ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 17 tháng 3 năm 2016 |
HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VI RÚT ZIKA TẠI TỈNH NINH BÌNH
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH DO VI RÚT ZIKA
Bệnh do vi rút Zika gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes truyền, có sự gia tăng đáng kể các trường hợp mắc chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh tại các khu vực có dịch bệnh do vi rút Zika lưu hành. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Hiện tại, có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo các trường hợp nhiễm vi rút Zika. Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika. Tuy nhiên Ninh Bình là một tỉnh có nhiều khách du lịch nước ngoài nên dịch cũng có nguy cơ xâm nhập.
1. Mục tiêu chung
Phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng của bệnh do vi rút Zika gây ra.
2. Mục tiêu cụ thể theo tình huống dịch
2.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh
Phát hiện sớm các ca bệnh xâm nhập để kịp thời xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.
2.2. Tình huống 2: Ghi nhận ca bệnh rải rác
Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch lây lan ra cộng đồng
2.3. Tình huống 3: Dịch lây lan và bùng phát ra cộng đồng
Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm giảm thiểu tối đa các trường hợp mắc, biến chứng và tử vong.
1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh
- Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch tại các cơ sở điều trị và cộng đồng; Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do vi rút zika ở các cấp.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực điều trị, giường bệnh để tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân khi có dịch xảy ra;
- Tập huấn cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch cập nhật về các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong giám sát, phòng chống dịch, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Tình huống 2: Ghi nhận ca bệnh rải rác
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Giám sát chặt chẽ các trường hợp bệnh, xử lý triệt để ổ dịch tránh lây lan ra cộng đồng. Điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, lập danh sách, quản lý, theo dõi tất cả các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.
- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch do vi rút Zika bằng nhiều biện pháp.
- Thực hiện nghiêm túc việc thông tin, báo cáo tình hình diễn biến của dịch bệnh theo quy định.
3. Tình huống 3: Dịch lây lan và bùng phát trong cộng đồng
- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp tổ chức họp 14 giờ hàng ngày để thống nhất chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương. Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát các địa phương về công tác phòng chống dịch.
- Thực hiện việc theo dõi và công bố dịch theo quy định.
- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch; tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch mới, khoanh vùng, xử lý sớm, triệt để các ổ dịch trong cộng đồng.
- Tập trung tối đa nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật để điều trị bệnh nhân để hạn chế tối đa trường hợp biến chứng, tử vong. Thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
- Báo cáo kịp thời theo quy định về tình hình diễn biến của dịch về UBND tỉnh.
1. Công tác chỉ đạo
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp.
- Định hướng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika theo tình huống của dịch, thông báo đúng tình hình dịch không để người dân hoang mang, lo lắng.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika các cấp.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, thuốc, hóa chất, máy móc trang thiết bị, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ, khu vực cách ly và nhân lực để đối phó với dịch.
2. Đầu tư nguồn lực, tài chính
- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, trước mắt sử dụng kinh phí đã được cấp hàng năm cho công tác phòng, chống dịch; căn cứ diễn biến tình hình dịch, tổng hợp nhu cầu và xin cấp bổ sung.
- Sở Y tế tổng hợp nhu cầu kinh phí bổ sung của các đơn vị giám sát, điều trị, truyền thông trong tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Chuyên môn kỹ thuật
3.1. Các giải pháp giảm mắc
- Tăng cường năng lực giám sát bệnh do vi rút Zika, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời.
- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh đạt hiệu quả.
3.2. Các giải pháp giảm biến chứng, tử vong
- Chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân nhiễm vi rút Zika khi có dịch xảy ra, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc cấp cứu bệnh nhân.
- Tập huấn cho cán bộ cập nhật hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Zika của Bộ Y tế, đảm bảo bệnh nhân được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.
4. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh do vi rút Zika và các biện pháp phòng chống dịch cho người dân, đảm bảo thông tin chính xác để người dân không hoang mang, lo lắng.
- Đa dạng hóa các phương tiện truyền thông: qua đài, báo, đăng tải trên website... phổ biến kiến thức phòng chống dịch để người dân dễ dàng tiếp cận.
5. Phối hợp liên ngành
Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành liên quan trên cơ sở kế hoạch phòng chống dịch bệnh ở người của tỉnh đã ban hành.
1. Sở Y tế
- Chủ trì hướng dẫn, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này.
- Cung cấp các thông tin, tài liệu về dịch bệnh cho các đơn vị phục vụ công tác truyền thông về dịch bệnh do vi rút Zika.
- Chỉ đạo về chuyên môn đối với các đơn vị trong ngành về công tác giám sát, phòng chống dịch và chẩn đoán, điều trị bệnh.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Ninh Bình
Tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành. Tăng cường thời lượng phát sóng, đa dạng hình thức tuyên truyền tới người dân. Đảm bảo các nội dung tuyên truyền không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội, du lịch, không làm cho nhân dân hoang mang, lo sợ.
3. Sở Tài chính
Bố trí kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika khi có dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh...
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng kế hoạch huy động hội viên, đoàn viên, kết hợp chặt chẽ với ngành Y tế tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh... xây dựng các công trình vệ sinh, xây dựng làng bản văn hóa... tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika tại địa phương.
- Tăng cường huy động các đơn vị, tổ chức, nhân dân trên địa bàn tham gia phòng chống dịch.
- Bố trí nguồn kinh phí của địa phương phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika.
Trên đây là Kế hoạch phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch Zika gặp khó khăn, vướng mắc, cần kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế) để có điều chỉnh phù hợp thực tế./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2242/2008/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Chỉ thị 05/2006/CT-UBND triển khai thực hiện công tác phòng chống mù lòa do bệnh đục thủy tinh thể tỉnh Ninh Bình
- 3Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2015 thực hiện "Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" của tỉnh Ninh Bình
- 4Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2016 về hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 về tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống vi rút zika và sốt xuất huyết do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Kế hoạch 2081/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2016
- 7Kế hoạch 505/KH-UBND năm 2016 phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Lai Châu
- 8Quyết định 1411/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống bệnh không lây nhiễm tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2017-2020
- 1Quyết định 2242/2008/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Chỉ thị 05/2006/CT-UBND triển khai thực hiện công tác phòng chống mù lòa do bệnh đục thủy tinh thể tỉnh Ninh Bình
- 3Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2015 thực hiện "Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" của tỉnh Ninh Bình
- 4Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2016 về hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 về tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống vi rút zika và sốt xuất huyết do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Kế hoạch 2081/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2016
- 7Kế hoạch 505/KH-UBND năm 2016 phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Lai Châu
- 8Quyết định 1411/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống bệnh không lây nhiễm tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2017-2020
Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2016 hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút zika tại tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 23/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định