Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/KH-UBND

 Tiền Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN SỬ DỤNG VĂN BẢN ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN 2015

Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; căn cứ Công văn số 1777/BTTTT-ƯDCNTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng lộ trình bắt buộc thực hiện việc trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện việc trao đổi, sử dụng văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2015, với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU ĐẾN 2015

1. 100% cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp xã trở lên được cấp hộp thư điện tử để phục vụ trao đổi văn bản và xử lý công việc.

2. 100% các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được trang bị, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành và kết nối liên thông với nhau.

3. Trong hoạt động nội bộ của mỗi cơ quan, đơn vị: 80% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử và 10% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi có kèm theo văn bản giấy;

4. Trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị: 50% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử và 30% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi có kèm theo văn bản giấy;

5. 30% các văn bản, tài liệu của các cơ quan, đơn vị được số hóa để lưu trữ phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm và xử lý thông tin của cán bộ, công chức, viên chức qua mạng.

6. 100% các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh được đăng tải trên Cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh.

7. Triển khai ứng dụng chữ ký số vào trong hoạt động trao đổi văn bản điện tử tại 30% các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

II. CÁC NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2015

1. Sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử trong hoạt động nội bộ cơ quan

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện chỉ đạo cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị mình có trách nhiệm sử dụng thư điện tử công vụ được cấp một cách hiệu quả để trao đổi thông tin và một số văn bản theo quy định trong xử lý công việc nhằm thay đổi lề lối, thói quen làm việc trên giấy, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã từng bước triển khai, ứng dụng rộng rãi hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành đến cấp xã.

- Bảo đảm đạt mục tiêu đến năm 2015 có 80% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi trong các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

2. Sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước hoặc với tổ chức doanh nghiệp, cá nhân:

- Sử dụng các Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị để đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật.

- Tăng cường trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị: 50% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử và 30% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi có kèm theo văn bản giấy.

- Thực hiện triển khai ứng dụng chữ ký số trong các hệ thống thông tin nhằm thay thế dần văn bản giấy sang văn bản điện tử có chữ ký số qua mạng.

3. Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật:

- Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân cấp huyện nâng cấp, bảo trì hệ thống mạng nội bộ (LAN) của cơ quan, đơn vị đảm bảo thực hiện kết nối thông suốt giữa các mạng LAN của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Mở rộng hệ thống thư điện tử công vụ đảm bảo hoạt động ổn định và mở rộng cấp hộp thư điện tử cho cán bộ công chức cấp xã.

- Sử dụng hiệu quả đường truyền số liệu chuyên dùng kết nối giữa các cơ quan nhà nước với nhau, đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong trao đổi, khai thác thông tin.

- Đảm bảo đường truyền số liệu chuyên dùng thông suốt, an toàn bảo mật để kết nối giữa các mạng LAN của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

4. Xây dựng và ban hành các quy định đối với sử dụng văn bản điện tử

- Ban hành các văn bản của tỉnh, theo thẩm quyền về tăng cường quản lý, sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tốt cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu tăng cường sử dụng văn bản điện tử.

5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nhân lực:

- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn mở rộng về sử dụng thư điện tử công vụ cho toàn bộ cán bộ, công chức cấp xã.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nâng cao về sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho các đơn vị và mở rộng đến cấp xã nhằm nâng cao hiệu suất lao động, tiết kiệm văn bản giấy tờ hành chính.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước nhận thức rõ vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong đó có việc trao đổi hồ sơ, sử dụng văn bản điện tử trong công việc.

III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

Stt

Nội dung thực hiện

Hiện trạng

2014

2015

1. Sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động nội bộ cơ quan

1

Tỉ lệ văn bản trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử (%)

20%

55%

80%

2

Tỉ lệ văn bản trao đổi dưới dạng điện tử kèm văn bản giấy (%)

20%

15%

10%

3

Các loại văn bản điện tử trao đổi dưới dạng điện tử kèm văn bản giấy.

Tờ trình, báo cáo hàng năm; Kế hoạch triển khai, kế hoạch dài hạn; báo cáo chuyên đề; báo cáo sự việc lên cấp trên trực tiếp

Tờ trình, báo cáo hàng năm; Kế hoạch triển khai, kế hoạch dài hạn; báo cáo chuyên đề; báo cáo sự việc lên cấp trên trực tiếp; các văn bản chỉ đạo giải quyết, trả lời, đề xuất.

Tờ trình, báo cáo hàng năm; Kế hoạch triển khai, kế hoạch dài hạn; báo cáo chuyên đề; báo cáo sự việc lên cấp trên trực tiếp; các văn bản chỉ đạo giải quyết, trả lời, đề xuất.

4

Tỉ lệ hình thức hồ sơ, văn bản điện tử được trao đổi:

- Văn bản có chữ ký số

- Văn bản không có chữ ký số, được số hóa từ văn bản giấy

 

 

0%

5%

 

 

5%

15%

 

 

15%

30%

5

Tỉ lệ văn bản, tài liệu lưu trữ được số hóa phục vụ tra cứu, tìm kiếm và xử lý thông tin

10%

20%

30%

6

Các loại hồ sơ, văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

Thư mời, chương trình, thông báo, lịch công tác; văn bản dự thảo, trao đổi.

Thư mời hội nghị, mời họp kèm theo tài liệu phục vụ, chương trình họp; thông báo; báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng; chương trình, kế hoạch cho từng đợt công tác; lịch công tác; văn bản dự thảo để xin ý kiến góp ý; văn bản dự thảo để trình ký; văn bản điều hành trong nội bộ từng cơ quan; tài liệu gửi đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân để biết, phối hợp.

Thư mời hội nghị, mời họp kèm theo tài liệu phục vụ, chương trình họp; thông báo; báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng; chương trình, kế hoạch cho từng đợt công tác; lịch công tác; văn bản dự thảo để xin ý kiến góp ý; văn bản dự thảo để trình ký; văn bản điều hành trong nội bộ từng cơ quan; tài liệu gửi đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân để biết, phối hợp.

2. Trao đổi giữa các cơ quan nhà nước hoặc với tổ chức doanh nghiệp, cá nhân

1

Tỉ lệ hồ sơ, văn bản trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử

20%

30%

50%

2

Các loại hồ sơ, văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử

Thông báo, Công văn đến

Giấy mời, Văn bản góp ý, Văn bản để biết, để báo cáo, Hồ sơ trình xử lý công việc

Báo cáo, chương trình, đề tài, kế hoạch, dự án, Thủ tục hành chính

3

Tỉ lệ hồ sơ, văn bản trao đổi dưới dạng điện tử kèm văn bản giấy (%)

20%

25%

30%

4

Các loại hồ sơ, văn bản điện tử trao đổi dưới dạng điện tử kèm văn bản giấy

Thông báo, công văn đến

Giấy mời, hồ sơ trình xử lý công việc, tài liệu trao đổi, thủ tục hành chính

Quyết định, quy chế, chương trình, đề tài, kế hoạch, dự án, thủ tục hành chính

5

Tỉ lệ hình thức hồ sơ, văn bản điện tử được trao đổi:

- Văn bản có chữ ký số (%)

- Văn bản không có chữ ký số, được số hóa từ văn bản giấy

 

 

0%

 

5%

 

 

5%

 

15%

 

 

10%

 

20%

6

Tỉ lệ tài liệu, văn bản hành chính đã được xác thực bằng chữ ký số và gửi qua mạng không gửi thêm văn bản giấy (%)

0%

5%

20%

7

Tỉ lệ đăng tải các văn bản QPPL và chỉ đạo điều hành trên cổng/trang thông tin điện tử (%)

20%

70%

100%

8

Tỉ lệ cách thức trao đổi văn bản điện tử (thư điện tử/hệ thống quản lý văn bản và điều hành)

20%

40%

50%

3. Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật

1

Tỉ lệ kết nối mạng liên thông giữa các cơ quan nhà nước cấp dưới

70%

100%

100%

2

Tỉ lệ các cơ quan nhà nước được trang bị hệ thống quản lý văn bản và điều hành (%)

80%

100%

100%

3

Tỉ lệ triển khai cấp chữ ký số (%)

0%

5%

15%

4

Tỉ lệ cán bộ được cấp phát hộp thư điện tử (%)

80%

90%

100%

5

Tỉ lệ máy tính trên cán bộ (%)

90%

95%

98%

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản, các quy định liên quan đến hoạt động trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện thành phố triển khai ứng dụng chữ ký số để phục vụ gửi nhận văn bản điện tử giữa cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, tham mưu chỉ đạo sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và điều hành, triển khai nhân rộng phần mềm, góp phần tăng cường trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn.

- Tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng văn bản điện tử; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch này.

- Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch này; định kỳ 6 tháng, cả năm có sơ kết thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.

2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Cung cấp hộp thư điện tử công vụ của tỉnh đảm bảo 100% các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức từ cấp xã trở lên được cấp một hộp thư điện tử công vụ của tỉnh.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng nguồn ngân sách, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện theo Kế hoạch này.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối ngân sách, các nguồn kinh phí đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn 5 năm để thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch này.

5. Các sở, ngành khác và UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Căn cứ vào kế hoạch để thực hiện; trường hợp còn vướng mắc thì liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn thực hiện. Trong phạm vi, quyền hạn được giao, tổ chức kiểm tra, quản lý về hoạt động trao đổi, sử dụng văn bản điện tử trong nội bộ cơ quan, đơn vị.

- Chủ động đầu tư, bố trí trang thiết bị, nguồn lực công nghệ thông tin, đào tạo công chức đáp ứng cho yêu cầu của Kế hoạch./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Đức

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 204/KH-UBND thực hiện sử dụng văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2015

  • Số hiệu: 204/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 11/12/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
  • Người ký: Trần Thanh Đức
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản