Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2306/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 17 tháng 9 năm 2020 |
Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25/6/2015;
Căn cứ Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quyết định phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030;
Công văn số 4074/BYT-MT ngày 31/7/2020 của Bộ Y tế về việc triển khai Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng chính phủ.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch Chăm sóc và nâng cao Sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn tỉnh:
1. Mục tiêu chung
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng, chống bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030.
b) Quản lý cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp: quản lý được 50% số cơ sở lao động vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.
c) Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.
d) Đến năm 2025: lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở (theo Đề án Xây dựng và phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới). 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.
đ) Quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (bao gồm cả người lao động tiếp xúc với amiăng): 50% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.
e) Đến năm 2025: 100% người lao động tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định.
g) 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.
h) Đến năm 2030: 100% người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ).
i) Đến năm 2025 giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến năm 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010-2018.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Phạm vi và đối tượng: Chương trình được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh Cao Bằng, bao gồm các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2030.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp liên ngành
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ Tỉnh đến huyện, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.
- Huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
2. Về truyền thông và vận động xã hội
- Thiết lập hệ thống thông tin truyền thông và củng cố mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện.
- Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động cho các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân.
- Sử dụng đa dạng và hiệu quả các kênh và hình thức truyền thông tại địa phương nhằm tăng cường sự tiếp cận hiệu quả tới các đối tượng trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.
- Triển khai công tác phòng chống hiệu quả các bệnh nghề nghiệp tại một số ngành, nghề như: bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp trong ngành y tế, bệnh điếc nghề nghiệp tại các ngành cơ khí, nhà máy sản xuất, nhà máy thủy điện,... tại nơi làm việc có tiếng ồn vượt mức cho phép, bụi phổi nghề nghiệp, giảm thiểu tiếp xúc với yếu tố có hại tại các cơ sở lao động có nguy cơ.
- Tổ chức khám, phát hiện sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp hằng năm cho người lao động đúng theo quy định, tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp, lập hồ sơ quản lý sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp tại đơn vị đúng theo quy định.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị và phục hồi chức năng đáp ứng các mục tiêu chăm sóc sức khỏe người lao động trong giai đoạn 2020 - 2030.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Thực hiện hiệu quả phòng chống các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm phổ biến (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản...) tại nơi làm việc.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
4. Đẩy mạnh công tác Quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc
- Xây dựng dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp, đầu tư, trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra quan trắc môi trường lao động, nâng cao năng lực hệ thống cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị quan trắc môi trường lao động theo quy chuẩn quốc gia và các quy định của nhà nước phù hợp với quy mô và nhu cầu phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp trong giai đoạn 2020 - 2030.
- Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc môi trường lao động, bảo đảm chất lượng trong quá trình quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc.
- Đánh giá các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện lao động mới; kiểm tra và quản lý thông tin các cơ sở có sử dụng amiăng, thực hiện giám sát, quan trắc môi trường lao động, lập hồ sơ vệ sinh lao động theo quy định.
- Thiết lập hệ thống quản lý thông tin về sức khỏe người lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều trị và phục hồi chức năng; Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, giám sát và báo cáo y tế lao động và bệnh nghề nghiệp từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của các đơn vị, doanh nghiệp.
- Kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục các tồn tại, thiếu sót về công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm ngăn ngừa có hiệu quả nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; điều chỉnh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch giữa các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành, đoàn thể, địa phương tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai Kế hoạch Chăm sóc và nâng cao Sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị cơ sở lao động trong toàn tỉnh thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; tuyên truyền về nguy cơ và tác hại bệnh nghề nghiệp, cách phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và đầu tư, nâng cấp máy, thiết bị để quan trắc môi trường lao động, nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
- Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh lao động; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe định kỳ và bệnh nghề nghiệp người lao động tại nơi làm việc.
- Thực hiện việc thống kê, báo cáo theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp các Sở, Ban ngành, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Bộ luật lao động, Luật an toàn vệ sinh lao động, các văn bản hướng dẫn Luật và các nội dung liên quan của Kế hoạch;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện việc thống kê, báo cáo theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Thực hiện việc thống kê, báo cáo theo quy định.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định dự toán kinh phí, căn cứ khả năng ngân sách hằng năm báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo Kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao. Thực hiện phân bổ dự toán, thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Vận động, huy động các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống yếu tố nguy cơ bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện việc thống kê, báo cáo theo quy định.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng và các Hội, đoàn thể
- Phối hợp với các Sở, Ban ngành trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Tham gia kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
7. Liên đoàn Lao động tỉnh
- Chỉ đạo Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp…; kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông để làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền phát động các phong trào thi đua tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.
- Thực hiện việc thống kê, báo cáo theo quy định.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương và Kế hoạch của UBND tỉnh để xây dựng Kế hoạch, nội dung hoạt động công tác an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
- Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn quản lý.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động để phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động.
- Thực hiện việc thống kê, báo cáo theo quy định.
9. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
- Tổ chức thực hiện đúng các quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Tích cực tham gia các hoạt động triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2020 - 2030 theo Kế hoạch và chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, Ban ngành, địa phương.
- Quan tâm đầu tư kinh phí cải thiện điều kiện lao động, Quan trắc môi trường lao động; đổi mới dây chuyền công nghệ; xây dựng, hoàn thiện quy trình, biện pháp làm việc an toàn lao động; tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động; chấp hành tốt công tác tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động với các cơ quan chức năng.
- Thực hiện việc thống kê, báo cáo theo quy định.
10. Người sử dụng lao động
- Thực hiện các quy định của pháp luật và các nội dung trong Kế hoạch;
- Báo cáo việc thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Từ nguồn ngân sách địa phương.
- Các nguồn kinh phí huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác. Căn cứ nội dung của Kế hoạch, các Sở, Ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2030
- 3Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2030
- 1Bộ Luật lao động 2012
- 2Chỉ thị 29-CT/TW năm 2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế do Ban Bí thư ban hành
- 3Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 4Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 4074/BYT-MT năm 2020 về triển khai Quyết định 659/QĐ-TTg do Bộ Y tế ban hành
- 7Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 8Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2030
- 9Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2030
Kế hoạch 2306/KH-UBND năm 2020 về Chăm sóc và nâng cao Sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Số hiệu: 2306/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Lê Hải Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra