- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 3Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2021 về tuyền truyền, phổ biến và thực hiện Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
- 3Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 4Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 5Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2021 về tuyền truyền, phổ biến và thực hiện Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi trên địa bàn thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191/KH-UBND | Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2024 |
Căn cứ Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 của Chính phủ (Nghị định số 50/2024/NĐ-CP) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ (Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ (Nghị định số 83/2017/NĐ-CP) quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy[1], Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 50/2024/NĐ-CP trên địa bàn Thành phố; tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 19/KH- UBND ngày 21/01/2021 của UBND Thành phố về tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH); vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương trong thực hiện công tác PCCC và CNCH; nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở và các tầng lớp nhân dân về Nghị định số 50/2024/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành, trọng tâm là các nội dung của Nghị định số 50/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, Nghị định số 83/2017/NĐ-CP; đảm bảo triển khai kịp thời, thống nhất, hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật quy định về PCCC và CNCH.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Nghị định số 50/2024/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành trong phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan với Công an thành phố Hà Nội để việc triển khai thực hiện Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH liên quan đạt hiệu quả.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và mọi tầng lớp nhân dân, người dân, người lao động, sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn Thủ đô có trách nhiệm thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định của Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành.
a) Nội dung:
- Tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành trên các trang báo, Cổng thông tin điện tử của các đơn vị.
- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung mới thay đổi, điều chỉnh của Nghị định số 50/2024/NĐ-CP so với Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, Nghị định số 83/2017/NĐ-CP (có phụ lục I, II ban hành kèm theo).
- Biên tập, biên soạn nội dung tuyên truyền chuyên sâu theo từng chủ đề, lĩnh vực gắn với từng diện đối tượng cụ thể, phù hợp với từng hình thức tuyên truyền khác nhau.
b) Đối tượng:
- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã;
- Người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và người dân, người lao động, các tầng lớp nhân dân sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn Thủ đô.
c) Hình thức tuyên truyền:
- Đăng tải toàn văn Nghị định số 50/2024/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành trên Cổng thông tin điện tử của Thành phố, Công an Thành phố, UBND cấp huyện.
- Biên tập, biên soạn các tin, bài viết, tuyên truyền trên các báo, đài phát thanh, đài truyền hình của Hà Nội; tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh tại các điểm nút giao thông trên các tuyến phố, hệ thống loa phát thanh tại các phường, xã, thị trấn vào các khung giờ thích hợp.
- Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt các Hội, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội và sinh hoạt Chi bộ định kỳ hàng tháng tại cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở, tại thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư.
- Tuyên truyền thông qua các trang mạng xã hội (zalo, facebook…) và các hình thức phù hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận.
a) Đối tượng tập huấn:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH theo phân cấp của Chính phủ: Cơ quan Công an, UBND cấp xã.
- Các cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước có liên quan đến công tác PCCC và CNCH: Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch...
- Các cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài thuộc Thành phố, báo Quốc phòng Thủ đô, lực lượng báo cáo viên của Bộ Tư lệnh Thủ đô; các cá nhân được lựa chọn làm “hạt nhân” để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH ở các cấp, cơ sở.
- Tập huấn cho đối tượng thuộc diện quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC và CNCH: Người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình; người lao động, người dân làm việc tại các trụ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và sinh sống tại khu dân cư...
b) Nội dung tập huấn: Tùy theo từng đối tượng tập huấn để biên soạn, biên tập tài liệu tập huấn phù hợp; gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan trực tiếp đến đối tượng được tập huấn.
4. Rà soát, điều tra cơ bản và phân cấp quản lý trong công tác PCCC
Căn cứ nội dung sửa đổi, điều chỉnh của các phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các đơn vị tổ chức rà soát, điều tra cơ bản lập danh sách, hồ sơ, tiếp nhận, bàn giao cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC trên địa bàn; thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH theo đúng quy định:
a) Cơ quan Công an: Quản lý cơ sở thuộc phụ lục III Nghị định số 50/2024/NĐ-CP “Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý”.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã: Quản lý cơ sở thuộc phụ lục IV Nghị định số 50/2024/NĐ-CP “Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý”.
5. Rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Nghị định số 50/2024/NĐ-CP
a) Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH, các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến PCCC và CNCH, nhất là liên quan trong việc giải quyết các thủ tục hành chính của các cấp, các ngành để tham mưu, báo cáo các Bộ, ngành có thẩm quyền để chỉnh sửa, bổ sung.
b) Chỉnh sửa, bổ sung, ban hành mới các quy trình, quy chế, quy định, phân công, phân cấp trong công tác PCCC và CNCH.
6. Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và tổ chức công tác PCCC và CNCH
a) Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ CBCS làm công tác PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
b) Ưu tiên đầu tư cơ sở, vật chất, đảm bảo về kinh phí hoạt động, có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC (giao thông, nguồn nước, thông tin, liên lạc…); nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất và mua sắm các phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH; bố trí địa điểm, đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở làm việc cho các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu công tác sinh hoạt và luyện tập.
c) Duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động các Đội dân phòng, Đội PCCC cơ sở, Đội PCCC chuyên ngành; hỗ trợ thường xuyên các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định.
1. Ngân sách Thành phố đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Kế hoạch này của các Sở, ngành Thành phố.
2. Ngân sách cấp huyện đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Kế hoạch này tại địa bàn quận, huyện, thị xã.
3. Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng dự toán, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện thanh, quyết toán theo quy định.
a) Là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố; trực tiếp thực hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH theo phân cấp của Chính phủ.
b) Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành, cụ thể:
- Biên soạn, biên tập tài liệu để phục vụ công tác tập huấn cho các đối tượng, trong đó tập trung là UBND cấp xã, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
- Phối hợp, hướng dẫn các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật về PCCC và CNCH, chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo phân công, phân cấp.
c) Tổ chức tập huấn cho cán bộ chiến sỹ được giao thực hiện công tác PCCC và CNCH trong đơn vị, đảm bảo theo đúng quy định.
d) Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, ban hành mới các quy trình, quy chế trong việc thực hiện công tác PCCC và CNCH đảm bảo đúng quy định của pháp luật, rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, cải cách thủ tục hành chính.
Phối hợp với các đơn vị rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực PCCC và CNCH, các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực PCCC và CNCH, nhất là liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính của các cấp, các ngành để báo cáo các cấp có thẩm quyền chỉnh sửa, bổ sung.
đ) Hướng dẫn rà soát, điều tra cơ bản và lập hồ sơ, danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và CNCH, thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH; bàn giao danh sách, tài liệu các cơ sở thuộc diện quản lý của UBND cấp xã; tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính về PCCC và CNCH đúng quy định.
e) Tổng hợp, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH liên quan, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
a) Chỉ đạo Trung tâm Thông tin điện tử đăng tải toàn văn nội dung của Nghị định số 50/2024/NĐ-CP trên Cổng thông tin điện tử của Thành phố.
b) Phối hợp với CATP theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Thành phố về công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố; tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện của các đơn vị, báo cáo Thành phố theo quy định hoặc khi có yêu cầu.
3. Sở Tư pháp: Tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và CNCH; thực hiện tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 50/2024/NĐ-CP và các văn bản liên quan về PCCC và CNCH trên Trang Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố và hình thức phù hợp khác.
a) Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng có liên quan đến lĩnh vực PCCC và CNCH; đảm bảo thực hiện thống nhất với quy định của pháp luật về PCCC và CNCH theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH liên quan.
b) Trong quá trình thẩm định, cấp phép xây dựng, nghiệm thu xây dựng cần phối hợp cơ quan chuyên môn quản lý về PCCC và CNCH để tổng hợp, hướng dẫn các yêu cầu đảm bảo an toàn về PCCC và CNCH.
c) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH trong đầu tư xây dựng đến chủ đầu tư các dự án, công trình xây dựng, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn kỹ thuật thi công,...
a) Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quy hoạch có liên quan đến PCCC và CNCH; đảm bảo thực hiện thống nhất với quy định của pháp luật về PCCC và CNCH theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH liên quan.
b) Quá trình thẩm định, trình duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng, điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế về PCCC và CNCH và các quy định hiện hành.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH.
b) Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành; tăng thời lượng tuyên truyền phổ biến, pháp luật và kiến thức PCCC và CNCH. Phối hợp với các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí Trung ương, Thành phố và địa phương tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung về công tác PCCC và CNCH.
a) Chủ động tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền về nội dung chính, những điểm mới sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH liên quan, tạo sự lan tỏa rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân.
b) Phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan kiện toàn, phát huy hiệu quả các trang chuyên mục an toàn PCCC và CNCH; biên tập các tin bài, phóng sự có nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC; nêu gương những điển hình tiên tiến, những mô hình xuất sắc, những kinh nghiệm hay, những tập thể, cá nhân có thành tính trong công tác PCCC và CNCH; cảnh báo những nguy cơ gây cháy, nổ và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa.
8. Các sở, ban, ngành khác thuộc Thành phố
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH liên quan. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã được phân công theo Kế hoạch số 19/KH-UBND của UBND Thành phố.
b) Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và đảm bảo an toàn về PCCC và CNCH theo ngành, lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được phân công.
9. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương theo quy định của Nghị định số 50/2024/NĐ- CP, các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH liên quan (có Phụ lục III - Phụ lục hướng dẫn một số nội dung thực hiện công tác QLNN về PCCC và CNCH của UBND cấp xã gửi kèm).
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH liên quan đến các phòng, ban chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã; người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và các tầng lớp nhân dân sinh sống, lao động, học tập trên địa bàn quản lý.
c) Tổ chức tập huấn cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã và đội ngũ cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan công tác PCCC và CNCH của đơn vị.
d) Quá trình thực hiện việc cấp phép thành lập, hoạt động, cấp phép kinh doanh, đủ điều kiện kinh doanh đối với loại hình cơ thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của các Sở, ngành chức năng chuyên môn; trong đó, các điều kiện về PCCC đảm bảo thực hiện thống nhất với quy định của pháp luật về PCCC và CNCH theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
đ) Ban hành quy chế, quy định, phân công, phân cấp theo hướng rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm trong công tác PCCC và CNCH trên địa bàn quản lý.
e) Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức điều tra cơ bản, rà soát, nắm tình hình, thực hiện trách nhiệm quản lý, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH đối với các cơ sở quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng sót lọt cơ sở thuộc diện quản lý; xử lý nghiêm trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã để sót lọt, không có trong danh sách cơ sở quản lý, không thực hiện quản lý nhà nước về PCCC theo quy định.
g) Ưu tiên bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động công tác PCCC và CNCH trên địa bàn quản lý; bố trí địa điểm, đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu công tác, sinh hoạt và tập luyện.
f) Báo cáo kết quả rà soát các cơ sở thuộc phụ lục I Nghị định số 50/2024/NĐ-CP trên địa bàn về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) trước ngày 30/7/2024 (có Phục lục IV - biểu mẫu báo cáo gửi kèm).
1. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện (chú ý xác định rõ nội dung, công tác trọng tâm, các biện pháp, giải pháp thực hiện, thời gian hoàn thành; phân công rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả), gửi về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) trước ngày 30/6/2024 để tổng hợp, theo dõi.
2. Định kỳ các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện (lồng ghép báo cáo quý, 06 tháng và báo cáo năm) về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) theo quy định.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã báo cáo kết quả rà soát các cơ sở thuộc phụ lục I Nghị định số 50/2024/NĐ-CP trên địa bàn về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH; có kèm theo file mềm) trước ngày 30/7/2024.
3. Giao Công an Thành phố là cơ quan thường trực, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
[1] Nghị định được đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, theo đường link: https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=210240.
- 1Kế hoạch 367/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị định 50/2024/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2Kế hoạch 4170/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP và 83/2017/NĐ-CP do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2024 tuyên truyền, phổ biến và thực hiện Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP và 83/2017/NĐ-CP do Thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 191/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 21/06/2024
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/06/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định