Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2181/KH-BGDĐT-BTP | Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ GIỮA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ BỘ TƯ PHÁP NĂM 2024
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Thực hiện Chương trình số 1355/CTr-BGDĐT-BTP ngày 30/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025,
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp thống nhất ban hành Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình số 1355/CTr-BGDĐT-BTP ngày 30/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp về phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trong quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục.
2. Kế hoạch này là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế ngành giáo dục năm 2024, đảm bảo thực hiện thiết thực và hiệu quả.
II. NỘI DUNG
1. Công tác xây dựng pháp luật
a) Xây dựng chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Chương trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đề án và quyết định cá biệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024; hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi tại một số tỉnh, thành phố; soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, đề án và quyết định được giao tại Chương trình công tác của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ và các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật Quốc tế và các đơn vị có liên quan).
b) Phối hợp tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong đó xác định rõ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và nguyên nhân (nếu có); nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm tính chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả; xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ về thực trạng và kiến nghị đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật trình Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
c) Tham gia góp ý, thẩm định kịp thời các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự thảo Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế và cử người tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với các dự án, dự thảo, đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật quốc tế; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
d) Tham gia ý kiến góp ý và cử người tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền; tham gia Hội đồng thẩm định, Hội đồng tư vấn thẩm định đối với các đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực giáo dục theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật Quốc tế; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ; Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan).
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm riêng về soạn thảo, ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo để rà soát, sàng lọc tránh trùng lặp, xung đột, mâu thuẫn giữa các quy định và chính sách.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Công nghệ thông tin; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị liên quan).
e) Chủ động cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc chủ trì soạn thảo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Công nghệ thông tin; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật).
g) Tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; thực hiện việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, 2025; rà soát, lập Danh mục văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua trong năm 2024.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật Quốc tế; Cục Kiểm tra văn bản QPPL và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
h) Kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm tạo thuận lợi hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các đơn vị có liên quan).
2. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
a) Thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trong lĩnh vực giáo dục.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các đơn vị có liên quan).
b) Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật hằng năm và định kỳ có liên quan đến lĩnh vực giáo dục để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực, bãi bỏ, thay thế, đình chỉ thi hành thuộc trách nhiệm rà soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các đơn vị có liên quan).
c) Tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp nhất VBQPPL và cập nhật quy phạm pháp luật mới vào đề mục pháp điển do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì bảo đảm chất lượng, tiến độ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển tại Bộ và các cơ sở đào tạo luật.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các đơn vị có liên quan).
d) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBQPPL và pháp điển quy phạm pháp luật cho người làm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển quy phạm pháp luật , hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các đơn vị có liên quan).
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật , nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư; Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án truyền thông chính sách pháp luật có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trong ngành giáo dục và đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật).
b) Phát huy vai trò thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024 có hiệu quả.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật).
c) Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập môn học pháp luật và giáo dục công dân trên cơ sở kết quả khảo sát công tác giáo dục pháp luật trong các cơ sở đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật).
d) Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, giáo viên, giảng viên trong ngành giáo dục và đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật).
đ) Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường tại một số địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật).
4. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan).
b) Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực giáo dục.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan).
5. Công tác bồi thường nhà nước
a) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước và các đơn vị có liên quan).
b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác bồi thường nhà nước của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
6. Tổ chức kiểm tra công tác pháp chế của các Sở Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học, kiểm tra việc ban hành văn bản có liên quan đến lĩnh vực giáo dục của các địa phương. Tổ chức kiểm tra tiến độ soạn thảo VBQPPL của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và các đơn vị có liên quan).
7. Phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 13/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật giai đoạn 2023-2030”.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục đại học và các đơn vị có liên quan).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Vụ Pháp chế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) chủ trì, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch; chủ động, phối hợp với các đơn vị có liên quan của hai Bộ thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch và báo cáo Bộ trưởng về kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Mục II của Kế hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc.
3. Kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí trong dự toán của cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
|
|
- 1Chương trình 217/CTr-BGDĐT-BVHTTDL năm 2022 phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2022-2026
- 2Công văn 5132/BGDĐT-PC năm 2023 hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023-2024 về Công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông báo 197/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với Bộ Y tế về công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế, cơ chế tự chủ trong lĩnh vực y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 4791/QĐ-BYT năm 2023 về Kế hoạch công tác pháp chế y tế năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 1087/QĐ-BNV năm 2023 Kế hoạch công tác pháp chế năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 246/QĐ-BTNMT năm 2024 về Quy chế công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 7Quyết định 655/QĐ-BGDĐT Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 1Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 2Nghị định 52/2015/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Chương trình 1355/CTr-BGDĐT-BTP năm 2019 về phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020-2025
- 6Kết luận 80-KL/TW năm 2020 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 1521/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 80-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 407/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 11Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 12Chương trình 217/CTr-BGDĐT-BVHTTDL năm 2022 phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2022-2026
- 13Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2023 về giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ do Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 1056/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật giai đoạn 2023-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Công văn 5132/BGDĐT-PC năm 2023 hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023-2024 về Công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 16Thông báo 197/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với Bộ Y tế về công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế, cơ chế tự chủ trong lĩnh vực y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 4791/QĐ-BYT năm 2023 về Kế hoạch công tác pháp chế y tế năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 18Quyết định 1087/QĐ-BNV năm 2023 Kế hoạch công tác pháp chế năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 19Quyết định 246/QĐ-BTNMT năm 2024 về Quy chế công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 20Quyết định 655/QĐ-BGDĐT Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kế hoạch 2181/KH-BGDĐT-BTP năm 2023 phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp năm 2024
- Số hiệu: 2181/KH-BGDĐT-BTP
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 20/12/2023
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp
- Người ký: Trần Tiến Dũng, Nguyễn Văn Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra