấp nguồn thực phẩm, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Chọn lọc, phát triển nuôi một số loài thủy sản cá bản địa như cá sặc điệp, cá nàng hai, cá chạch lửa…để làm cảnh, giải trí đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nuôi áp dụng các công nghệ nuôi mới, tiên tiến, tuần hoàn, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm; phát triển các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, sử dụng các loại thảo dược, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP), an toàn thực phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.
- Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, sản xuất giống, vật tư thủy sản, phòng trị bệnh và nuôi trồng thủy sản.
- Tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hình thức hợp tác như hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán để tạo vùng sản xuất hàng hóa lớn, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản; công tác phòng chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.
5.4. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến cá tra và các sản phẩm thủy sản khác như tôm càng xanh, cá điêu hồng, cá lóc, cá sặc rằn…; thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng; đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng, phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng cao có nguồn gốc từ nguyên liệu, phụ phẩm thủy sản phục vụ các ngành thực phẩm và phi thực phẩm; đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, an toàn môi trường và an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh.
- Chủ động hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, nguồn lực và mở rộng thị trường xuất khẩu; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu và nội địa.
- Giữ vững, phát triển thị phần xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm (Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,...), không ngừng mở rộng thị phần tại các thị trường tiềm năng (Hàn Quốc, Trung Đông, Đông Âu, Nam Mỹ và Đông Nam Á... ). Củng cố và phát triển chế biến thủy sản nội địa, mở rộng thị trường trong nước trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.
- Tổ chức sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức tín dụng với người nuôi trồng thủy sản.
1. Đầu tư, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ngành thủy sản
- Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch ngành thủy sản Tỉnh đảm bảo đồng bộ quy hoạch từ khâu sản xuất đến chế biến thủy sản. Tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án lĩnh vực thủy sản được phê duyệt.
- Huy động các nguồn lực của trung ương, địa phương và các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ, an toàn dịch bệnh phù hợp quy hoạch, đúng quy định của nhà nước, bao gồm: vùng sản xuất giống cá tra 3 cấp, vùng nuôi cá tra, vùng nuôi cá lồng bè và các vùng nuôi tập trung các loài thủy sản khác; thực hiện điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
2. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ
- Phối hợp với các viện, trường tổ chức chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bảo quản gen, nhân giống thủy sản nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị khoa học, kinh tế cao; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản.
- Đẩy mạnh xã hội hóa chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và chế biến thủy sản.
- Thực hiện tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ cải thiện di truyền theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh; ứng dụng kết quả nghiên cứu, chọn lọc, gia hóa tôm càng xanh, quy trình sản xuất giống chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng con giống phục vụ cho nuôi thương phẩm.
- Chuyển giao, ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản thâm canh với năng suất cao, mô hình nuôi tuần hoàn, tiết kiệm nước, năng lượng, giảm giá thành sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, mô hình nuôi hữu cơ, sinh thái,...
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền và sử dụng các loại thuốc, thảo dược, chế phẩm sinh học, vắc-xin phục vụ công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong chuẩn đoán, phòng trị bệnh; hạn chế tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
- Phối hợp với các viện, trường, các tổ chức chuyển giao, ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng các phụ phế phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản (bùn thải, nước thải) để sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phân bón hữu cơ,…
3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, kỹ năng cao phục vụ nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Tỉnh. Đào tạo cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành.
- Thu hút đầu tư về nguồn lực trong hợp tác, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản.
- Liên kết, kết nối giữa các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Triển khai áp dụng, cụ thể hóa các cơ chế chính sách về sản xuất thủy sản theo tình hình thực tế của địa phương như:
4.1. Chính sách về đất và mặt nước
Chính sách giao, cho thuê đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
4.2. Chính sách tài chính và tín dụng
- Ngân sách nhà nước và các tổ chức tín dụng ưu tiên thực hiện đầu tư, hỗ trợ:
Phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ.
Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản.
Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
4.3. Chính sách thương mại
- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm thủy sản gắn với các chuỗi liên kết, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thủy sản, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
5. Thị trường và xúc tiến thương mại
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tại các nước, khu vực đã và đang ký kết các Hiệp định thương mại tự do; phát triển mở rộng các thị trường trọng điểm và tiềm năng.
- Phát triển, mở rộng thị trường nội địa, đa dạng sản phẩm chế biến chế biến.
6. Nâng cao năng lực chế biến thủy sản
- Đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng chương trình quản lý chất lượng, công nghệ thông tin.
- Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trong nước và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
- Nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến có chất lượng, sức cạnh tranh cao phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao.
7. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,...
- Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Có biện pháp quản lý, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của pháp luật.
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, dịch vụ vật tư đầu vào và các doanh nghiệp chế biến thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.
- Phát triển các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương trên địa bàn Tỉnh. Phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, hội quán, đồng quản lý, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản.
- Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất tuần hoàn, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, cấp mã số vùng nuôi, gắn với việc truy xuất nguồn gốc, điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).
- Liên kết với các ngành kinh tế khác đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các ngành kinh tế trong việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực.
9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
- Giảm cường lực khai thác thủy sản để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác.
- Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm soát: các quy định về ngư cụ, khu vực cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn; kiểm soát các giống, loài thủy sản ngoại lai xâm hại, đặc biệt đối với các loài thủy sản làm cảnh.
- Hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản theo hướng tinh gọn, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản hiệu quả.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hành chính và quản lý các lĩnh vực sản xuất thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xu thế phát triển ngành thủy sản trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngành, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản.
- Kiểm soát tốt các nguồn thải từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thủy sản, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định hiện hành.
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định.
- Lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA (nếu có).
- Tổ chức, cá nhân đầu tư và các nguồn vốn huy động khác.
2. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư
- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý ngành thủy sản; kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo tồn và phát triển nguồn gen giống thủy sản bản địa, quý, hiếm; dự trữ sản phẩm thiết yếu phù hợp với từng thời kỳ.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh hàng năm và 05 năm trình Ủy ban nhân dân Tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình, đề án ưu tiên phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn Tỉnh bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp với các địa phương tổ chức phát triển sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản để tạo sự ổn định, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho lao động; tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển, mở rộng quy mô diện tích, tăng sản lượng thủy sản nuôi; thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức tuyên truyền về triển khai thực hiện Kế hoạch đến cán bộ quản lý và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh để biết và nắm bắt được định hướng chung của ngành Thủy sản để tham gia thực hiện.
- Hàng năm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện và tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn Tỉnh bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát thực trạng năng lực đội ngũ công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực thủy sản để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng phù hợp và hiệu quả.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét phân bổ nguồn lực thực hiện xây dựng các chương trình, đề án, dự án đầu tư phát triển ngành thủy sản, bố trí nguồn vốn lồng ghép để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch; triển khai thực hiện các chính sách về ưu đãi đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các chính sách về tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai đề án, dự án, chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công tác bảo tồn và phát triển thủy sản trên địa bàn Tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy, phát triển, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất phát triển thủy sản theo đúng quy hoạch được duyệt; hướng dẫn chính sách về đất đai cho tổ chức, cá nhân thuê phát triển nuôi thủy sản, xây dựng cơ sở chế biến thủy sản và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xuất thủy sản.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đơn vị chuyên môn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề (nuôi trồng, sản xuất giống cá cảnh, chế biến thủy sản,…), chuyển đổi nghề cho ngư dân và chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho cộng đồng ngư dân thuộc diện chuyển đổi hoặc có nhu cầu chuyển đổi sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thuận lợi hơn.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai kịp thời các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các chính sách liên quan đến hoạt động phát triển thủy sản theo chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Tỉnh.
- Tiếp thu và giải đáp kịp thời các khó khăn, vướng mắc của tổ chức, cá nhân hoạt động lĩnh vực thủy sản trong việc tiếp cận vốn vay thuộc phạm vi thẩm quyền.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển ngành thủy sản theo chỉ đạo của địa phương; kiến nghị đối với vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền (nếu có) để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Kế hoạch.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Tổ chức xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển thủy sản hàng năm, giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và và quy hoạch chung của Tỉnh.
- Định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
Phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động Nhân dân và hội viên nuôi trồng thủy sản theo chuỗi khép kín, kinh tế tuần hoàn, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, phổ biến đến doanh nghiệp, người dân thông tin về Chiến lược, kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định của pháp luật Việt Nam; tham gia xây dựng và phản biện các định hướng chiến lược, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển thủy sản; hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp và ngư dân; tham gia đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, tập huấn cho ngư dân phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Yêu cầu Thủ trưởng sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 10/08/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan, đơn vị chủ trì | Cơ quan, đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Hoàn thiện tổ chức bộ máy: |
|
|
|
1 | Kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống quản lý nhà nước về thủy sản | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, thành phố | 2021 - 2022 |
XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC | ||||
1. | Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
2. | Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
3. | Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
4. | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
5. | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển chế biến và thương mại thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
6. | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong ngành thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
7. | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
8. | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
9. | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
10. | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Sau khi Chính phủ ban hành |
|
|
| ||
1 | Trong lĩnh vực bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản | |||
1.1. | Xây dựng Chương trình điều tra đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Tổng cục Thủy sản | Cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan | Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai |
1.2. | Tổ chức điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Tổng cục Thủy sản | Cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan | Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai |
1.3. | Thực hiện thả bổ sung các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên. Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan | Hàng năm |
1.4. | Triển khai đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan | Hàng năm |
1.5. | Huy động các nguồn lực tài chính cho bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cơ quan, đơn vị, hội, hiệp hội liên quan | 2021 - 2030 |
1.6. | Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Tổng cục Thủy sản | Cơ quan, đơn vị, hội, hiệp hội liên quan | 2021 - 2030 |
1.7 | Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân nuôi một số loài thủy sản nước ngọt có giá trị phục vụ công tác bảo tồn và phát triển kinh tế theo Quyết định số 908/QĐ-UBND-HC ngày 09/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | 2021 - 2025 |
2 | Nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
2.1. | Phát triển hệ thống sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao gắn với các đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND huyện, thành phố và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất thủy sản | Hàng năm |
2.2. | Phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, thương mại thủy sản đảm bảo thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND huyện, thành phố và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất thủy sản | Hàng năm |
2.3. | Xây dựng kế hoạch Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021- 2025 và tầm nhìn 2030 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND huyện, thành phố và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất thủy sản | 2021 |
2.4. | Phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND huyện, thành phố và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất thủy sản | Hàng năm |
2.5. | Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND huyện, thành phố và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất thủy sản | Hàng năm |
2.6. | Triển khai phòng chống dịch bệnh thủy sản | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND huyện, thành phố và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất thủy sản | Hàng năm |
3 | Khai thác thủy sản |
|
|
|
3.1. | Tổ chức hoạt động khai thác thủy sản hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện, thành phố | Hội, Hiệp hội thủy sản; tổ chức, cá nhân liên quan | Hàng năm |
3.2. | Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện, thành phố | Cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; | Hàng năm |
4 | Chế biến và tiêu thụ sản phẩm |
|
| |
1. | Dự án đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng cao có nguồn gốc từ nguyên liệu, phụ phẩm thủy sản phục vụ các ngành thực phẩm và phi thực phẩm | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Công Thương, UBND huyện, thành phố và doanh nghiệp chế biến | 2022 - 2025 |
1. | Theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Hàng năm |
2. | Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Quý IV/2025 |
3. | Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố | Quý IV/2030 |
- 1Quyết định 1923/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động Thực hiện Quyết định 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch Quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 4Quyết định 2377/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình Phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 5Quyết định 452/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 6Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 1Quyết định 339/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1960/QĐ-BNN-TCTS năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 908/QĐ-UBND-HC năm 2021 phê duyệt Đề án khung bảo tồn nguồn gen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 1923/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động Thực hiện Quyết định 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch Quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 6Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 7Quyết định 2377/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình Phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 8Quyết định 452/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 9Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 242/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Huỳnh Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra