Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 30 tháng 01 năm 2020 |
Căn cứ Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 (Chương trình DSM); Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 2023/QĐ-BCT ngày 05/7/2019 của Bộ Công Thương phê duyệt Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025; UBND Tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung như sau:
- Giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giảm nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng mới, mở rộng hệ thống điện, giảm áp lực tăng giá điện, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng và phát triển bền vững.
- Thực hiện tốt chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo theo Quyết định số 2023/QĐ-BCT ngày 05/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
1. Đối với Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện (Chương trình DSM)
1.1. Xây dựng các chương trình và giải pháp phù hợp để hỗ trợ thực hiện Chương trình DSM cho các ngành điện và khách hàng sử dụng điện; đưa mục tiêu của Chương trình DSM vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện các nội dung Chương trình DSM và sử dụng điện hiệu quả.
1.2. Kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình DSM, sử dụng điện hiệu quả của ngành điện và khách hàng sử dụng điện; xử lý kịp thời theo thẩm quyền các trường hợp không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý nhu cầu điện, sử dụng điện hiệu quả.
1.3. Hỗ trợ ngành điện trong hoạt động hợp tác, thỏa thuận với các khách hàng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt tham gia thực hiện Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) theo lộ trình nêu tại Quyết định số 175/QĐ-BCT ngày 28/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương và khi xảy ra sự cố có nguy cơ gây mất cân đối cung cầu trong hoạt động cung cấp điện trên địa bàn tỉnh.
1.4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình DSM, trong đó xác định cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu hàng năm để đảm bảo đạt được các mục tiêu cụ thể của Chương trình DSM.
1.5. Tập trung và đẩy mạnh thực hiện công tác nghiên cứu, khai thác kết quả nghiên cứu phụ tải điện, để đánh giá tiềm năng thực hiện Chương trình DSM và Chương trình DR; theo dõi, quản lý chặt chẽ biểu đồ phụ tải điện của khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các khách hàng có ảnh hưởng nhiều đến biểu đồ phụ tải điện.
1.6. Đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở hạ tầng thực hiện Chương trình DSM, Chương trình DR, đặc biệt là hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến, hệ thống công tơ đọc và thu thập số liệu đo đếm từ xa.
1.7. Tăng cường thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện về lợi ích của Chương trình DSM, Chương trình DR.
2. Đối với Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà
2.1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và xác định khu vực có khả năng phát triển điện mặt trời mái nhà phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, phát triển khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn Tỉnh.
2.2. Có cơ chế khuyến khích lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở cơ quan, công trình thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh với lộ trình phù hợp.
2.3. Triển khai thực hiện thí điểm lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại một số cơ quan nhà nước, để đánh giá hiệu quả, làm cơ sở triển khai thực hiện đến năm 2025, năm 2030.
Triển khai lựa chọn khoảng 10 cơ quan nhà nước đủ điều kiện thực hiện thí điểm lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Mỗi cơ quan lắp đặt 01 hệ thống điện mặt trời mái nhà công suất khoảng 10 kWp. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 2.200.000.000 đồng (tương ứng 22.000.000 đồng/kWp), sử dụng từ nguồn vốn ngân sách Tỉnh. Thời gian thực hiện trong năm 2020.
2.4. Tổ chức 01 hội thảo đánh giá hiệu quả đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà và kết quả áp dụng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 23.000.000 đồng, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách Tỉnh. Thời gian thực hiện trong năm 2021.
2.5. Khuyến khích người dân, doanh nghiệp (khách hàng sử dụng điện) đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà; khi có nhu cầu lắp đặt liên hệ với Công ty Điện lực Đồng Tháp để được hướng dẫn thủ tục lắp đặt, đấu nối hệ thống điện mặt trời mái nhà vào lưới điện quốc gia và ký hợp đồng mua bán điện theo quy định.
2.6. Tăng cường tư vấn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có nhu cầu lắp đặt điện năng lượng mặt trời trong việc lựa chọn thiết bị, vật tư có chất lượng, tuổi thọ cao; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp các kỹ thuật lắp đặt, phương pháp vận hành thiết bị hiệu quả.
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 2.223.000.000 đồng, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách Tỉnh.
(Có Phụ lục chi tiết đính kèm)
1. Sở Công Thương:
- Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện và tham mưu UBND Tỉnh thực hiện tốt các nội dung tại Phần II Kế hoạch này.
- Làm chủ đầu tư dự án triển khai thí điểm lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các cơ quan nhà nước theo Kế hoạch này; xác lập hồ sơ, thủ tục đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo quy định.
- Tổng hợp, định kỳ báo cáo Bộ Công Thương và UBND Tỉnh kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện và Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà.
2. Sở Tài chính:
- Tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản công để thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà theo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Hướng dẫn Sở Công Thương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục đầu tư thí điểm lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các cơ quan nhà nước tại Kế hoạch này theo đúng quy định.
4. Sở Xây dựng:
Thẩm định chặt chẽ khả năng chịu tải của mái nhà, kết cấu công trình của các cơ quan nhà nước khi thí điểm lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.
5. UBND huyện, thị xã, thành phố và Ban Quản lý Khu kinh tế:
- Phối hợp với Sở Công Thương và Công ty Điện lực Đồng Tháp triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.
- Hỗ trợ Công ty Điện lực Đồng Tháp trong việc thỏa thuận với khách hàng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt tham gia thực hiện Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) theo lộ trình nêu tại Quyết định số 175/QĐ-BCT ngày 28/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương, cũng như khi xảy ra sự cố có nguy cơ gây mất cân đối cung cầu trong hoạt động cung cấp điện trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà theo quy định.
6. Công ty Điện lực Đồng Tháp:
- Phối hợp với Sở Công Thương và cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung nêu tại Phần II Kế hoạch này.
- Định kỳ báo cáo Sở Công Thương kết quả thực hiện các nội dung Chương trình DSM và Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà theo quy định.
Yêu cầu các sở, ban ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2228/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu: Cung cấp thiết bị trạm điện mặt trời, hệ thống thiết bị điều khiển quang thông chiếu sáng và thiết bị hiển thị để thực hiện đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình trường Tiểu học xanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 2886/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề cương, dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Bình Định đến năm 2020, có xét đến năm 2030
- 3Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2017 về quy định Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án điện mặt trời nối lưới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Kế hoạch 61/KH-UBND về thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2020
- 5Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2021-2025
- 6Quyết định 1888/QĐ-UBND.HC năm 2020 về phê duyệt danh mục công trình đầu tư phát triển lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2021
- 7Quyết định 104/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển điện mặt trời trên mái nhà thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035
- 8Quyết định 507/QĐ-UBND.HC năm 2021 phê duyệt Đề án thí điểm mô hình phát triển điện mặt trời kết hợp trồng cây nông nghiệp, nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9Quyết định 1710/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp quản lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 1506/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 11Quyết định 536/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế phối hợp quản lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Quyết định 2068/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chiến lược phát năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2228/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu: Cung cấp thiết bị trạm điện mặt trời, hệ thống thiết bị điều khiển quang thông chiếu sáng và thiết bị hiển thị để thực hiện đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình trường Tiểu học xanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 2886/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề cương, dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Bình Định đến năm 2020, có xét đến năm 2030
- 4Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2017 về quy định Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án điện mặt trời nối lưới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 279/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2023/QĐ-BCT năm 2019 về phê duyệt Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Quyết định 175/QĐ-BCT năm 2019 về phê duyệt lộ trình và kế hoạch triển khai Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Kế hoạch 61/KH-UBND về thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2020
- 9Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2021-2025
- 10Quyết định 1888/QĐ-UBND.HC năm 2020 về phê duyệt danh mục công trình đầu tư phát triển lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2021
- 11Quyết định 104/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển điện mặt trời trên mái nhà thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035
- 12Quyết định 507/QĐ-UBND.HC năm 2021 phê duyệt Đề án thí điểm mô hình phát triển điện mặt trời kết hợp trồng cây nông nghiệp, nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 13Quyết định 1710/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp quản lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 14Quyết định 1506/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 15Quyết định 536/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế phối hợp quản lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2020 triển khai Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện và Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Số hiệu: 22/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/01/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra