Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho cộng đồng.

- Triển khai có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp Lần thứ tư (CMCN 4.0); các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT) để áp dụng vào phát triển kinh tế của tỉnh; đồng thời, đảm bảo sự phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, đảm bảo việc kinh doanh trên các trang TMĐT theo đúng quy định; đẩy mạnh ứng dụng từ công nghệ số để cải cách các thủ tục hành chính, gia tăng chất lượng công việc cho các cơ quan quản lý nhà nước.

- Khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng nền kinh tế số, giao dịch TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khởi nghiệp kinh doanh từ TMĐT.

- Đưa mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến trở thành hình thức mua sắm, thanh toán phổ biến của người tiêu dùng, từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại.

2. Yêu cầu

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về phát triển thương mại điện tử phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Phát triển, ứng dụng TMĐT gắn liền với việc ứng dụng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin truyền thông của tỉnh đến năm 2025; từng bước đưa TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.

- TMĐT tỉnh Thanh Hóa phát huy được tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong tỉnh, thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm thị trường cho hàng hoá, sản phẩm của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong các doanh nghiệp và cộng đồng trong tỉnh.

- Thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong tỉnh về mức độ phát triển TMĐT.

- Xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa trong tỉnh thông qua ứng dụng TMĐT; đẩy mạnh giao dịch TMĐT trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2025, phấn đấu các mục tiêu cụ thể về phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh phấn đấu bằng mặt bằng chung cả nước, cụ thể:

2.1. Về quy mô thị trường, ứng dụng TMĐT

- 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến.

- 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.

2.2. Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho TMĐT

- 100% thủ tục hành chính công trực tuyến các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư, các thủ tục khác liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp từ mức độ 3 trở lên; trong đó có 90% các dịch vụ công trực tuyến phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được thực hiện ở mức độ 4.

- 100% các đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.

- Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%.

- 60% doanh nghiệp sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT và các hoạt động của đơn vị.

- 70% các giao dịch mua hàng trên website TMĐT của doanh nghiệp có hóa đơn điện tử;

- 50% số xã, phường, thị trấn có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.

2.3. Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp

- 80% website TMĐT của doanh nghiệp có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến.

- 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT.

- 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di động.

- 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

2.4. Về phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT, thủ tục hành chính

Khoảng 2.000 lượt cán bộ quản lý nhà nước và người làm công tác quản lý, người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh được tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn về TMĐT.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách; xây dựng, phát triển các hệ thống hạ tầng TMĐT

- Thường xuyên rà soát khung pháp lý, chính sách về TMĐT để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận hành nền tảng công nghệ phát triển các mô hình, giải pháp và dịch vụ TMĐT dựa trên ứng dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ.

- Triển khai các giải pháp toàn diện nhằm tăng tỷ lệ thanh toán điện tử, thanh toán trên nền tảng di động trong giao dịch trực tuyến và giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt, phương thức giao hàng nhận tiền (COD) trong thương mại điện tử.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động thống kê, điều tra, khảo sát về thương mại điện tử phục vụ công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

- Xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp và người tiêu dùng trong TMĐT.

2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng TMĐT cho cộng đồng

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng TMĐT cho cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, các phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, mạng xã hội và các hình thức khác.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về TMĐT cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về TMĐT, đội ngũ thực thi pháp luật về TMĐT (thanh tra, quản lý thị trường, công an, viện kiểm sát, tòa án): phổ biến kiến thức về TMĐT, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và giải quyết các tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến...

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng TMĐT cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên về TMĐT nhằm nâng cao trình độ tham gia và khai thác các ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp, tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với những hành vi tiêu cực trong TMĐT.

3. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT

- Xây dựng Hệ thống giám sát và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi số.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, vận hành website TMĐT bán hàng; ứng dụng TMĐT thông qua các công cụ kinh doanh điện tử (e-business), tối ưu hóa hoạt động quản lý nội bộ thông qua các công cụ e-business như quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)…

- Hỗ trợ doanh nghiệp uy tín; các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước và thế giới.

- Khuyến khích doanh nghiệp phát triển và ứng dụng các tiện ích thanh toán điện tử, chuyển phát (logistics) đầu cuối để hỗ trợ nhà cung cấp và người mua hàng trực tuyến.

- Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp để có số liệu đánh giá, báo cáo thực trạng phát triển TMĐT tại các doanh nghiệp.

4. Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT

- Khai thác, tiếp nhận các bản tin Cơ hội giao thương hàng tuần trên Cổng thông tin thị trường nước ngoài, cập nhật lên website Sở Công Thương để cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh về những cơ hội xúc tiến thương mại, kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Khai thác các thông tin về cơ hội giao thương theo từng ngành hàng trên các sàn thương mại điện tử: EU, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Đông và tổng hợp thành các bản tin Cơ hội giao thương định dạng Ebook (số lượng: 3 Ebook/tháng).

- Xây dựng bộ giải pháp chăm sóc và quản trị khách hàng (CRM, AI, BigData).

- Xây dựng gói giải pháp phân tích nhu cầu thị trường, insight khách hàng tiềm năng, SWOT, chiến lược định vị theo nhu cầu thị trường (relevant/distinctive).

5. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý nhà nước về TMĐT, năng lực thực thi pháp luật về TMĐT và giải quyết các hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến thông qua tổ chức các đợt học tập kinh nghiệp, các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT và công tác giám sát trực tuyến hoạt động TMĐT theo phân cấp quản lý.

- Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, trong đó, tập trung phối hợp liên ngành để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi lợi dụng TMĐT để cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến TMĐT.

- Tăng cường năng lực thống kê về TMĐT; tổ chức các hoạt động đối thoại thường niên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp TMĐT trên địa bàn tỉnh để kịp thời nắm bắt những vấn đề cần tháo gỡ.

- Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí dự kiến: 14.179.000.000 đồng (Mười bốn tỷ một trăm bảy mươi chín triệu đồng). Trong đó:

- Ngân sách Trung ương : 5.422 triệu đồng.

- Ngân sách tỉnh : 3.464 triệu đồng.

- Nguồn xã hội hóa : 5.293 triệu đồng.

(Có biểu Phụ lục chi tiết kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển TMĐT đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ phát triển TMĐT; chủ động đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự toán chi tiết các nội dung hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Đồng thời, tranh thủ các nguồn tài trợ từ các chương trình, dự án của Trung ương, các tổ chức thương mại trong và ngoài nước, và huy động nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp để triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 trở lên đối với các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư, các thủ tục khác liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; chủ động lồng ghép nội dung đào tạo, tập huấn về TMĐT trong các chương trình đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp theo Kế hoạch phát triển doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025.

3. Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh để triển khai Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Lồng ghép các nhiệm vụ về phát triển TMĐT với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đến người dân và doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo quy định của nhà nước, đáp ứng yêu cầu của TMĐT.

- Phối hợp với Sở Công Thương trong việc phổ biến, tuyên truyền về TMĐT, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT, đào tạo các kỹ năng và tư vấn cho doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin, TMĐT.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ TMĐT thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các giao dịch điện tử.

- Tăng cường quản lý và hỗ trợ phát triển thị trường nội dung số; quản lý hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các sở, ngành liên quan ứng dụng TMĐT trong quảng bá và xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

6. Công an tỉnh: Phối hợp với các sở, ngành chức năng đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn, an ninh trong TMĐT.

7. Cục Thuế tỉnh: Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các điểm mới về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đến các doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh; mở rộng triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử, khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử; phối hợp các ngân hàng đẩy mạnh công tác tổ chức, tập huấn, tuyên truyền, đa dạng hóa các kênh thu nộp thuế không dùng tiền mặt.

8. Cục Quản lý thị trường tỉnh: Chủ động thực hiện theo thẩm quyền và phối hợp với Sở Công Thương, các lực lượng chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Thanh Hóa

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh và các tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán: Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cung cấp các dịch vụ trên nền tảng di động, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử phục vụ nhu cầu giao dịch điện tử của tổ chức, cá nhân; xây dựng, phát triển hạ tầng thanh toán bán lẻ và các dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ cho giao dịch TMĐT. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, vận động, hướng dẫn, giới thiệu về các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt trong phát triển TMĐT nhằm tăng cường sử dụng thẻ thanh toán, ví điện tử trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

- Chủ động tham mưu, đề xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử để hỗ trợ cho các giao dịch TMĐT.

- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.

10. Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động lồng ghép các hoạt động phát triển thương mại điện tử tại Kế hoạch với việc thực hiện các chương trình, nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương; chủ động thực hiện và phối hợp với Sở Công Thương thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về TMĐT cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý.

11. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về TMĐT, các nội dung văn bản pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước về TMĐT.

12. Các Hiệp hội trên địa bàn tỉnh

- Chủ động phối hợp với Sở Công Thương, làm tốt công tác là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch.

- Tuyên truyền sâu rộng đến các hội viên về Kế hoạch phát triển TMĐT của tỉnh; vận động các hội viên tích cực tham gia, cộng tác với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các hoạt động TMĐT của tỉnh và chủ động ứng dụng TMĐT trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Trên đây là nội dung Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025; các sở, ban ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị,thành phố có trách nhiệm chủ động thực hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được giao; định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương).

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần bổ sung, sửa đổi nội dung Kế hoạch, các sở, ngành, địa phương chủ động có văn bản đề xuất, gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hiệp hội DN tỉnh;
- Lưu: VT, KTTC (VA38918).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thi

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số:    /KH-UBND ngày     /10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Năm thực hiện

Tổng cộng

Trong đó:

2021

2022

2023

2024

2025

NS TW

NS Tỉnh

HH

NS TW

NS Tỉnh

HH

NS TW

NS Tỉnh

HH

NS TW

NS Tỉnh

HH

NS TW

NS Tỉnh

HH

NS TW

NS Tỉnh

HH

Tổng cộng

 

 

-

1.957

2.500

752

1.479

1.250

1.925

1.920

1.408

2.300

2.105

100

445

1.780

35

14.179

5.422

3.464

5.293

1

Xây dựng, phát triển các hệ thống hạ tầng TMĐT

 

 

-

-

-

200

86

-

300

179

-

-

80

-

-

80

-

925

500

425

-

1.1

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động TMĐT tại địa phương.

Sở Công Thương

Các đơn vị liên quan

 

 

 

200

86

 

 

50

 

 

50

 

 

50

 

436

200

236

-

1.2

Xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp và người tiêu dùng trong TMĐT.

Sở Công Thương

Các đơn vị liên quan

 

 

 

 

 

 

300

129

 

 

30

 

 

30

 

489

300

189

-

2

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng TMĐT cho cộng đồng

 

 

-

262

-

232

30

-

200

62

-

200

62

-

200

62

-

1.310

832

478

-

2.1

Các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, mạng xã hội và các hình thức khác.

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

 

102

 

102

 

 

70

32

 

70

32

 

70

32

 

510

312

198

-

2.2

Tổ chức 02 lớp/năm tập huấn, đào tạo kỹ năng TMĐT cho cán bộ nhà nước, DN, HTX, thanh niên khởi nghiệp và SV về TMĐT; nhằm nâng cao trình độ tham gia và khai thác các ứng dụng TMĐT, tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với những hành vi tiêu cực trong TMĐT.

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

 

100

 

70

30

 

70

30

 

70

30

 

70

30

 

500

280

220

-

2.3

Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về TMĐT cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về TMĐT, đội ngũ thực thi pháp luật về TMĐT (thanh tra, QLTT, công an, viện kiểm sát, tòa án): phổ biến kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN và giải quyết các tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến... (01 lớp/năm).

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

 

60

 

60

 

 

60

 

 

60

 

 

60

 

 

300

240

60

-

3

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT

 

 

-

1.532

2.500

80

1.080

1.250

835

1.296

1.358

350

1.100

50

245

1.475

35

7.409

1.510

7.6

5.193

3.1

Xây dựng Hệ thống giám sát và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi số.

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

 

160

 

80

80

 

80

80

 

 

 

 

 

 

 

480

160

320

-

3.2

Hỗ trợ DN xây dựng, vận hành website TMĐT bán hàng.

Viễn thông Thanh Hóa

Các đơn vị liên quan

 

 

2.500

 

 

1.250

 

 

1.250

 

 

 

 

 

 

5.000

-

-

5.000

3.3

Hỗ trợ DN uy tín tham gia các sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước và thế giới.

Sở Công Thương

Bộ Công Thương, Hiệp hội TMĐT Việt Nam, các đơn vị liên quan

 

 

 

 

 

 

245

70

35

 

 

 

245

70

35

700

490

140

70

3.4

Hỗ trợ DN ứng dụng TMĐT thông qua các công cụ kinh doanh điện tử (e-business), tối ưu hóa hoạt động quản lý nội bộ thông qua các công cụ e-business như quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)…

Sở Công Thương

Các đơn vị liên quan

 

 

 

 

 

 

300

86

43

350

100

50

 

 

 

929

650

186

93

3.5

Khuyến khích doanh nghiệp phát triển và ứng dụng các tiện ích thanh toán điện tử, chuyển phát (logistics) đầu cuối để hỗ trợ nhà cung cấp và người mua hàng trực tuyến.

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

 

 

 

 

 

 

210

60

30

 

 

 

 

 

 

300

210

60

30

4

Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT

 

 

-

-

-

240

120

-

590

220

50

1.750

700

50

-

-

-

3.720

2.580

1.040

100

4.1

Khai thác, tiếp nhận các bản tin Cơ hội giao thương hàng tuần trên Cổng thông tin thị trường nước ngoài cập nhật lên website Sở Công Thương; Khai thác các thông tin về cơ hội giao thương theo từng ngành hàng trên các sàn thương mại điện tử : EU, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Đông và tổng hợp thành các bản tin Cơ hội giao thương định dạng Ebook (số lượng: 3 Ebook/tháng).

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

 

 

 

240

120

 

240

120

 

 

 

 

 

 

 

720

480

240

-

4.2

Xây dựng bộ giải pháp chăm sóc và quản trị khách hàng (CRM, AI, BigData)

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

 

 

 

 

 

 

350

100

50

350

100

50

 

 

 

1.000

700

200

100

4.3

Xây dựng gói giải pháp phân tích nhu cầu thị trường, insight khách hàng tiềm năng, SWOT, chiến lược định vị theo nhu cầu thị trường (revalent/distinctive)

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.400

600

 

 

 

 

2.000

1.400

600

-

5

Nâng cao chất lượng công tác quản lý về TMĐT

 

 

-

163

-

-

163

-

-

163

-

-

163

-

-

163

-

815

-

815

-

5.1

Tổ chức các đợt học tập kinh nghiệp QLNN về TMĐT, tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực quản lý và phát triển TMĐT.

Sở Công Thương

Các đơn vị liên quan

 

103

 

 

103

 

 

103

 

 

103

 

 

103

 

515

-

515

-

5.2

Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về TMĐT tại các địa phương thông qua việc thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về TMĐT, trang bị các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc giải quyết các hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến.

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

 

60

 

 

60

 

 

60

 

 

60

 

 

60

 

300

-

300

-

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2020 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 210/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 02/10/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Văn Thi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản