- 1Luật Thanh niên 2005
- 2Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 5Chỉ thị 296/CT-TTg năm 2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 30/2010/TTLT/BGDĐT-BTP hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tư pháp ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1939/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 -2015
Căn cứ Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Quyết định số 6028/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2011 – 2020;
Ủy ban nhân dân thành phố đề ra kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2011 – 2015 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Xây dựng thế hệ thanh niên thành phố giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng sống và ý chí vươn lên, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thành phố.
2. Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách đảm bảo cho thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong học tập, nghiên cứu khoa học, việc làm, vui chơi giải trí và trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nâng cao nhận thức về phát triển thanh niên; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và pháp luật cho thanh niên;
4. Từng bước phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2011 – 2015 một cách thiết thực, có hiệu quả.
II. NỘI DUNG
Thực hiện những nội dung trong Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2011- 2020 theo Quyết định số 6028/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố giai đoạn 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015 như sau:
1. Hàng năm, 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh và sinh viên; 70% thanh niên nông thôn, đô thị và công nhân được học Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đời sống, học tập và việc làm của thanh niên, về tình hình, nhiệm vụ cách mạng của đất nước và thành phố; 100% thanh niên học sinh, sinh viên được học tập chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị cơ bản; được phổ biến, học tập các Nghị quyết của Thành ủy liên quan đến thanh niên.
Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% bí thư chi đoàn có trình độ sơ cấp lý luận chính trị, 80% cán bộ đoàn cấp phường xã, thị trấn có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên và 60% từ cấp quận - huyện và tương đương trở lên có trình độ Cao cấp chính trị.
2. Mỗi năm giải quyết việc làm cho ít nhất 100.000 thanh niên, trên 80% thanh niên được tư vấn về nghề nghiệp và việc làm. Giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên xuống dưới 4%.
3. Đảm bảo 100% thanh niên trước khi đi lao động ở nước ngoài được học tập phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp lý có liên quan về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.
4. Phấn đấu đến năm 2015, ít nhất có 80% thanh niên được trang bị kỹ năng sống, kiến thức bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình và bồi dưỡng kỹ năng làm cha, mẹ cho thanh niên đến tuổi kết hôn.
5. Đến năm 2015, có 70% thanh niên đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương, 100% thanh niên học sinh được giáo dục hướng nghiệp, trên 90% thanh niên trong lực lượng lao động được đào tạo các trình độ phù hợp với việc làm. Tỷ lệ lao động trẻ qua đào tạo làm việc trong các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ trình độ cao và các ngành công nghiệp, dịch vụ trọng điểm của thành phố (điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí tự động, hóa chất, chế biến thực phẩm, tài chính - tín dụng - ngân hàng, du lịch - khách sạn - nhà hàng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội) đạt 100%.
6. Hàng năm, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý nhà nước , kỹ năng công tác cho ít nhất 60% cán bộ, công chức trẻ (nhất là đội ngũ cán bộ trẻ cấp xã, phường, thị trấn).
7. Hàng năm tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho 90% thanh niên thành phố và thanh niên lao động ở các khu công nghiệp và khu chế xuất.
8. Đến năm 2015, 100% học sinh trung học phổ thông đạt trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020”.
9. Đảm bảo 100% thanh niên trong độ tuổi được phổ biến và thực hiện tốt Luật Nghĩa vụ quân sự; 100% thanh niên lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên thực hiện tốt chương trình huấn luyện, tích cực tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; 100% thanh niên học sinh, sinh viên được học tập chương trình giáo dục quốc phòng trong nhà trường.
10. Nâng cao tỷ lệ thanh niên thường xuyên luyện tập thể dục , thể thao và rèn luyện thân thể. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ thanh niên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao đạt 90%; chiều cao trung bình nam, nữ thanh niên tăng thêm từ 3 – 5 cm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015.
- Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Thành phố kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên tại các sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện; đôn đốc, kiểm tra các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận – huyện trong việc xây dựng lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm tại cơ quan, đơn vị.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về thanh niên cho đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách và những người không chuyên trách làm công tác thanh niên giai đoạn 2011 – 2015.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận – huyện và Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức đánh giá việc triển khai thực hiện Luật Thanh niên năm 2005 và tác động của Luật Thanh niên trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Nội vụ và Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2015.
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức sơ kết việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên vào cuối năm 2015.
2. Thành đoàn TNCS Hồ chí Minh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận – huyện tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; giáo dục chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh và tuyên truyền phổ biến Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước cho thanh niên bằng việc phát động và thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường việc nắm bắt tình hình tư tưởng của thanh niên thành phố.
- Nâng cao hiểu biết của đoàn viên, thanh niên về tình hình của thành phố, đất nước và thế giới và các vấn đề mà các thế lực thù địch đang lợi dụng thanh niên để chống phá đất nước.
- Tập trung xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tinh thần yêu nước, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên. Định hướng cho thanh niên tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại; phát động phong trào học tập, tìm hiểu, tổ chức các chương trình hành động nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, lịch s ử, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tăng cường phối hợp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị; chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội chăm lo giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của thanh niên; đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp; xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Tham mưu Thường trực Thành ủy triển khai, chỉ đạo thực hiện đồng bộ Quy chế cán bộ Đoàn trong toàn thành phố; đảm bảo thực hiện tốt công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bố trí đầu ra cho cán bộ Đoàn chuyên trách khi trưởng thành Đoàn.
- Nghiên cứu, hoàn chỉnh các đề tài: “Tổng quan về tình hình thanh niên thành phố, tình hình tư tưởng, dự báo biến đổi về cơ cấu nguồn nhân lực trẻ thành phố; các tác nhân ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách thanh niên; xây dựng chuẩn mực đạo đức và hình mẫu người thanh niên thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố văn minh, hiện đại”.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển thanh niên của thành phố vào quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của thành phố đến năm 2015, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
- Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học nhằm chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động to àn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là các ở các quận vùng ven và ở các huyện thuộc thành phố.
- Quy hoạch mạng lưới trường lớp, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tạo điều kiện và đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp, sửa chữa trường lớp; đẩy mạnh việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tại các quận huyện; thực hiện thành công đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi”.
- Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống trường lớp đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt quan tâm đến các trường ở khu vực vùng ven, nông thôn, khu vực có mức độ tăng dân số cơ học cao, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nội dung đào tạo các trường ngoài công lập; 100% trường trung học phổ thông và trung học cơ sở có bộ phận tư vấn tâm lý và hướng nghiệp. Đến năm 2015, đảm bảo mạng lưới trường học đáp ứng nhu cầu học sinh; tất cả quận phải có trường chuẩn quốc gia mức độ 1 ở các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; mỗi quận có 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 ở các bậc học.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, vận dụng các nguồn lực xã hội nhằm đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, thực hiện nội dung “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặt, đủ sách vở), giúp học sinh hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện đến trường. Tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đưa nhiều mô hình dạy và học tiên tiến trên thế giới vào ứng dụng trong thực tiễn, tạo điều kiện để các trường trang bị những phương tiện dạy học hiện đại, làm tốt công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên hàng năm, duy trì và thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của ngành: cuộc vận động “ Hai không” (nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục),
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đặc biệt, thực hiện thành công đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020”.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, thành lập các câu lạc bộ kỹ năng, xây dựng và thực hiện các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, tiếp tục đẩy mạnh việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong các bộ môn chính khóa.
- Tham mưu cho thành phố quản lý, phát triển lĩnh vực giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và phối hợp đào tạo bổ sung nguồn nhân lực cho thành phố; tiếp tục củng cố tổ chức, hoàn thiện quy chế hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học; xây dựng quy chế quản lý thống nhất các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố; củng cố, kiện toàn bộ phận tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ đổi mới quản lý giáo dục đại học theo Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường theo Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT–BTP ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ động lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển thanh niên thành phố vào Kế hoạch thực hiện chiến lược đào tạo nghề, chiến lược việc làm và Chiến lược bình đẳng giới của thành phố.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ được học nghề và giải quyết việc làm.
- Tổ chức thực hiện tốt Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện để thiếu nhi phát triển toàn diện, trở thành những thanh niên có thể lực và trí lực.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách pháp luật có liên quan đến các quyền và nghĩa vụ đối với thanh niên trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp phổ biến các quy định pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp lý có liên quan về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động cho thanh niên Thành phố trước khi đi hợp tác lao động ở nước ngoài.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, các địa phương lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển thanh niên của thành phố vào Chiến lược phát triển văn hóa, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam và Chiến lược phát triển thể dục, thể thao; quy hoạch mạng lưới thiết chế văn hóa cho thanh niên.
- Phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao, xây dựng nếp sống văn minh, thường xuyên rèn luyện thân thể trong thanh niên. Xây dựng mới các phòng tập, địa điểm tập, các câu lạc thể dục thể thao tại các trung tâm sinh hoạt thanh niên, nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao cấp Thành phố, quận - huyện, phát triển các câu lạc bộ thể dục thể thao trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng và đại học đáp ứng nhu cầu tập luyện của thanh niên Thành phố.
- Thường xuyên tổ chức các giải thể dục thể thao ở các cấp nhằm tạo điều kiện cho thành niên tham gia thi đấu mở rộng mối quan hệ, giao lưu, học hỏi và nâng cao trình độ thể thao.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực; xử lý nghiêm các sai phạm, xây dựng môi trường lành mạnh cho thanh niên phát triển toàn diện; giảm tỉ lệ thanh niên phạm pháp.
6. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận – huyện tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu chiến lược về sức khỏe, sức khỏe sinh sản của thanh niên và vị thành niên.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến cho thanh niên về kiến thức chăm sóc sức khỏe, giáo dục sức khỏe sinh sản, về phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS … và kiến thức tiền hôn nhân cho thanh niên.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển thanh niên; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên Internet về phát triển thanh niên và những vấn đề liên quan đến thanh niên; xử lý nghiêm những hành vi xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung xấu ảnh hưởng tiêu cực đến thanh niên.
8. Sở Tư pháp
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 4143/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Đề án tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố giai đoạn 2011- 2015.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các sở ban ngành có liên quan nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế chính sách cho thanh niên.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan ưu tiên huy động và bảo đảm các nguồn lực để đầu tư phát triển thanh niên và thực hiện Chương trình phát triển thanh niên của Thành phố, hướng dẫn các đơn vị phân bổ các nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện các nội dung của Chương trình.
- Xây dựng chỉ số về thanh niên và công tác thanh niên trong chỉ số thống kê của thành phố, lồng ghép chỉ tiêu phát triển thanh niên trong chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của các ngành các cấp trên địa bàn thành phố.
10. Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án, đề án về phát triển thanh niên; hướng dẫn thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án liên quan đến thanh niên đã được phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan;
- Phối hợp với các sở ban ngành liên quan trong việc rà soát, đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật có liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của thanh niên, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố hoàn thiện cơ chế chính sách cho thanh niên và công tác thanh niên trên địa bàn thành phố.
11. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận – huyện chỉ đạo hỗ trợ thanh niên thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.
12. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Phối hợp với Sở Nội vụ, Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố và các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung để Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ làm việc với Ban Thường vụ Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh và gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với thanh niên hàng năm.
13. Công an thành phố
- Chủ trì, phối hợp với Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho thanh thiếu niên.
- Chủ trì, phối hợp với Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong việc thực hiện các hoạt động phòng chống ma túy, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên.
14. Bộ Tư lệnh thành phố
- Chủ trì, phối hợp với Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các quận – huyện và các đơn vị có liên quan tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị , định hướng tư tưởng theo quan điểm, đường lối của Đảng cho thanh niên, giáo dục nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc nhằm nâng cao trách nhiệm trong tham gia cũng cố nền quốc phòng toàn dân trong bảo vệ Tổ quốc và đồng thời giáo dục nâng cao nhận thức của thanh niên về tình hình trong nước, thế giới và các vấn đề mà các thế lực thù địch đang lợi dụng thanh niên để chống phá đất nước. Làm tốt công tác vận động thanh niên tham gia tuyển sinh quân sự, xây dựng lực lượng vũ trang và tạo nguồn cán bộ quân đội của địa phương.
- Phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự cho 100% thanh niên đến tuổi nghĩa vụ quân sự; huấn luyện cho 100% thanh niên trong lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Tăng cường giáo dục kiến thức quốc phòng – an ninh cho 100% thanh niên học sinh trong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc dạy nghề và giải quyết việc làm đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
15. Đài truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố
- Tăng thời lượng phát sóng, thường xuyên đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, pháp luật công dân và đạo đức lối sống cho thanh niên.
- Phối hợp với Thành đoàn xây dựng các chuyên mục của Đài Truyền hình, Đài tiếng nói nhân dân thành phố về thanh niên, nêu gương thanh niên điển hình, tiên tiến, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực để cổ vũ, động viên thanh niên thành phố học tập và noi theo.
16. Ủy ban nhân dân các quận - huyện
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) và năm 2013 về phát triển thanh niên phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chậm nhất đến ngày 31 tháng 3 năm 2013.
- Hoàn chỉnh các quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao và sân chơi cho thanh niên;
- Tập trung khảo sát tình hình thanh niên tại địa phương; xây dựng các chương trình công tác và giải pháp phù hợp báo cáo và tham mưu cho quận – huyện ủy, Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác chăm lo và tạo môi trường tích cực cho thanh niên địa phương phấn đấu và trưởng thành.
IV. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/5), năm (trước ngày 15/11) Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) thực hiện Chương trình phát triển thanh niên của cơ quan, đơn vị thông qua Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố.
- Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm phối hợp với Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố, giai đoạn 2011 – 2015 báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nội vụ kết quả tình hình thực hiện Chương trình./.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 5528/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình Phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1745/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012 - 2020
- 3Quyết định 867/2005/QĐ.UB chương trình phát triển thanh niên An Giang giai đoạn 2005 - 2010 để thực hiện Chiến lược thanh niên Việt Nam do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 22/2006/QĐ-UBND về chương trình phát triển thanh niên tỉnh Bình Thuận đến năm 2010
- 5Quyết định 1131/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Chương trình Phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020
- 6Quyết định 651/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình phát triển thanh niên Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2020
- 7Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Tiền Giang giai đoạn 2012 - 2015
- 8Kế hoạch 89/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội đến năm 2020
- 9Nghị quyết 11/2008/NQ-HĐND về một số giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2008 - 2010 định hướng đến năm 2015 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 10Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Chương trình Phát triển thanh niên Tiền Giang năm 2014
- 1Luật Thanh niên 2005
- 2Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 5Chỉ thị 296/CT-TTg năm 2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 30/2010/TTLT/BGDĐT-BTP hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tư pháp ban hành
- 7Quyết định 2474/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 5528/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình Phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 9Quyết định 1745/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012 - 2020
- 10Quyết định 867/2005/QĐ.UB chương trình phát triển thanh niên An Giang giai đoạn 2005 - 2010 để thực hiện Chiến lược thanh niên Việt Nam do tỉnh An Giang ban hành
- 11Quyết định 22/2006/QĐ-UBND về chương trình phát triển thanh niên tỉnh Bình Thuận đến năm 2010
- 12Quyết định 1131/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Chương trình Phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020
- 13Quyết định 651/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình phát triển thanh niên Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2020
- 14Quyết định 6028/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020
- 15Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Tiền Giang giai đoạn 2012 - 2015
- 16Kế hoạch 89/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội đến năm 2020
- 17Nghị quyết 11/2008/NQ-HĐND về một số giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2008 - 2010 định hướng đến năm 2015 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 18Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Chương trình Phát triển thanh niên Tiền Giang năm 2014
Kế hoạch 1939/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015
- Số hiệu: 1939/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/04/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Hứa Ngọc Thuận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định