- 1Quyết định 3523/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 5565/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 671/QĐ-UBND năm 2014 Quy định công tác trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Nghị định 94/2014/NĐ-CP thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 5Quyết định 2525/QĐ-UBND năm 2015 thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 221/KH-UBND | Quận 11, ngày 25 tháng 12 năm 2017 |
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11
Thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 ban hành tại Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010 và Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 ban hành tại Quyết định số 5565/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, tai nạn, thảm họa gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đơn vị, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận 11 xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 trên địa bàn Quận như sau:
1/ Mục đích:
Công tác Phòng, chống thiên tai (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, xả lũ, mưa lớn, mưa đá, triều cường, giông sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở, nước dâng, động đất, sóng thần) và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, đảm bảo đời sống sinh hoạt, ổn định sản xuất, trật tự trị an toàn khi có thiên tai lụt bão xảy ra.
2/ Yêu cầu:
- Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
- Xây dựng các phương án, kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết về mọi mặt để đối phó và xử lý ngay khi có tình hình đột biến về thiên tai, sự cố.
- Các Phòng, Ban, đơn vị quận và Ủy ban nhân dân 16 Phường cần tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng để nâng cao khả năng chủ động đối phó với thiên tai, phải có sự phối hợp xuyên suốt, thống nhất và kịp thời, phát huy cao tinh thần trách nhiệm; quán triệt phòng tránh thiên tai là chính với tinh thần chủ động, linh hoạt sáng tạo trong việc xây dựng phương án, kế hoạch và thường xuyên kiểm tra, phát hiện xử lý ngay các vấn đề phát sinh, nảy sinh tại địa phương, đơn vị.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai, tai nạn, thảm họa kịp thời đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận.
- Triển khai Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai năm 2018.
- Nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
- Quản lý, đầu tư duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng chống ngập, lụt, ngăn triều cường để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh.
- Củng cố và triển khai Kế hoạch thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2018 trên địa bàn quận trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống ứng phó với thiên tai ở các khu vực xung yếu, đông dân cư.
- Triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo chương trình mục tiêu quốc gia.
- Tổ chức huy động trong doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia đóng góp vào Quỹ Phòng chống thiên tai.
1. Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018, đặc biệt trong công tác chỉ đạo điều hành, xử lý tình huống thiên tai, tai nạn, thảm họa.
2. Ban hành phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai; kế hoạch thực hiện thu, nộp Quỹ Phòng chống thiên tai đối tượng công dân và các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập đóng trên địa bàn quận năm 2018.
3. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận, các đơn vị, ban ngành, Ủy ban nhân dân 16 phường tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án, kế hoạch chi tiết, cụ thể trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, đề nghị của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và tình hình thực tế của địa phương.
4. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận, phường để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở quận. Tổ chức huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện có.
5. Lập kế hoạch quản lý đầu tư mua sắm các phương tiện, trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra thiên tai.
6. Tổ chức huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng cứu khi xảy ra cháy nổ, sập đổ nhà cao tầng, công trình xây dựng...và tai nạn nguy hiểm trong hoạt động sản xuất hằng ngày.
7. Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2018 trên địa bàn quận. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận, phường thành lập các lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, trang bị kiến thức, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi cần.
8. Triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo chương trình mục tiêu quốc gia hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường sản xuất, cuộc sống của người dân.
9. Chú trọng đến các hộ dân tại các khu vực xung yếu ở các phường 02, 03, 07, các hộ dân đang sinh sống trong các chung cư cũ, hư hỏng, xuống cấp xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn Quận, trong đó tập trung tổ chức di dời trước đối với những hộ dân đang sinh sống trong khu vực nguy hiểm đã được cảnh báo.
10. Xây dựng kế hoạch, thường xuyên kiểm tra nạo vét duy tu hệ thống cống thoát nước trên địa bàn quận đã được phân cấp, đặc biệt các khu vực thường xuyên xảy ra ngập nước trong mùa mưa nhằm giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước trên địa bàn Quận 11, phấn đấu xóa các điểm ngập do mưa hiện hữu; khắc phục tình trạng ngập do thi công; kiểm soát, hạn chế phát sinh các điểm ngập mới. Có kế hoạch nạo vét rác, cát đất bồi lấp dòng chảy ở các kênh, cống, hố ga, tiếp tục phối hợp Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố nạo vét cấp bách thông dòng chảy tuyến rạch Ông Bường ven ranh Đầm Sen đoạn từ chùa Giác Viên hướng ra kênh Tân Hóa trước mùa mưa.
11. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng an toàn điện, nước, kho tàng..., khảo sát các chung cư cũ, xuống cấp để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân các biện pháp chằng, chống nhà cửa an toàn nhằm tránh tốc mái, sụp đổ khi xảy ra giông, gió, lốc xoáy.
12. Kiểm tra, khuyến cáo yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, bảng quảng cáo đúng kỹ thuật do ngành xây dựng quy định nhằm đảm bảo an toàn khi có bão, lốc xoáy, giông gió.
13. Kiểm tra và đề xuất kế hoạch chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không an toàn, không để xảy ra tình trạng ngã đổ khi có giông gió, mưa bão.
14. Thực hiện công tác quản lý, thu, nộp, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng chống thiên tai đúng quy định của Chính phủ ban hành Quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai (theo Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014) và Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
15. Tổ chức trực ban nghiêm túc theo Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định công tác trực ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố, nhất là trong thời gian mưa bão để nắm chắc diễn biến tình hình, đề phòng tình huống xấu nhất và chuẩn bị các phương án ứng phó thích hợp, hiệu quả. Đồng thời, theo dõi và thông tin kịp thời diễn biến thiên tai cho đơn vị và nhân dân trong khu vực biết để kịp thời ứng phó.
16. Các phòng ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân các phường thực hiện chế độ báo cáo về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận:
- Báo cáo định kỳ:
+ Báo cáo sơ kết việc thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai 06 tháng đầu năm 2018 (chậm nhất ngày 15/6/2018).
+ Báo cáo tổng kết năm 2018 (chậm nhất ngày 15/12/2018).
- Báo cáo đột xuất: đối với tình hình khẩn cấp có thiên tai, tai nạn xảy ra phải báo cáo ngay bằng điện thoại, fax và sau đó báo cáo chính thức bằng văn bản về tình hình thiệt hại, biện pháp khắc phục hậu quả và kiến nghị.
1/ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận:
- Triển khai kế hoạch thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, căn cứ chỉ tiêu thành phố giao đế phân bổ chỉ tiêu cụ thể thu quỹ phòng chống thiên tai cho các phường.
- Kiện toàn tổ chức Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đúng quy định, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, lập các số điện thoại và fax (nếu có) phục vụ thông tin liên lạc trong quận và các ngành thành phố liên quan. Tổ chức trực ban để theo dõi nắm bắt tình hình. Thực hiện thường xuyên, nghiêm túc chế độ báo cáo về thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố theo quy định.
- Tiếp nhận các thông tin bão, áp thấp nhiệt đới, xả lũ do Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, các tin cảnh báo, mệnh lệnh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai thành phố. Căn cứ nội dung cụ thể của các thông tin, nhanh chóng truyền đạt đến các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân trong quận để kịp thời triển khai công tác phòng chống thiên tai.
- Khi có sự cố xảy ra, chủ động liên hệ các đơn vị liên quan để phối hợp, kịp thời xử lý, đồng thời huy động Công an, Quân đội, lực lượng xung kích tại địa phương (các tổ lực lượng xung kích của Phường), các phương tiện, vật tư cần thiết phục vụ giải quyết khắc phục sự cố tại chỗ. Sẵn sàng tổ chức điều động các lực lượng chi viện theo lệnh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai cấp trên.
- Các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quận ngoài nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các Phường, giữ mối thông tin liên lạc với thường trực Ban chỉ huy còn phải trực tiếp chỉ đạo các Phường phụ trách khi có thiên tai, lụt bão xảy ra.
- Giữ vai trò Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận, tham mưu cho Trưởng ban điều hành, chỉ đạo công tác theo quy định pháp luật.
- Giúp Ban chỉ huy theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch của các phòng, ban, đơn vị và các phường; tham mưu Ủy ban nhân dân Quận các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận thực hiện công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện thi công xây dựng, sửa chữa, thông dòng chảy các tuyến cống, kênh.
- Tiếp tục phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án đường Lãnh Binh Thăng (từ đường Tôn Thất Hiệp đến Lò Siêu). Bên cạnh đó, dự án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Hàn Hải Nguyên (từ Minh Phụng đến đường 3/2); dự án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Phú Thọ (từ Lạc Long Quân đến Hồng Bàng); dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Lãnh Binh Thăng (từ đường Tuệ Tĩnh đến Lò Siêu); dự án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Chí Thanh (từ Tạ Uyên đến Lý Thường Kiệt) sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian tới để xử lý dứt điểm tình trạng ngập sâu khi có mưa to.
- Tham mưu, tổng hợp số lượng vật tư, trang thiết bị phòng chống thiên tai của quận và 16 phường để kịp báo cáo theo quy định; lập dự toán chi quỹ phòng chống thiên tai năm 2018.
- Phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn quận tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, khắc phục tình trạng xâm hại gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước hiện hữu và gây ngập do thi công các công trình. Kiểm tra về mặt nhà nước các hệ thống thu lôi đối với các công trình cao tầng không thuộc quyền quản lý trực tiếp của quận (nếu có). Theo dõi kiểm tra các công trình đang đầu tư xây dựng dở dang để nhắc nhở triển khai phòng chống thiên tai.
3/ Phòng Tài chính - Kế hoạch:
- Tham mưu lập kế hoạch và trình Ủy ban nhân dân quận kinh phí để thực hiện duy tu sửa chữa hệ thống cống, nạo vét kênh và các phương tiện của các ngành đề xuất (nếu có) để phòng chống thiên tai trên địa bàn.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận xây dựng kế hoạch thu, nộp Quỹ Phòng chống thiên tai đối tượng công dân và các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập đóng trên địa bàn quận năm 2018.
- Trình Ủy ban nhân dân Quận phê duyệt dự toán chi quỹ phòng chống thiên tai theo quy định.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường, các đơn vị lập danh sách các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trên địa bàn quận, cung cấp cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai quận để tổng hợp, lập danh sách giao chỉ tiêu thu quỹ phòng chống thiên tai đối tượng doanh nghiệp cho các Phường.
- Tham mưu triển khai kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đến các Hợp tác xã xe cơ giới để sẵn sàng được điều động khi cần thiết trong phòng chống thiên tai.
5/ Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 11:
- Lập kế hoạch, phương án cụ thể và thực hiện xây dựng mới, tu bổ, sửa chữa, thông dòng chảy các công trình cống thoát nước, hố ga trên địa bàn quận đã được phân cấp, có kế hoạch phối hợp Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố nạo vét kênh Tân Hóa... có báo cáo về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận.
- Phối hợp phường, các ngành đế điều tra các chung cư, nhà dân có nguy cơ sụp đổ; phối hợp các ngành Điện lực, Công ty Công viên cây xanh để đảm bảo hệ thống điện, tránh nguy cơ cây xanh bị ngã đổ.
- Có trách nhiệm kiểm tra, bảo quản các thiết bị hệ thống thu lôi các mái tole tại các chung cư cao tầng do mình quản lý; có kế hoạch di dời và sửa chữa ngay các nhà chung cư, nhà phố có nguy cơ sụp đổ do Công ty quản lý.
6/ Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp, theo dõi việc thực hiện nạo vét cống, hố ga, các tuyến kênh trên địa bàn nhằm đảm bảo chống ngập úng kịp thời khi triều cường và mưa bão xảy ra.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân 16 phường tăng cường công tác tuyên truyền nhân dân không xả rác lên các nắp cống, nắp hố ga gây ngập cục bộ khi trời mưa.
7/ Công an, Ban chỉ huy Quân sự quận 11, Phòng cảnh sát PCCC quận 11:
- Triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó với động đất, kế hoạch tổ chức sử dụng lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu sập, cứu cháy trên địa bàn quận, kế hoạch tuyên truyền tổng đài cứu hộ, cứu nạn 114. Theo dõi và có báo cáo kịp thời.
- Có trách nhiệm củng cố lực lượng của đơn vị, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi được Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận điều động.
- Chủ động tổ chức, theo dõi giải quyết ùn tắc giao thông tại các giao lộ gắn việc đảm bảo an ninh chính trị và an toàn trật tự xã hội trên địa bàn, là lực lượng chủ yếu trong công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, phối hợp lực lượng của phường trong tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ (nếu có) do mưa lớn hoặc thiên tai xảy ra.
- Có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị về phòng chống thiên tai cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận.
- Có trách nhiệm lập kế hoạch mua sắm trang bị vật tư, thuốc men, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, lực lượng cấp cứu cùng với ban ngành quận, phường kịp thời cung cấp khi cần thiết, nhất là tổ chức cứu trợ nhân dân ổn định đời sống vượt qua khó khăn khi có sự cố xảy ra.
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét cân đối nguồn ngân sách dự phòng để trình Ủy ban nhân dân quận chi hỗ trợ cho các đơn vị khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời hướng dẫn Ủy ban nhân dân các phường giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn theo quy định hiện hành.
9/ Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Quận:
- Phối hợp tuyên truyền phòng chống thiên tai sâu rộng trong đoàn viên, hội viên của mình, tích cực phòng chống thiên tai; đi đầu trong thực hiện đóng quỹ phòng chống thiên tai, nhất là tuyên truyền vận động nhân dân đóng quỹ phòng chống thiên tai đầy đủ và kịp tiến độ chỉ tiêu được giao.
- Sẵn sàng tham gia cùng lực lượng xung kích để thực hiện công tác phòng chống thiên tai khi có sự cố xảy ra trên địa bàn.
10/ Ủy ban nhân dân 16 phường:
- Có trách nhiệm chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phường xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 và triển khai thực hiện trong nhân dân, đồng thời ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai cấp phường nếu có thay đổi, thực hiện nghiêm quy định chế độ báo cáo gửi về cho Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận.
- Tổ chức thực hiện thu quỹ phòng chống thiên tai tại địa phương quản lý đảm bảo theo kế hoạch quận giao. Có báo cáo cụ thể đính kèm các báo cáo định kỳ.
- Tổ chức lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại phường (gồm: Ủy ban nhân dân phường, Công an phường, Phường đội, Dân phòng, Đoàn thanh niên... hoặc các lực lượng khác). Số lượng tổ tùy tình hình thực tế tại phường, ít nhất 10 người. Tổ trưởng là người của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai phường.
- Xác định các công trình duy tu sửa chữa lập danh sách gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân quận.
- Đặc biệt Ủy ban nhân dân các phường 2, phường 3, phường 7 và các phường có chung cư cũ, hư hỏng, xuống cấp xây dựng trước năm 1975 phải lưu ý thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, bố trí lực lượng tại các khu vực xung yếu, trọng điểm cần ứng cứu, kịp thời di dời dân đến vị trí an toàn, kiên cố - Khu vực trường đua Phú Thọ.
Ủy ban nhân dân quận 11 yêu cầu các phòng, ban, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện nội dung kế hoạch đề ra./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 732/KH-UBND truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023
- 2Quyết định 253/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 06/2023/QĐ-UBND quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; di tích lịch sử, điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Quyết định 3523/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 5565/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 671/QĐ-UBND năm 2014 Quy định công tác trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Nghị định 94/2014/NĐ-CP thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 5Quyết định 2525/QĐ-UBND năm 2015 thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố Hồ Chí Minh
- 6Kế hoạch 732/KH-UBND truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023
- 7Quyết định 253/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8Quyết định 06/2023/QĐ-UBND quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; di tích lịch sử, điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2018 trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 221/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 25/12/2017
- Nơi ban hành: Quận 11
- Người ký: Võ Đức Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định