Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2413/KH-UBND

Kon Tum, ngày 06 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT HUY ƯU ĐIỂM, KHẮC PHỤC, SỬA CHỮA KHUYẾT ĐIỂM SAU GIÁM SÁT VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 20-KH/TU NGÀY 10/4/2012 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 223-TB/TU ngày 23/8/2016 kết quả giám sát đối với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức thực hiện Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 10-4-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05-12-2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn” (gọi tắt là Kế hoạch số 20-KH/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm theo yêu cầu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Tập trung chỉ đạo các các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm đã được chỉ ra qua giám sát thực hiện Kế hoạch số 20-KH/TU.

2. Yêu cầu:

Đưa ra các kế hoạch, giải pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; đồng thời thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 223-TB/TU ngày 23/8/2016.

II. NỘI DUNG

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, nhất là ở cơ sở trong công tác phổ cập giáo dục. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai nhiệm vụ phổ cập giáo dục và xóa mù chữ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm duy trì sĩ số học sinh. Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non 5 tuổi người DTTS. Có giải pháp dạy tiếng DTTS cho đội ngũ giáo viên. Kịp thời tháo gỡ những bất cập trong việc dạy, học và cấp chứng chỉ cho đội ngũ giáo viên khi học tiếng DTTS của những dân tộc không có chữ viết, đảm bảo đúng quy trình, quy định.

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục đưa nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS), tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn, cụ thể hóa kế hoạch số 1341/KH-UBND ngày 30/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh vào chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương cho cả giai đoạn 2016 - 2020 và trong từng năm. Đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh và toàn xã hội, thực hiện công tác duy trì sĩ số học sinh.

Các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện thường xuyên hàng năm.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã, trường mầm non, tiểu học, THCS thực hiện tốt việc duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập các cấp; thực hiện đầy đủ chế độ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác phổ cập giáo dục; tổ chức đánh giá các chỉ tiêu phổ cập hàng năm, có so sánh với các năm trước để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện thường xuyên.

- Chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục hướng dẫn các trường mầm non xây dựng môi trường tiếng Việt trong lớp mẫu giáo vùng DTTS, thực hiện linh hoạt, hiệu quả tài liệu Tập nói tiếng Việt, nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ bằng tiếng Việt nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người DTTS vào lớp 1.

Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện thường xuyên.

- Chỉ đạo biên soạn sách tiếng DTTS đối với các nhóm DTTS chưa có chữ viết làm cơ sở cho việc dạy, học tiếng DTTS.

Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện.

2. Thực hiện hiệu quả việc phân luồng học sinh sau THCS, gắn với việc triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Đào tạo nghề cho học sinh THCS, THPT đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của địa phương, nhà tuyển dụng (chú trọng đào tạo các nghề về du lịch cộng đồng, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...).

- Chỉ đạo phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS học trung cấp nghề (vừa học nghề, vừa học chương trình giáo dục thường xuyên trung học phổ thông). Việc dạy nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của tỉnh.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện dạy nghề; Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp dạy chương trình giáo dục thường xuyên trung học phổ thông.

3. Chỉ đạo lồng ghép nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới để xây dựng những phòng học, nhà chức năng ở các điểm trường lẻ.

- Chỉ đạo lồng ghép nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới với các nguồn khác để đầu tư xây dựng lớp học, cơ sở vật chất ở các điểm trường thôn.

y ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

4. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; tăng cường huy động nguồn lực từ các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm; đặc biệt là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chính người dân địa phương trong việc tham gia vào các hoạt động giáo dục và đào tạo. Xem xét, hỗ trợ chế độ đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép trong khi chờ chủ trương từ Trung ương; tăng chế độ hỗ trợ cho giáo viên mầm non lớp 5 tuổi dạy 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi người DTTS.

- Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội hóa từ các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và người dân địa phương trong việc tham gia vào các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho giáo viên mầm non.

Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện.

5. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ cập giáo dục các cấp. Quản lý chặt, kịp thời chấn chỉnh sai phạm (nếu có) đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nhất là người đứng đầu ngành giáo dục-đào tạo huyện, thành phố trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Chỉ đạo việc đưa nội dung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ cập giáo dục các cấp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và lồng ghép vào các cuộc thanh tra chuyên ngành hằng năm của ngành GD&ĐT. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, nếu có sai phạm sẽ chấn chỉnh và xử lý theo quy định.

Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

III. T CHỨC THỰC HIỆN

Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh:
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
- Sở Nội vụ;
- Sở Tài chính:
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, PVP phụ trách:
- Lưu: VT, KGVX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Xuân Lâm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2413/KH-UBND năm 2016 phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm sau giám sát về tổ chức thực hiện Kế hoạch 20-KH/TU do tỉnh Kon Tum ban hành

  • Số hiệu: 2413/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 06/10/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Lại Xuân Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/10/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản