Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1951/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 25 tháng 05 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025” TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” tại tỉnh Ninh Thuận với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT ở tỉnh và các huyện, thành phố; đổi mới nội dung, phương pháp dạy-học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GD&ĐT.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu
a) Chỉ tiêu đến năm 2020
- Trong công tác quản lý, điều hành:
+ Hình thành cơ sở dữ liệu (CSDL) toàn ngành GD&ĐT: Hệ thống thông tin và CSDL quản lý học sinh trong toàn tỉnh; Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; Hệ thống thông tin và CSDL quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
+ 100% các cơ quan quản lý giáo dục triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử: quản lý văn bản (đi, đến), quản lý công việc,... đảm bảo kết nối liên thông văn bản điện tử giữa các cơ quan (theo quy định tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử).
+ 50% cuộc họp, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn giữa Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và đối với các đơn vị trực thuộc được áp dụng hình thức trực tuyến.
+ 50% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning);
+ Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại Sở GD&ĐT và 100% cơ quan quản lý giáo dục triển khai dịch vụ xét tuyển trực tuyến vào đầu cấp học, đặc biệt các dịch vụ công phục vụ phụ huynh, học sinh (cung cấp đầy đủ các loại mẫu đơn, nộp hồ sơ trực tuyến, công khai danh sách đăng ký, công khai kết quả xét tuyển và trả kết quả qua mạng).
- Trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy-học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý:
+ Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên: Hình thành kho học liệu số dùng chung toàn ngành, gồm: Bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác.
+ 70% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý trong trường phổ thông (quản lý học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất...) theo hình thức trực tuyến. Trong đó 50% trường học sử dụng sổ quản lý điện tử và in ra được sổ điện tử đảm bảo đúng nội dung, đúng mẫu theo quy định. Chính thức đưa vào sử dụng sổ điện tử thay cho sổ giấy thông thường.
b) Định hướng đến năm 2025
Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. CNTT trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy-học, kiểm tra đánh giá trong GD&ĐT.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Triển khai, đưa vào sử dụng hệ thống CNTT theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT ở các cơ quan quản lý, cơ sở GD&ĐT; chú trọng hệ thống CNTT cho các phòng thí nghiệm ở các cơ sở giáo dục; ưu tiên lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, đề án, dự án hiện có, thuê dịch vụ CNTT và xã hội hóa.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn ngành GD&ĐT; ưu tiên triển khai theo hình thức thuê dịch vụ CNTT.
2. Triển khai hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu
a) Triển khai hệ thống thông tin quản lý toàn ngành GD&ĐT đáp ứng yêu cầu kết nối, liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin đối với các hệ thống thông tin từ Sở GD&ĐT đến các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục.
b) Triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử và liên thông toàn ngành; hệ thống họp, hội thảo, tập huấn chuyên môn qua mạng; bổ sung, cập nhật các dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3, đẩy mạnh ứng dụng CNTT tuyển sinh đầu cấp học.
c) Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cổng thông tin điện tử của Sở GD&ĐT, các website thành phần và thư điện tử trong ngành GD&ĐT theo Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ GD&ĐT. Tổ chức đánh giá, xếp hạng các website thành phần trong Cổng thông tin điện tử.
d) Quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý thi, xếp thời khóa biểu, sổ quản lý điện tử; tích hợp với trang tin điện tử của nhà trường trên môi trường mạng ở tất cả các cấp học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
3. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học
a) Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác.
b) Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá tập trung qua mạng phục vụ học sinh, giáo viên giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
c) Ứng dụng dạy-học thông minh ở các cơ sở GD&ĐT, địa phương có đủ điều kiện trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả.
d) Triển khai hệ thống học tập trực tuyến tại các trường THPT; lựa chọn, sử dụng các bài giảng trực tuyến của nước ngoài phù hợp với điều kiện trong nước.
4. Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
a) Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên trực tuyến, trên môi trường mạng, thường xuyên cập nhật nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT.
b) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
c) Thí điểm bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng sử dụng CNTT tiếp cận chuẩn quốc tế tại một số cơ sở GD&ĐT, địa phương có đủ điều kiện và yêu cầu cao về nhân lực ứng dụng CNTT.
5. Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức và hiệp hội công nghệ thông tin trong và ngoài nước
a) Tăng cường hợp tác, giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến về công nghệ thông tin áp dụng, triển khai trong lĩnh vực GD&ĐT.
b) Thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức hợp tác công tư (PPP) để đầu tư xây dựng các hệ thống CNTT trong lĩnh vực GD&ĐT, ưu tiên xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến, hệ thống học tập trực tuyến, kho học liệu số dùng chung, cơ sở dữ liệu toàn ngành.
c) Ưu tiên thuê dịch vụ công nghệ thông tin do các doanh nghiệp cung cấp phục vụ lĩnh vực GD&ĐT.
6. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực GD&ĐT.
a) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, dạy-học, nghiên cứu khoa học.
b) Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy-học, kiểm tra, đánh giá.
7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường giám sát, đánh giá.
a) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy-học, nghiên cứu khoa học.
c) Hàng năm, tổ chức đánh giá, công bố chỉ số xếp hạng công tác ứng dụng CNTT của các cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu đồng thời nhắc nhở, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy-học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học.
III. KINH PHÍ, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1. Kinh phí
a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho sự nghiệp GD&ĐT hằng năm; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nguồn thu của các cơ sở GD&ĐT; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.
2. Cơ chế tài chính
a) Kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm.
b) Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình; đề án, dự án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; đề xuất, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
b) Cụ thể hóa các nội dung của Kế hoạch trong các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trung hạn và hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định điều kiện hoạt động GD&ĐT, công nhận văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng GD&ĐT trên môi trường mạng, điều kiện hoạt động trực tuyến và hướng dẫn triển khai thực hiện.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin, phát triển nhân lực công nghệ thông tin của Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành, địa phương có liên quan bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện Kế hoạch; giao, phân bổ dự toán chi ngân sách; cấp phát kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành, địa phương có liên quan bố trí vốn đầu tư phát triển theo cơ chế hỗ trợ để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quản lý đầu tư thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, giải pháp của Kế hoạch để cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý triển khai và bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
b) Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, hoặc điều chỉnh cho phù hợp, yêu cầu các đơn vị báo cáo bằng văn bản về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Quyết định 117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 2Kế hoạch 487/KH-UBND năm 2018 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025
- 3Kế hoạch 4575/KH-UBND năm 2018 về tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Thông tư 53/2012/TT-BGDĐT quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở, phòng giáo dục và đào tạo và cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 117/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Quyết định 117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 5Kế hoạch 487/KH-UBND năm 2018 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025
- 6Kế hoạch 4575/KH-UBND năm 2018 về tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Kế hoạch 1951/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 1951/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lê Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra