Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 222/KH-UBND | Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2016 |
ĐĂNG CAI TỔ CHỨC ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII NĂM 2018
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 09/7/2012 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao thủ đô đến năm 2020; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án tổ chức Đại hội thể dục thể thao (TDTT) toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch đăng cai tổ chức Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 (gọi tắt là Đại hội) như sau:
1. Mục tiêu chung
- Tổ chức thành công Đại hội, bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo đúng yêu cầu của Đề án tổ chức Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đăng cai tổ chức tối đa các môn thi đấu trong tổng số 31 môn thi đấu.
- Tạo bước chuyển biến về công tác phát triển thể thao thành tích cao trên địa bàn Thủ đô.
- Góp phần đưa thể thao Việt Nam đứng trong tốp đầu khu vực Đông Nam Á.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tổ chức tốt Lễ khai mạc, Bế mạc, các môn thi đấu trong chương trình Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII.
- Xây dựng lực lượng Vận động viên (VĐV) thành phố Hà Nội đạt chất lượng cao tham gia đầy đủ 31 nội dung trong chương trình Đại hội (dự tính từ 900-1000 VĐV).
- Củng cố vững chắc vị trí dẫn đầu toàn đoàn tại Đại hội của Thủ đô Hà Nội.
- Xây dựng lực lượng huấn luyện viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, sẵn sàng làm nhiệm vụ huấn luyện tại các đội tuyển Thành phố và Quốc gia.
- Tăng cường tối đa việc huy động nguồn vốn xã hội hóa, tài trợ để tổ chức Đại hội.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở lưu trú phục vụ các đoàn thi đấu, tổ chức các hoạt động du lịch phát huy giá trị du lịch văn hóa, quảng bá hình ảnh của Thành phố; cải tạo, nâng cấp hạ tầng, chỉnh trang đô thị, tuyên truyền, vận động nhân dân Thủ đô thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng hình ảnh địa phương đăng cai Đại hội là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện.
- Rà soát lại các địa điểm dự kiến sẽ tổ chức các môn thể thao theo Đề án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Các cơ sở do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý). Trên cơ sở thực tế, đề xuất các phương án cải tạo, nâng cấp các địa điểm để có đủ tiêu chuẩn tổ chức thi đấu.
1. Công tác thông tin, tuyên truyền
- Triển khai tuyên truyền công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung tuyên truyền hướng vào mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của Đại hội, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong thời gian trước, trong, sau khi diễn ra Đại hội.
- Tuyên truyền vận động xã hội hóa, tài trợ phục vụ Đại hội bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sinh động tới mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế thông qua các cơ quan báo, đài Trung ương và Hà Nội, đài truyền thanh cơ sở, tuyên truyền trực quan (panô, áp phích, băng rôn, cờ, bảng tin,...).
2. Công tác chuẩn bị Đại hội
a) Thành lập Ban chỉ đạo Thành phố
- Thành phần:
+ Trưởng ban: Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách công tác khoa giáo - văn xã.
+ Phó Trưởng ban thường trực: Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
+ Mời đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia Phó Trưởng ban chỉ đạo.
+ Các Ủy viên là lãnh đạo các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Du lịch, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
- Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ sau:
+ Căn cứ vào nhiệm vụ do Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu, chỉ đạo, điều phối các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố triển khai các công việc tổ chức Đại hội.
+ Đề xuất Ban chỉ đạo Trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân Thành phố các chủ trương, chính sách, các cơ chế đặc thù, những quy định liên quan để tổ chức thành công.
+ Xét duyệt kế hoạch tổng thể và chương trình công tác của Ban tổ chức Thành phố, Ban tổ chức các quận, huyện, thị xã đề xuất, thực hiện thắng lợi công tác tổ chức Đại hội TDTT các cấp ở Thủ đô Hà Nội và Đại hội tại Hà Nội.
b) Thành lập Ban tổ chức Đại hội Thành phố
- Thành phần:
+ Trưởng ban: Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
+ Phó Trưởng ban: 01 Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, 01 Phó Giám đốc Sở Du lịch.
+ Các Ủy viên: Các Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa - khoa giáo các quận, huyện, thị xã; Đại diện các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Du lịch, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới.
- Ban tổ chức Đại hội có nhiệm vụ:
+ Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo Thành phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức thành công Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII.
+ Tổ chức Đại hội TDTT Thủ đô lần thứ IX năm 2017.
+ Chuẩn bị lực lượng vận động viên của Thủ đô tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII.
