Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 242/KH-UBND | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành Thành phố tích cực triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả trong các mặt công tác như: tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố; Rà soát, hỗ trợ, xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề mang địa danh...
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2020 như sau:
1. Mục đích.
Cụ thể hóa các mục tiêu của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể:
a) Mục tiêu chung.
- Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Hỗ trợ bảo hộ, khai thác và áp dụng thực tiễn sáng chế/ giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố.
- Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề của thành phố Hà Nội.
b) Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2020.
- Tổ chức từ 2 - 5 chương trình truyền thông (truyền hình); ít nhất 32 lớp đào tạo tập huấn để nâng cao nhận thức, năng lực phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Thành phố.
- Hỗ trợ, khai thác, áp dụng ít nhất 01 sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn.
- Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho ít nhất 31 sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề mang địa danh của Hà Nội.
- Hỗ trợ phát triển sở hữu trí tuệ cho ít nhất 04 nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ.
2. Yêu cầu.
- Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch phải bám sát mục tiêu tại Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020.
- Nội dung hỗ trợ phải thiết thực, gắn với thực tiễn hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thành phố; Mức hỗ trợ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN về việc hướng dẫn tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015 cho đến khi có văn bản thay thế; Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định một số chính sách, nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính quy định khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành có liên quan.
- Phân công rõ nhiệm vụ các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan trong việc chủ trì, phối hợp, thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả, phát huy được vai trò của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện.
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ.
a) Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề giới thiệu pháp luật sở hữu trí tuệ và vai trò của tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ; Giới thiệu, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ trên các cơ quan báo chí của Trung ương và Thành phố; Tổ chức các sự kiện về sở hữu trí tuệ đặc biệt là sự kiện ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4).
c) Biên tập, in ấn và phát hành các tài liệu hướng dẫn thủ tục đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ, giới thiệu mô hình tiêu biểu đã được ứng dụng trong thực tiễn.
2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý.
a) Hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề mang địa danh của Thành phố, cụ thể:
- Các sản phẩm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đã được phê duyệt tại Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 12/9/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc hỗ trợ đào tạo kiến thức về thị trường, kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, xây dựng thương hiệu và tổ chức kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.
- Các sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp mang địa danh của Hà Nội có nhu cầu xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đề nghị bổ sung năm 2019.
b) Hỗ trợ hoàn thiện và phát triển nhãn hiệu tập thể mang địa danh Hà Nội đã được bảo hộ.
3. Hỗ trợ hoàn thiện, khai thác và áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích vào thực tiễn.
a) Xác định nhu cầu của tổ chức, cộng đồng, địa phương về áp dụng, đổi mới công nghệ, khai thác sáng chế/giải pháp hữu ích phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai, sản xuất và kinh doanh.
b) Tra cứu, đánh giá, lựa chọn và xác định công nghệ, các giải pháp phù hợp với nhu cầu khai thác, áp dụng.
c) Xây dựng và triển khai phương án áp dụng công nghệ, các giải pháp từ các sáng chế/giải pháp hữu ích đã lựa chọn.
d) Tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật và các thành quả sáng tạo khác.
4. Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ.
a) Hỗ trợ khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
b) Cung cấp thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ hoạt động xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển giá trị tài sản.
c) Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ trên địa bàn Thành phố.
1. Sở Khoa học và Công nghệ.
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã của Thành phố và đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Xây dựng và lập dự toán thực hiện Kế hoạch, tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của Sở.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đề xuất nội dung thực hiện. Hướng dẫn và tiếp nhận thủ tục, hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân tham gia Kế hoạch.
- Rà soát, tổng hợp danh mục các sản phẩm được tạo ra từ sáng chế/giải pháp hữu ích, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề mang địa danh, trình UBND Thành phố bổ sung kế hoạch hàng năm.
- Sử dụng và quyết toán kinh phí theo chế độ tài chính đảm bảo đúng quy định.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, rà soát, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
3. Sở Công Thương.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng, phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm làng nghề đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức các hội nghị, hoạt động giao thương, kết nối cung - cầu, tuyên truyền quảng bá nông sản thực phẩm của Thành phố hàng năm; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tiêu thụ nông sản tại Hà Nội vào các kênh phân phối, tiến tới đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm hỗ trợ nông dân phát triển được sản xuất một cách ổn định, bền vững; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn Thành phố, qua đó tạo địa điểm cố định đảm bảo tiêu thụ sản phẩm bền vững; Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, đưa hàng vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các quận huyện, thị xã lựa chọn, rà soát danh mục các sản phẩm nông nghiệp địa phương để phát triển tài sản trí tuệ; Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, thu hoạch và bảo quản; Hướng dẫn kỹ thuật, quy trình sản xuất cho các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, VietGHAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ, ... để đảm bảo tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, từ đó đảm bảo các tiêu chí của một thương hiệu được bảo hộ.
- Phối hợp các UBND quận, huyện, thị xã để xây dựng vùng sản xuất các mặt hàng nông sản, vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, thu hoạch và bảo quản.
5. Sở Thông tin và Truyền thông.
Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, đề nghị các cơ quan báo chí Trung ương, Thành phố và hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến các kiến thức và phát luật về sở hữu trí tuệ.
6. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố).
Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện thủ tục hồ sơ để biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân điển hình có sáng kiến kỹ thuật, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
7. Cơ quan báo chí Thành phố.
- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ chủ động tăng cường tin bài, phóng sự truyền hình... về các hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Thành phố.
- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Thành phố.
8. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Triển khai các biện pháp quản lý, khai thác và phát triển các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm của địa phương.
- Phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn quản lý.
9. Các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, các Hội nghề nghiệp.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên về sở hữu trí tuệ và phát triển tài sản trí tuệ; Huy động sự tham gia và đóng góp của đoàn viên, hội viên trong việc tạo lập, quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.
(Có phụ lục danh mục đính kèm theo)
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo thiết thực, hiệu quả./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TT | Đơn vị đăng ký | Giai đoạn thực hiện | Đơn vị chủ trì và phối hợp | ||||
Tên đơn vị | Đối tượng tham gia | Số lượng tham gia | Số buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo | Năm 2019 | Năm 2020 |
| |
1 | Hà Đông | Cán bộ chuyên trách các quận, huyện, thị xã; Hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp; Hợp tác xã; Hội làng nghề,.. | 140 | 2 | 1 | 1 | Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông; Trung tâm XTĐTTMDLTP; UBND các quận, huyện thị xã; Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hội nghề nghiệp |
2 | Bắc Từ Liêm | 140 | 2 | 1 | 1 | ||
3 | Sơn Tây | 70 | 1 | 1 |
| ||
4 | Mê Linh | 280 | 4 | 2 | 2 | ||
5 | Chương Mỹ | 140 | 2 | 1 | 1 | ||
6 | Phúc Thọ | 70 | 1 | 1 |
| ||
7 | Đan Phượng | 280 | 4 | 2 | 2 | ||
8 | Phú Xuyên | 70 | 1 | 1 |
| ||
9 | Thanh Trì | 140 | 2 | 1 | 1 | ||
10 | Quốc Oai | 140 | 2 | 1 | 1 | ||
11 | Ứng Hòa | 280 | 4 | 2 | 2 | ||
12 | Thạch Thất | 70 | 1 | 1 |
| ||
13 | Thanh Oai | 280 | 4 | 4 |
| ||
14 | Hoài Đức | 140 | 2 | 1 | 1 |
DANH MỤC SẢN PHẨM MANG ĐỊA DANH CỦA HÀ NỘI CÓ NHU CẦU BẢO HỘ, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ, NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
(Kèm theo Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 27/12/2018 của UBND Thành phố)
TT | Sản phẩm | Quận/huyện | Hình thức bảo hộ | Đơn vị chủ trì và phối hợp |
1 | Sản phẩm nấm chất lượng cao HTX nấm Nghĩa Minh - xã Đan Phượng | Đan Phượng | Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) | Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông; Trung tâm XTDTTMDLTP; UBND các quận, huyện thị xã; Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hội nghề nghiệp |
2 | Sản phẩm chăn nuôi hữu cơ xã Phương Đình | |||
3 | Hoa ly xã Song Phương | |||
4 | Miến Cự Đà, xã Cự Khê | Thanh Oai | ||
5 | Bún, bánh cuốn xã Bích Hòa | |||
6 | Gạo bắc thơm số 7, đài thơm số 8 xã Đỗ Động | |||
7 | Rau quả an toàn HTX DVTH Hòa Bình, phường Phú Nghĩa | Hà Đông | ||
8 | Rau an toàn xã Minh Tân | Phú Xuyên | ||
9 | Rau an toàn xã Hồng Thái | |||
10 | Trứng vịt Đông Lỗ | Ứng Hòa | ||
11 | Khoai tây Hương Ngải | Thạch Thất | ||
12 | Ổi bọc xã Di Trạch | Hoài Đức | ||
13 | Miến Minh Khai - Hoài Đức | |||
14 | Rau an toàn xã Xuân Phú | Phúc Thọ | ||
15 | Rau, củ quả Mê Linh (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, xã Tiền Phong, xã Văn Khê, xã Tiến Thắng) | Mê Linh | ||
16 | Bưởi đỏ Đông Cao | |||
17 | Rau an toàn Chúc Sơn | Chương Mỹ | ||
18 | Bưởi hữu cơ Nam Phương Tiến | |||
19 | Rau an toàn xã Hà Hồi | Thường Tín | ||
20 | Bánh dày Quán Gánh của xã Nhị Khê | |||
21 | Hoa Tây Tựu | Bắc Từ Liêm | ||
22 | Thanh long ruột đỏ Ba Vì | Ba Vì | ||
23 | Rau an toàn Ba Vì | |||
24 | Mật ong Tản Viên-Ba Vì | |||
25 | Thuốc nam Ba Vì cho sản phẩm thuốc nam của đồng bào dân tộc Dao xã Ba Vì | |||
26 | Đậu làng chài, xã Võng La | Đông Anh |
|
|
27 | Cam Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ | Gia Lâm |
|
|
28 | Dược liệu Hữu cơ Sóc Sơn | Sóc Sơn |
|
|
29 | Gạo hữu cơ Phú Xuyên | Phú Xuyên | Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) |
|
30 | Thịt lợn sinh học Phúc Thọ | Phúc Thọ |
| |
31 | Thịt lợn Yên Bình | Thạch Thất |
|
DANH MỤC NHIỆM VỤ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐỊA PHƯƠNG MANG ĐỊA DANH ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẬP THỂ
(Kèm theo Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 27/12/2018 của UBND Thành phố)
TT | Nhãn hiệu tập thể (NHTT) | Quận/huyện | Đơn vị chủ trì và phối hợp |
1 | NHTT “Bánh tẻ Phú Nhi”, số bằng 165400 | Sơn Tây | Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông; Trung tâm XTĐTTMDLTP; UBND các quận, huyện thị xã; Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hội nghề nghiệp |
2 | NHTT “Chuối Vân Nam”, số bằng 270423 | Phúc Thọ | |
3 | NHTT “Gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn”, số bằng 254940 | Sóc Sơn | |
4 | NHTT “Miến dong Minh Hồng”, số bằng 260959 | Ba Vì |
- 1Quyết định 1132/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020
- 2Quyết định 941/QĐ-UBND năm 2018 Sửa đổi nội dung của Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ đổi mới thiết bị, công nghệ trong khu vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 và Chương trình khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 1241/QĐ-UBND
- 3Quyết định 1965/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020
- 4Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020
- 1Thông tư liên tịch 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1062/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND về quy định chính sách, nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 1132/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020
- 6Quyết định 941/QĐ-UBND năm 2018 Sửa đổi nội dung của Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ đổi mới thiết bị, công nghệ trong khu vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 và Chương trình khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 1241/QĐ-UBND
- 7Quyết định 1965/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020
- 8Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2018 về hỗ trợ đào tạo kiến thức về thị trường, kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, xây dựng thương hiệu và tổ chức kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
- 9Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020
Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019-2020
- Số hiệu: 242/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/12/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra