- 1Luật trẻ em 2016
- 2Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em
- 3Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 4Quyết định 1591/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 199/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 31 tháng 01 năm 2024 |
Thực hiện Quyết định số 1591/QĐ-TTg ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi, giai đoạn 2024 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích
Trẻ em được chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả, chất lượng, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp được giao tại kế hoạch; tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ngành, các cấp chính quyền trong triển khai, thực hiện các hoạt động về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi, bảo đảm trẻ em được chăm sóc phát triển toàn diện.
- Phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng.
- Phấn đấu 100% trẻ em mồ côi được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời tại các cơ sở trợ giúp xã hội, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng thực hiện
- Trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần; trẻ em mồ côi.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Thời gian thực hiện: từ năm 2024 đến năm 2030.
3. Phạm vi thực hiện: trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi với các hình thức, mô hình đa dạng, linh hoạt, trong đó chú trọng chăm sóc thay thế cho trẻ em tại gia đình. Rà soát, hoàn thiện các chính sách, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung, làng trẻ em SOS.
- Ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác trẻ em nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi nói riêng nhằm cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về trẻ em, trẻ em mồ côi.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng, xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi.
- Tăng cường phối hợp liên ngành (giữa các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, chính quyền địa phương trong tỉnh) để triển khai, thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp, nội dung về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi; phòng ngừa và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em; giảm thiểu trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi, trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng.
- Lồng ghép thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi với việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan do các ngành, các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai thực hiện để tận dụng nguồn lực sẵn có, tối đa hóa kết quả, hiệu quả.
- Thực hiện rà soát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc hoặc những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi.
- Tiếp tục đổi mới hoạt động truyền thông, đa dạng sản phẩm và hình thức truyền thông, giáo dục, vận động người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội (trên phương tiện thông tin đại chúng, trên môi trường mạng và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng), cụ thể như:
+ Tổ chức truyền thông, cung cấp các thông tin về quyền trẻ em, kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi.
+ Tổ chức truyền thông, trang bị kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em (chú trọng rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột và duy trì các mối quan hệ lành mạnh nhằm giảm các nguy cơ rối loạn tâm thần cho trẻ em).
+ Lồng ghép phổ biến, truyền thông các nội dung về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi trong các sự kiện, đợt cao điểm truyền thông đảm bảo quyền trẻ em (như: Tháng hành động vì trẻ em, tết Trung thu, tết Nguyên đán, v.v..); trong các môn học và hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, thể thao dành cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội v.v...; trong các hội nghị, hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên các cấp, các ngành làm công tác trẻ em.
+ Đăng tải, cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành, cơ quan, đơn vị và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Bình các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác trẻ em và các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi cần được hỗ trợ, trợ giúp nhằm kêu gọi, vận động sự hỗ trợ nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội.
+ Xây dựng, sản xuất và nhân bản các sản phẩm, ấn phẩm truyền thông, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương1; sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, các phim phóng sự về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi.
+ Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình và các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng tăng cường đưa tin, phát sóng các thông điệp, phóng sự, tin, bài về trách nhiệm của các cơ quan chức năng, gia đình và cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi.
+ Triển khai gửi tin nhắn với các nội dung, thông điệp bảo vệ trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi tới các thuê bao điện thoại di động trên phạm vi toàn tỉnh.
- Phát động phong trào toàn dân nâng cao sức khỏe gắn với phòng, chống rối loạn sức khỏe tâm thần, trong đó chú trọng xây dựng, triển khai các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh trong trường học và tại cộng đồng; tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình, chương trình hỗ trợ, chăm sóc trẻ em mồ côi2.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành về hỗ trợ, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi, cụ thể:
+ Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên các cấp, các ngành làm công tác trẻ em và đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
+ Ngành Y tế tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh và cộng tác viên tại cộng đồng.
+ Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng về chăm sóc thay thế và bảo vệ trẻ em cho người chăm sóc thay thế trẻ em, trẻ em mồ côi.
4. Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em toàn diện và liên tục
- Tăng cường các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu trong phòng ngừa và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em; củng cố công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Phát triển dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện sớm, tư vấn tham vấn cho trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ rối loạn tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng; xây dựng mạng lưới dịch vụ, kết nối, chuyển tuyến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; phát triển chương trình tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học; triển khai giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh; phát triển mạng lưới giáo viên, nhân viên, cộng tác viên có kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh tại các các cơ sở giáo dục phổ thông.
5. Phát triển dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi
- Trẻ em mồ côi được chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc thay thế phù hợp và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu để phát triển toàn diện. Ưu tiên chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi tại gia đình bởi người thân thích, người không thân thích, nhận con nuôi.
- Phát triển mạng lưới dịch vụ tìm gia đình chăm sóc thay thế, tư vấn, hỗ trợ các gia đình về chăm sóc thay thế. Tăng cường dịch vụ công tác xã hội triển khai chăm sóc thay thế trẻ em. Hướng dẫn tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp các dịch vụ cho trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội và làng trẻ em SOS theo quy định pháp luật.
- Tăng cường chuyên trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tập trung về các cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế, nhận con nuôi.
- Phát động, duy trì phong trào xã hội tham gia chăm sóc, hỗ trợ trẻ em mồ côi, gia đình, cá nhân nhận chăm sóc thay thế, nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi.
- Củng cố, kiện toàn “Tổ chức phối hợp liên ngành” về bảo vệ trẻ em các cấp nhằm triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp, biện pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ em và cung cấp các dịch vụ trợ giúp phù hợp cho trẻ em, trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa các sở, ngành, tổ chức đoàn thể liên quan trong việc triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi phù hợp với từng đối tượng.
- Xây dựng các cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác đào tạo, tập huấn, truyền thông, giáo dục, tư vấn và chăm sóc, sàng lọc, điều trị, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần của trẻ em.
- Tăng cường phối hợp, kết nối giữa nhà trường, gia đình trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn và chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi.
- Phối hợp, triển khai, thực hiện có hiệu quả các chính sách trợ giúp xã hội, chính sách về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội dành cho trẻ em để nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu vì trẻ em trên địa bàn tỉnh.
+ Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ côi theo quy định của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Thực hiện kịp thời việc chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi theo quy định của Luật Trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. Ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ em mồ côi được chăm sóc thay thế bởi người thân thích nhằm giúp trẻ em được sống trong môi trường gia đình và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em (việc trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp sau cùng).
+ Thực hiện kịp thời việc đăng ký khai sinh, thủ tục pháp lý đối với trẻ em mồ côi được người thân, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; trợ giúp pháp lý cho trẻ em mồ côi theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
+ Thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em mồ côi đảm bảo theo quy định của pháp luật; chỉ đạo các cơ sở y tế quan tâm chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cho trẻ em mồ côi được tiếp cận các dịch vụ điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành pháp luật, chính sách về công tác trẻ em (trong đó có nội dung về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi); tăng cường xử phạt vi phạm hành chính (chưa đến mức xử lý hình sự) đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trong vi phạm quyền trẻ em.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở trợ giúp xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực trạng trẻ em bị rối loạn sức khỏe tâm thần và trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện rà soát, thu thập thông tin về tình hình trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi, trẻ em mồ côi được chăm sóc thay thế; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em và trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi tại các địa phương.
- Tích cực huy động, vận động sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và người dân trong toàn xã hội tham gia thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi và phòng ngừa các yếu tố, nguy cơ gây rối loạn sức khỏe tâm thần trẻ em, trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
- Tăng cường sự phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, vận động nguồn lực để tổ chức thực hiện các hoạt động, mô hình về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi hiệu quả và bền vững.
1. Kinh phí thực hiện chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các nguồn huy động, vận động hợp pháp khác từ các nhà tài trợ trong và ngoài nước, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chương trình.
2. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo nội dung chương trình, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ từ nguồn kinh phí:
- Đối với các huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
- Đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở nguồn dự toán kinh phí được giao, trong đó có lồng ghép các chương trình, đề án, dự án khác, kết hợp các nguồn huy động, vận động hợp pháp khác để hoàn thành nhiệm vụ.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức truyền thông, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên các cấp, các ngành làm công tác trẻ em và đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trực tiếp chăm sóc trẻ mồ côi; cán bộ, nhân viên công tác xã hội trong các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em ở cộng đồng.
- Chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội tỉnh tích cực huy động, vận động sự đóng góp nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để hỗ trợ, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là việc nhận đỡ đầu, chăm sóc trẻ em mồ côi) đến khi các em đủ 18 tuổi để giúp các em có điều kiện ổn định đời sống, học tập, hoà nhập cộng đồng và phát triển toàn diện.
- Phát triển dịch vụ tư vấn, tham vấn cho trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ rối loạn tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng; phát triển mạng lưới dịch vụ và kết nối chuyển tuyến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; triển khai chương trình tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Theo dõi đôn đốc, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) về công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
- Chủ trì triển khai chỉ đạo củng cố công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phát triển hệ thống dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em;
- Hướng dẫn chuyên môn về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ em có nguy cơ và có rối loạn tâm thần;
- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, chuyên môn, hướng dẫn chuyên môn về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ em có nguy cơ và có rối loạn tâm thần; nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế, cộng tác viên y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em.
- Chủ trì, triển khai công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, học sinh trong trường học. Tăng cường chăm sóc, quản lý sức khỏe tâm thần học sinh (bao gồm: tổ chức đánh giá sức khỏe định kỳ của học sinh, kết hợp lồng ghép các hoạt động sàng lọc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần và dự phòng các yếu tố nguy cơ của rối loạn sức khỏe tâm thần học sinh; xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục, chăm sóc, hỗ trợ, phòng ngừa và can thiệp sớm đối với các trường hợp học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học, chú trọng đến yếu tố giới và nhạy cảm về giới phù hợp với lứa tuổi học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thường xuyên cập nhật dữ liệu học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần vào cơ sở dữ liệu sức khỏe học sinh của ngành Giáo dục, v.v...).
- Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong trường học; hướng dẫn công tác chăm sóc, phục hồi khả năng học tập và học nghề cho học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần; lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, học sinh tại các cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thường xuyên theo dõi, nắm thông tin, hồ sơ riêng của trẻ em mồ côi; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ giáo dục cho trẻ em mồ côi; quan tâm huy động, vận động nguồn kinh phí để hỗ trợ sách vở, đồ dùng, thiết bị phục vụ học tập, miễn giảm học phí, học bổng hỗ trợ học tập lâu dài để giúp cho trẻ em mồ côi có điều kiện học tập đầy đủ.
- Tổ chức truyền thông, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên giáo dục, phụ huynh và học sinh trong các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện kịp thời việc đăng ký khai sinh, thủ tục pháp lý đối với trẻ em mồ côi được người thân, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; trợ giúp pháp lý cho trẻ em mồ côi theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Hằng năm, cân đối ngân sách nhà nước, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí theo đúng quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng, trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành và địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; các hoạt động, biện pháp và mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động trên địa bàn tỉnh hỗ trợ gửi tin nhắn về các nội dung, thông điệp bảo vệ trẻ em, chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi tới các thuê bao điện thoại di động trên phạm vi toàn tỉnh.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đến cán bộ, hội viên, đoàn viên; thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục đến các thành viên, hội viên nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ trẻ em nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi nói riêng.
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi.
8. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi; dành thời lượng, bố trí tin, bài, chuyên đề phù hợp để thông tin, tuyên truyền nội dung về Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu của kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Ưu tiên bố trí nguồn lực, nhân lực của địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện mục tiêu của kế hoạch; tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi, trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách về trẻ em nói chung và chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi nói riêng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quyền trẻ em.
- Xây dựng, thí điểm các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, góp phần đảm bảo cho trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện.
Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với đặc điểm, tình hình của ngành, của địa phương. Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), đưa nội dung báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch trong báo cáo thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 520/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 3Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2024-2030, trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Luật trẻ em 2016
- 2Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em
- 3Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 4Quyết định 1591/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 520/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 7Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2024-2030, trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi, giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 199/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 31/01/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Hồ An Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định