+ Đào tạo lực lượng trọng tài, nhân viên kỹ thuật đủ trình độ, năng lực điều hành Đại hội.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, các điều kiện về chuyên môn phục vụ các môn thi đấu trong chương trình Đại hội.
+ Phối hợp với Ban tổ chức của Trung ương xây dựng kịch bản và tổ chức lễ khai, bế mạc Đại hội.
c) Thành lập Ban tổ chức Đại hội TDTT cấp quận, huyện và thị xã
- Thành phần:
+ Trưởng ban: Phó Chủ tịch phụ trách khối khoa giáo - văn xã các quận, huyện, thị xã.
+ Ủy viên: Lãnh đạo các phòng, ban có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện các nhiệm vụ do Ban chỉ đạo và Ban tổ chức Thành phố phân công.
+ Tổ chức tốt Đại hội TDTT cấp quận, huyện, thị xã.
+ Chỉ đạo việc thực hiện tổ chức Đại hội TDTT cấp xã, phường trên địa bàn.
+ Tổ chức tốt các môn thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
d) Thành lập Ban vận động xã hội hóa, tài trợ
- Nhằm thu hút được tài trợ thông qua các hoạt động thể dục thể thao cần phải thành lập Ban vận động xã hội hóa, tài trợ (việc xã hội hóa và vận động tài trợ cần báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để huy động về bản quyền truyền hình cũng như các nguồn khác).
- Ban vận động xã hội hóa, tài trợ có trách nhiệm phối hợp Ban tổ chức địa phương, các địa điểm thi đấu để xây dựng kế hoạch, triển khai công tác vận động tài trợ, xây dựng các cơ chế chính sách, kiến nghị ban hành các văn bản quy định để đảm bảo việc triển khai chương trình marketing, chống các hành vi vi phạm bất hợp pháp các quyền thương mại nằm trong khuôn khổ chương trình marketing.
- Thành phần Ban vận động gồm các Sở: Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch và Kiến trúc, Du lịch, Xây dựng. Giám đốc Sở Tài chính làm Trưởng Ban vận động.
3. Địa điểm tổ chức thi đấu
Theo Đề án do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và 24 cơ sở TDTT thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý (có phụ lục kèm theo) được sử dụng làm nơi thi đấu và 1 cơ sở được sử dụng làm nơi tập luyện (Bể bơi thuộc Trung tâm Đào tạo Vận động viên Mỹ Đình). Trên cơ sở đăng cai tối đa các môn thi đấu của Đại hội, đề xuất báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Danh mục các địa điểm thi đấu được xác định sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
4. Công tác đào tạo Vận động viên (VĐV)
a) Công tác đào tạo
- Để tham gia đầy đủ 31 nội dung thi đấu trong chương trình của Đại hội, thành phố Hà Nội cần có lực lượng VĐV khoảng: 900 - 1000 VĐV.
- Tổ chức các đợt tập huấn (cả trong nước và Quốc tế) cho các đội tuyển thể thao của Hà Nội.
b) Công tác bồi dưỡng cán bộ
- Công tác đào tạo trọng tài điều hành các cuộc thi đấu của 31 môn: Khoảng 400 - 500 người.
- Công tác đào tạo các cán bộ chuyên môn kỹ thuật để quản lý vận hành các trang thiết bị chuyên môn tại các địa điểm thi đấu: Khoảng 150 - 200 người.
5. Công tác bảo đảm an ninh, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường
Công tác bảo đảm an ninh, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... tại các địa điểm thi đấu và các cơ sở lưu trú, do Công an thành phố Hà Nội, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tham mưu thực hiện (sẽ có phương án cụ thể khi tổ chức Đại hội).
6. Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh
Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng; trang hoàng đường phố trong những ngày diễn ra Đại hội.
7. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất của Thành phố và quận, huyện, thị xã
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất của Thành phố và quận, huyện, thị xã để đảm bảo tổ chức thành công Đại hội.
8. Chuẩn bị trang thiết bị tập luyện và thi đấu cho tổ chức Đại hội
Trang thiết bị tập luyện và thi đấu cho tổ chức Đại hội đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
1. Nguồn kinh phí
- Kinh phí từ nguồn chi thường xuyên hàng năm đối với nội dung công tác đào tạo vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ chuyên môn kỹ thuật...
- Kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp: Cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất của Thành phố và quận, huyện quản lý, trang thiết bị cho luyện tập và thi đấu; tổ chức các môn tại địa điểm do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý; công tác bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, giao thông vận tải... tại các địa điểm thi đấu, cơ sở lưu trú.
- Huy động xã hội hóa tổ chức Đại hội: Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng; trang hoàng đường phố trong những ngày diễn ra Đại hội.
- Từ các nguồn tài trợ khác.
2. Các giải pháp về kinh phí
a) Ngân sách cấp Thành phố và ngân sách cấp quận, huyện, thị xã
- Ngoài nguồn ngân sách chi hoạt động thường xuyên của Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định, Thành phố sẽ xem xét, bố trí bổ sung kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch.
- Ngân sách cấp quận/huyện/thị xã: Tổ chức Đại hội TDTT cấp cơ sở và cải tạo sửa chữa các công trình thể thao do địa phương quản lý.
b) Các giải pháp huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, tài trợ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động và ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực TDTT; đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hoạt động TDTT theo quy định pháp luật và Thành phố.
- Vận động các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa xây dựng và cải tạo sửa chữa các công trình thể thao trên cơ sở quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Vận động các doanh nghiệp cùng tham gia công tác đào tạo VĐV thể thao thành tích cao, tài trợ cho các đội thể thao đi tập huấn, thi đấu ở trong và ngoài nước hoặc thuê chuyên gia giỏi về huấn luyện cho các đội thể thao.
- Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, quảng cáo trong lĩnh vực TDTT. Huy động nguồn tài chính của xã hội đầu tư cho thể thao thành tích cao, tạo điều kiện để phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ TDTT.
- Thu từ các hoạt động (Bán bản quyền truyền hình cho các Đài truyền hình trong nước; khai thác từ các địa điểm thi đấu; vận động các doanh nghiệp tham gia xây dựng các công trình thể thao, sau đó có cơ chế hợp lý để tổ chức kinh doanh thu hồi vốn...).
- Thu khai thác bản quyền truyền hình từ các Đài truyền hình trong nước.
- Thu khai thác từ các hoạt động quảng cáo trong khu vực tổ chức thi đấu.
- Thu khai thác từ các hoạt động quảng cáo dài hạn tại các địa điểm thi đấu dưới hình thức các biển quảng cáo ngoài trời đảm bảo tuân thủ quy chế quản lý hoạt động, quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Vận động tài trợ từ các nhà sản xuất trang thiết bị dụng cụ thể dục thể thao trang bị cho các cơ sở thi đấu và các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân.
1. Năm 2016
- Thành phố thông qua Kế hoạch đăng cai tổ chức Đại hội.
- Xây dựng các Dự án để triển khai theo Kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Năm 2017
- Lập dự toán kinh phí tổ chức Đại hội Thể dục thể thao Thủ đô lần thứ IX năm 2017 và Kế hoạch đăng cai tổ chức Đại hội, xác định nguồn kinh phí thực hiện.
- Lập, phê duyệt dự án, tiến hành sửa chữa, nâng cấp các cơ sở phục vụ thi đấu.
- Mua sắm các trang thiết bị cần thiết chuẩn bị cho công tác tổ chức.
- Tập trung vào công tác đào tạo các VĐV trọng điểm thuộc 31 môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Đại hội.
- Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ Trọng tài, cử các Trọng tài tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài.
- Bồi dưỡng các nhân viên kỹ thuật quản lý và vận hành các trang thiết bị phục vụ Đại hội.
- Hoàn thành việc tổ chức Đại hội thể dục thể thao cấp xã, phường trên toàn thành phố.
3. Năm 2018
- Tiếp tục hoàn thiện các dự án để phục vụ Đại hội.
- Tổ chức thành công Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII.
V. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Đại hội Thành phố, Ban vận động xã hội hóa, tài trợ
Giao Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đề xuất, báo cáo UBND Thành phố thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Đại hội Thành phố, Ban Vận động xã hội hóa, tài trợ.
2. Sở Văn hóa và Thể thao
- Là đơn vị thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng hợp báo cáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân theo định kỳ.
- Xây dựng các Đề án liên quan đến việc thực hiện kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lập dự toán kinh phí cho công tác tổ chức Đại hội TDTT Thủ đô lần thứ IX năm 2017 và Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018.
- Phối hợp Tổng cục TDTT tổ chức tốt Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII.
- Thành viên của Ban vận động xã hội hóa, tài trợ phục vụ Đại hội.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch.
- Thực hiện việc thẩm định, phê duyệt, hướng dẫn thực hiện đối với các dự án, đề án phục vụ chuẩn bị và tổ chức Đại hội theo quy định hiện hành.
- Thành viên của Ban vận động xã hội hóa, tài trợ phục vụ Đại hội.
4. Công an thành phố Hà Nội
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn trong suốt quá trình tổ chức Đại hội.
5. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Chủ động xây dựng phương án đảm bảo công tác cứu nạn, cứu hộ trong thời gian diễn ra Đại hội.
6. Sở Y tế
- Phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Y tế xây dựng và thực hiện các phương án chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cấp cứu, sơ cứu và điều trị chấn thương cho các đối tượng tham dự Đại hội.
- Kiểm tra, kiểm dịch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong thời gian diễn ra Đại hội.
7. Sở Giáo dục và đào tạo
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao huy động lực lượng học sinh tham gia các tiết mục phục vụ lễ Khai mạc và Bế mạc Đại hội.
8. Sở Xây dựng
Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, chiếu sáng trên địa bàn Thành phố trong quá trình diễn ra Đại hội. Chủ trì hướng dẫn các đơn vị bảo trì, cải tạo sửa chữa các công trình phục vụ Đại hội. Thành viên Ban vận động xã hội hóa, tài trợ.
9. Sở Du lịch
- Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao lên kế hoạch bố trí cơ sở lưu trú cho các đoàn tham dự Đại hội bảo đảm việc ăn, ở đi lại thuận tiện, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức lồng ghép các chương trình thăm quan các điểm đến du lịch văn hóa trọng điểm của Thành phố nhằm phát huy, quảng bá hình ảnh của Thành phố đến các tỉnh bạn.
- Thành viên của Ban vận động xã hội hóa, tài trợ phục vụ Đại hội.
10. Sở Giao thông vận tải
- Phối hợp Tổng Công ty vận tải Hà Nội lên phương án cung ứng các phương tiện, dịch vụ để bảo đảm nhu cầu đi lại của cán bộ, vận động viên, trọng tài tham dự Đại hội.
- Phối hợp Công an thành phố Hà Nội tổ chức việc phân luồng cho các phương tiện giao thông bảo đảm không ùn tắc trong thời gian diễn ra Đại hội.
11. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo An ninh Thủ đô
- Triển khai thực hiện tuyên truyền công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong thời gian diễn ra Đại hội.
- Sở Thông tin và Truyền thông là thành viên của Ban vận động xã hội hóa, tài trợ phục vụ Đại hội.
12. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hà Nội
Chỉ đạo kiểm tra các đơn vị tổ chức Đại hội, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn trong quá trình diễn ra Đại hội.
13. Sở Tài chính
- Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí, thực hiện và thanh quyết toán đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Đề xuất thành lập Ban vận động xã hội hóa, tài trợ phục vụ Đại hội.
14. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch và Kiến trúc giải quyết các thủ tục về quy hoạch kiến trúc, quản lý sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp các cơ sở TDTT, tham gia Ban vận động xã hội hóa, tài trợ.
15. Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố
Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao về công tác thi đua khen thưởng.
16. UBND các quận, huyện, thị xã có địa điểm tổ chức thi đấu
- Huy động nguồn vốn xã hội hóa trên địa bàn, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương bảo trì, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ Đại hội và tổ chức Đại hội cấp huyện. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện môn thi đấu đăng cai thành công, hiệu quả, tiết kiệm.
- Cử thành viên tham gia Ban vận động xã hội hóa, tài trợ phục vụ Đại hội.
UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này và báo cáo kết quả kịp thời UBND Thành phố (qua Sở Văn hóa và thể thao để tổng hợp chung)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2016 về tổ chức Đại hội thể dục thể thao các cấp tỉnh Hòa Bình tiến tới Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018
- 2Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 về tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 về tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp và Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII năm 2017-2018
- 4Nghị quyết 83/2016/NQ-HĐND về chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao trên địa bàn do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5Quyết định 1756/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp và Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh Lai Châu lần thứ V năm 2022
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 369/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2016 về tổ chức Đại hội thể dục thể thao các cấp tỉnh Hòa Bình tiến tới Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018
- 5Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 về tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 về tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp và Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII năm 2017-2018
- 7Nghị quyết 83/2016/NQ-HĐND về chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao trên địa bàn do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 8Quyết định 1756/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp và Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh Lai Châu lần thứ V năm 2022
Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2016 đăng cai tổ chức Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 222/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/12/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra