Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/KH-UBND | Vĩnh Long, ngày 04 tháng 4 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình;
Căn cứ Phương án số 829/PA-BVHTTDL ngày 15/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới;
Căn cứ Kế hoạch số 13/KH-UBND, ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình;
Căn cứ Quyết định số 3194/QĐ-UBND, ngày 19/11/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phục hồi hoạt động ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long trong điều kiện thích ứng an toàn COVID-19 giai đoạn cuối năm 2021 và năm 2022;
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch mở cửa du lịch quốc tế, đẩy mạnh phục hồi hoạt động ngành du lịch trong điều kiện bình thường mới trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Xây dựng, triển khai kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm từng bước khôi phục hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới với phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Phương án số 829/PA-BVHTTDL ngày 15/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tiếp tục tập trung kích cầu du lịch nội địa đồng thời mở cửa lại hoạt động du lịch đón du khách quốc tế sau thời gian dài bị tác động của dịch bệnh COVID-19.
- Tăng cường sự tham gia, phối hợp hiệu quả của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng trong triển khai tổ chức các hoạt động góp phần phục hồi du lịch, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối với ngành du lịch.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động đón tiếp, phục vụ du khách phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo các văn bản chỉ đạo và các hướng dẫn của cơ quan chức năng, của địa phương; đảm bảo an toàn, thuận lợi cho khách du lịch, doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng dân cư.
- Chủ động, sẵn sàng, linh hoạt và có các phương án xử lý tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức đón khách.
- Cần có sự phối hợp đồng bộ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai kế hoạch để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
II. THỜI GIAN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CẦN ĐẢM BẢO ĐỂ MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH DU LỊCH
1. Thời gian: Từ ngày 06/4/2022.
2. Phạm vi: Mở cửa lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa trong điều kiện bình thường mới trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch COVID-19.
3. Đối tượng du khách
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
- Khách du lịch ra nước ngoài.
- Khách du lịch nội địa.
4. Các quy định chung: Triển khai thực hiện theo Phương án số 829/PA-BVHTTDL ngày 15/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hướng dẫn số 3862/BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công văn số 1265/BYT-DP ngày 15/3/2022 của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh và các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác phòng, chống dịch Covid-19
- Các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch cho các điểm đến, cơ sở kinh doanh du lịch, người lao động tại các cơ sở; đảm bảo an toàn trong hoạt động tiếp đón, phục vụ du khách (dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển,...).
- Các cơ sở kinh doanh du lịch chủ động trong công tác phòng dịch, nắm thông tin du khách khai báo theo quy định, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết (xây dựng mã QR từ phần mềm PC-COVID phục vụ khai báo, dung dịch sát khuẩn, phòng cách ly tạm thời,…) theo các hướng dẫn hiện hành để chủ động trong việc xử lý khi có trường hợp phát sinh ca nhiễm COVID-19 tại cơ sở; đồng thời thông báo kịp thời thông tin ca nhiễm cho cơ quan y tế địa phương để được hỗ trợ, hướng dẫn, xử lý theo quy định.
2. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
- Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch để mở cửa đón khách; xây dựng, kết nối lại các tour tuyến du lịch sau thời gian dài bị tác động của dịch COVID-19 với các chương trình, gói sản phẩm du lịch an toàn.
- Hỗ trợ, vận động các cơ sở kinh doanh du lịch chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, vệ sinh môi trường; khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có và xây dựng các gói sản phẩm kích cầu với các ưu đãi, cam kết về chất lượng, dịch vụ du lịch an toàn, hấp dẫn, vừa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
3. Triển khai chương trình kích cầu du lịch, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
- Phát động kích cầu du lịch trên địa bàn tỉnh và vận động các cơ sở tích cực tham gia hưởng ứng, tạo sự lan tỏa và thu hút du khách.
- Ứng dụng công nghệ thông tin tuyên truyền việc khởi động lại ngành du lịch trên website và các trang mạng xã hội, trên phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, kênh truyền hình trong và ngoài tỉnh và các tỉnh, thành phố trong liên kết phát triển du lịch với Vĩnh Long. Tập trung quảng bá thương hiệu du lịch Vĩnh Long là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.
- Tăng cường xây dựng các video clip, phim, phóng sự du lịch; tổ chức các hoạt động, sự kiện du lịch,…để tăng cường giới thiệu hình ảnh du lịch Vĩnh Long đến du khách.
- Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, liên hoan, hội nghị xúc tiến du lịch, tuyên truyền trực quan, để quảng bá du lịch địa phương.
4. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch
- Tiếp tục triển khai công tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh, gắn kết thông qua các hoạt động như: Hội nghị, hội thảo, các chương trình khảo sát xây dựng tour tuyến liên kết và các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch...
- Phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch trong liên kết phát triển du lịch, tích cực phối hợp tham gia quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch địa phương, đẩy mạnh việc vận động các doanh nghiệp trong công tác xã hội hóa hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh; nghiên cứu, đề xuất phát triển các sản phẩm mới, đặc trưng của địa phương.
5. Tổ chức bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
- Tổ chức rà soát lại lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch bị biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhân lực du lịch, chuẩn bị cho việc mở cửa hoạt động đón khách du lịch (theo hình thức phù hợp).
- Khuyến khích các doanh nghiệp thu hút người lao động lành nghề trở lại làm việc sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
6. Tổ chức đánh giá, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động đón khách du lịch tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn và xử lý vi phạm phát sinh, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho địa phương và khách du lịch.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai kế hoạch mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn, hiệu quả; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
- Tăng cường liên kết với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh nhằm xây dựng lại các tour, tuyến liên kết đẩy nhanh tiến độ phục hồi du lịch. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch trong và ngoài nước, đẩy mạnh truyền thông du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động “Live fully in Vietnam - Sống trọn vẹn tại Việt Nam” đối với các thị trường quốc tế và "Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn" đối với thị trường du lịch nội địa.
- Phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan, đơn vị, địa phương hướng dẫn các cơ sở thực hiện cụ thể các nội dung, yêu cầu thực hiện khi mở cửa đón khách du lịch; theo dõi, giám sát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh du lịch trong chấp hành các quy định phòng dịch, chất lượng phục vụ khách du lịch
- Hướng dẫn, hỗ trợ, vận động các cơ sở kinh doanh du lịch nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch; tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ các hoạt động du lịch.
- Chỉ đạo các đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng chống dịch COVID-19 đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo, kiểm tra, nhắc nhở các chủ phương tiện vận chuyển khách du lịch yêu cầu du khách phải tuân thủ đúng quy định về công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.
- Thông báo cho hành khách các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, quy định về an ninh, an toàn trong vận chuyển hành khách.
- Thường xuyên cập nhật các quy định của y tế về công tác phòng dịch COVID-19, quy định đối với người nhập cảnh và hướng dẫn quy trình phòng, chống dịch phù hợp trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện cách ly y tế, xử lý rủi ro trong trường hợp bùng phát dịch, nhất là đối với các chủng vi rút biến thể mới.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, doanh nghiệp dịch vụ lữ hành quốc tế triển khai các thủ tục cấp thị thực, xuất nhập cảnh theo quy định; phối hợp hỗ trợ trong đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự cho khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch tại Việt Nam theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới.
- Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý xuất, nhập cảnh; phối hợp với các cơ quan có liên quan, tăng cường quản lý cư trú, tạm trú đối với du khách nội địa; quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, hoạt động đối với du khách là người nước ngoài, Việt kiều; thường xuyên kiểm tra, quản lý các cơ sở lưu trú, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
- Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu căn cước công dân và bản đồ số để phục vụ hoạt động mở cửa lại hoạt động du lịch.
- Sẵn sàng các phương án phục vụ công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Phối hợp với cơ quan Y tế và các cơ quan liên quan chuẩn bị sẵn sàng địa điểm, phương án cách ly y tế trong trường hợp cần thiết.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí hỗ trợ đưa tin, bài truyền thông về kế hoạch mở cửa lại hoạt động du lịch trong bối cảnh bình thường mới, các quy định liên quan về công tác phòng dịch; tuyên truyền về các hoạt động du lịch của tỉnh, các sản phẩm du lịch đặc trưng, các cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức tốt các chương trình du lịch đảm bảo các tiêu chí an toàn,... để tăng cường quảng bá cho du lịch địa phương.
- Hỗ trợ góp ý kiến chuyên môn trong triển khai thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch.
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cơ sở kinh doanh du lịch và cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư lĩnh vực du lịch.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp tổ chức mở các lớp đào tạo nghề du lịch cho người lao động nhằm phục hồi nguồn nhân lực phục vụ du lịch trong thời gian tới.
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá cả niêm yết và xử lý gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hỗ trợ cung cấp thông tin các sản phẩm công nghiệp tiêu biểu tỉnh Vĩnh Long để thực hiện video clip quảng bá sản phẩm góp phần phát triển dịch vụ mua sắm khi khách đến tham quan du lịch Vĩnh Long.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hỗ trợ cung cấp thông tin các sản phẩm OCOP tỉnh Vĩnh Long để thực hiện video clip quảng bá sản phẩm góp phần phát triển dịch vụ mua sắm khi khách đến tham quan du lịch Vĩnh Long.
10. Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long
Tích cực thông tin tuyên truyền, hỗ trợ quảng bá về du lịch Vĩnh Long trên các chuyên trang, chuyên mục định kỳ.
11. Hiệp hội Du lịch Vĩnh Long
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vận động các doanh nghiệp du lịch liên kết hợp tác lẫn nhau; liên kết hợp tác với doanh nghiệp các địa phương tham gia các chương trình du lịch trong giai đoạn phục hồi; đồng thời phối hợp, đề xuất phát triển sản phẩm cho du lịch tỉnh Vĩnh Long thời gian tới.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo triển khai kế hoạch mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện nghiêm công tác phòng dịch, phục vụ khách đảm bảo an toàn, có phương án xử lý khi có trường hợp nhiễm COVID-19 tại cơ sở. Chủ động phối hợp, liên kết với các địa phương trong tỉnh xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách, hình thành các chuỗi giá trị liên kết trong du lịch.
- Quan tâm hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch để tổ chức lại hoạt động du lịch an toàn, hiệu quả.
- Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, có kế hoạch, biện pháp kích cầu thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa.
13. Đối với cơ sở kinh doanh du lịch
- Thực hiện nghiêm công tác đón khách an toàn theo các quy định phòng dịch COVID-19 tại địa phương và các quy định có liên quan của ngành Du lịch, ngành Y tế. Tùy theo thời điểm công bố cấp độ dịch mà các cơ sở kinh doanh du lịch có hoạt động, quy mô tổ chức phù hợp, theo các quy định hiện hành.
- Chủ động xây dựng và chịu trách nhiệm về Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 trong hoạt động du lịch theo quy định, gửi về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cấp huyện (Phòng Văn hóa và Thông tin) để theo dõi.
- Thông báo khách du lịch nước ngoài trước chuyến đi về các quy định, yêu cầu khi du lịch tại Việt Nam và các quy định liên quan khác. Hướng dẫn, phổ biến để khách du lịch thực hiện các quy định của Việt Nam đảm bảo hoạt động du lịch an toàn. Đối với trường hợp đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài thì đơn vị tổ chức phải thông báo rõ các quy định phòng dịch và các quy định khách liên quan cho du khách trước chuyến đi, hướng dẫn thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ tham quan du lịch.
- Chịu trách nhiệm bảo đảm khách du lịch quốc tế có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu theo quy định.
- Phổ biến, quán triệt, hướng dẫn người lao động thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 của ngành Du lịch, ngành Y tế và các cơ quan chức năng.
- Chủ động kiểm tra, rà soát chất lượng và đầu tư cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách, đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn hiện hành.
- Chủ động tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kịp thời đáp ứng mở cửa lại du lịch.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các khó khăn, vướng mắc (nếu có) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 3404/KH-UBND năm 2021 về phục hồi hành động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022
- 2Kế hoạch 120/KH-UBND về phục hồi và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai năm 2022
- 3Kế hoạch 2702/KH-UBND năm 2022 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển du lịch đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2021 về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 3Hướng dẫn 3862/HD-BVHTTDL năm 2021 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Kế hoạch 3404/KH-UBND năm 2021 về phục hồi hành động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022
- 5Quyết định 3194/QĐ-UBND về Kế hoạch phục hồi hoạt động ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 giai đoạn cuối năm 2021 và năm 2022
- 6Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành
- 7Công văn 1265/BYT-DP năm 2022 về phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh do Bộ Y tế ban hành
- 8Phương án 829/PA-BVHTTDL năm 2022 về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 9Kế hoạch 120/KH-UBND về phục hồi và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai năm 2022
- 10Kế hoạch 2702/KH-UBND năm 2022 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển du lịch đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2022 về mở cửa du lịch quốc tế, đẩy mạnh phục hồi hoạt động ngành du lịch trong điều kiện bình thường mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Số hiệu: 23/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra