ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 209/KH-UBND | Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2022 |
DIỆT CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt; Công văn số 2475/BVTV-TV của Cục Bảo vệ Thực vật ngày 11/12/2014 về việc ban hành Quy trình kỹ thuật phòng, chống chuột hại cây trồng. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, với các nội dung như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phòng trừ, diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng
- Xác định công tác diệt chuột là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Tổ chức các đợt diệt chuột tập trung trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đúng thời điểm chuột chưa vào mùa sinh sản và giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa vụ sản xuất trong năm.
2. Yêu cầu
- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp diệt chuột, sử dụng các loại thuốc diệt chuột sinh học, các thuốc có chứa hoạt chất thế hệ mới nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Diệt chuột cả ngoài đồng và trong khu dân cư, các cánh đồng, bờ mương, diện tích đất bỏ hoang,...
- Diện tích cây trồng bị thiệt hại do chuột hại sau khi tổ chức các chiến dịch diệt chuột giảm (trung bình chỉ còn dưới 25% diện tích bị hại so với trước khi tổ chức chiến dịch diệt chuột).
- Bằng các biện pháp triển khai tại các đợt diệt chuột tập trung, hàng năm toàn Thành phố diệt được trên 05 triệu con chuột; từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt tại các địa phương có nhiều diện tích xen kẹt, chuyển đổi sang sản xuất đa canh,...
1. Công tác tuyên truyền
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về tác hại của chuột đối với sản xuất nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng để nhân dân chủ động phối hợp diệt chuột hiệu quả.
- Năm 2021: In 5.000 tờ rơi hướng dẫn về tập quán và các biện pháp diệt chuột phát cho các quận, huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tổ chức biên tập, xây dựng nội dung, biên tập và in 500 đĩa DVD phát cho các địa phương. Tuyên truyền 10 chuyên đề trên báo và phát sóng trên Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình Trung ương về công tác diệt chuột.
- Từ năm 2022-2025: Tuyên truyền mỗi năm 10-15 chuyên đề trên báo và phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương, Thành phố về công tác diệt chuột của Thành phố Hà Nội.
2. Công tác tập huấn
Tổ chức tập huấn các kiến thức về phòng trừ, diệt chuột: Gồm nhân viên kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp xã, thành viên các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ. Giảng viên có trình độ từ Đại học trở lên, chuyên gia trong công tác diệt chuột,... Kết thúc khóa học các học viên sẽ hiểu biết về cách phòng trừ, diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.
a) Tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ:
- Đối tượng: Kỹ thuật Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật, nhân viên kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp xã (trung bình 30 người/lớp).
- Nội dung: Mỗi lớp được tiến hành trong 02 ngày.
- Thời gian và số lượng: Mỗi năm tổ chức 17 lớp.
b) Tập huấn nâng cao nhận thức cho người sản xuất:
- Đối tượng: Các hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp (50 người/lớp).
- Nội dung: Mỗi lớp được tiến hành trong 02 ngày.
- Thời gian và số lượng:
Năm 2021: 230 lớp (trung bình 10 lớp/quận, huyện có sản xuất nông nghiệp x 23 quận, huyện);
Năm 2022-2024 là 460 lớp (trung bình 05 lớp/quận, huyện có sản xuất nông nghiệp x 23 quận, huyện).
c) Hội nghị đánh giá công tác diệt chuột hàng năm và giai đoạn 2021-2025.
Để phát động chiến dịch phòng chống, diệt chuột và đánh giá công tác diệt chuột; hàng năm Thành phố tổ chức 01 hội nghị phát động chiến dịch diệt chuột tập trung và 01 hội nghị tổng kết công tác diệt chuột.
3. Công tác tổ chức diệt chuột
Hàng năm toàn Thành phố tổ chức 4-5 chiến dịch diệt chuột tập trung bằng thuốc diệt chuột nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam ưu tiên các loại thuốc sinh học; thuốc ít độc hại với người, vật nuôi và môi trường.
- Vụ xuân tổ chức 01 chiến dịch vào tháng 3.
- Vụ mùa tổ chức 02 chiến dịch: 01 chiến dịch (giai đoạn chuyển giao giữa vụ xuân và vụ mùa) và 01 chiến dịch vào giai đoạn sau khi cấy xong (tháng 7).
- Vụ đông 01 chiến dịch vào tháng 10.
- Hỗ trợ thuốc diệt chuột cho 100% diện tích đất gieo trồng hàng vụ, bỏ hoang, xen kẹt, chuyển đổi sang sản xuất đa canh,...
- Thử nghiệm diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt ở một số địa phương có nhiều diện tích xen kẹt, chuyển đổi sang sản xuất đa canh,... để hướng dẫn, chuyển giao cho các địa phương thực hiện.
- Năm 2021 đến năm 2025 thử nghiệm diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt tại 20 xã có nhiều diện tích xen kẹt và chuyển đổi sang sản xuất đa canh trên địa bàn Thành phố.
- Thành phố hỗ trợ bẫy bán nguyệt cho các xã làm thử nghiệm diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt, các xã triển khai diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt khoảng 100 bẫy/ha và hỗ trợ diện tích xen kẹt và chuyển đổi sang sản xuất đa canh.
- Ngân sách Thành phố bố trí kinh phí mua thuốc diệt chuột để thực hiện các chiến dịch diệt chuột tập trung trên địa bàn Thành phố; bẫy bán nguyệt để làm thử nghiệm diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt.
- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ mua mồi thực hiện các đợt diệt chuột tập trung; mua bẫy thủ công vào các đợt khác tùy vào tình hình sản xuất thực tế tại địa phương.
- Ngân sách cấp xã, tổ chức và cá nhân hỗ trợ nhân công, thực hiện công tác diệt chuột tại địa phương đảm bảo hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hàng năm xây dựng Kế hoạch phòng trừ, diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng đối với kinh phí ngân sách cấp Thành phố để tổ chức thực hiện.
- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, không chồng chéo theo đúng quy định của pháp luật.
2. Sở Tài chính
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Các sở, ban, ngành liên quan
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung Kế hoạch.
- Các cơ quan thông tin truyền thông, các tổ chức đoàn thể thuộc Thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác tuyên truyền về công tác phòng trừ, diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách cấp mình để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ Kế hoạch của Thành phố, xây dựng và tổ chức Kế hoạch diệt chuột của đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan thông tin truyền thông của Thành phố chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền công tác diệt chuột để nhân dân biết, chủ động tham gia thực hiện.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị trên địa bàn, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.
(Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 02/6/2020 của UBND thành phố Hà Nội về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025).
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 259/KH-UBND năm 2019 về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 2Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2020 về tổ chức cộng đồng quản lý chuột hại bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2021 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Kế hoạch 4335/KH-UBND năm 2021 về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2022 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 4Quyết định 123/QĐ-UBND về mua sắm thuốc diệt chuột phục vụ vụ Đông Xuân năm 2023 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 về diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1Công văn 2475/BVTV-TV năm 2015 về Quy trình kỹ thuật phòng, chống chuột hại cây trồng do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 2Chỉ thị 9864/CT-BNN-BVTV năm 2018 về tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Kế hoạch 259/KH-UBND năm 2019 về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 4Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2020 về tổ chức cộng đồng quản lý chuột hại bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2021 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Kế hoạch 4335/KH-UBND năm 2021 về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2022 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 6Quyết định 123/QĐ-UBND về mua sắm thuốc diệt chuột phục vụ vụ Đông Xuân năm 2023 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 7Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 về diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2022 về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 209/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/08/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định