- 1Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2013 tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong 2 năm 2014-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Hướng dẫn 684/HD-BLĐTBXH-MTTW thực hiện Chương trình Tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014-2015) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 3Chương trình 4836/CTr-BLĐTBXH-MTTW năm 2013 về Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 4Công văn 4827/BTC-HCNS năm 2014 hướng dẫn kinh phí thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 22 tháng 04 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TỔNG RÀ SOÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH TRONG 2 NĂM (2014 – 2015).
Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phối hợp số 4836/CTr-BLĐTBXH-MTTW ngày 05/12/2014 và Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH-MTTW ngày 12/3/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015), Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 2 năm 2014 - 2015 (sau đây gọi tắt là Tổng rà soát) với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Phục vụ việc đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, tập trung vào 7 đối tượng: Liệt sỹ và gia đình liệt sỹ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người có công giúp đỡ cách mạng; Cựu Thanh niên xung phong trong kháng chiến để khắc phục, sửa chữa những sai sót, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ; đề xuất với Đảng và Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân của họ.
- Phát huy và tăng cường sức mạnh tổng hợp, sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, sự tham gia đóng góp của toàn xã hội để chăm lo và ổn định đời sống của người có công và gia đình họ; qua đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; phát huy truyền thống yêu nước trong thời kỳ đổi mới, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành, các đối tượng chính sách và cộng đồng xã hội nắm vững chủ trương, mục đích và nội dung Tổng rà soát, để chỉ đạo tổ chức thực hiện và tham gia rà soát đạt kết quả.
- Trong 2 năm (2014 - 2015), tiến hành Tổng rà soát, làm rõ danh sách những người có công và thân nhân, gia đình người có công đã được hưởng, chưa được hưởng hoặc hưởng chưa đầy đủ chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước để xây dựng kế hoạch giải quyết trong các năm sau và kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
- Phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong chính sách và trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công để kiến nghị với Nhà nước điều chỉnh trong thời gian tới.
- Có sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; huy động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan ở các cấp tham gia tổng rà soát theo sự phân công trách nhiệm của Ban chỉ đạo Tổng rà soát các cấp, đảm bảo hoàn thành theo tiến độ thời gian quy định và đạt chất lượng cao.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là những người được huy động, phân công tham gia rà soát phải tận tình, trách nhiệm, dân chủ, công khai, chính xác, khách quan, kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công.
II. NỘI DUNG:
- Tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, chính sách chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng nói chung và đối với 7 đối tượng người có công được rà soát nói riêng.
- Tổ chức đăng tải toàn văn Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình phối hợp số 4836/CTr-BLĐTBXH-MTTW ngày 05/12/2013 và Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH-MTTW ngày 12/3/2014 của Bộ Lao động thương binh và xã hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015); Kế hoạch của UBND tỉnh về Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tài liệu hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng các cấp, các trang Website, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị; tuyên truyền, phổ biến tại các hội nghị . . . tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tìm hiểu và cộng tác thực hiện Tổng rà soát đạt kết quả.
- Tuyên truyền, phản ánh quá trình tổ chức Tổng rà soát trên địa bàn tỉnh.
Gồm 7 đối tượng sau:
- Liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh);
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người có công giúp đỡ cách mạng;
- Cựu thanh niên xung phong trong kháng chiến.
Chú ý:
- Những người thuộc 7 đối tượng nêu trên được ghi vào phiếu rà soát và đưa vào danh sách tổng hợp phải đảm bảo điều kiện là có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện quản lý (đã được cấp có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng) và các trường hợp người có công đã chết nhưng thân nhân đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì cũng thuộc diện ghi vào phiếu rà soát và đưa vào danh sách tổng hợp.
- Những người có công khác không thuộc 7 đối tượng người có công nêu trên thì không thuộc đối tượng rà soát đợt này.
- Trong khi tiến hành rà soát ở khu dân cư, nếu có ý kiến đề nghị của người dân hoặc Tổ rà soát phát hiện những người có tham gia kháng chiến, đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Nhà nước để đề nghị xác nhận là người có công (ví dụ: đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phải có giấy tờ gốc chứng minh đã hoạt động ở địa bàn Mỹ sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh và phải có bệnh án điều trị bệnh, tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học trong danh mục quy định) thì Tổ rà soát ghi đầy đủ thông tin vào danh sách người chưa được xem xét xác nhận người có công theo mẫu số 13 (không ghi vào phiếu rà soát và biểu tổng hợp).
3. Thành lập Ban rà soát, Tổ rà soát và xây dựng kế hoạch thực hiện:
- Ở tỉnh thành lập Ban chỉ đạo rà soát. UBND tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt triển khai Kế hoạch Tổng rà soát.
- Các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Tổng rà soát của địa phương mình; Thành lập Ban rà soát cấp huyện; Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan, đơn vị cấp huyện có liên quan và các xã, phường, thị trấn (tùy điều kiện của mỗi địa phương, có thể tổ chức đến các thành viên Tổ rà soát ở các khu dân cư); Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn thành lập Ban rà soát ở cấp xã; thành lập các Tổ rà soát ở các khu dân cư (thôn, tổ dân phố).
- Thành phần Ban chỉ đạo ở cấp tỉnh, Ban rà soát ở cấp huyện, cấp xã và Tổ rà soát ở khu dân cư thực hiện theo Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH-MTTW ngày 12/3/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Tiến độ, thời gian thực hiện:
- Việc thành lập Ban chỉ đạo, Ban rà soát, Tổ rà soát và tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ rà soát ở các cấp từ tỉnh đến cơ sở hoàn thành trong tháng 4/2014.
- Từ ngày 01/5 đến ngày 15/7/2014 tổ chức xong công tác rà soát ở cấp xã. Các huyện, thành phố, thị xã chọn một xã, phường, thị trấn làm điểm, sau đó triển khai việc Tổng rà soát chung trên địa bàn. Đối với các xã, phường được chọn làm điểm, Ban chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhanh gọn, hiệu quả từng bước công việc và rút kinh nghiệm ngay ở khâu để chỉ đạo các xã, phường, thị trấn khác thực hiện đạt kết quả.
- Từ ngày 16/7/2014 đến ngày 30/8/2014, các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra số liệu, tổng hợp kết quả rà soát, phê duyệt và công bố kết quả rà soát, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội).
- Từ tháng 9/2014 đến tháng 6/2015, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo của toàn tỉnh, thông qua Ban chỉ đạo kiểm tra thống nhất kết quả tổng rà soát, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết những vấn đề phát sinh. Báo cáo Trung ương.
5. Các bước tiến hành và thời gian thực hiện Tổng rà soát:
Các bước tiến hành và thời gian Tổng rà soát thực hiện theo đúng Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH-MTTW ngày 12/3/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Ban Thường trực ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chú ý các nội dung sau:
a) Về phiếu rà soát và biểu tổng hợp:
- Thực hiện đúng mẫu phiếu rà soát và biểu tổng hợp được ban hành kèm theo Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH-MTTW ngày 12/3/2014 của Bộ Lao động TBXH và Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam.
- Các địa phương đơn vị lấy mẫu phiếu rà soát và biểu tổng hợp được đăng tải trên Website của Cục Người có công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo địa chỉ: www.nguoicocong.gov.vn hoặc Website của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình theo địa chỉ: www.sldtbxh.ninhbinh.gov.vn.
- Tài liệu hướng dẫn, phiếu rà soát và biểu mẫu tổng hợp sử dụng ở cấp nào thì cấp đó in.
b) Thông báo công khai kết quả rà soát:
- Sau khi tiến hành rà soát ở khu dân cư xong, Tổ rà soát ở khu dân cư thống nhất với Ban rà soát cấp xã, tiến hành niêm yết, thông báo công khai về kết quả rà soát đế nhân dân biết, theo dõi, giám sát. Sau 10 ngày mới tiến hành họp (lập biên bản theo mẫu 17) thống nhất và bàn giao toàn bộ phiếu rà soát, danh sách tổng hợp, biên bản họp cho UBND cấp xã.
- Ban rà soát cấp xã thông báo công khai danh sách các đối tượng đang hưởng trợ cấp ưu đãi và thân nhân của người có công đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng tại địa phương trong cuộc họp tại khu dân cư; Thông báo công khai các danh sách tổng hợp kết quả rà soát về các khu dân cư và trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi kết luận kết quả rà soát và báo cáo lên UBND cấp huyện.
- UBND cấp huyện công bố kết quả Tổng rà soát trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nguồn kinh phí, nội dung chi, mức chi phục vụ cho Tổng rà soát thực hiện theo Hướng dẫn số 4827/BTC-HCSN ngày 15/4/2014 của Bộ Tài chính.
1. Ban chỉ đạo của Tỉnh: Chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện Tổng rà soát trên địa bàn tỉnh theo đúng Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH- MTTW ngày 12/3/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để kiểm tra, đôn đốc các đơn vị phụ trách thực hiện đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực, chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch Tổng rà soát; Tổ chức tập huấn cho cấp huyện và cấp xã; Hướng dẫn cụ thể quy trình, nghiệp vụ thực hiện Tổng rà soát; Kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện; Tổng hợp kết quả Tổng rà soát; Tham mưu, giải quyết những vấn đề phát sinh; Thực hiện chế độ báo cáo UBND Tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định. Tạm ứng kinh phí cho các địa phương thực hiện và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về các chủ trương, chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước, của tỉnh đối với những người có công với cách mạng và cuộc tổng rà soát trên các phương tiện thông tin đại chúng, để các cấp, các ngành, đối tượng chính sách và các tầng lớp nhân dân nắm vững, hưởng ứng và tham gia rà soát đạt kết quả.
4. Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và truyền hình Ninh Binh: Tổ chức tuyên truyền phổ biến về chủ trương, chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, nhất là kế hoạch Tổng rà soát trên địa bàn tỉnh để người dân hiểu, biết mục đích, yêu cầu của đợt Tổng rà soát.
5. Sở Tài chính: Thẩm định kinh phí phục vụ cho Tổng rà soát báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh quyết toán kinh phí phục vụ cho Tổng rà soát theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc tiếp nhận và chuyển lên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phiếu cung cấp thông tin về nơi đã chôn cất liệt sỹ trong chiến tranh; Tiếp nhận phiếu do cấp huyện chuyển lên và thực hiện các bước công việc tiếp theo, theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng; Tổ chức rà soát đối với các đối tượng đang tại ngũ thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Tổng rà soát; Phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và đôn đốc kiểm tra các địa phương, đơn vị thực hiện Tổng rà soát; Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBMTTQ Việt Nam ở cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công.
8. Hội Cựu Chiến binh tỉnh: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp Hội của mình thực hiện rà soát đối với các đối tượng: thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
9. Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc rà soát đối với các đối tượng: liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ; bà mẹ Việt Nam anh hùng.
10. Tỉnh Đoàn: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp Hội của mình thực hiện rà soát đối với các đối tượng: Người có công giúp đỡ cách mạng, Cựu Thanh niên xung phong trong kháng chiến.
11. Hội Cựu Thanh niên xung phong: Phối hợp với Tỉnh Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp Hội của mình tham gia rà soát đối với đối tượng Cựu Thanh niên xung phong trong kháng chiến.
12. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin: Phối hợp với Hội Cựu chiến binh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp Hội của mình tham gia rà soát đối với đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
13. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ: Phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cấp Hội của mình tham gia rà soát đối với các đối tượng liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
- Thành lập Ban rà soát cấp huyện và chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của địa phương, các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai Tổng rà soát trên địa bàn xã, phường, thị trấn đảm bảo theo yêu cầu của Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH-MTTW ngày 12/3/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kế hoạch của UBND Tỉnh và Kế hoạch của UBND cấp huyện đạt kết quả.
- Chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và đài truyền thanh 3 cấp về mục đích, yêu cầu, đối tượng tiến hành tổng rà soát theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH-MTTW ngày 12/3/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Kế hoạch Tổng rà soát của UBND Tỉnh.
- Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia Tổng rà soát đảm bảo các lực lượng tham gia tổng rà soát phải hiểu, nắm chắc về mục đích, yêu cầu, nội dung của công việc và triển khai thực hiện hiệu quả rà soát.
- Tổng hợp và phê duyệt về kết quả rà soát của địa phương, báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 2 năm (2014 - 2015), UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban ngành, Đoàn thể của tỉnh có liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn các địa phương, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo) xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 01/2014/CT-UBND tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014-2015 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 734/QĐ-UBND năm 2014 thành lập Ban rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015) tỉnh Lâm Đông
- 3Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2014 tổ chức tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hai năm 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do tỉnh Nam Định ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND thực hiện Chương trình tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 6Chỉ thị 05/CT-UBND tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 2 năm (2014 - 2015)
- 7Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Kế hoạch 39/KH-BCĐ năm 2016 thực hiện Quyết định 49/2015/QĐ-TTg và tiếp tục thực hiện Quyết định 62/2011/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 1Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2013 tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong 2 năm 2014-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 01/2014/CT-UBND tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014-2015 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Quyết định 734/QĐ-UBND năm 2014 thành lập Ban rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015) tỉnh Lâm Đông
- 4Hướng dẫn 684/HD-BLĐTBXH-MTTW thực hiện Chương trình Tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014-2015) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 5Chương trình 4836/CTr-BLĐTBXH-MTTW năm 2013 về Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 6Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2014 tổ chức tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hai năm 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 7Công văn 4827/BTC-HCNS năm 2014 hướng dẫn kinh phí thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Bộ Tài chính ban hành
- 8Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do tỉnh Nam Định ban hành
- 9Chỉ thị 05/CT-UBND thực hiện Chương trình tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 10Chỉ thị 05/CT-UBND tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 2 năm (2014 - 2015)
- 11Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Kế hoạch 39/KH-BCĐ năm 2016 thực hiện Quyết định 49/2015/QĐ-TTg và tiếp tục thực hiện Quyết định 62/2011/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2014 tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 2 năm (2014 – 2015)
- Số hiệu: 24/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/04/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Lê Văn Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định