Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/KH-UBND | Long Xuyên, ngày 24 tháng 11 năm 2008 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động số 18-KH/TU ngày 14/10/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ; với nội dung chủ yếu như sau:
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông, thủy sản hàng hóa, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với quy mô lớn phát triển toàn diện, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và người lao động.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn; tạo bước đột phá mới trong việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo dạy nghề và giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần hộ dân vùng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ở các xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Tập trung chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội huyện miền núi, dân tộc để có sự chuyển biến nhanh hơn, hiệu quả hơn, giảm dần khoảng cách tiến tới phát triển hài hòa giữa các vùng nông thôn, giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bào dân tộc thiểu số và người kinh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo các điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn, dần tiến tới mức các đô thị trung bình.
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 2 năm (2009-2010) đạt 14,5%/năm; trong đó khu vực 1 (nông, lâm, thủy sản) tăng 3,59%/năm, khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng) tăng 20%/năm, khu vực 3 (dịch vụ - thương mại) tăng 18,07%/năm, để bình quân giai đoạn (2006-2010) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,19%/năm (trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 4,16%/năm). Giai đoạn (2011 - 2020) đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 11 - 12%/năm (trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3 - 3,5%/năm).
- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thương mại. Phấn đấu đến năm 2010, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 15,49% (ước 2008: 11,70%), khu vực dịch vụ - thương mại chiếm 59,7% (ước 2008: 53,27%), khu vực nông, lâm, thủy sản còn 24,81% (ước 2008: 35,04%). Đến năm 2020, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 20,23%, khu vực dịch vụ - thương mại chiếm 68,82%, khu vực nông, lâm, thủy sản còn 11,15%.
- Thu nhập GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 21,95 triệu đồng/năm (tương đương 1.291 USD), tăng 1,5 lần so năm 2008 (ước 2008: 14,3 triệu đồng) và đến năm 2020 tăng gấp 2 lần so năm 2010.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 phấn đấu đạt 1.000 triệu USD; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (2006 - 2010) là 24%/năm. Đến năm 2020 giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2 lần so năm 2010.
- Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt trên 30%, trong đó số lao động qua đào tạo nghề đạt 23%; đến năm 2020 đạt trên 50%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 40%.
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động cho các ngành kinh tế khác; đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 54% (ước 2008 còn 61,3%) và đến năm 2020 còn khoảng 40% lao động xã hội.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia 2005) còn 3,5% vào năm 2010 (2008: 7,0%).
1- Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển toàn diện, bền vững:
Phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, thủy sản hàng hóa theo hướng tập trung chuyên canh và đa dạng hóa sản phẩm; trong đó chú trọng khai thác các sản phẩm có lợi thế như: lúa gạo, thủy sản, rau quả.
1.1- Về sản xuất trồng trọt:
- Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng lúa, tập trung đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm; phấn đấu sản lượng lương thực bình quân năm đạt tối thiểu trên 3 triệu tấn; tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân trên 01 ha đất canh tác đến năm 2010 đạt 60 triệu đồng/ha (2008 đạt gần 40 triệu đồng/ha) và đến năm 2020 đạt 70 triệu đồng/ha.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng diện tích trồng hoa màu, cây trồng khác có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, phù hợp với lợi thế của từng vùng và nhu cầu tiêu thụ của thị trường; đến năm 2010 diện tích gieo trồng hoa màu, cây trồng khác đạt 66 ngàn ha (tăng 3,6 ngàn ha so năm 2008) và đến năm 2020 đạt 85 ngàn ha (tăng 22,3 ngàn ha so năm 2008).
- Đầu tư thâm canh tăng vụ cả vùng đồng bằng và vùng núi, khai thác triệt để lợi thế mùa nước nổi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó phát triển ổn định diện tích sản xuất vụ 3 vùng đồng bằng từ 70 - 90 ngàn ha/năm, thực hiện xả lũ theo chu kỳ để bồi dưỡng đất đai, bảo vệ môi trường. Đồng thời thâm canh tăng vụ diện tích đất ruộng trên và diện tích đất đồng bằng vùng cao huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, cụ thể như sau:
+ Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao theo quy hoạch để thâm canh tăng vụ diện tích đất ruộng trên; phấn đấu đến năm 2012 tăng từ 1 vụ sản xuất lúa mùa lên 2 - 3 vụ/năm, với tổng diện tích 3.886 ha (Tịnh Biên: 1.600 ha, Tri Tôn: 2.286 ha), nâng tổng diện tích được khai thác: 5.221/7.675 ha đất ruộng trên (TB: 2.400/4.600 ha, TT: 2.821/3.075 ha); diện tích còn lại 2.454 ha (TB: 2.200 ha, TT: 254 ha) bố trí sản xuất lúa mùa đặc sản.
+ Thâm canh tăng vụ trên diện tích đất co bưng, đất đồng bằng huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; trên cơ sở quy hoạch đầu tư xây dựng trạm bơm điện, hệ thống thủy lợi nội đồng, kiện toàn đê bao kiểm sóat lũ. Phấn đấu đến năm 2015 phát triển mới diện tích sản xuất vụ 3 đạt 15.990 ha (TB: 5.950 ha, TT: 10.040 ha, trong đó có 2.252 ha đất co bưng); nâng tổng diện tích sản xuất vụ 3 đạt 17.749 ha (TB: 7.709 ha, TT: 10.040 ha).
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nấm rơm, nấm bào ngư và các loại nấm khác, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, đặc biệt là hộ nghèo; phấn đấu năm 2009 đạt tổng DTGT mô trên 2 ngàn ha và đến năm 2010 đạt trên 3,1 ngàn ha, với tổng sản lượng trên 31 ngàn tấn.
- Khai thác đất triền núi huyện Tri Tôn, Tịnh Biên để phát triển trồng cây dược liệu và trồng xen canh dưới tán rừng, liên kết với các cơ sở, các doanh nghiệp chế biến thuốc đông dược để tổ chức sản xuất trong năm 2009; phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng diện tích 210 ha (TT:170 ha, TB: 40 ha) và đến năm 2012 đạt 300 ha (TT: 200 ha, TB: 100 ha), nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
1.2- Về chăn nuôi, thủy sản: tổ chức lại chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, bảo vệ môi trường và chủ động công tác thú y, phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
- Năm 2009, sản lượng nuôi thủy sản ổn định ở mức từ 300 - 350 ngàn tấn (xấp xỉ bằng sản lượng nuôi năm 2008); đối tượng con nuôi chủ yếu (cá tra, basa, tôm càng xanh và giống thủy sản có giá trị khác); định hướng phát triển đến năm 2010 và những năm sau này với quy mô, sản lượng nuôi hợp lý và điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường hàng năm, để ngành thủy sản phát triển ổn định, bền vững thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng GDP ngành thủy sản chiếm 10% (2007: 5,62%) và đến năm 2020 chiếm 20% tổng giá trị GDP của tỉnh; giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ lệ trên 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
- Khuyến khích phát triển chăn nuôi hàng hóa quy mô trang trại theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp; tăng cường kiểm soát chăn nuôi truyền thống để phát triển bền vững; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở các huyện miền núi, nhằm giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số.
1.3- Về Lâm nghiệp: tiếp tục triển khai thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng; giai đoạn (2008 - 2010) tập trung đầu tư trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng: 2.400 ha; giai đoạn (2011 - 2015), mỗi năm trồng mới 500 ha để đến năm 2015 cơ bản phủ xanh rừng phòng hộ đồi núi; đồng thời khuyến khích đầu tư trồng rừng sản xuất, triển khai trồng cây lâm nghiệp phân tán theo kế hoạch hàng năm. Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ che phủ rừng/tổng diện tích tự nhiên là 20% (2008: 18,12%) và đến năm 2020 đạt độ che phủ rừng 26%.
2- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt hộ dân vùng nông thôn:
- Đẩy mạnh thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; đặc biệt chú trọng đối với 19 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%, gồm: Tri Tôn: 8/15 xã (53,33%), Tịnh Biên: 8/14 xã (57,14%), An Phú: 2/14 xã (14,29%), Châu Phú: 1/13 xã (7,69%); đồng thời quan tâm 11 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15 - dưới 20% (An Phú: 2/14 xã, Phú Tân: 2/19 xã, Tri Tôn: 3/15 xã, Tịnh Biên: 3/14 xã, Thoại Sơn: 1/17 xã).
Nếu tính xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15% toàn tỉnh có 30/154 xã; tập trung chủ yếu là huyện Tịnh Biên: 11/14 xã (78,57%), Tri Tôn: 11/15 xã (73,33%), An Phú: 4/14 xã (28,57%).
- Tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn với giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội để có sự chuyển biến nhanh hơn, phát triển bền vững.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn, làm chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, chất lượng đào tạo dạy nghề và giải quyết việc làm.
- Tăng thu nhập hộ dân vùng nông thôn (như mục tiêu đã đề ra); nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực để nhân dân có đủ điện để sinh hoạt, sử dụng nước sạch; có nhà ở ổn định, cơ bản không còn nhà tạm bợ, tăng tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; miễn, giảm tiền học phí cho con em hộ nghèo; trẻ em đúng độ tuổi đi học đều được hỗ trợ, giúp đỡ đến trường, mọi người dân trong độ tuổi đều có điều kiện học hành; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh cho nhân dân.
3.1- Về giao thông nông thôn:
- Giai đoạn 2008 - 2010, tiếp tục đầu tư nâng cấp theo kế hoạch các tuyến đường trục chính do huyện quản lý đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng. Nâng cấp, mở rộng lộ giao thông nông thôn về đến trung tâm xã; đặc biệt là các xã thuộc chương trình 135, các xã vùng đồng bào dân tộc đi lại còn nhiều khó khăn; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng hệ thống đường ra biên giới, đường hành lang biên giới ở các huyện biên giới, kiến nghị TW hỗ trợ đầu tư (theo Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ); đồng thời vận động nhân dân đóng góp xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn xã. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 90% số xã nông thôn (110/122 xã) có đường giao thông đủ rộng, có chất lượng về đến trung tâm và 30% lộ giao thông từ trung tâm xã về đến các ấp được nâng cấp, mở rộng, đảm bảo đi lại dễ dàng trong mùa mưa lũ, vận chuyển máy móc, thiết bị thuận tiện.
- Giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng đường giao thông chính về đến trung tâm các xã còn lại và phát triển về tới hầu hết các ấp, đảm bảo giao thông thông suốt (kể cả trong mùa mưa lũ) đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa và đời sống nhân dân.
- Tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của TW và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai xây dựng đường tránh qua TP.Long Xuyên, và TT.Cái Dầu (Châu Phú); cầu Vàm Cống; phần cấu, đường giao thông tuyến N1 đi qua huyện Tịnh Biên, Tri Tôn; nâng cấp đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên Quốc lộ 91; cầu Nguyễn Trung Trực, cầu Chắc Cà Đao, cầu Long Bình; cảng Tân Châu; nâng cấp các cầu trên tỉnh lộ 941; bến phà Tân Châu - Hồng Ngự và các công trình giao thông trọng điểm theo Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg ngày 05/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
3.2- Nâng cấp, mở rộng hệ thống điện: giai đoạn 2008 - 2012 đầu tư mới 236 km đường dây trung thế, lắp đặt 693 trạm biến áp phân phối thực hiện đề án phát triển hệ thống trạm bơm điện (theo thỏa thuận giữa UBND tỉnh và Tổng Công ty Điện lực 2). Đồng thời xây dựng mới theo quy hoạch đường dây trung thế; lắp đặt các trạm biến áp ở các khu vực và các trạm biến áp phân phối; cải tạo nâng công suất các trạm biến áp hiện có; cải tạo nâng tiết diện đường dây trung thế, nhằm tăng nguồn và chất lượng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3.3- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt là các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị Quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh ủy về công tác giáo dục, đào tạo giai đoạn 2006 - 2010, với quan điểm: đẩy mạnh phát triển công tác giáo dục, đào tạo theo hướng đổi mới toàn diện, phát triển hài hòa giữa mở rộng quy mô và củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các ngành, bậc học; thực hiện có hiệu quả, chất lượng các mục tiêu phổ cập giáo dục và công bằng xã hội trong giáo dục.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn (2008 - 2012), hoàn thành đề án mức chất lượng tối thiểu ở các trường tiểu học đến cuối năm 2009, dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; triển khai thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học theo Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy. Rà soát lại và có biện pháp cụ thể để củng cố, nâng chất công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; củng cố, nâng tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đã hoàn thành trong năm 2008 đảm bảo đúng thực chất, có chất lượng; triển khai phổ cập trung học phổ thông theo kế hoạch đề án. Đào tạo và đào tạo lại nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu công tác dạy và học.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 06/10/2008 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế xã hội các xã tuyến biên giới; trong đó xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên các huyện, xã biên giới, đề xuất TW hỗ trợ đầu tư; xây dựng cơ chế chính sách áp dụng chế độ cử tuyển, chế độ phụ cấp cho giáo viên ở vùng giáp biên giới, kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành TW.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; đồng thời điều chỉnh quy mô, sắp xếp mạng lưới trường học theo quy hoạch đến năm 2020, để đạt quy mô một trường không quá 30 và không dưới 10 lớp học, số lượng học sinh từ 30 - 35 em/lớp, khoảng cách giữa các điểm trường không quá 6 km; mỗi xã đều có trường tiểu học, có ít nhất 01 trường THCS, trường THPT bố trí hợp lý theo địa bàn, theo vùng. Phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất từ 5 - 7% trường Mần non, từ 15 - 20% trường tiểu học, từ 15 - 20% trường THCS, 50% trường THPT đạt chuẩn Quốc gia (2008 chỉ đạt trên 4% tổng số trường).
3.4- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho công tác y tế, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân:
- Ngoài việc tiếp tục đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh (600 giường), nâng cấp mở rộng quy mô bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc (500 giường) và thành lập các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa, kỹ thuật cao cấp tỉnh theo quy hoạch. Tại tuyến huyện, hoàn tất xây dựng các bệnh viện huyện (Thoại Sơn, An Phú, Châu Phú, Châu Thành, TX.Châu Đốc) và nâng cấp các bệnh viện huyện (Tri Tôn, Phú Tân, Tịnh Biên) đến năm 2010 đạt quy mô 100 giường trở lên; đầu tư cơ sở vật chất phát triển bệnh viện đa khoa huyện Tân Châu thành bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nguồn nhân lực các phòng khám khu vực, các trạm Y tế xã, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và y đức cho đội ngũ cán bộ y tế, nhất là đội ngũ y tế ở cơ sở.
Phấn đấu đến năm 2010 có trên 100% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia (ước 2008: 95%), đạt tỷ lệ 5,2 bác sỹ/10.000 dân và 0,8 dược sỹ đại học/10.000 dân và đến năm 2020 đạt tỷ lệ 6 bác sỹ và trên 1,2 dược sỹ/10.000 dân. Duy trì tốt 3 chỉ tiêu nhân lực y tế xã (100% xã có bác sỹ, nữ hộ sinh, 100% khóm ấp có nhân viên y tế). Tổ chức tốt hệ thống y tế dự phòng, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và kế hoạch hoá gia đình.
3.5- Phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn:
- Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn đến năm 2020 theo hướng văn minh, hiện đại, gắn với bảo vệ môi trường, trong đó:
- Tiếp tục nâng cấp các cụm tuyến dân cư đã xây dựng và triển khai thi công cụm, tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 2 (2008 - 2010) theo chủ trương của Chính phủ (Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 26/8/2008) với tổng số 42 cụm, tuyến dân cư, dự kiến bố trí 11.250 hộ, tổng vốn đầu tư 793 tỷ đồng (vốn NSTW đầu tư: 270 tỷ đồng, vốn NSĐP và huy động khác: 68 tỷ đồng, vốn vay tín dụng: 455 tỷ đồng).
- Xây dựng quy hoạch bố trí sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới (theo Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Toàn tỉnh có 18 xã biên giới thuộc 5 huyện; đề nghị Chính phủ có chủ trương đầu tư xây dựng cụm, tuyến, bố trí lại dân cư các xã biên giới giai đoạn 2009 - 2015 với tổng số 35 cụm, tuyến dân cư, bố trí nền nhà ở ổn định cho 8.892 hộ, tổng vốn đầu tư: 1.342 tỷ đồng.
- Xây dựng khu trung tâm xã, thị trấn, khu dân cư theo quy hoạch định hướng phát triển đô thị trên địa bàn, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh kế, tăng dân số đô thị trong thời gian tới; đến năm 2010 đạt tỷ lệ đô thị hóa 31% và đến năm 2020 đạt tỷ lệ 43 - 45%.
3.6- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, thương mại và du lịch:
- Xây dựng mạng lưới chợ theo quy hoạch. Trong đó thực hiện bố trí, sắp xếp lại các điểm chợ dân sinh ở các xã hiện có, tiến tới xóa bỏ chợ tự phát, chợ tạm bợ, gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường và đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới chợ dân sinh ở các xã; chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp loại I ở trung tâm huyện, thị xã, thành phố và chợ loại II theo quy hoạch; đến năm 2010 kiện toàn 9 chợ loại I, 48 chợ loại II và nhiều chợ dân sinh ở các xã được xây dựng, đáp ứng yêu cầu mua - bán của hộ dân vùng nông thôn; đến năm 2020 phát triển mạng lưới chợ toàn tỉnh khoảng 300 chợ. Đồng thời cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các chợ biên giới, cửa khẩu, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy hoạch tại TP.Long Xuyên, TX.Châu Đốc và một số huyện theo hướng phát triển đô thị trên địa bàn. Chú trọng phát triển chợ gắn với khu dân cư, hình thành chợ đầu mối tiêu thụ nông sản ở những vùng có điều kiện.
- Phát triển thị trường nông thôn và kích cầu hợp lý; đa dạng hóa các hoạt động thương mại theo các hình thức hợp tác, liên kết, tổ chức hệ thống đại lý mua, bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ trên địa bàn, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
- Phát triển mạnh hoạt động du lịch, thu hút khách đến thăm quan; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cấp các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống, xây dựng môi trường sinh thái ở các trọng điểm du lịch như: Núi Sam, Núi Cấm, Tức Dụp, Rừng Tràm Trà Sư, Xoài So, Ba Thê - Óc Eo , Lòng Hồ - Núi Sập, Mỹ Hòa Hưng, Búng Bình Thiên, ....
3.7- Đẩy nhanh thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
- Giai đoạn 2008 - 2011, tập trung thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn một cách quyết liệt, đồng bộ. Trong đó, triển khai đầu tư xây dựng 24 công trình cấp nước tập trung (nâng cấp, mở rộng: 7, xây dựng mới: 17); xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh công trình cộng cộng cho 128 trường học, 84 trạm y tế xã, 70 chợ nông thôn; đồng thời hỗ trợ kinh phí cấp nước bộ lọc gia đình cho 300 hộ, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho 19.000 hộ. Tổng kinh phí: 276,9 tỷ đồng (vốn NSTW hỗ trợ: 33,85 tỷ đồng; vốn NSĐP: 14,3 tỷ đồng, vốn hỗ trợ tổ chức Quốc tế: 78,75 tỷ đồng, vốn vay tín dụng: 150 tỷ đồng).
- Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt trên 85% (ước 2008: 55,6%), trong đó tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch đạt trên 60%; đến năm 2020 tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt trên 95%, trong đó hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt trên 80%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh đến năm 2010 đạt trên 50% và đến năm 2020 đạt trên 80%.
3.8- Xây dựng mô hình nông thôn mới:
- Chọn 04 xã điểm để xây dựng mô hình nông thôn mới, gồm xã Kiến An (Chợ Mới), xã Vĩnh Phú (Thoại Sơn), xã Bình Chánh (Châu Phú), xã Ô Lâm (Tri Tôn); trên cơ sở kế thừa, phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại yếu kém để mô hình nông thôn mới phát triển toàn diện.
- Tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới là: đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp với các hình thức liên kết, hợp tác phù hợp, khuyến khích phát triển sản xuất quy mô trang trại để thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả; khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có nhiều tiến bộ; dân chủ cơ sở được phát huy, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
- Xây dựng mô hình nông thôn mới, với quan điểm phát huy nội lực trong dân là chính, nhà nước hỗ trợ một phần để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hỗ trợ về quy hoạch và định hướng phát triển; đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.
1- Nhóm giải pháp xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển toàn diện, bền vững:
1.1- Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất nông, thủy sản hàng hóa theo hướng tăng cường chất lượng và giá thành cạnh tranh:
- Quy hoạch chọn vùng xây dựng mô hình điểm sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao (như mô hình sản xuất lúa hàng hóa theo hướng công nghiệp xã An Bình, Thoại Sơn đã thực hiện có hiệu quả). Triển khai thực hiện trong năm 2009, với tổng diện tích 4.950 ha; trong đó, huyện Thoại Sơn (nhân rộng ra các xã khác) với diện tích: 2.920 ha; các huyện, thị khác bố trí vùng làm điểm có quy mô từ 100 - 300 ha. Sau đó nhân rộng ra trên địa bàn, hình thành nhiều vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, đến năm 2010 có trên 10.000 ha và đến năm 2020 đạt trên 40% so tổng diện tích canh tác.
- Tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo An Giang”; trên cơ sở xây dựng mô hình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu gạo theo tiêu chuẩn quốc tế cho 3 dòng sản phẩm chính (gạo thơm Châu Phú, nếp thơm Phú Tân, Nàng Nhen thơm Bảy Núi).
- Quy hoạch và triển khai xây dựng vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc gia (VietGap), gắn sản xuất với thị trường (theo chủ trương UBND tỉnh tại CV số 3157/UBND-KT ngày 27/8/2008). Giai đoạn 2008 - 2010 tổ chức sản xuất thí điểm rau an toàn ở những vùng có điều kiện theo quy hoạch; đến năm 2011 tổ chức nhân rộng và đến năm 2015 đạt tổng diện tích trồng rau an toàn: 3.981 ha (Chợ Mới: 1.067 ha, An Phú: 2.220 ha, Tân Châu: 500 ha, Phú Tân: 40 ha, Tri Tôn: 100 ha, TP Long Xuyên: 54 ha).
- Quy hoạch và phát triển nhanh vùng nuôi thủy sản an toàn chất lượng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đào tạo huấn luyện kỹ năng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; đặc biệt là đào tạo, huấn luyện cho hội viên trên các vùng nuôi của các doanh nghiệp, hộ nuôi thủy sản trong vùng quy hoạch, để đến năm 2010 sản lượng nuôi thủy sản an toàn chất lượng chiếm trên 40% và đến năm 2020 chiếm 70% so tổng sản lượng thủy sản nuôi. Đồng thời huấn luyện kỹ năng chọn tạo giống thủy sản chất lượng cao phục vụ phát triển sản xuất. Hỗ trợ chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng SQF 1000CM cho hộ nuôi và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng vùng nuôi cá sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng SQF 2000 CM. Ngoài ra, tổ chức vùng nuôi an toàn và sản xuất linh hoạt trên cơ sở xác định tiêu chuẩn chuổi giá trị theo yêu cầu của thị trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện dự án chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học và tổ chức nhân rộng đến các hộ chăn nuôi hàng hóa với quy mô gia trại, trang trại; đồng thời thực hiện xã hội hóa sản xuất giống gia cầm, thông qua tổ chức sản xuất từ giống ông bà nhân ra giống bố mẹ và giống thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, phục vụ phát triển chăn nuôi; đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm thịt, trứng gia cầm đến năm 2010 đạt trên 30% và đến năm 2020 đạt trên 60% so tổng sản lượng thịt sản xuất ra.
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo, nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng giống con nuôi; thông qua sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên đàn heo nái, bò đực giống và tăng cường công tác giám định bình tuyển heo, bò đực giống, nhằm tạo ra giống heo lai hướng nạc đạt trên 90% đến năm 2010; nâng tỷ lệ đàn bò lai Zebu, lai sind từ 23% năm 2007 đến năm 2010 đạt trên 35% và đến năm 2020 đạt trên 80% so tổng đàn. Đồng thời áp dụng quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật. Xây dựng lò giết mổ theo quy hoạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y theo tiêu chuẩn quy định. Tăng cường công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ.
1.2- Tổ chức lại sản xuất nông, thủy sản hàng hóa:
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến kinh doanh lương thực, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong tỉnh xây dựng chiến lược thương hiệu sản phẩm và mở rộng quy mô vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa, vùng nuôi cá sạch hoặc xây dựng mới (đối với các doanh nghiệp chưa có) với các hình thức tổ chức hợp tác phù hợp do doanh nghiệp xây dựng; là biện pháp cơ bản để thực hiện sản xuất theo hợp đồng, đảm bảo sản lượng, ổn định chất lượng và lợi ích kinh tế cho cả nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.
- Chủ động phối hợp tạo sự liên kết với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển giao thông vùng, quản lý và sử dụng nước, phát triển thị trường các ngành hàng có lợi thế so sánh như lúa, gạo, thủy sản theo quy hoạch chung.
- Tập trung củng cố, nâng chất những tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ nông dân hiện có; đồng thời vận động nông dân tham gia vào các loại hình kinh tế hợp tác phù hợp trên tinh thần tự nguyện. Trong đó chú trọng phát triển tổ hợp tác, chi hội, hiệp hội theo ngành nghề, lĩnh vực sản xuất; tiến tới mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa hoạt động ngành nghề, dịch vụ, với các hình thức liên kết hợp tác giữa các tổ chức hợp tác, liên kết trang trại, xây dựng mô hình Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã. Các tổ chức hợp tác phải thực sự là chỗ dựa vững chắc của nông dân, giúp nông dân sản xuất có hiệu quả và chủ động liên kết tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
- Khuyến khích nông dân và các tổ chức sản xuất tích tụ ruộng đất với các hình thức (thuê thêm đất, sang nhượng đất hợp pháp, góp vốn bằng đất tham gia hợp tác xã, cổ phần) để phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.
1.3- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học: trong sản xuất, lai tạo giống lúa, quy trình sinh sản nhân tạo giống thủy sản trên cơ sở “đi tắt đón đầu” nhận chuyển giao và ứng dụng nhanh, có hiệu quả, tạo nguồn giống tốt, chất lượng cao, sạch bệnh, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
1.4- Tăng cường họat động công tác khuyến nông: đặc biệt phát huy vai trò khuyến nông doanh nghiệp, khuyến nông nhân dân và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ theo phương pháp có sự tham gia, đặc biệt sự tham gia tích cực của cộng đồng người hưởng lợi, cũng là biện pháp liên kết 4 nhà, trong đó:
- Đẩy mạnh ứng dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” trong sản xuất lúa theo hướng đi vào chất lượng thực sự, có hiệu quả; kiện toàn và mở rộng hệ thống sản xuất giống cộng đồng, triển khai thực hiện dự án phát triển hệ thống sản xuất và nâng cao chất lượng lúa giống, được UBND tỉnh phê duyệt (Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 21/8/2008). Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi.
- Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất; đến năm 2010 khâu gieo xạ bằng công cụ gieo hàng, máy cấy đạt 50%, thu hoạch lúa bằng cơ giới đạt 50% diện tích (2007: 25%), sản lượng lúa hàng hóa ứng dụng công nghệ sấy đạt 60% tổng sản lượng (2007 đạt trên 40%); đến năm 2020, thực hiện cơ giới khâu gieo xạ đạt trên 80%, thu hoạch lúa đạt trên 70% diện tích, ứng dụng công nghệ sấy đạt 80% tổng sản lượng lúa hàng hóa.
Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện theo kế họach đề án; xây dựng kế hoạch hỗ trợ một phần giá giống nguyên chủng để sản xuất ra giống lúa xác nhận với số lượng cụ thể để khuyến khích xã hội hóa; hỗ trợ lãi suất đầu tư trang bị máy cấy, máy gặt lúa, máy sấy với số lượng và thời gian quy định để tạo động lực phát triển nhanh.
1.5- Xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất:
- Xây dựng kế hoạch và tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của TW để nâng cấp các công trình thủy lợi tạo nguồn, thoát lũ, phòng chống thiên tai; nâng cấp hệ thống đê bao kiểm soát lũ để đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phục vụ cho thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Vận hành khai thác có hiệu quả Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao; tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của các tổ chức quốc tế và TW triển khai thực hiện Dự án kiểm soát lũ Nam Vàm Nao (Chợ Mới).
- Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nội đồng, giao thông đồng ruộng, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất trồng lúa, phục vụ phát triển diện tích trồng hoa màu, vùng nuôi thủy sản theo quy hoạch. Thực hiện phân cấp quản lý đầu tư cho thủy lợi theo kế hoạch hàng năm, vận động nhân dân cùng tham gia đóng góp và cùng hưởng lợi.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển hệ thống trạm bơm điện giai đoạn 2008 - 2012, với tổng số trạm bơm điện đầu tư mới thêm 758 trạm (năm 2008 đã lắp đặt hoàn thành 196 trạm), với tổng kinh phí 562 tỷ đồng (đề nghị NSTW hỗ trợ đầu tư đường điện trung thế, hạ thế điện: 211 tỷ đồng, huy động xã hội hóa đầu tư xây dựng trạm bơm: 351 tỷ đồng); nâng tổng số trạm bơm điện có đến năm 2012 là 1.312 trạm, diện tích ứng dụng đạt trên 70% (2007: 22%).
- Xây dựng quy hoạch hệ thống tưới cho phát triển trồng cây dược liệu trên đất triền núi (Tri Tôn, Tịnh Biên); quy hoạch xây dựng hệ thống trạm bơm điện vùng cao giai đoạn (2008 - 2012) phục vụ thâm canh tăng vụ diện tích đất ruộng trên (Tri Tôn, Tịnh Biên); quy hoạch xây dựng trạm bơm điện, hệ thống thủy lợi, kiện toàn hệ thống đê bao kiểm soát lũ, thâm canh tăng vụ diện tích đất vùng đồng bằng (Tri Tôn, Tịnh Biên) để đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
- Xây dựng quy hoạch hệ thống thủy lợi các xã biên giới cho 18 xã thuộc 5 huyện (Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu, An Phú, Châu Đốc).
1.6- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến: thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng quy mô, xây dựng mới cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản theo quy hoạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, hoặc trên khu công nghiệp tập trung; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị với công nghệ tiên tiến và triệt để áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế, để sản phẩm nông nghiệp đều được thông qua xử lý, chế biến, tăng giá trị thương mại sản phẩm.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 16,7%/năm, trong đó tăng trưởng công nghiệp chế biến đạt 17%/năm. Giai đọan 2011 - 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14%/năm, trong đó công nghiệp chế biến đạt 13,5%/năm.
1.7- Thực hiện công tác thông tin thị trường và cảnh báo thật tốt để tổ chức sản xuất có hiệu quả:
- Tiếp tục phát huy diễn đàn liên kết 4 nhà phát sóng theo định kỳ và khi có nhu cầu cần cảnh báo; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động hội thảo, khuyến nông và bằng văn bản hành chính.
- Các sở, ngành có liên quan cần chú trọng xây dựng bản tin thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; trong đó, Sở Công Thương thực hiện tốt công tác dự báo, thông tin thị trường tiêu thụ trong nước và trên thế giới, giá cả sản phẩm nông nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hành bản tin tình hình sản xuất nông nghiệp, thị trường, giá cả, hoạt động khuyến nông,…với nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc, thông tin trên mạng hàng tháng và phát hành trong hệ thống, để mọi người có điều kiện truy cập tiếp cận.
- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch mở lớp tập huấn tin học văn phòng, truy cập thông tin trên mạng Internet giai đoạn 2006 - 2010 cho cán bộ cấp xã, các tổ chức hợp tác, trang trại và nông dân để có điều kiện tiếp cận; triển khai nhân rộng mô hình truy cập thông tin đến các câu lạc bộ nông dân, chi hội thủy sản, các tổ chức hợp tác; xây dựng trạm thông tin, khoa học công nghệ ở một xã điểm, tiến tới nhân rộng ra trên địa bàn.
1.8- Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp:
Các doanh nghiệp bảo hiểm trong tỉnh, nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm bảo hiểm cây trồng, vật nuôi; trước mắt bảo hiểm thí điểm cho sản xuất cây lúa, nuôi cá, chăn nuôi bò, gia cầm theo mô hình an toàn chất lượng; trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp với người sản xuất.
2.1- Phát triển kinh tế đối với các xã nghèo, trước hết là tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh tăng vụ, nhằm tăng giá trị, hiệu quả sử dụng đất; tạo điều kiện cho các hộ nông dân nghèo có thêm việc làm, tăng thu nhập như: phát triển trồng nấm, trồng cây dược liệu, chuyển đổi nghề chăn nuôi, làm các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làm việc ở các doanh nghiệp. Đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, y tế, văn hóa.
2.2- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, huy động mọi nguồn lực để tập trung quyết liệt cho công tác đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm. Trong đó, triển khai thực hiện có hiệu quả đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 giai đoạn 2; dự án khuyến nông đặc biệt cho người dân tộc; dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề cho hộ nghèo.
2.3- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng các trường và trung tâm dạy nghề theo quy hoạch và thực hiện xã hội hóa nguồn lực đầu tư xây dựng trường, cơ sở dạy nghề, để đảm bảo đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề). Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị Trường Cao đẳng nghề của tỉnh và các Trung tâm dạy nghề các huyện, thị; nâng cấp Trung tâm dạy nghề Châu Đốc thành Trường trung cấp nghề; kiện toàn bộ máy tổ chức các Trung tâm dạy nghề huyện để đi vào hoạt động nề nếp, có hiệu quả (khắc phục tính hình thức có trung tâm nhưng không có giáo viên hoặc thiếu giáo viên). Chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, vừa đào tạo tập trung tại trường, vừa mở lớp tập huấn ngắn hạn tại xã; đặc biệt đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp bị mất đất, các đối tượng phải chuyển nghề (chạy xe công nông, xe ba bánh, khai thác thủy sản bằng ngư cụ cấm,…) một cách thiết thực và triệt để. Đồng thời đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh cho doanh nhân nông thôn, cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, các tổ chức kinh tế tập thể khác; đào tạo kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, cán bộ ngành nông nghiệp, các ngành khác, cán bộ cấp xã cả về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng vận động cộng đồng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
2.4- Giải quyết việc làm thông qua đẩy mạnh phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, phù hợp với lợi thế của từng vùng và nhu cầu của thị trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2020, được UBND tỉnh phê duyệt, với tổng số 50 dự án, góp phần giải quyết việc làm cho trên 100 ngàn lao động (24 dự án bảo tồn, phát triển làng nghề, 15 dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch, 11 dự án phát triển làng nghề mới). Tổng kinh phí: 64.624 triệu đồng (vốn NSTW: 3.350 triệu đồng, vốn NSĐP: 8.833 triệu đồng, ODA: 1.700 triệu đồng, vốn vay tín dụng: 36.766 triệu đồng, vốn huy động: 3.725 triệu đồng, vốn khác: 10.250 triệu đồng). Trong đó giai đoạn 2008 - 2010, tập trung thực hiện 43 dự án, kinh phí 60.349 triệu đồng; giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện 7 dự án, kinh phí 4.275 triệu đồng.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số (Khmer, Chăm) giai đoạn 2008 - 2012, được UBND tỉnh phê duyệt (Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 24/9/2008), gồm 5 dự án (sản xuất đường thốt nốt, khôi phục và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, dệt thêu đan), góp phần giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động. Tổng kinh phí: 5.336 triệu đồng (vốn từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia: 1.721 triệu đồng, vốn sự nghiệp khoa học: 716 triệu đồng, kinh phí khuyến công: 811 triệu đồng, vốn NSĐP: 228 triệu đồng, vốn vay tín dụng: 1.860 triệu đồng).
Các ngành nghề cần đầu tư phát triển là: đan lát, mộc dân dụng, chạm trổ, dệt lụa, dệt thổ cẩm... Đối với các sản phẩm đang có thị trường tiêu thụ tại Campuchia, cần tích cực đầu tư nâng cấp chất lượng sản phẩm và có các biện pháp tiếp thị để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời đa dạng hóa sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, các mặt hàng đặc sản truyền thống của tỉnh phục vụ khách tham quan du lịch.
2.5- Giải quyết việc làm trên cơ sở chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các nước có nhu cầu nhập khẩu lao động mà đào tạo đúng ngành nghề cần, tạo điều kiện thuận lợi đưa lao động đi làm việc, hoặc thông qua đào tạo lao động tự tìm việc làm. Đồng thời xây dựng các dự án và mời gọi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn, nhằm thu hút lao động giải quyết việc làm tại chỗ.
2.6- Thực hiện phân luồng học sinh cuối cấp THCS không học lên bậc THPT đưa vào học ở các cơ sở dạy nghề, tiến tới phổ cập nghề cho lao động trong độ tuổi. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao về công tác ở trường Đại học, Cao đẳng nghề, Trung học chuyên nghiệp, nghiên cứu chính sách hỗ trợ người có trình độ đại học về công tác vùng nông thôn. Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ cho lao động nghèo, lao động người dân tộc thiểu số có điều kiện học nghề gắn với tìm việc làm.
Phấn đấu bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khỏang 30 ngàn lao động, gắn với giải quyết việc làm, trong đó xuất khẩu lao động mỗi năm từ 400 - 500 lao động để đạt mục tiêu đã đề ra.
2.7- Đẩy mạnh hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao nông thôn; tổ chức tốt các lễ hội cách mạng, dân gian, văn hóa - lịch sử truyền thống và các ngày lễ, hội văn hóa dân tộc Chăm, Khmer, lễ hội vía Bà Chúa Xứ với nhiều họat động văn hóa, văn nghệ phong phú hấp dẫn. Phát huy phong trào văn nghệ quần chúng, đờn ca tài tử, hát với nhau ở xã, khóm, ấp; đẩy mạnh họat động văn hóa, du lịch, thể thao, nhất là trong mùa nước nổi là nét văn hóa đặc trưng của miền sông nước.
2.8- Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; phát huy truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, bài trừ các hủ tục, thực hiện nếp sống mới ở nông thôn. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện của nhân dân, không để gây thành những điểm nóng ở nông thôn. Tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3- Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn:
3.1- Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nông thôn:
- Đẩy nhanh tiến độ san lắp mặt bằng phần diện tích còn lại và xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Hòa (Châu Thành), khu công nghiệp Bình Long (Châu Phú) đến năm 2009 cơ bản hoàn thành; triển khai lập phương án bồi hoàn, tiến hành thi công khu công nghiệp Vàm Cống (TP Long Xuyên) đến năm 2010 hoàn thành cơ bản giai đoạn 1. Tiếp tục triển khai xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu; các khu, cụm CN-TTCN theo quy hoạch để đến năm 2010 hoàn thành cơ bản, tạo mặt bằng sẵn có thu hút đầu tư; ưu tiên các ngành nghề, lĩnh vực như: chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ khí sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp; đào tạo, dạy nghề; công nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác nguyên liệu tại chỗ); may mặc; các ngành nghề TTCN, ngành nghề truyền thống....
- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích các cơ sở tiểu thủ công nghiệp hợp tác, hùn vốn để thành lập các hình thức doanh nghiệp hợp vốn như: Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần để mở rộng quy mô, hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Củng cố, sắp xếp và thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đến năm 2010 cơ bản hoàn thành.
- Đẩy mạnh hoạt động chương trình khuyến công; tăng cường mở lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp dân doanh cả về kiến thức khởi sự doanh nghiệp, quản trị kinh doanh và kiến thức về chính sách pháp luật.
- Xây dựng Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ một phần lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn các huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc (hỗ trợ chi phí lập thiết kế quy hoạch, bồi hoàn giải phóng mặt bằng) theo khả năng ngân sách tỉnh.
3.2- Bảo vệ môi trường nông thôn:
- Cùng với sức ép về phát triển kinh tế, việc xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường là một vấn đề cấp bách. Trước mắt cần tập trung xây dựng các dự án để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính từ dự án CDM (cơ chế phát triển sạch) để phục vụ công tác bảo vệ môi trường cho các lĩnh vực: trồng rừng và tái trồng rừng; trồng cây phân tán (10.000 ha cây cọc rào); dự án giảm phát thải từ các lò gạch thủ công; dự án liên quan phát triển điện từ trấu; dự án liên quan đến khu liên hợp xử lý rác thải ở TP Long Xuyên và một số huyện khác; dự án xử lý chất thải nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đồng thời tích cực chủ động xây dựng nhiều dự án bảo vệ môi trường thuộc các ngành nghề, lĩnh vực để tranh thủ sự hỗ trợ từ dự án CDM và nguồn tài trợ khác.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng. Xây dựng mô hình điểm về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đối với vùng sản xuất 3 vụ có đê bao chống lũ triệt để thuộc huyện Chợ Mới.
3.3- Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, huy động xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn:
Nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, từ nay đến năm 2010 cần huy động 46 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển; trong đó huy động vốn đầu tư xã hội 36 ngàn tỷ đồng (chiếm 78,42%), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.800 tỷ đồng (chiếm 3,91%). Do đó cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp:
a) Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư theo quy định của Trung ương đối với các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các dự án: phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại và các lĩnh vực khác ở nông thôn; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (xây dựng trường học, cơ sở dạy nghề, bệnh viện, trung tâm chuyên khoa, văn hóa, thể thao, môi trường). Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cầu, đường, bến cảng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật theo hình thức BOT, BTO, BT. Tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương, kể cả nguồn ODA và triển khai thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch, kế hoạch. Xây dựng Đề án thành lập quỹ duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, giao thông; trong đó nhà nước bố trí một khoản kinh phí nhất định theo kế hoạch hàng năm, vận động nhân dân cùng hưởng lợi đóng góp tham gia; đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc duy tu, bảo dưỡng công trình.
Phát huy tốt nguồn lực trong dân, vận động nhân dân đóng góp cùng nhà nước trên tinh thần tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
b) Chính sách tạo qũy đất, thu hút đầu tư:
- Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22/5/2007); các huyện, thị, thành phải khẩn trương rà soát, điểu chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đối với quỹ đất hiện có để tạo mặt bằng thu hút các nhà đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực ở nông thôn theo quy họach; đặc biệt là tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp có mặt bằng xây dựng cơ sở dạy nghề, gắn với giải quyết việc làm tại doanh nghiệp.
- Xây dựng và ban hành chính sách tạo quỹ đất có vị trí thuận lợi bằng nhiều hình thức (sang nhượng, chuyển đổi, góp vốn bằng đất...) giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất quản lý; tạo điều kiện hỗ trợ nhà đầu tư thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiếp tục rà soát các quỹ đất công sử dụng hiệu quả thấp có vị trí thuận lợi đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư theo quy hoạch để xây dựng dự án.
c) Cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính và thủ tục hành chính theo phương châm “trách nhiệm, thân thiện, một cửa” và tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế “một cửa - liên thông” trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hỗ trợ hồ sơ thủ tục trong thu hút đầu tư; trong đó nâng cao năng lực hoạt động và hiệu quả của Tổ công tác Đề án 30 của tỉnh.
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương loại bỏ các giấy phép không cần thiết; điều chỉnh, bổ sung tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thật sự ưu đãi, hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời TW cần có chính sách cụ thể đối với tỉnh An Giang để duy trì diện tích đất trồng lúa, sẽ hạn chế phát triển các lĩnh vực kinh tế khác, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Hàng năm, các ngành, địa phương xây dựng danh mục dự án mời gọi đầu tư, cần phát huy tính chủ động trong công tác thu hút đầu tư về nông thôn.
- Đẩy mạnh triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tiến tới một nền hành chính khoa học, hiện đại, hiệu quả. Duy trì và phát huy các hoạt động đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, ngân hàng, cơ quan thuế, các cơ quan nhà nước quản lý với các nhà đầu tư để thu hút đầu tư, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ.
d) Khai thác tốt nguồn lực từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tổ chức các mô hình liên kết để huy động vốn đầu tư hoặc thực hiện đầu tư một số dự án trọng điểm. Xây dựng và thành lập Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh, trên cơ sở huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đầu tư cho vay tài chính, đầu tư phát triển các dự án. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư ngân sách trung ương, các tổ chức quốc tế.
đ) Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách địa phương; thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách theo hướng đầu tư có trọng điểm, tập trung, giải quyết kịp thời những khó khăn, bức xúc, phát huy hiệu quả cao; đối với những công trình, dự án mặc dù đã có quy họach nhưng chưa thực sự cần thiết thì chưa đầu tư để tập trung nguồn vốn. Tăng đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông thôn; trong đó đầu tư ngân sách nhà nước ngay từ năm 2009 và đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước. Có cơ chế điều tiết, phân bổ đầu tư ngân sách nhà nước đảm bảo lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông. Tăng cường phân cấp thu chi ngân sách cho các địa phương, bao gồm cả cấp huyện và xã.
4- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý điều hành của chính quyền địa phương các cấp:
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, thông qua mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa UBND và các tổ chức đoàn thể để tổ chức triển khai Nghị quyết, Kế hoạch hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Nghị Quyết HĐND. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên là lực lượng nồng cốt hướng dẫn, giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng và phát triển nông thôn; đặc biệt phát huy vai trò vị thế phụ nữ ở nông thôn, thực hiện bình đẳng giới; ban hành cơ chế thích hợp cho Hội Nông dân tỉnh tham gia thực hiện một số chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và tham gia tư vấn pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
- Thực hiện đào tạo và đào tạo lại nâng cao trình độ, năng lực cho hệ thống chính trị ở cơ sở; quy hoạch cán bộ và thực hiện luân chuyển cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
IV. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Để tổ chức triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ cấp bách đến năm 2010 và nhiệm vụ, mục tiêu đến năm 2020 theo Kế hoạch hành động của Tỉnh ủy. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phân công cụ thể như sau:
1- Thành lập Ban điều hành Chương trình Tam nông, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là phó ban thường trực, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là phó ban; các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành có liên quan, Hội Nông dân tỉnh. Cấp huyện có Ban điều hành (thành phần tương tự như cấp tỉnh) để tập trung chỉ đạo, điều hành.
2- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể; thực hiện tốt nhiệm vụ công tác được phân công (theo bảng phân công đính kèm), trình UBND tỉnh phê duyệt và phối hợp với UBND các huyện, thị, thành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
3- Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể phối hợp với UBND các cấp tăng cường công tác vận động tuyên truyền, để mọi người dân ở nông thôn tích cực tham gia phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
4- UBND các cấp xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; triển khai quán triệt làm chuyển biến cả về nhận thức và hành động thực tiễn trong đội ngũ cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ cở; phổ biến sâu rộng đến nhân dân, làm chuyển biến nhanh, rõ nét trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng toàn diện, bền vững, xây dựng và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Định kỳ 6 tháng hàng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị, thành báo cáo sơ kết tình hình hoạt động, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển trong thời gian tới và trong quá trình thực hiện thường xuyên thông tin những khó khăn, vướng mắc về Thường trực Ban điều hành tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH
Thực hiện Kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh " về nông nghiệp, nông dân, nông thôn)
Số TT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời hạn trình UBND tỉnh |
1 | Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020. | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện. | Qúy IV/2009 |
2 | Xây dựng Quy hoạch hệ thống thủy lợi tỉnh An Giang (trong đó: thủy lợi phục vụ sản xuất cây lúa, hoa màu, nuôi thủy sản; hệ thống thủy lợi vùng cao thâm canh tăng vụ diện tích đất ruộng trên, đất đồng bằng huyện TT,TB; hệ thống thủy lợi các xã biên giới,.…) | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&ĐT, XD, TN&MT, UBND các huyện | Qúy II/2009 |
3 | Xây dựng dự án khuyến nông đặc biệt cho người dân tộc giai đoạn 2009 - 2012 | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&ĐT, KH&CN, TC UBND huyện TT, TB | Qúy IV/2008 |
4 | Xây dựng Đề án phát triển nước sạch và VSMT nông thôn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&ĐT, TC, Ban Dân tộc, UBND huyện TT, TB | Qúy I/2009 |
5 | Xây dựng Dự án thực hiện CT sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo giai đoạn 2009 -2010 | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&ĐT, KH&CN, TC | Qúy I/2009 |
6 | Xây dựng Đề án thực hiện cơ giới hóa phục vụ sản xuất và công nghệ sau thu hoạch tỉnh An Giang giai đoạn 2009 - 2012 | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&ĐT, KH&CN, TC | Qúy I/2009 |
7 | Đề án xây dựng điểm mô hình nông thôn mới ở 4 xã điểm | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&ĐT, KH&CN, TC, Hội ND tỉnh, UBND các huyện: TS,CM,CP,TT | Qúy II/2009 |
8 | Xây dựng Dự án xây dựng mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất. | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&CN, TC, Hội ND tỉnh, UBND các huyện | Qúy I/2009 |
9 | Xây dựng Dự án phát triển trồng rau màu an toàn theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia giai đoạn 2009 - 2015 | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&CN, TC, UBND các huyện. | Qúy I/2009 |
10 | Xây dựng Dự án phát triển vùng nuôi thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đến năm 2020. | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&CN, CT, UBND các huyện. | Qúy I/2009 |
11 | Xây dựng Đề án khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020 | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&CN, TN&MT, UBND các huyện. | Qúy II/2009 |
12 | Xây dựng Đề án tổ chức lại sản xuất nông, thủy sản hàng hóa với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. | Sở Nông nghiệp&PTNT | LM.HTX, Hội ND, Hiệp hội nghề nuôi&CBTS, Sở KH&ĐT | Qúy II/2009 |
13 | Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống kho chứa nông sản, si lô tồn trữ, kho lạnh chứa nguyên liệu thủy sản giai đọan 2009 - 2012 | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở: KH&ĐT, CT, TC, UBND các huyện | Qúy I/2009 |
14 | Chương trình hành động ngành Nông nghiệp về biến đổi khí hậu, nước biển dâng (từ CT mục tiêu của tỉnh về biến đổi khí hậu, nước biển dâng). | Sở Nông nghiệp&PTNT | Các Sở, ngành liên quan | Qúy II/2009 |
15 | Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020. | Sở Tài nguyên & Môi trường | Các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện. | Qúy IV/2009 |
16 | Xây dựng chương trình mục tiêu về thích ứng với sự biến khí hậu, nước biển dâng. | Sở Tài nguyên & Môi trường | Các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện. | Qúy I/2009 |
17 | Xây dựng Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn đến năm 2020. | Sở Tài nguyên & Môi trường | Các Sở: NN&PTNT, CT, XD, KH&ĐT, TC, UBND các huyện | Qúy II/2009 |
18 | Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020. | Sở Công Thương | Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, TN&MT, UBND các huyện | Qúy IV/2009 |
19 | Hòan chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm, hệ thống phân phối tỉnh An Giang đến năm 2020 (trong đó phát triển hệ thống thương mại nông thôn) | Sở Công Thương | Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, TN&MT, UBND các huyện. | Qúy IV/2008 |
20 | Hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn đến năm 2020 | Sở Xây dựng | Các Sở: KH&ĐT, NN&PTNT, TN&MT, UBND các huyện | Qúy IV/2008 |
21 | Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông tỉnh An Giang đến năm 2020 (trong đó phát triển hệ thống giao thông nông thôn) | Sở Giao Thông | Các Sở: KH&ĐT, XD và UBND các huyện | Qúy IV/2009 |
22 | Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học tỉnh An Giang đến năm 2020. | Sở Giáo dục&Đào tạo | Các Sở: KH&ĐT, TN&MT, XÂY DựNG và UBND các huyện | Qúy IV/2009 |
23 | Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới Y tế tỉnh An Giang đến năm 2020 (trong đó phát triển Y tế nông thôn) | Sở Y tế | Các Sở: KH&ĐT, TN&MT, XD, UBND các huyện | Qúy IV/2009 |
24 | Xây dựng Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020. | Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch | Các Sở: KH&ĐT, NN&PTNT, UBND các huyện. | Qúy I/2009 |
25 | Xây dựng Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020. | Sở Thông tin &Truyền thông | Các Sở: KH&ĐT, NN&PTNT, UBND các huyện. | Qúy I/2009 |
26 | Thành lập Qũy bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang (đã có đề án) | Sở Tài chính |
|
|
27 | Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc. | Sở Kế hoạch&Đầu tư | Các Sở: CT, TC, NN&PTNT, UBND huyện TT, TB | Qúy I/2009 |
28 | Xây dựng cơ chế chính sách tạo qũy đất, tạo mặt bằng thu đầu tư. | Trung tâm phát triển Qũy đất tỉnh | Các Sở: KH&ĐT, TN&MT, TC, UBND các huyện. | Qúy I/2009 |
29 | Xây dựng Đề án tín dụng nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020. | CN.Ngân hàng Nhà nước tỉnh | Các CN.Ngân hàng thương mại, Hội ND tỉnh | Qúy I/2009 |
30 | Xây dựng Đề án xóa đói giảm nghèo; đào tạo, dạy nghề gắn với GQVL (trong đó kế họach XĐGN, giải quyết việc làm đối với 30 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15%; đào tạo chuyển nghề cho đối tượng bị mất đất sản xuất và hộ có nhu cầu chuyển nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ cho lao động nghèo, lao động người dân tộc thiểu số có điều kiện học nghề) | Sở Lao động TB&XH | Các Sở: NN&PTNT, CT, Hội ND tỉnh và UBND các huyện. | Qúy II/2009 |
31 | Hòan thành Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo giai đoạn 2008 - 2010 (thực hiện QĐ số 74/2008/QĐ-TTg) | Sở Lao động TB&XH | Các Sở: NN&PTNT, CT, Hội ND tỉnh và UBND các huyện. | Qúy IV/2008 |
32 | Đề án đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020 (trong đó đào tạo CB,CC cấp xã) | Sở Nội vụ | Các Sở, ngành liên quan, Hội ND tỉnh và UBND các huyện | Qúy II/2009 |
33 | Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích người có trình độ Đại học về công tác vùng nông thôn. | Sở Nội vụ | Các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện. | Qúy I/2009 |
34 | Xây dựng Dự án xây dựng trạm thông tin KHCN ở các xã điểm | Sở Khoa học & Công nghệ | Các Sở: NN&PTNT, CT, UBND các huyện. | Qúy IV/2008 |
35 | Xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên | Ban Dân tộc | Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, UBND huyện TT, TB | Qúy I/2009 |
- 1Quyết định 71/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 2Quyết định 26/2008/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 74/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 441/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Quyết định 1151/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt bổ sung các Dự án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1921/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người dân tộc Khmer và Chăm giai đoạn 2008-2012 do tỉnh An Giang ban hành
Kế hoạch 24/KH-UBND thực hiện Kế hoạch hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 24/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/11/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Vương Bình Thạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/11/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra