Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 05 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NỢ CÔNG 3 NĂM GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 VÀ KẾ HOẠCH VAY TRẢ NỢ CÔNG NĂM 2023

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2018/QH13 ngày 25/06/2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/06/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26/06/2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ;

Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về quản lý nợ chính quyền địa phương;

Căn cứ Thông tư số 84/2018/TT-BTC ngày 13/09/2018 của Bộ Tài chính về quy định mẫu biếu báo cáo và công bố thông tin nợ công.

II. MỤC TIÊU

Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp.

Kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời kiểm soát việc lập kế hoạch vay nợ và việc huy động các nguồn vay; phân bổ, sử dụng vốn vay và bố trí nguồn lực tài chính của địa phương để hoàn trả các khoản vay cho giai đoạn 2022-2024.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế công khai, minh bạch các khoản vay và trả nợ các khoản vay; tăng cường, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nợ của chính quyền địa phương.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương; gắn trách nhiệm giải trình với chức năng nhiệm vụ được giao trong tất cả các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản vay.

Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VIỆC QUẢN LÝ NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

TT

Nội dung

nợ đầu năm

Vay trong năm

Trả nợ trong năm

Dư nợ

Gốc

Lãi/phí

Tổng

a

b

1

2

3

4

5

6= (1 2-3)

 

Tổng số

76.371,89

-

76.136,34

6.088,05

82.224,39

235,55

I

Vay phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

235,65

 

0,10

0,04

0,14

235,55

II

Tạm ứng ngân quỹ nhà nước

 

 

 

 

 

 

III

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng

76.136,24

 

76.136,24

6.088,01

82.224,25

-

2

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng

76.136,24

 

76.136,24

6.088,01

82.224,25

 

-

Ngân hàng TMCP Vietinbank Đồng Nai

76.136,24

-

76.136,24

6.088,01

82.224,25

-

- Dư nợ ngân sách đến 31/12/2022 là 235,55 triệu đồng. Theo quy định tại Khoản 6, Điều 7 Luật Ngân sách năm 2015 thì dư nợ cho phép trong năm 2021 của tỉnh là 8.245.627 triệu đồng (bằng 30% so với số thu ngân sách địa phương được hưởng trong năm 2021 là 27.485.424 triệu đồng). Như vậy, dư nợ ngân sách tỉnh Đồng Nai đảm bảo theo quy định Luật Ngân sách năm 2015. Dự kiến trong năm 2022 Tỉnh Đồng Nai chỉ còn khoản phải trả của Dự án trái phiếu Hồ cầu mới phải trả mỗi năm cho các cá nhân khoản 0,10 triệu đồng.

Đối với Dự án Hệ thống thoát nước và Xử lý nước thải thành phố Biên Hòa, giai đoạn 1 sử dụng vốn vay ODA có cơ chế tài chính hỗn hợp là vay lại 30%/cấp phát 70%. Trong các năm gần đây kể từ ngày ký kết hợp đồng với Bộ Tài chính về nguồn vốn vay lại vốn nước ngoài, Tỉnh Đồng Nai đều được giao kế hoạch vốn hàng năm nhưng đều không giải ngân được do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) còn đang quan ngại về vấn đề dioxin ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và hiện tại đang trong quá trình làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản về vấn đề này. Do đó JICA chưa chấp thuận cho thực hiện các bước tiếp theo của dự án.

Hiện nay, giải pháp công nghệ của dự án được phê duyệt (Công nghệ Bùn hoạt tính (CAS) kết hợp khí Nitơ) không còn phù hợp với thực tế nên không đảm bảo tính khả thi đầu tư dự án. Do đó, ngày 16/02/2022, Tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số 5497/UBND-KTNS báo cáo Bộ Tài chính về việc tạm dừng thực hiện và dừng vay vốn Nhật Bản của dự án Thoát nước và xử lý nước thải Biên Hòa - Đồng Nai. Do đó, địa phương không tổng hợp Mẫu biểu báo cáo số 2.03 (Báo cáo tình hình rút vốn vay của các dự án vay ODA và ưu đãi nước ngoài năm 2022, dự kiến năm 2023 và năm 2024 - 2025) và Mẫu biểu số 2.04 (Báo cáo tình hình vay, trả nợ của các dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ năm 2022, dự kiến năm 2023 và năm 2024 - 2025) theo Thông tư 84/2018/TT-BTC ngày 13/09/2018 của Bộ Tài chính đính kèm do không có số liệu phát sinh. Như vậy, trong năm 2022 tỉnh Đồng Nai không phát sinh khoản vay mới nào.

IV. DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NỢ CÔNG 03 NĂM GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

1. Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023

Đại dịch Covid-19 xuất hiện từ năm 2019 và đến năm 2020 - 2021 bắt đầu bùng nổ nặng vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ở các tỉnh, thành như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An,...Qua cơn bão Covid-19 bùng phát đã tạo ra những sóng gió, thử thách chưa từng có ở cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Covid-19 gây ra những hệ lụy mất mát lớn, làm đứt gãy các liên kết trong nền kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do dịch Covid-19 xâm nhập sâu và diễn biến phức tạp tại các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn. Đồng Nai là một trong những tỉnh thành chịu tác động của dịch Covid-19 và được thể hiện rất rõ trong bức tranh kinh tế của địa phương.

Trong năm 2021, kinh tế tỉnh tăng trưởng chậm, so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng chậm, chỉ tăng 2,15% so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,1%. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua của tỉnh Đồng Nai; thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài và đăng ký thành lập mới doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2020 đều giảm, có 977 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động. Lĩnh vực y tế bị ảnh hưởng nặng nề do tập trung toàn bộ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất vào công tác phòng, chống dịch.

Hiện tại Đồng Nai đang khẩn trương xác lập các mục tiêu, xây dựng các chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, trong đó có nhiều dự án trọng điểm được quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ kết nối đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành và 02 dự án: Dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai) và Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai) đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, trong đó có yêu cầu vốn đối ứng của ngân sách tỉnh để đầu tư dự án. Chi tiết các dự án như sau:

(1) Dự án Đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022. Trong đó, giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản đối với Dự án thành phần 3 (xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư là 2.584 tỷ đồng) và Dự án thành phần 4 (bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư là 1.284 tỷ đồng). Tổng vốn cả 02 dự án là 3.868 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn gồm: Nguồn vốn ngân sách trung ương là 1.934 tỷ đồng và Nguồn vốn ngân sách tỉnh Đồng Nai là 1.934 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025 là 1.567 tỷ đồng và giai đoạn 2026- 2030 là 367 tỷ đồng).

(2) Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022. Trong đó, Đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm Dự án thành phần 1 (tổng mức đầu tư là 6.240 tỷ đồng, chi phí bồi thường là 3.589 tỷ đồng) và Dự án thành phần 2 (tổng mức đầu tư là 6.407 tỷ đồng, chi phí bồi thường là 1.707 tỷ đồng) có tổng vốn đầu tư là 12.647 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm: Nguồn vốn ngân sách trung ương là 10.047 tỷ đồng và Nguồn vốn ngân sách tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 là 2.600 tỷ đồng.

(3) Dự án đường ĐT.770B (từ ĐT.763 đến Quốc lộ 51), dài khoảng 53km. Kết nối các huyện Định Quán, Thống Nhất đến khu vực Cảng hàng không quốc tế Long Thành; hình thành trục kết nối giữa KCN Xuân Quế - Sông Nhạn 3.595ha với KCN Bàu Cạn - Tân Hiệp 2.699ha, đến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Quốc lộ 51 đến khu vực cảng biển Cái Mép - Thị Vải. Tổng mức đầu tư khoảng 12.494 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường khoảng 7.595 tỷ đồng.

(4) Dự án đường ĐT.772, dài 47km, quy mô 8 làn xe: Tuyến đi song song, chia sẻ lưu lượng cho tuyến Quốc lộ 1, là trục giao thông quan trọng kết nối các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Khánh với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa của KCN đô thị dịch vụ Xuân Quế - Sông Nhạn 3.595 ha. Tổng mức đầu tư khoảng 8.078 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường khoảng 5.003 tỷ đồng.

(5) Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.769, dài khoảng 62km: Đây là tuyến nối giữa 02 Quốc lộ 1 và Quốc lộ 51, là tuyến giao thông huyết mạch giao thông vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên đi huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch và ngược lại. Tổng mức đầu tư khoảng 4.692 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường khoảng 2.304 tỷ đồng.

Như vậy, tổng mức đầu tư tạm tính để đầu tư các dự án nêu trên khoảng 29.798 tỷ đồng. Dự kiến, sau khi được Quốc hội phê duyệt mức bội chi ngân sách tỉnh theo kế hoạch dự kiến của tỉnh Đồng Nai năm 2023 là 1.500 tỷ đồng thì dư nợ của tỉnh Đồng Nai năm 2023 là 1.500,2 tỷ đồng (theo Biểu số 30 - TT 342/2016/TT-BTC) và giai đoạn 2024 - 2025 tiếp tục đăng ký bội chi mỗi năm 1.500 tỷ đồng để phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thực hiện các dự án nêu trên.

2. Về hạn mức vay, trả nợ của chính quyền địa phương:

Khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương của tỉnh Đồng Nai vẫn đảm bảo theo hạn mức dư nợ được quy định trong trường hợp được Quốc hội phê duyệt số bội chi của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023 - 2025 ( dự kiến đến năm 2025, dư nợ tỉnh Đồng Nai là 4.500,23 tỷ đồng trên tổng mức dư nợ vay cho phép là 7.421.8 tỷ đồng)

(Chi tiết theo Biểu số 05 - TT 69/2017/TT-BTC).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan: Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng tỉnh cùng các đơn vị chủ đầu tư thực hiện các dự án từ nguồn vốn vay:

- Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các quan điểm chỉ đạo và chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ cho chương trình, dự án, giao: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2023 chi tiết theo danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án, gửi phương án phân bổ đối với phân vốn nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi thực hiện và kiểm soát giải ngân theo dự toán.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính; Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai cùng các đơn vị liên quan bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và dự toán hàng năm từ năm 2023 để thanh toán đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh của các dự án, không để ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số tín nhiệm của địa phương. Các đơn vị cần tăng cường phối hợp trong việc nghiêm túc thực thi các cam kết về nghĩa vụ nợ, tránh tình trạng phối hợp không hiệu quả, không hết trách nhiệm dẫn đến việc chậm trả nợ.

- Thực hiện quản lý nhà nước, theo dõi, kiểm tra, giám sát, thanh tra, báo cáo và cung cấp thông tin về nợ công, nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương theo quy định.

2. Sở Tài chính: Tăng cường năng lực quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công, lập báo cáo UBND tỉnh tình hình vay và trả nợ chính quyền địa phương báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, đôn đốc các đơn vị sử dụng nguồn vốn vay đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.

4. Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai phối hợp Sở Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa theo dõi, kiểm soát số giải ngân của các dự án được bố trí từ nguồn vốn vay theo quy định.

5. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa có trách nhiệm báo cáo Sở Tài chính, UBND tỉnh tình hình giải ngân các nguồn vốn vay do UBND tỉnh bổ sung có mục tiêu về các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

Trên đây là Kế hoạch của tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ công giai đoạn 2023 - 2025. Đề nghị các cơ quan có liên quan triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- Sở Tài chính;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Ban QLDA ĐTXD tỉnh Đồng Nai;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai;
- Chánh, Phó Chánh VP. UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTNS.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Tấn Đức

 

Biểu số 05 - TT 69/2017/TT-BTC

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

 

 

KẾ HOẠCH VAY VÀ TRẢ NỢ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2023-2025

ĐVT: triệu đồng

STT

NỘI DUNG

NĂM HIỆN HÀNH 2022

 

SO SÁNH NĂM 2023 VỚI ƯỚC TH NĂM 2022

DỰ KIẾN NĂM 2024

DỰ KIẾN NĂM 2025

DỰ TOÁN

ƯỚC TH

DỰ KIẾN NĂM DỰ TOÁN 2023

 

 

1

2

3

4=3/2

5

6

A

MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP

6.377.178

6.377.178

6.482.563

102%

6.936.342

7.421.886

B

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

-

1.500.000

 

1.500.000

1.500.000

C

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

 

 

 

 

1

Tổng dư nợ đầu năm

235,55

235,55

235,45

100%

1.500.235

3.000.235

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

0,004%

0,004%

0,004%

98,33%

21,63%

40,42%

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

235,55

235,55

235,45

100%

1.500.235

3.000.235

-

Dự án Hồ Cầu Mới

235,55

235,55

235,45

100%

235,35

235,25

-

Các dự án quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ kết nối đến Cảng HKQT Long Thành

-

-

 

-

1.500.000

3.000.000

II

Trả nợ gốc vay trong năm

-

0,10

0,10

100%

0,10

0,10

1

Nợ gốc phải trả phân theo nguồn vay

-

0,10

0,10

1,00

0,10

0,10

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

0,10

0,10

100%

0,10

0,10

Dự án Hồ Cầu Mới

-

0,10

0,10

100%

0,10

0,10

Các dự án quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ kết nối đến Cảng HKQT Long Thành

-

-

 

 

 

 

2

Nguồn trả nợ

-

0,10

0,10

100%

0,10

0,10

-

Từ nguồn vay

 

 

 

 

 

 

-

Bội thu ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

 

 

 

 

 

 

-

Kết dư ngân sách cấp tỉnh

-

0,10

0,10

100%

0,10

0,10

III

Tổng mức vay trong năm

-

-

1.500.000

-

1.500.000

1.500.000

1

Theo mục đích vay

-

-

1.500.000

 

1.500.000

1.500.000

-

Vay bù đắp bội chi

 

 

1.500.000

 

1.500.000

1.500.000

-

Vay trả nợ gốc

 

 

 

 

 

 

2

Theo nguồn vay

-

-

1.500.000

 

1.500.000

1.500.000

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

1.500.000

-

1.500.000

1.500.000

IV

Tổng dư nợ cuối năm

236

235

1.500.235

637178%

3.000.235

4.500.235

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

0,004%

0,004%

23,143%

626819%

43,25%

60,63%

 

Trái phiếu chính quyền địa phương

236

235

1.500.235

637178%

3.000.235

4.500.235

Vay trái phiếu Hồ cầu mới

236

235

235

100%

235

235

Các dự án quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ kết nối đến Cảng HKQT Long Thành

-

-

1.500.000

 

3.000.000

4.500.000

D

Trả nợ lãi, phí

 

0,05

0,05

100%

110.260

220.521

 

 

…, ngày…tháng…năm…
TM/ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)




Võ Tấn Đức

 

Biểu số 30 - TT 342/2016/TT-BTC

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

 

 

KẾ HOẠCH VAY VÀ TRẢ NỢ NGÂN SÁCH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung

Thực hiện năm 2021

Năm 2022

Dự toán năm 2023

Dự toán

Ước thực hiện

A

B

1

2

3

4

A

MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP

8.245.627

6.377.178

6.377.178

6.482.563

B

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

-

 

1.500.000

C

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

 

 

I

Tổng dư nợ đầu năm

235,65

235,55

235,55

235,45

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

0,003%

0,004%

0,004%

0,004%

1

Vay trái phiếu Chính quyền địa phương

236

236

236

235

-

Dự án Hồ cầu mới

236

236

236

235

-

Các dự án quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ kết nối đến Cảng HKQT Long Thành

-

-

-

-

2

Vay Ngân hàng TMCP

76.136

 

 

 

II

Trả nợ gốc vay trong năm

76.136

-

0,10

0,10

1

Nợ gốc phải trả phân theo nguồn vay

76.136

-

0,10

0,10

-

Tạm ứng Kiên cố hóa kênh mương (Ngân hàng Phát triển Việt Nam)

 

 

 

 

-

Vay trái phiếu Chính quyển địa phương

0,10

-

0,10

0,10

Dự án Hồ Cầu Mới

0,10

 

0,10

0,10

Các dự án quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ kết nối đến Cảng HKQT Long Thành

 

 

 

 

-

Vay Ngân hàng TMCP

76.136

 

 

 

2

Nguồn trả nợ

76.136

-

0,10

0,10

-

Từ nguồn vay

 

 

 

 

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

 

 

 

 

-

Kết dư ngân sách cấp tỉnh

76.136

-

0,10

0,10

Trái phiếu chính quyền địa phương

0,10

 

0,10

0,10

Vay Ngân hàng TMCP

76.136

-

 

 

III

Tổng mức vay trong năm

-

-

-

-

1

Theo mục đích vay

-

-

-

-

-

Vay bù đắp bội chi

-

 

 

 

-

Vay trả nợ gốc

 

 

 

 

2

Theo nguồn vay

-

-

-

1.500.000

 

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

1.500.000

Vay trái phiếu Hồ cầu mới

 

 

 

 

Các dự án quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ kết nối đến Cảng HKQT Long Thành

 

 

 

1.500.000

IV

Tổng dư nợ cuối năm

235,55

-

235,45

1.500.235

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

0,003%

 

0,004%

23,143%

-

Vay trái phiếu Chính quyền địa phương

236

-

235

1.500.235

Vay trái phiếu Hồ cầu mới

236

 

235

235

Các dự án quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ kết nối đến Cảng HKQT Long Thành

 

 

 

1.500.000

D

Trả nợ lãi, phí

6.088

 

0,05

0,05

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2022 về Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2023-2025 và Kế hoạch vay trả nợ công năm 2023 do tỉnh Đồng Nai ban hành

  • Số hiệu: 212/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 05/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Võ Tấn Đức
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản