Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 224/KH-UBND | Hà Giang, ngày 21 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH HÀ GIANG NĂM 2025
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
Căn cứ Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Phê duyệt kiến trúc Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Hà Giang, phiên bản 3.0;
Căn cứ Văn bản số 3816/BTTTT-CĐSQG ngày 14 tháng 09 năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Hà Giang năm 2025, cụ thể như sau:
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2024
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ NĂM 2024
Trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi số năm 2024, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm, tập trung nguồn lực triển khai chuyển đổi số, thúc đẩy cải cách hành chính. Ước tính đến hết năm 2024, Hà Giang hoàn thành 92/92 chỉ tiêu nhiệm vụ, chuyển đổi số đề ra bao gồm: 20 chỉ tiêu chuyển đổi số và an toàn thông tin năm 2024; 27 chỉ tiêu chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính; 22 chỉ tiêu chuyển đổi số gắn với kết nối, chia sẻ dữ liệu; 33 nhiệm vụ chuyển đổi số gắn với mô hình tiện ích đề án 06. Trong năm 2024, tỉnh đã tổ chức thành công cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến về Chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Xây dựng công dân số tỉnh Hà Giang”, với 04 tuần thi liên tục, thu hút tổng số 57.489 người tham gia với tổng số 303.134 lượt thi; Tổ chức Tọa đàm về truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh; Tổ chức ngày hội truyền thông lan tỏa tinh thần chuyển đổi số; và Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày chuyển đổi số của tỉnh (28/8) và ngày chuyển đổi số quốc gia (10/10).
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2024
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh
Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024 đã đề ra, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số thường xuyên. Trong năm, tỉnh đã tổ chức hợp nhất Ban chỉ đạo CCHC, Ban điều hành chuyển đổi số và Tổ công tác đề án 06 thành “Ban chỉ đạo CCHC, chuyển đổi số và Đề án 06”; duy trì hàng quý tổ chức phiên họp thường kỳ, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh; đồng thời thực hiện lồng ghép việc kiểm tra, giám sát công tác chuyển đổi số trong kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính của tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác chuyển đổi số như: Văn bản số 586/UBND-KTTH ngày 06 tháng 03 năm 2024 về thực hiện chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng chính phủ về bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; Văn bản số 470/UBND-KTTH ngày 23 tháng 02 năm 2024 về triển khai các giải pháp tăng cường công tác quản lý, mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống truyền thanh internet trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 687/UBND-KTTH ngày 13 tháng 03 năm 2024 về nâng cao chất lượng hoạt động hội nghị trực tuyến trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2024 về việc phê duyệt kết quả đánh giá chỉ số chuyển đổi số cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2023; Văn bản số 2370/UBND-KTTH ngày 24 tháng 7 năm 2024 về việc đôn đốc triển khai việc lập, phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 2709/UBND-KTTH ngày 19 tháng 8 năm 2024 triển khai văn bản 3127/BTTTT-CĐSQG về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Kết quả tổng hợp bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử, UBND tỉnh Hà Giang xếp loại tốt.
2. Công tác hoàn thiện thể chế
Để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số, hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, quyết định, chương trình và các văn bản trọng tâm chỉ đạo các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quan tâm triển khai công tác chuyển đổi số. Một số văn bản trọng tâm như:
Quyết định số 04/2024/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ duy trì, vận hành cung cấp dịch vụ thông tin công cộng thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025.
Quyết định số 17/2024/QĐ-UBND 12 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh bãi bỏ quyết định số 19/2015/QĐ-UBND về quy chế phối hợp cung cấp thông tin và vận hành hoạt động Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Quyết định số 23/2024/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế quản lý, vận hành hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Hà Giang.
Quyết định số 25/2024/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về thời gian hoạt động của các đại lý Internet và điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, một số điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hà Giang.
Quyết định số 791/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Hà Giang, phiên bản 1.0.
Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kiến trúc Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Hà Giang, phiên bản 3.0.
Ngoài ra, để cụ thể hoá Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước. Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đang trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết của quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách Nhà Nước thuộc phạm vi của tỉnh Hà Giang (dự kiến trình phiên họp thường kỳ Hội đồng nhân dân tỉnh cuối năm 2024).
3. Chính quyền số
a) Hạ tầng số
- Triển khai và duy trì mạng Truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh với quy mô triển khai 240 điểm, trong đó: 47 điểm là các sở, ban, ngành, Huyện ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; 193 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; đồng thời triển khai hệ thống giám sát băng thông, tình trạng kết nối, lưu lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng.
- Hạ tầng thiết bị, mạng cục bộ (mạng LAN) tại các đơn vị: 100% các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN, kết nối Internet; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được trang bị máy tính làm việc và kết nối internet.
- Trong năm 2024, hoàn thành nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và thực hiện chuyển đổi các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh từ Trung tâm tích hợp dữ liệu cũ sang hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu mới. Hiện nay, tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Công an sớm đưa hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh vào hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
b) Dữ liệu số
- Công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu: Thực hiện đầu tư Trục chia sẻ tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để tra cứu, khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia. Trong 09 tháng đầu năm 2024, nền tảng LGSP của tỉnh đã gửi đi 7.243 văn bản; nhận về 40.599 văn bản; Hoàn thành 21/22 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối với hệ thống thông tin của tỉnh, trong đó: có 09 Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phát sinh giao dịch, với tổng số 88.171 giao dịch; 12 hệ thống đã kết nối nhưng chưa phát sinh dữ liệu.
- Bước đầu thực hiện gửi nhận văn bản giữa các cơ quan thuộc khối chính quyền, đoàn thể, các cơ quan Trung ương đóng chân trên địa bàn tỉnh... với các cơ quan Đảng của tỉnh qua trục (LGSP), triển khai số hoá tài liệu giai đoạn I khối tài liệu của Tỉnh ủy từ năm 1948 đến 1975.
- Triển khai đưa vào sử dụng hệ thống điều hành thông minh: Họp không giấy tờ, Hệ thống báo cáo của tỉnh, Chỉ đạo điều hành thuộc dự án hệ thống điều hành thông minh của tỉnh; 100% các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai và đưa vào sử dụng 03 phân hệ hệ thống điều hành thông minh. Bước đầu, các cơ quan đã quan tâm, sử dụng và góp ý hoàn thiện chức năng, tính năng sử dụng 03 phân hệ. Trung bình hàng quý, triển khai phục vụ 29 cuộc họp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và trên 200 cuộc họp của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên phân hệ Họp không giấy tờ. Phân hệ Hệ thống Báo cáo của tỉnh đã hoàn thành kết nối liên thông với hệ thông báo cáo của Văn phòng Chính phủ từ tháng 4 năm 2024 và gửi liên thông 8 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Hoàn thành công tác chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu 100% thuê bao trên địa bàn tỉnh thông qua đối soát với CSDL quốc gia về dân cư.
- Hoàn thiện chức năng, tính năng và duy trì thử nghiệm Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (VNPT iGtae) và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. 09 tháng đầu năm, tổng số TTHC liên quan đến các tổ chức, cá nhân có hiệu lực áp dụng trên địa bàn tỉnh là 1.883 thủ tục (Cấp tỉnh 1.492 thủ tục, cấp huyện 232 thủ tục, cấp xã 159 thủ tục). Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến đạt tỷ lệ 89.243%. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã hoàn thành kết nối với các Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia gồm: Cổng dịch vụ công quốc gia và các phân hệ Cổng dịch vụ công; Cơ sở dữ liệu dân cư, xác thực định danh điện tử; Phần mềm dịch vụ công liên thông; Kho quản lý dữ liệu điện tử cá nhân; Hệ thống đánh giá mức độ sử dụng (EMC).
- Duy trì vận hành Cổng dữ liệu dùng chung của tỉnh, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành gồm: Phần mềm thu thập thông tin phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chỉ tiêu thống kê; Phần mềm lập và chấp hành dự toán; Hệ thống thông tin lưu trữ điện tử ngành Tài nguyên và môi trường; CSDL ngành Thông tin và Truyền thông; Triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu văn hóa; Triển khai Cổng thông tin và bản đồ số về du lịch; Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử; phần mềm quản lý cán bộ công chức viên chức; phần mềm ứng dụng CSDL quản lý công chức, chứng thực và thông tin ngăn chặn trên địa bàn tỉnh....; Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý lĩnh vực Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Các ngành đã quan tâm dành nguồn lực triển khai các mô hình nhiệm vụ Đề án 06 có yêu cầu tích hợp với Nền tảng “công dân số Hà Giang” bao gồm: Mô hình 10 triển khai giải pháp xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; Mô hình 14 đảm bảo điều kiện công dân số; Mô hình 15 chuẩn hóa xác thực tập trung (SSO); Mô hình 17 truyền thông nội bộ cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước; Mô hình 26 quản lý chương trình an sinh xã hội thông qua VNeID. Triển khai 03 mô hình nhiệm vụ Đề án 06 kết nối với Hệ thống định danh và xác thực điện tử, bao gồm: Mô hình 27 triển khai phân tích dữ liệu dân cư; Mô hình 28 phân tích dữ liệu lưu trú; Mô hình 29 phân tích thu thập dữ liệu an ninh trật tự của tỉnh. Phối hợp triển khai kiểm tra về an ninh, an toàn các hệ thống phục vụ kiểm thử kết nối chính thức Hệ thống Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh với Trung tâm giám sát, chỉ đạo điều hành và các hệ thống có liên quan của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an.
- Thực hiện rà soát, đối soát thông tin và xác thực dữ liệu với cơ sở dữ liệu dân cư: Cơ sở dữ liệu người có công đạt tỷ lệ 100%; Cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo phục vụ công tác an sinh xã hội và giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%; Cơ sở dữ liệu trẻ em đạt 100%; đối tượng hường chính sách an sinh xã hội đạt 99,5%; Cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội đạt 99,7%; Cơ sở dữ liệu người cao tuổi đạt 98,4%; Dữ liệu hội nông dân đạt 99,6%; Dữ liệu hội cựu chiến binh đạt 99,4%.
- Cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch điện tử từ sổ hộ tịch các huyện, thành phố: Hà Giang, Đồng Văn, Quang Bình, Bắc Quang, Xín Mần, Vị Xuyên đối với 389.308 dữ liệu trang sổ hộ tịch; 277.237 dữ liệu khai sinh; 75.681 dữ liệu kết hôn; 30.347 dữ liệu khai tử; 31.223 dữ liệu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 531 dữ liệu nuôi con nuôi; 734 dữ liệu nhận cha, mẹ, con; 50 dữ liệu đăng ký giám hộ; 299 dữ liệu ghi chú ly hôn; 7.050 dữ liệu thay đổi cải chính hộ tịch.
- 100% cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh đã được triển khai các hệ thống thông tin dùng chung để xử lý, trao đổi hồ sơ, văn bản điện tử trên môi trường mạng. 98,5% các văn bản điện tử được ứng dụng chữ ký số và gửi/nhận giữa các cơ quan, đơn vị trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc (trừ các văn bản mật theo quy định).
c) Các ứng dụng, dịch vụ
- Duy trì hoạt động hiệu quả các hệ thống thư điện tử công vụ với 25.467 tài khoản thư cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% cán bộ công chức có hộp thư tài khoản thư điện tử và thường xuyên sử dụng.
- Tổng số chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan trên địa bàn tỉnh là: 26.119 chứng thư số, đảm bảo tỷ lệ 100% lãnh đạo có thẩm quyền ký các cấp trong hệ thống chính trị được trang bị chữ ký số chuyên dùng.
- Duy trì hoạt động Hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến tỉnh Hà Giang được triển khai với quy mô 241 điểm cầu bao gồm: 04 điểm cầu cấp tỉnh (văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính); 11 điểm cầu huyện ủy, thành ủy; 11 điểm cầu Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp huyện; 11 điểm cầu phòng Tài chính - Kế hoạch và 193 điểm cầu cấp xã.
- Cổng, Trang thông tin điện tử cơ quan hành chính nhà nước gồm: 01 Cổng giao tiếp điện tử http://hagiang.gov.vn; liên kết với 21/21 Trang thông tin điện tử thành phần của các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; 11/11 trang thông tin điện tử thành phần của các huyện, thành phố; 193/193 trang thông tin điện tử thành phần của các xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện duy trì kết nối Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan trên địa bàn tỉnh, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thử nghiệm (VNPT iGate) với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
d) Nguồn nhân lực phát triển chính quyền số
- Triển khai Văn bản 3392/UBND-KTTH ngày 25 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện giải pháp nâng cao chỉ số ICT index và DTI tỉnh Hà Giang. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã phân công cán bộ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyên trách/kiêm nhiệm 02 nhiệm vụ: Chuyển đổi số và An toàn thông tin. Tổng số cán bộ công chức, viên chức được giao chuyên trách là: 1.182 người, trong đó cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin là 159 người, đạt tỷ lệ 13,45%. Tổng số cán bộ công chức, viên chức được giao kiêm nhiệm về công nghệ thông tin, chuyển đổi số là 1.102 người, chiếm gần 5% tổng số cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Đề án nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Tổ chức hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; tập huấn sử dụng nền tảng hỗ trợ điều tra số (Chỉ thị số 09/CT-TTg); đồng thời hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức đào tạo về công tác chuyển đổi số cho các đối tượng là cán bộ, công chức xã, lãnh đạo cấp huyện, đội ngũ hỗ trợ người dân, Đoàn Thanh niên, Cán bộ chuyên môn thông qua nền tảng đào tạo trực tuyến đại trà (MOOC) do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai. Hoàn thành tổ chức 15 khóa học trực tiếp và trực tuyến; số lượt người tham gia khóa học: 4.662 lượt người.
4. Kinh tế số
- Các doanh nghiệp Bưu chính Viettel và Bưu điện tỉnh đã tập trung triển khai tập huấn và hỗ trợ đưa sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP lên sàn Thương mại điện tử. Hoàn thành chỉ tiêu: 100% hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản tham gia sàn TMĐT được đào tạo, tập huấn; 100% sản phẩm OCOP đăng tải trên sàn TMĐT. Tổng giá trị giao dịch trên sàn thương mại điện tử 09 tháng đầu năm ước đạt khoảng 1.530 triệu đồng, luỹ kế từ khi triển khai đến nay đạt 2.880 triệu đồng.
- Tính đến kỳ báo cáo, trên địa bàn tỉnh có 2.850 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 37.756.8 tỷ đồng, 1.445 đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) và 874 HTX. Trong đó có 168 doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện chuyển đổi số mô hình kinh doanh; 20 doanh nghiệp hoạt động công nghệ số; 32 doanh nghiệp nhỏ vừa tiếp cận và tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (SMEdx).
- Triển khai mô hình chợ 4.0 về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực chợ Trung tâm các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tính đến kỳ báo cáo, chi nhánh Viettel Hà Giang đã phối hợp hỗ trợ triển khai chuyển đổi số tại 29 xã trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai hóa đơn điện tử đến 100% doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch điện tử (gồm ví điện tử, tài khoản ngân hàng) đạt tỷ lệ trên 80%, đạt chỉ tiêu Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
5. Xã hội số
- Thực hiện lộ trình tắt sóng 2G, các doanh nghiệp viễn thông đã ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến mại và hỗ trợ điện thoại thông minh cho người dân chuyển đổi lên thuê bao 4G (Vnpt hỗ trợ khoảng 1,64 tỷ đồng; Viettel khoảng 542 triệu đồng). Đến nay, Hà Giang còn 24.500 thuê bao 2G cần chuyển đổi lên 4G.
- Trong 09 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã phủ sóng di động thêm được 04 thôn trắng sóng, nâng tỷ lệ thôn phủ sóng di động là 98,89%.
- Tổng chữ ký số trên địa bàn tỉnh là: 34.752 chứng thư số (trong đó, chữ ký số doanh nghiệp là 8.633 chữ ký số doanh nghiệp, 26.119 chữ ký số của Ban cơ yếu) đạt tỷ lệ khoảng 5,63%, chưa đạt 50% theo bộ tiêu chí DTI của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử còn thấp, chưa đạt tỷ lệ 80% theo tiêu chí DTI của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Lũy kế đến hết đến kỳ báo cáo, Sở Thông tin và Truyền thông đã xác nhận 509 cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; trạm y tế xã điểm cung cấp dịch vụ internet băng rộng cho cộng đồng dân cư đủ điều kiện nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ internet băng rộng cố định mặt đất. Cá nhân hộ gia đình hưởng VTCI là 43.172 hộ (tăng 12.072 hộ so với quý II), trong đó: 37.396 hộ sử dụng thuê bao di động, 5.776 hộ gia đình thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo đã lắp đặt cáp quang internet.
- Tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng và khai thác ứng dụng Công dân số Hà Giang, tính đến kỳ báo cáo, số lượng tải App ứng dụng công dân số 21.209 lượt tải; số tài khoản đăng ký sử dụng App: 15.820 tài khoản. Luỹ kế số lượng tin, bài được truyền thông trên App Công dân số trong năm 2024 là: 1.636 bài đăng tin, bài từ Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Hà Giang.
- Công tác truyền thông số: Các cơ quan báo chí đã đưa nhiều tin, bài, hình ảnh, Video Clips về Hà Giang trên các nền tảng truyền thông số về kết quả nổi bật của Hà Giang trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng; Hình ảnh, văn hóa truyền thống đặc sắc của quê hương, con người Hà Giang; Các chủ trương, chính sách thu hút các nhà đầu tư, phát triển du lịch của Hà Giang; Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm, cơ quan báo chí trung ương viết về Hà Giang 4.597 tin, bài, video, trong đó: tỷ lệ bài viết tích cực đạt 20,84%; trung tính đạt 77,81%; tiêu cực: 1,35%.
6. An toàn thông tin
- Tổ chức các hoạt động ứng cứu sự cố máy tính trên địa bàn tỉnh, thường xuyên phối hợp các cơ quan, đơn vị xử lý tình huống mất an toàn thông tin trên các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh. Trong năm, chua phát hiện các sự cố lây nhiễm mã độc lớn gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng trên địa bàn tỉnh.
- Giám sát, bảo vệ các hệ thống thông tin của tỉnh: 100% các máy chủ thuộc hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh đã được cài đặt, cấu hình tường lửa, phần mềm diệt virus, cài đặt hệ thống giám sát an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai.
- Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin (SOC) của tỉnh, kết nối với hệ thống giám sát an toàn quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Hoàn thành mô hình an toàn thông tin 04 lớp theo quy định.
- Triển khai Hệ thống theo dõi giám sát an toàn thông tin (SIEM) của Tỉnh ủy. Đầu tư 200 license phần mềm Antivirus cài đặt theo mô hình tập trung các máy tính thuộc các cơ quan Đảng ở tỉnh.
- Phê duyệt và triển khai hồ sơ cấp độ cấp độ an toàn thông tin cho 85 hệ thống thông tin theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông, thường xuyên phối hợp với Cục An toàn thông tin về việc cảnh báo, xử lý các loại virus, mã độc tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên cảnh báo và hướng dẫn đảm bảo An toàn thông tin các dịp lễ, tết.
- Thực hiện kiểm tra đảm bảo an toàn, an ninh mạng và triển khai xử lý, khắc phục các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Công an phục vụ kết nối đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Phối hợp với Cục An toàn thông tin, Công ty an ninh mạng Viettel tổ chức tập huấn về an toàn thông tin và diễn tập thực chiến về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin đối với các hệ thống dùng chung của tỉnh.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Tổng kinh phí CNTT năm 2024: 75.000 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí ứng dụng CNTT và CCHC tỉnh Hà Giang; kinh phí đầu tư công trung hạn.
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2025
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 03 tháng 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia;
- Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Phê duyệt kiến trúc Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Hà Giang, phiên bản 3.0
- Văn bản số 3816/BTTTT-CĐSQG ngày 14 tháng 9 năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025
II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
- Triển khai hoàn thiện các nền tảng số trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Ưu tiên nguồn lực phát triển chính quyền số, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, thực hiện kết nối, chia sẻ, phân tích xử lý dữ liệu phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; trọng tâm là kết nối các hệ thống thông tin của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Tập trung nguồn lực phát triển chính quyền số, trọng tâm là phát triển và quản lý dữ liệu số. Cải thiện chỉ số xếp hạng chuyển đổi số của tỉnh.
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Hoàn thành kết nối Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 100% TTHC được đồng bộ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, phấn đấu trên 85% hồ sơ TTHC giải quyết trực tuyến.
- 99% hồ sơ công việc các cấp được xử lý trực tuyến và ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi mật).
- Triển khai hệ thống thông tin báo cáo đến 100% các Sở, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng chung của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
- Kết nối 85% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính quyền số, kết nối, chia sẻ dữ liệu qua Nền tảng chia sẻ tích hợp dữ liệu của tỉnh;
- Phát triển hạ tầng mạng internet có dây phủ đến 80% hộ gia đình, 99% thôn được phủ sóng di động trên địa bàn tỉnh;
- Triển khai cung cấp 100% hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên có mặt trên các sàn thương mại điện tử.
- 100% các sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh được truyền thông số trên mạng xã hội.
- 100% máy chủ, thiết bị hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được giám sát, đảm bảo an toàn thông tin, kết nối với Trung tâm giám sát an toàn thông tin quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.
- 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng trung tâm tích hợp dữ liệu của Tỉnh ủy được giám sát, đảm bảo an toàn thông tin, kết nối với Hệ thống giám sát an toàn, an ninh thông tin mạng của các cơ quan Đảng ở Trung ương.
- Tối thiểu 50% trở lên máy tính cán bộ công chức viên chức trên địa bàn tỉnh được cài đặt phần mềm phòng chống, mã độc trên địa bàn tỉnh;
- 100% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được phê duyệt và triển khai phương án về cấp độ an toàn thông tin theo quy định.
- 100% các hệ thống thông tin dùng chung trên hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu được kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin tối thiểu 01 lần/năm.
- Tổ chức tối thiểu 01 cuộc diễn tập thực chiến về an toàn thông tin trên hệ thống thông tin cấp độ 03 của tỉnh.
IV. NHIỆM VỤ
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Triển khai Kiến trúc chính quyền số tỉnh Hà Giang phiên bản 3.0 và Kiến trúc ICT đô thị thông minh tỉnh Hà Giang, phiên bản 1.0;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Đề án 06, đẩy mạnh hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh;
- Ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh quy định thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hà Giang; và các quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Ban hành định mức thuê chuyên gia về chuyển đổi số, ban hành quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức đánh giá chỉ số chuyển đổi số giữa các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
2. Triển khai đào tạo, nâng cao nhận thức chuyển đổi số
- Đào tạo, bồi dưỡng nhận thức về chuyển đổi số cho 05 đối tượng: lãnh đạo quản lý các cấp; cán bộ chuyên môn; Đoàn viên thanh niên; Doanh nghiệp/hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về các phần mềm ứng dụng Hệ thống tin do Văn phòng Trung ương triển khai.
- Tổ chức sản xuất nội dung chuyên đề về Hà Giang trên báo điện tử; truyền thông chuyển đổi số trong Du lịch, Văn hóa, Thể thao, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, triển lãm nông sản, duy trì các kênh truyền thông số trong cộng đồng và an toàn thông tin trong chuyển đổi số.
- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về chuyển đổi số như: Đào tạo, diễn tập thực chiến về an toàn thông tin; đào tạo chuyên gia về chuyển đổi số; Hội nghị hội thảo về chuyển đổi số và kỹ năng cơ bản ứng dụng công nghệ thông tin cho chuyển đổi số.
- Duy trì hoạt động chuyên trang cung cấp thông tin, kỹ năng về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; phát huy hiệu quả có hiệu quả chuyên mục chuyển đổi số trên hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.
3. Phát triển chính quyền số
a) Phát triển hạ tầng, nền tảng, dữ liệu số
- Chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai cáp quang internet tới thôn, xã, phường, thị trấn. Cung cấp và nâng cao chất lượng đường truyền Internet đến các cơ quan trong hệ thống chính trị; tăng tỷ lệ phủ sóng thông tin di động; Triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
- Triển khai duy trì và kết hợp có hiệu quả mạng Truyền số liệu chuyên dùng và mạng internet, đảm bảo hạ tầng triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh.
- Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho mạng truyền số liệu chuyên dùng để phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số.
- Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin về trang thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với hệ thống đánh giá, thu thập thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành.
- Triển khai hệ thống có sở dữ liệu dữ liệu dùng chung cấp tỉnh, huyện có phân cấp, phân quyền truy cập, khai thác dữ liệu.
- Triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện gửi nhận văn bản giữa các cơ quan thuộc khối Nhà nước với các cơ quan Đảng của tỉnh qua trục (LGSP).
b) Phát triển các ứng dụng, dịch vụ dùng chung
- Triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp đóng vai trò như một kho lưu trữ dữ liệu tập trung để lưu trữ dữ liệu trên quy mô lớn, bao gồm dữ liệu phi cấu trúc và dữ liệu có cấu trúc từ nhiều nguồn; từ đó phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ công tác chuyển đổi số, trước hết là các hoạt động chính phủ số, ra quyết định dựa trên dữ liệu
- Triển khai hệ thống trợ lý ảo cho cán bộ công chức, phục vụ hỏi đáp về các lĩnh vực quản lý, văn bản pháp luật; hỗ trợ rà soát sự trùng lặp, mâu thuẫn của các văn bản pháp luật trong quá trình dự thảo;
- Nâng cấp các điểm cầu trực tuyến sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng của các ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy vào danh mục thanh toán theo chương trình chung của tỉnh.
- Triển khai kế hoạch thuê dịch vụ Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh đảm bảo linh hoạt, phục vụ tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin của tỉnh.
- Duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc; kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin và phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc.
- Duy trì hoạt động Cổng giao tiếp tích hợp hệ thống Trang thông tin điện tử thành phần, hình thành điểm truy cập thống nhất, tương tác và cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Hoàn thiện tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Chia sẻ tích hợp với hệ thống thông tin của Trung ương và địa phương nhằm hạn chế việc người dân phải gửi các giấy tờ có liên quan đến hồ sơ do cơ quan nhà nước ban hành, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của tỉnh và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
4. Phát triển xã hội số
- Triển khai ứng dụng công dân số, tích hợp tài khoản ứng dụng công dân số với tài khoản Dịch vụ công quốc gia, VNeID; tiếp nhận, xử lý kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gửi, nhận, cập nhật thông tin phản ánh kiến nghị; Hỗ trợ tìm kiếm thông tin dịch vụ công, gửi hồ sơ trực tuyến; Tra cứu, nhận kết quả giải quyết hồ sơ; Thanh toán phí, lệ phí giải quyết hồ sơ; Cung cấp thông tin, bài viết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.
- Triển khai chuyển đổi số lĩnh vực Y tế bao gồm: Trang bị hệ thống quản lý hình ảnh (PACS) và Hệ thống quản lý bệnh viên đáp ứng thông tư 54/2017/TT-BYT; triển khai Cổng tích hợp dữ liệu ngành Y tế.
- Triển khai chương trình thanh niên với chuyển đổi số, gồm: nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh niên với chuyển đổi số; Đồng hành với thanh niên trong phong trào thi đua chuyển đổi số; Thanh niên xung kích trong hoạt động chuyển đổi số; Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.
- Hoàn thành ứng dụng phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý công chứng, chứng thực và thông tin ngăn chặn đối với 74 Phòng Tư pháp và xã, phường, thị trấn; bảo trì phần mềm đối với 136 Phòng Tư pháp và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
5. Phát triển kinh tế số
- Thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm: hội thảo, chương trình đào tạo, truyền thông và nâng cao nâng cao nhận thức doanh nghiệp/hộ kinh doanh/hợp tác xã về chuyển đổi số.
- Thực hiện chuyển đổi số cho một số ngành, lĩnh vực như: văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường..; xây dựng đề án chuyển đổi số tỉnh Hà Giang.
6. Đảm bảo an toàn thông tin
- Hoàn thiện triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp; triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) và kết nối với Trung tâm giám sát an ninh mạng quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.
- Triển khai giải pháp an toàn bảo mật thông tin đồng bộ trên nền tảng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; Xây dựng bảo mật mã xác thực truy nhập bằng OTP (One Time Password) trên hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; triển khai phần mềm phòng chống mã độc cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh
- Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá ATTT theo quy định của pháp luật; Tổ chức đào tạo hoặc cử cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin tham gia các khóa đào tạo quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin;
- Tiếp tục đầu tư phần mềm diệt vi rút có bản quyền cho các máy chủ thuộc Trung tâm tích hợp dữ liệu của Tỉnh ủy, các máy trạm người dùng thuộc các cơ quan Đảng của tỉnh; phần mềm bản quyền cho các thiết bị bảo mật trên Internet của Tỉnh ủy; rà soát bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu của Tỉnh ủy
- Tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm ATTT mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ đội ngũ ATTT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
- Người đứng đầu các cơ quan trong hệ thống chính trị chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; và các Nghị quyết, Quyết định, Đề án chuyển đổi số.
- Thực hiện gắn kết, bổ sung nhiệm vụ chuyển đổi số vào các Nghị quyết, chiến lược, Chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến...và bảo đảm an toàn thông tin;
- Đẩy mạnh công tác truyền thông số nhằm tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền cảm hứng, chuyển đổi nhận thức trong toàn xã hội về chuyển đổi số.
- Tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng số cho cán bộ công chức, viên chức và người dân thông qua nền tảng đào tạo đại trà theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
- Đẩy mạnh chương trình hợp tác về chuyển đổi số giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Tập đoàn Viettel, VNPT giai đoạn 2023 - 2025, trong đó, tập trung vào phát triển hạ tầng số, phục vụ chuyển đổi số.
- Thử nghiệm sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số một cách có kiểm soát, xác định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm, để khuyến khích đổi mới, sáng tạo;
- Phối hợp doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số.
3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ
- Nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số vào triển khai Chính phủ điện tử/Chính phủ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối,...
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động chính quyền số, hỗ trợ người dân khai thác dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên thiết bị di động.
4. Thu hút nguồn lực Công nghệ thông tin
- Sử dụng nguồn ngân sách trung ương được đầu tư triển khai hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng CNTT thông qua các dự án trọng điểm quốc gia và theo ngành dọc; tranh thủ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình viễn thông công ích để phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh.
- Cân đối bố trí ngân sách của tỉnh cho các Chương trình, Kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT trọng tâm, trọng điểm đã được phê duyệt.
- Ưu tiên bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm, dùng chung, các nhiệm vụ thuộc Đề án 06 và các nhiệm vụ nâng cao chỉ số chuyển đổi số của tỉnh.
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Tập đoàn viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế
- Đẩy mạnh thu hút hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là Tập đoàn FPT, VNPT, Viettel, chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.
- Lồng ghép các nội dung về liên kết, thu hút hợp tác, đầu tư về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, đẩy mạnh thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ góp phần phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất công nghệ thông tin.
- Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với một số tỉnh/thành phố về cơ chế, chính sách phát triển mô hình chính quyền điện tử. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.
VI. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Tổng nhu cầu kinh phí năm 2024: 154.605 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn ngân sách Trung ương; Nguồn ngân sách tỉnh (nguồn sự nghiệp và đầu tư của tỉnh); Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(Phụ lục chi tiết dự án nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2025 kèm theo).
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Mời Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cán bộ Đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số.
2. Mời Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ truyền thông số theo Kế hoạch này.
3. Mời Văn phòng Tỉnh ủy
Chủ trì tham mưu các nhiệm vụ triển khai các phần mềm dùng chung trong các cơ quan Đảng của tỉnh.
4. Mời Tỉnh đoàn
Chủ trì thực hiện chuyển đổi số Đoàn viên thanh niên theo Kế hoạch này.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tham mưu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Chủ trì việc xây dựng cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước về trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và theo dõi thực hiện Kế hoạch này;
- Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo CCHC, chuyển đổi số và Đề án 06 của tỉnh đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số;
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu trong việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số theo Kế hoạch này.
6. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ lồng ghép tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào bộ chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.
7. Sở Tài chính
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện kế hoạch theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn kinh phí và nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đầu tư phát triển cho các dự án, chương trình ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trọng tâm, trọng điểm nêu tại Kế hoạch này.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
- Ưu tiên kinh phí triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách và tăng cường tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc dạy và học tại các trường học trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích các cán bộ giáo viên ứng dụng CNTT để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, tăng cường thiết kế bài giảng điện tử, bài tập điện tử để học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá, tự học tại nhà.
- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phòng máy tính kết nối internet phục vụ việc học và nhu cầu thực hành, tra cứu thông tin của giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên ở hầu hết các cấp học.
11. Các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trong việc chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị mình; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số đảm bảo đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn quản lý, đảm bảo thống nhất, thiết thực và hiệu quả. Chủ trì triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số được giao theo nội dung Kế hoạch này.
12. Các doanh nghiệp Viễn thông
- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông 4G, hướng đến phát triển mạng viễn thông 5G, thực hiện kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển theo cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà nền tảng là công nghệ số.
- Tham gia là nòng cốt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo mục tiêu trong Kế hoạch này.
- Chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các sở, ngành, chủ động đề xuất gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Stt | Nhiệm vụ, dự án | Nhu cầu kinh phí | Cơ quan chủ trì |
| Tổng nhu cầu vốn | 154.605 |
|
I | ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NHẬN THỨC | 7.450 |
|
1 | Đào tạo | 3.000 |
|
- | Nâng cao nhận thức về CĐS cho lãnh đạo các cấp | 800 | BTC TU |
- | Đào tạo CĐS cho cán bộ chuyên môn cấp tỉnh | 1.200 | BTC TU |
- | Đào tạo chuyển giao cho Đoàn Thanh niên cấp tỉnh | 500 | BTC TU |
- | Phổ cập nhận thức về CĐS cho người dân | 500 | BTC TU |
2 | Truyền thông | 3.950 |
|
- | Sản xuất nội dung chuyên đề Hà Giang trên VnExpress | 300 | BTG TU |
- | Phát triển và duy trì các kênh truyền thông về chuyển đổi số trong cộng đồng | 250 | BTG TU |
- | Sản xuất nội dung chuyên đề Hà Giang trên VTV1 | 900 | BTG TU |
- | Sản xuất nội dung chuyên đề Hà Giang trên VTV4 | 600 | BTG TU |
- | Truyền thông chuyển đổi số Du lịch, văn hóa, thể thao Hà Giang | 1.500 | Sở VHTTDL |
- | Tuyên truyền về an toàn thông tin chuyển đổi số | 200 | Sở TTTT |
- | Tổ chức tập huấn, hội thảo truyền thông và nâng cao nâng cao nhận thức doanh nghiệp/ hợp tác xã /hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số | 200 | Sở KHĐT |
3 | Kiến tạo thể chế | 500 |
|
- | Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh | 500 | Sở TTTT |
II | CHÍNH QUYỀN SỐ | 53.105 |
|
1 | Hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu, bảo mật | 12.000 |
|
- | Thuê dịch vụ nền tảng trục chia sẻ LGSP; kết nối với NGSP | 2.000 | Sở TTTT |
- | Thuê nền tảng phân tích, tổng hợp dữ liệu tỉnh Hà Giang | 5.000 | Sở TTTT |
- | Nâng cấp hệ thống thông tin nguồn tỉnh Hà Giang; kết nối với hệ thống thông tin nguồn trung ương | 2.500 | Sở TTTT |
- | Thuê trợ lý ảo cán bộ công chức, viên chức | 1.000 | Sở TTTT |
- | Nâng cấp hệ thống mạng LAN của Văn phòng UBND tỉnh | 1.500 | VP UBND tỉnh |
2 | Chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước | 41.105 |
|
2.1 | Chuyển đổi số cơ quan Đảng: Phần mềm quản lý nghiệp vụ Đảng, Đảng viên | 5.000 | VP Tỉnh ủy |
2.2 | Chuyển đổi số tác nghiệp chính quyền dùng chung | 22.880 |
|
- | Tái cấu trúc quy trình TTHC, cung cấp DVC trực tuyến | 700 | VP UBND tỉnh |
- | Thuê dịch vụ Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh và các phần mềm phụ trợ | 3.000 | VP UBND tỉnh |
- | Tạo lập cơ sở dữ liệu (Số hóa) hồ sơ kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực | 2.000 | VP UBND tỉnh |
- | Thuê dịch vụ Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Hà Giang | 1.500 | VP UBND tỉnh |
- | Kết nối hệ thống bảng điện tử LED quảng cáo | 200 | Sở TTTT |
- | Thuê Ứng dụng Công dân số tỉnh | 2.000 | Sở TTTT |
- | Triển khai Cổng đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến | 6.000 | Sở Nội vụ |
- | Thuê phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Giang | 2.099 | Sở Nội vụ |
- | Triển khai số hóa tài liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu tại cơ quan Sở Nội vụ | 1.500 | Sở Nội vụ |
- | Nâng cấp Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy | 1.800 | BTG TU |
- | Triển khai phần mềm thi trực tuyến | 700 | BTG TU |
- | Mua phần mềm quét các văn bản trùng lặp | 200 | BTG TU |
- | Thuê hệ thống Sổ tay Đảng viên điện tử tỉnh Hà Giang | 1.181 | BTC TU |
2.3 | Chuyển đổi số chuyên ngành | 13.225 |
|
2.3.1 | Thông tin và Truyền thông | 1.000 |
|
- | Thuê dịch vụ quản lý thông tin điện tử và mạng xã hội | 1.000 | Sở TTTT |
2.3.2 | Quy hoạch và Xây dựng | 3.000 |
|
- | Triển khai HTTT và CSDL ngành quy hoạch đô thị tỉnh | 3.000 | Sở Xây dựng |
2.3.3 | Công thương | 2.500 |
|
- | Triển khai hệ thống quản lý và khai thác dữ liệu số ngành Công thương | 1.500 | Sở CT |
- | Khảo sát và tạo lập dữ liệu ban đầu ngành Công thương | 1.000 | Sở CT |
2.3.4 | Tài chính | 6.725 |
|
- | Thuê kênh truyền số liệu ngành Tài chính | 375 | Sở TC |
- | Bản quyền phần mềm (virus, windows, office) | 150 | Sở TC |
- | Nâng cấp Trang TTĐT Sở tài chính | 200 | Sở TC |
- | Hệ thống quản lý doanh nghiệp sử dụng NSNN | 1.500 | Sở TC |
- | Hệ thống quản lý NSNN tập trung | 3.000 | Sở TC |
- | Hiện đại hoá trang thiết bị ngành Tài chính (máy chủ, SAN, laptop, PCCC...) | 1.500 | Sở TC |
III | XÃ HỘI SỐ | 49.590 |
|
1 | Chuyển đổi số Ngành Giáo dục | 5.190 |
|
- | Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị CNTT cơ sở giáo dục | 5.000 | Sở GDĐT |
- | Duy trì và vận hành phần mềm Quản lý và giám sát thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh trường bán trú, nội trú | 50 | Sở GDĐT |
- | Nâng cấp phần mềm khảo sát chất lượng trực tuyến và cấp chi phí vận hành hệ thống phục vụ khảo sát chất lượng giáo dục và thi kiểm tra cho các cơ sở đủ điều kiện | 90 | Sở GDĐT |
- | Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy, quản lý cho các cơ sở giáo dục | 50 | Sở GDĐT |
2 | Chuyển đổi số Ngành Y tế | 39.900 |
|
- | Trang bị hệ thống quản lý hình ảnh (PACS) đáp ứng thông tư 54/TT-BYT. | 5.000 | Sở Y tế |
- | Thuê Hệ thống Quản lý bệnh viện theo Thông tư 54/TT-BYT. | 10.000 | Sở Y tế |
- | Cổng tích hợp dữ liệu ngành Y tế | 2.000 | Sở Y tế |
- | Mua sắm Hệ thống an ninh, an toàn, bảo mật thông tin tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện | 20.400 | Sở Y tế |
- | Thuê dịch vụ nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử | 1.300 | Sở Y tế |
- | Thuê dịch vụ cỏ sẵn: Nền tảng y tế cơ sở | 1.200 | Sở Y tế |
3 | Chuyển đổi số trong Cộng đồng | 4.500 |
|
- | Phát triển cơ sở dữ liệu Tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh | 4.500 | Sở Nội vụ |
IV | HẠ TẦNG SỐ | 14.960 |
|
1 | Hoàn thiện nền tảng hạ tầng số | 11.510 |
|
- | Duy trì bản quyền các phần mềm an toàn thông tin trên hạ tầng TTTHDL của tỉnh | 2.000 | Sở TTTT |
- | Thuê hạ tầng dự phòng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh | 2.000 | Sở TTTT |
- | Duy trì hệ thống mạng TSLCD của Tỉnh | 2.200 | Sở TTTT |
- | Chuyển đổi IPv4 sang IPv6 | 1.000 | Sở TTTT |
- | Triển khai mô hình chuyển đổi số cấp xã | 1.000 | Sở TTTT |
- | Thuê phần mềm hệ thống giám sát điều hành thông minh (IOC) Hà Giang | 900 | UBND thành phố |
- | Thuê nền tảng ứng dụng cửa khẩu số tỉnh Hà Giang | 1.310 | Ban QLKKT |
- | Mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ | 1.100 | Sở LĐTBXH |
2 | Đảm bảo an ninh, an toàn hạ tầng CNTT | 2.000 |
|
- | Duy trì và nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) | 1.000 | Sở TTTT |
- | Phòng chống mã độc | 500 | Sở TTTT |
- | Dịch vụ giám sát và đánh giá an toàn thông tin | 500 | Sở TTTT |
3 | Đào tạo, nâng cao năng lực CNTT về hạ tầng số và đô thị thông minh | 1.450 |
|
- | Đào tạo về hạ tầng số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn | 300 | Sở TTTT |
- | Đào tạo, diễn tập về an ninh, an toàn mạng | 500 | Sở TTTT |
- | Đào tạo chuyên gia, chuyên trách về hạ tầng số, công nghệ thông tin | 200 | Sở TTTT |
- | Hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số, ATTT | 200 | Sở TTTT |
- | Đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin CBCCVC | 250 | Sở TTTT |
V | ĐOÀN THANH NIÊN VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ | 1.500 |
|
1 | Chương trình 1: NÂNG CAO NHẬN THỨC của ĐVTN với chuyển đổi số | 200 |
|
- | Giới thiệu thực tế mô hình chuyển đổi số thành công cho ĐVTN | 200 | Tỉnh Đoàn |
2 | Chương trình 2: Đồng hành với ĐVTN trong PHONG TRÀO THI ĐUA chuyển đổi số | 500 |
|
- | Tạo và vận hành các diễn đàn online chia sẻ về chuyển đổi số cho ĐVTN | 100 | Tỉnh Đoàn |
- | Phát động các phong trào thi đua chuyển đổi số | 200 | Tỉnh Đoàn |
- | Hỗ trợ triển khai các ý tưởng xuất sắc | 200 | Tỉnh Đoàn |
3 | Chương trình 3: THANH NIÊN XUNG KÍCH trong hoạt động chuyển đổi số | 500 |
|
- | ĐVTN tiên phong thực hiện chuyển đổi số | 100 | Tỉnh Đoàn |
- | Đào tạo, hướng dẫn người dân sử dụng công cụ số | 100 | Tỉnh Đoàn |
- | Triển khai phần mềm văn phòng số cho các đơn vị trực thuộc Tỉnh Đoàn | 300 | Tỉnh Đoàn |
4 | Chương trình 4: THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch | 300 |
|
- | Tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn | 100 | Tỉnh Đoàn |
- | Đồng hành, hỗ trợ ĐVTN ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp và du lịch | 200 | Tỉnh Đoàn |
VI | CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO LĨNH VỰC ƯU TIÊN | 28.000 |
|
1 | Lĩnh vực Du lịch | 10.000 |
|
- | Chuyển đổi số thư viện, bảo tàng tỉnh | 5.000 | Sở VHTTDL |
- | Triển khai HTTT và CSDL Thể thao | 5.000 | Sở VHTTDL |
2 | Lĩnh vực Nông nghiệp | 10.000 |
|
| Triển khai HTTT và CSDL ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn | 5.000 | Sở NNPTNT |
- | Triển khai HTTT và CSDL truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn gắn với thương mại điện tử. | 5.000 | Sở NNPTNT |
3 | Lĩnh vực Tư pháp | 2.000 |
|
- | Thuê, bảo trì phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý công chứng, chứng thực và thông tin ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Hà Giang | 700 | Sở Tư pháp |
- | Thuê phần mềm Quản lý xử lý vi phạm hành chính | 1.300 | Sở Tư pháp |
4 | Lĩnh vực Giao thông vận tải và logistics | 6.000 |
|
- | Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông | 1.000 | Sở GTVT |
- | Triển khai HTTT và CSDL ngành Giao thông vận tải tỉnh | 5.000 | Sở GTVT |
5 | Lĩnh vực thống kê | 3.000 |
|
- | Xây dựng phần mềm thu thập thông tin phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá nhanh một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp giữa Tỉnh và cấp xã | 3.000 | Cục Thống kê |
- 1Thông tư 54/2017/TT-BYT về Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 04/2024/QĐ-UBND về Quy định mức hỗ trợ duy trì, vận hành cung cấp dịch vụ thông tin công cộng thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quôc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025
- 3Chỉ thị 09/CT-TTg năm 2024 về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 17/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 19/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp cung cấp, xử lý thông tin và vận hành, duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang
- 5Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 6Quyết định 23/2024/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Quyết định 25/2024/QĐ-UBND quy định về thời gian hoạt động của các đại lý Internet và điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; một số điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 8Quyết định 26/2024/QĐ-UBND về Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hà Giang
- 9Quyết định 791/QĐ-UBND năm 2024 về Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Hà Giang, phiên bản 1.0
- 10Nghị định 82/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2024 thực hiện chuyển đổi số tỉnh Hà Giang năm 2025
- Số hiệu: 224/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 21/10/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra