ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 216/KH-UBND | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020;
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý cho cán bộ là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thành phố Hà Nội (gọi chung là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã) như sau:
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo quản lý, điều hành và thực thi công vụ.
- Giúp Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nhận thức sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự nhận thức chung, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tạo sự đổi mới, cải cách mạnh mẽ, nâng cao thực chất, chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hoạt động công vụ phục vụ nhân dân của UBND xã, phường, thị trấn.
Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thành phố Hà Nội.
2. Nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng
a) Nội dung chương trình
Chương trình được thiết kế thành các hợp phần:
1. Phần kiến thức Lý luận - Chính trị;
2. Phần kiến thức Hành chính - Chính quyền địa phương;
3. Các chuyên đề về định hướng đổi mới;
4. Các chuyên đề về Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành;
5. Học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài.
Chi tiết Nội dung chương trình kèm theo Kế hoạch này.
b) Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
- Sử dụng phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học viên, tăng cường cập nhật, trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên;
- Tổ chức trao đổi, kinh nghiệm thông qua các chuyên đề có tính lý luận, thực tiễn cao do các chuyên gia quản lý, giáo dục trong nước và quốc tế có trình độ năng lực, kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. Kết hợp giữa giảng dạy trên lớp với đi khảo sát thực tế (trong nước và nước ngoài).
c) Thời gian, hình thức đào tạo, bồi dưỡng
- Thời gian: 32 ngày/lớp
- Hình thức: Học tập trung liên tục các ngày trong tuần (trừ thứ Bảy, Chủ nhật);
Học viên hoàn thành Khóa học được cấp chứng chỉ “Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý” do Học viện Hành chính Quốc gia cấp.
Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ - Công an Thành phố.
Từ nguồn ngân sách Thành phố cấp cho Sở Nội vụ thực hiện Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
III. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
- Quyết định thành lập Tổ Điều phối thực hiện Kế hoạch này; xây dựng nội quy, quy chế quản lý lớp học trình Chủ tịch UBND Thành phố ban hành.
- Chủ trì triển khai Kế hoạch đến UBND quận, huyện, thị xã; các sở, ngành, đơn vị liên quan;
- Hợp đồng đào tạo với Học viện Hành chính Quốc gia, biên soạn tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng. Mời giảng viên, chuyên gia có uy tín tham gia giảng dạy đảm bảo hiệu quả, chất lượng đúng yêu cầu;
- Sau mỗi lớp học tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung chương trình để điều chỉnh các chuyên đề cho phù hợp với tình hình thực tiễn;
- Tổ chức khai giảng lớp đầu tiên trong tháng 10/2017, kết thúc lớp bồi dưỡng, tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai các lớp tiếp theo; đảm bảo đến năm 2020, 100% cán bộ là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý;
- Phối hợp với Công an Thành phố bố trí cơ sở vật chất, quản lý học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng;
- Tổ chức đánh giá kết quả việc thực hiện Kế hoạch này báo cáo UBND Thành phố.
2. Công an Thành phố: Chỉ đạo Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ - Công an Thành phố phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện việc:
- Đảm bảo an ninh - trật tự; cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy trong thời gian tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm;
- Phối hợp quản lý học viên thực hiện đúng Nội quy, Quy chế quản lý lớp học.
3. Sở Tài chính
Bố trí kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
4. Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng tài liệu, chuẩn bị nội dung chuyên đề được giao;
- Trực tiếp tham gia bồi dưỡng cho học viên theo lịch học cụ thể của từng lớp.
5. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã
- Phân công công việc tạo điều kiện để cán bộ tham dự khóa bồi dưỡng theo đúng yêu cầu của khóa học;
- Bố trí cho học viên các lớp bồi dưỡng đến nghiên cứu khảo sát thực tế tại địa phương (nếu có yêu cầu).
6. Trách nhiệm của học viên
Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của lớp học; chủ động bố trí công việc để tham gia đầy đủ nội dung chương trình của Khóa học theo yêu cầu.
Trường hợp vi phạm, tùy mức độ vi phạm sẽ chịu hình thức kỷ luật như đối với công chức theo quy định.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý cho cán bộ là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thành phố Hà Nội nhằm tạo sự nhận thức chung, thống nhất, cùng đồng hành trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thành phố, yêu cầu Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan nghiêm túc thực hiện Kế hoạch này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHO CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH UBND PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 09/10/2017 của UBND thành phố Hà Nội)
I. Mục đích, yêu cầu
Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý cho chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn tạo sự đổi mới, cải cách mạnh mẽ, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Hà Nội trở thành một “điển hình” về chính quyền kiến tạo, phục vụ nhân dân và các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Kết thúc khóa bồi dưỡng, các học viên:
Nắm chắc những quan điểm chỉ đạo, có tầm nhìn về đổi mới; về chính quyền cơ sở minh bạch, liêm chính và kiến tạo.
Tạo sự nhận thức chung, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; có kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và điều hành trong thực thi công vụ và phục vụ nhân dân.
Có khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn quản lý nhà nước ở địa phương.
II. Thời gian: 32 ngày
III. Hình thức: Học tập trung liên tục, trừ thứ Bảy, Chủ nhật
IV. Phương pháp giảng dạy
Kết hợp giữa giảng dạy trên lớp với đi khảo sát thực tế (trong nước và nước ngoài).
Các giảng viên và báo cáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, qua giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; Hướng dẫn tạo ra môi trường và các tình huống để học viên trao đổi, thảo luận, tìm ra cách giải quyết vấn đề và thực hành các kỹ năng.
V. Nội dung chương trình
Chương trình được thiết kế thành các hợp phần:
1. Phần kiến thức Lý luận - Chính trị;
2. Phần kiến thức Hành chính - Chính quyền địa phương;
3. Các chuyên đề về định hướng đổi mới;
4. Các chuyên đề về Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành;
5. Học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài.
Chi tiết nội dung chương trình như sau:
Chuyên đề | Nội dung | Thời lượng (tiết) | Giảng viên/ Báo cáo viên |
PHẦN I | CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN - CHÍNH TRỊ | 05 ngày (chưa bao gồm thời gian kiểm tra ) | |
Chuyên đề 1 | Những thành tựu phát triển mới của Chủ nghĩa Mác - Lênin | 04 | GS.TS. Trần Phúc Thăng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
Chuyên đề 2 | Các tư tưởng chống phá giá trị của Học thuyết Mác - Lênin hiện nay | 04 | nt |
Chuyên đề 3 | Sự phát triển lý luận thực tiễn trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam | 04 | PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc Học viện Chính trị QG Hồ Chí Minh |
Chuyên đề 4 | Những vấn đề cơ bản và cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay | 04 | PGS.TS.Nguyễn Viết Thông Hội đồng lý luận Trung ương |
Chuyên đề 5 | Phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh với việc rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức | 04 | PGS.TS. Phạm Ngọc Anh Học viện CTQG Hồ Chí Minh |
Chuyên đề 6 | Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong định hướng xây dựng và phát triển nước ta hiện nay | 04 | nt |
Chuyên đề 7 | Hội nhập quốc tế - Cục diện thế giới hiện nay, các nhân tố, xu hướng phát triển (cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0) | 04 | TS. Đỗ Sơn Hải Học viện ngoại giao |
Chuyên đề 8 | Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. | 04 | TS. Trần Đình Thiên Viện kinh tế Việt Nam |
Chuyên đề 9 | Những vấn đề tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. | 04 | PGS.TS. Nguyễn Thị Quế TS. Lương Văn Tự |
Chuyên đề 10 | Tình hình Biển đảo của Việt Nam và thế giới; Đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế. | 04 | PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi |
| Kiểm tra Phần 1 | 04 |
|
PHẦN II | CÁC CHUYÊN ĐỀ KIẾN THỨC VỀ HÀNH CHÍNH - CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG | 10 ngày | |
Chuyên đề 11 | Tổng quan về hệ thống chính trị ở địa phương; Quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị XH cấp cơ sở. | 08 | TS. Thang Văn Phúc Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ |
| Chức trách, nhiệm vụ thẩm quyền của Chủ tịch, PCT UBND xã, phường, thị trấn trong giải quyết các vụ việc nóng, phức tạp của địa phương; Bài học kinh nghiệm. |
|
|
Chuyên đề 12 | Cải cách hành chính ở địa phương; vai trò của chính quyền phường, xã trong giải quyết thủ tục hành chính. | 08 | TS. Phạm Tuấn Khải TS. Đinh Duy Hòa |
Chuyên đề 13 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC (Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3). | 04 | Trung tâm tin học Văn phòng chính phủ |
| Nghiên cứu khảo sát thực tế ở 01 phường, xã điển hình trong giải quyết TTHC. | 08 | Sở Nội vụ - Học viện Hành chính QG |
Chuyên đề 14 | Đô thị hiện đại và Quản lý đô thị hiện đại theo hướng bền vững. Những quan điểm, định hướng mới về Quản lý đô thị trong bối cảnh hội nhập Quốc tế. | 08 | Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng |
Chuyên đề 15 | Vùng kinh tế Thủ đô; Phát triển vùng và liên kết đô thị và nông thôn. | 08 | TS. Bùi Tất Thắng Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Chuyên đề 16 | Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý và phát triển đô thị - nông thôn. | 08 | Mời Chuyên gia nước ngoài |
Chuyên đề 17 | Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm - những vấn đề mới và biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Kinh nghiệm thực tiễn. | 08 | Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế |
Chuyên đề 18 | Quản lý các vấn đề về rác thải, môi trường đô thị... những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. | 08 | Lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Chuyên đề 19 | Tình hình, nhiệm vụ giải pháp quản lý các vấn đề văn hóa, tệ nạn xã hội. | 08 | Lãnh đạo Viện Văn hóa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
| Kiểm tra Phần II | 04 | Học viện Hành chính QG |
PHẦN III | CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI, NÂNG CAO KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN MINH BẠCH, LIÊM CHÍNH, KIẾN TẠO | 03 ngày | |
Chuyên đề 20 | Định hướng cải cách hành chính của thành phố Hà Nội đến năm 2020. | 04 | Chủ tịch UBND TP Hà Nội; |
Chuyên đề 21 | Xây dựng kỷ cương hành chính; Hạn chế, tồn tại, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết công việc, TTHC... | 04 | Giám đốc Sở Nội vụ. |
Chuyên đề 22 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính của Thành phố Hà Nội. | 04 | Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông |
Chuyên đề 23 | Xây dựng văn hóa công sở và Quy tắc ứng xử trong thực thi công vụ. | 04 | Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao |
Chuyên đề 24 | Tổng quan 08 chương trình trọng tâm của Thành ủy | 08 | Sở Nội vụ mời |
PHẦN IV | CHUYÊN ĐỀ VỀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH | 07 ngày | |
Chuyên đề 25 | Kỹ năng phân tích chính sách công và kỹ năng lãnh đạo. | 04 | PGS.TS. Lê Chi Mai Học viện Hành chính Quốc gia |
Chuyên đề 26 | Kỹ năng quản lý thời gian và điều hành công việc khoa học. | 04 | PGS.TS. Lê Quân Đại Học Quốc gia Hà Nội |
Chuyên đề 27 | Kỹ năng ra quyết định về phát triển kinh tế - xã hội. | 08 | TS. Nguyễn Đình Cung Viện NC quản lý kinh tế TW |
Chuyên đề 28 | Kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản. | 08 | PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh Học viện Hành chính QG |
Chuyên đề 29 | Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp hành chính; Kỹ năng tiếp xúc và trả lời báo chí | 08 | PGS.TS. Hoàng Đình Cúc Học viện báo chí và tuyên truyền |
Chuyên đề 30 | Kỹ năng tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo | 08 | TS. Đinh Văn Minh Thanh tra Chính phủ |
Chuyên đề 31 | Kỹ năng giải quyết xung đột, khiếu kiện đông người | 08 | GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh Bộ Công an |
Chuyên đề 32 | Kỹ năng quản lý và điều hành của Chủ tài khoản trong Quản lý tài chính ngân sách cấp xã. | 08 | TS Nguyễn Xuân Thu Học viện HCQG |
| Kiểm tra phần IV | 04 |
|
| Tổng số thời gian học trên lớp |
| 26 ngày |
PHẦN V | Học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài | 05 -10 ngày (lựa chọn các nội dung) | |
Tùy tình hình thực tế, Sở Nội vụ đề xuất nội dung đi học tập kinh nghiệm trong nước hoặc nước ngoài, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định. | |||
Trong nước | Thời gian đi thực tế từ 01 - 05 ngày (mỗi lớp chia 30-35 người/đoàn - 100% học viên đi thực tế trong nước) | ||
| Nghiên cứu khảo sát thực tế ở 01 đơn vị điển hình trong giải quyết Thủ tục hành chính. | ||
| Công nghệ sạch - nông nghiệp công nghệ cao. | ||
| Phát triển du lịch làng nghề truyền thống - Kinh nghiệm và thực tế. | ||
| Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân. | ||
Nước ngoài | Thời gian 07 - 10 ngày (mỗi lớp chọn cử 20 - 25 học viên xuất sắc tham gia ) | ||
| Quản lý môi trường - Phát triển chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn; | ||
| Mô hình chính phủ điện tử - Chính quyền điện tử trong quản lý và điều hành cấp cơ sở; | ||
| Chính sách và hệ thống hỗ trợ tái thiết nông thôn, mô hình làng sinh thái kết hợp phát triển du lịch. |
- 1Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2016 đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp thuộc tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bắc cạn ban hành
- 2Quyết định 1237/QĐ-UBND namư 2017 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, cộng đồng thuộc Chương trình 135 năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 4271/QĐ-UBND năm 2017 về ban hành Chương trình khung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Quyết định 3432/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch và Khung chương trình nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017-2020
- 5Quyết định 400/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, cộng đồng thuộc Chương trình 135 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6Kế hoạch 1778/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 38-KL/TW về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 7Quyết định 2217/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt "Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức về công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức, địa phương giai đoạn 2011-2015” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 38-KL/TW và Kế hoạch 256-KH/TU về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2016 đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp thuộc tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bắc cạn ban hành
- 2Quyết định 2315/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 1237/QĐ-UBND namư 2017 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, cộng đồng thuộc Chương trình 135 năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4Quyết định 4271/QĐ-UBND năm 2017 về ban hành Chương trình khung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Quyết định 3432/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch và Khung chương trình nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017-2020
- 6Quyết định 400/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, cộng đồng thuộc Chương trình 135 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 7Kế hoạch 1778/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 38-KL/TW về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 8Quyết định 2217/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt "Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức về công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức, địa phương giai đoạn 2011-2015” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 38-KL/TW và Kế hoạch 256-KH/TU về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ là Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 216/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 09/10/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định