- 1Kết luận 76-KL/TW năm 2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2021 về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-UBND | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2022 |
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam; Công văn số 3518/BVHTTDL-HTQT ngày 24/9/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam; Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”;
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhằm phát triển toàn diện văn hóa, con người Việt Nam, đưa văn hóa thành sức mạnh nội sinh, thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường giao lưu, sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân các nước, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Đẩy mạnh công tác văn hóa đối ngoại nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, tiềm năng thế mạnh của Thủ đô Hà Nội đến bạn bè quốc tế, qua đó mở rộng quan hệ, hợp tác với các địa phương, tổ chức và cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, thu hút nguồn đầu tư, thúc đẩy thương mại, du lịch, công nghiệp văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội.
2. Yêu cầu
- Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, chủ động có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố. Có phương án đảm bảo an toàn các hoạt động văn hóa đối ngoại trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
- Lồng ghép các hoạt động văn hóa đối ngoại với việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn Thành phố.
- Gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa đối ngoại với chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, đối ngoại Nhân dân góp phần tăng cường đoàn kết, quan hệ hữu nghị, hợp tác với bạn bè quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn Thủ đô.
II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2026, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại nói riêng, các quan điểm, mục tiêu của Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Đổi mới sáng tạo trong công tác đối ngoại, xác định hiệu quả đối ngoại không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh mềm, động lực cho phát triển Thủ đô. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, các danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, “Hà Nội-Thành phố sáng tạo” để bản sắc Hà Nội trở thành nguồn lực quý giá, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sự thịnh vượng, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô, hiện thực hóa tầm nhìn đưa Hà Nội trở thành Thành phố kết nối toàn cầu.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội, góp phần xây dựng nền văn hóa, con người Hà Nội phát triển toàn diện, thanh lịch, văn minh, hướng tới chân - thiện - mỹ thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Phát huy các giá trị, tinh hoa văn hóa đương đại phù hợp với tính chân-thiện-mỹ của nhân loại.
- Chủ động và sáng tạo trong hội nhập quốc tế về văn hóa, đưa Hà Nội trở thành địa điểm hấp dẫn về giao lưu hợp tác, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao trong nước.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Công tác quảng bá hình ảnh quốc gia
- Quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó chú trọng việc lan tỏa các giá trị, tư tưởng, quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thông qua hình ảnh, giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân được UNESCO vinh danh; quan tâm phát triển ngành công nghiệp văn hóa, mở rộng thị trường cho hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam; xây dựng Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế và thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương.
- Hội nhập một cách chủ động, sâu rộng trong các lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; tích cực vai trò thành viên trong việc định hình và phát huy bản sắc của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nhanh với tri thức mới của nhân loại, nâng cao chất lượng lao động và chất lượng thụ hưởng.
- Phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa Thăng long - Hà Nội với thế giới. Tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, Festival; Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch với các tổ chức của nước ngoài và trên thế giới, đặc biệt là các Thủ đô, Thành phố đã thiết lập quan hệ với Thủ đô Hà Nội nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả.
- Sáng tạo, đổi mới trong việc tổ chức các chương trình Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài, các sự kiện văn hóa nhân dịp các sự kiện quan trọng như kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, ngày Quốc khánh... góp phần đưa quan hệ đi vào chiều sâu, bền vững, tăng cường hữu nghị, tin cậy giữa Việt Nam với các nước, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịch quốc tế, trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác.
- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể của Thủ đô, xây dựng biểu tượng văn hóa Thủ đô và nhiều sản phẩm văn hóa Thủ đô mang tầm quốc tế.
- Thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho phát triển văn hóa, nghệ thuật, góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa. Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại theo hình thức xã hội hóa với sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
2.2. Áp dụng khoa học, công nghệ số khi triển khai thực hiện
Thúc đẩy phát triển văn hóa số, chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đẩy mạnh triển khai hoạt động văn hóa đối ngoại sau khi đại dịch COVID-19 được đẩy lùi.
2.3. Gìn giữ, phát huy tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc
Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài trong việc giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thúc đẩy đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy ở các cơ sở giáo dục tại địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống.
2.4. Hoạt động giao lưu văn hóa
- Tích cực triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại cấp quốc gia và các địa phương với Hà Nội thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch, các hoạt động giao lưu, giao thương thường xuyên.
- Mục tiêu của công tác giao lưu văn hóa là sử dụng công cụ văn hóa trong ngoại giao nhằm đưa quan hệ Thủ đô Hà Nội với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế Thủ đô Hà Nội thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời dùng các biện pháp ngoại giao để tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Thủ đô, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế Thủ đô.
2.5. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế về văn hóa nhằm đưa tinh hoa văn hóa của Việt Nam ra thế giới, góp phần bổ sung tinh hoa văn hóa nhân loại; đồng thời tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa văn hóa, tri thức, kinh nghiệm hay, khoa học tiên tiến thế giới vào Việt Nam, từ đó kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hoàn thiện và phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức của Việt Nam.
- Phản bác kịp thời, hiệu quả các luận điệu sai trái, xuyên tạc, tuyên truyền không đúng sự thật về các lãnh tụ, danh nhân, lịch sử, văn hóa, đường lối chính sách, đất nước, con người Việt Nam. Đẩy lùi hạn chế, ảnh hưởng của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam.
3. Mục tiêu đến năm 2030
- Duy trì, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa đã được thiết lập với các nước đi vào chiều sâu, ổn định. Tiếp tục mở rộng quan hệ, hợp tác ngoại giao văn hóa với các tổ chức, cá nhân trong khu vực và quốc tế.
- Thúc đẩy gắn phát triển công nghiệp văn hóa với kinh tế du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa thẩm mỹ, có giá trị kinh tế cao.
- Phát triển các loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản. Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa với các nước ASEAN, đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương.
- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng; phát huy tối đa các nguồn lực cho mục tiêu và khát vọng phát triển của Thủ đô Hà Nội.
- Thúc đẩy mối quan hệ, lòng tin giữa Thủ đô Hà Nội với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế. Đặt mục tiêu đến năm 2030, tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa có quy mô lớn, các hoạt động trong khuôn khổ Tuần/Ngày Hà Nội, Tuần/Ngày Văn hóa Hà Nội tại các nước có quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, láng giềng hữu nghị truyền thống với Thủ đô Hà Nội.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại, kết hợp tổ chức các sản phẩm văn hóa như: biểu diễn giao lưu nghệ thuật, triển lãm tranh, ảnh, hoạt động du lịch trong nước và quốc tế; tổ chức các hội thảo, hội nghị về hoạt động văn hóa trên địa bàn Thành phố có sự tham gia của tổ chức UNESCO, các bạn bè quốc tế, đặc biệt là các Thủ đô, Thành phố có mối quan hệ truyền thống với Hà Nội và các đối tác mới thiết lập. Đồng thời, gắn kết hoạt động đối ngoại văn hóa với vận động thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách quốc tế, tăng cường trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng và định hướng các mối quan hệ của Thủ đô với quốc tế.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn phóng viên nước ngoài được cấp phép tác nghiệp trên địa bàn Thành phố theo quy định, qua đó giới thiệu, quảng bá hình ảnh đến các nước trên thế giới về văn hóa, con người Việt Nam - Hà Nội. Quảng bá hình ảnh quốc gia chính là kênh “đầu tư” hữu hiệu nhằm thu hút các dòng đầu tư, du lịch phát triển, nâng cao thương hiệu quốc gia. Thông qua ngoại giao văn hóa, những thông tin, hình ảnh về đất nước, con người, với bề dày văn hóa, lịch sử, truyền thống sẽ được lan tỏa, phổ biến, từ đó sẽ dẫn đến những quyết định lựa chọn quốc gia đó là “điểm đến” đầu tư, hợp tác.
- Tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội của các Thành phố, Thủ đô trên thế giới, nhất là các thành phố có mối quan hệ truyền thống với Hà Nội, qua đó giới thiệu đến bạn bè quốc tế về hình ảnh con người và bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nghìn năm văn hiến, Thủ đô của lương tri phẩm giá con người, Thành phố vì hòa bình, Hà Nội - Thành phố sáng tạo.
- Quảng bá hình ảnh và các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của Thủ đô:
Hoàng thành Thăng Long; di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích Cổ Loa; Làng cổ Đường Lâm....
Các lễ hội truyền thống; các không gian sáng tạo; tái hiện một số hoạt động nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống.
- Đầu tư, bảo tồn làng nghề truyền thống, chú trọng phát triển làng nghề với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống. Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề. Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống.
Khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu.
Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống rộng rãi trong nước và quốc tế bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú.
- Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch phù hợp với những dấu ấn riêng, độc đáo của Hà Nội. Tham gia các hội chợ quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài; tổ chức các đoàn cán bộ và doanh nghiệp đi tìm hiểu, khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại, đầu tư tại nước ngoài; đón các đoàn cán bộ và doanh nghiệp nước ngoài đến thăm và làm việc tại Hà Nội; tham gia tổ chức các hội thi, hội thảo tại Việt Nam và nước ngoài nhằm kết nối giao thương, tìm hiểu về văn hóa và con người nước bạn, quảng bá đến bạn bè quốc tế về văn hóa, con người Việt Nam-Hà Nội.
- Đấu tranh, chống lại những sản phẩm văn hóa không lành mạnh xâm nhập từ bên ngoài; đấu tranh, phản bác kịp thời và có hiệu quả - luận điệu sai trái, xuyên tạc; nội dung thông tin không đúng sự thật về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam của các thế lực thù địch.
2. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao lý luận với nhận thức về văn hóa đối ngoại
- Kết hợp nhuần nhuyễn ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại, từng bước triển khai ngoại giao công chúng, tạo “sức mạnh mềm” cho đất nước.
- Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với các tầng lớp Nhân dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đối ngoại nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền một cách thực chất, hiệu quả; xác định nhiệm vụ ngoại giao văn hóa không chỉ là giới thiệu, quảng bá thông qua truyền tải thông tin đơn thuần mà cần lan tỏa các giá trị cao đẹp của Thủ đô, qua đó giúp định hướng cảm xúc, hành vi, thói quen và thái độ yêu mến của người dân thế giới đối với Việt Nam - Hà Nội.
- Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền một cách đa dạng, sáng tạo; tận dụng những lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư về tốc độ, hàm lượng thông tin, khả năng tiếp cận công chúng; thúc đẩy kết hợp với ngoại giao số, ngoại giao công chúng.
3. Gắn kết các hoạt động văn hóa đối ngoại với công tác cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
- Gắn kết các hoạt động văn hóa đối ngoại với việc triển khai công tác người Việt Nam ở nước ngoài; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và thu hút nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tham gia đóng góp vào việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc và phục vụ sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội bền vững của đất nước.
- Tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài được tiếp nhận thông tin, sản phẩm văn hóa từ trong nước để giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa Việt Nam; tiếp tục tổ chức các chương trình, hoạt động về nguồn hướng đồng bào Việt Nam ở các nước về quê hương thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu địa điểm văn hóa, lịch sử, chủ quyền của đất nước.
- Tổ chức tiếp xúc, gặp mặt kiều bào ở nước ngoài nhân các dịp lễ, Tết nhằm thắt chặt tình cảm, gắn kết với quê hương, qua đó hiểu hơn tình hình và tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
4. Đảm bảo điều kiện cho hoạt động văn hóa đối ngoại
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về phát triển văn hóa của Thành phố, trong đó có chủ trương, chính sách xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, đảm bảo điều kiện và tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững về văn hóa.
- Thúc đẩy phát triển văn hóa số, chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực văn hóa đối ngoại. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nói chung và văn hóa đối ngoại nói riêng.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng nghiên cứu, xây dựng chính sách về ngoại giao văn hóa, được đào tạo bài bản, có hiểu biết về tình hình thế giới, văn hóa các nước và văn hóa Việt Nam- Hà Nội cũng như có kinh nghiệm thực tế về tổ chức sự kiện.
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Là cơ quan thường trực, đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030 theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam.
- Chủ trì triển khai xây dựng các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có bản sắc riêng, gắn kết truyền thống và hiện đại; tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt ưu tiên đối với các di tích quốc gia đặc biệt, các di sản thế giới, di tích lịch sử cách mạng kháng chiến có giá trị tiêu biểu; triển khai sáng kiến gia nhập mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO thành phố Hà Nội theo tiêu chí, lộ trình đã cam kết.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường quảng bá xúc tiến hình ảnh văn hóa, đất nước, con người của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam thông qua cử các đoàn văn hóa, nghệ thuật, thể thao tiêu biểu tham dự các sự kiện tổ chức tại nước ngoài như: Ngày/Tuần Văn hóa, Lễ hội Văn hóa-Du lịch Hà Nội tổ chức tại nước ngoài, các triển lãm du lịch quốc tế, hội chợ xúc tiến đầu tư-thương mại quốc tế, Thế Vận hội Olympic, SEA Games, hội chợ sách quốc tế... Nghiên cứu triển khai đăng cai, tổ chức các sự kiện quốc tế có quy mô, uy tín; phát triển các thương hiệu Festival, lễ hội, sự kiện văn hóa-nghệ thuật-thể thao chất lượng cao tại Thủ đô Hà Nội.
- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch; định kỳ tổng hợp đánh giá tình hình báo cáo UBND Thành phố.
2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy
Chủ trì, chỉ đạo các sở, ban, ngành; quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại nói riêng, các quan điểm, mục tiêu của Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tới hệ thống chính trị các cấp và các tầng lớp Nhân dân thành phố Hà Nội.
3. Sở Ngoại vụ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao và các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại kết hợp lồng ghép trong kế hoạch, chương trình công tác đối ngoại của Thành phố, tăng cường hợp tác quốc tế và triển khai ký kết thỏa thuận quốc tế cấp Thành phố phục vụ công tác văn hóa đối ngoại trong thời kỳ mới.
- Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài để thúc đẩy việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá văn hóa lẫn nhau giữa Hà Nội với các Thủ đô, thành phố, địa phương các nước; hỗ trợ tạo điều kiện cho việc trao đổi đoàn phóng viên, báo chí, đoàn làm phim quốc tế đến tác nghiệp trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài để triển khai đẩy mạnh công tác người Việt Nam ở nước ngoài gắn với công tác văn hóa đối ngoại.
- Tăng cường phối hợp, hỗ trợ ngành văn hóa và thể thao triển khai thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế, tận dụng hiệu quả hợp tác đa phương, phát huy hơn nữa vai trò của công tác văn hóa đối ngoại tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quan trọng như UNESCO, ASEAN, ASEM, IFACCA, WIPO...
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố hướng dẫn các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội và các cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại của Thành phố, gắn kết trong tổng thể chính sách đối ngoại, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
- Phối hợp các cơ quan liên quan đẩy mạnh triển khai tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa đối ngoại tại các sự kiện quốc tế chuyên ngành tổ chức tại nước ngoài: triển lãm/ hội chợ sách quốc tế, các diễn đàn văn hóa đọc, triển lãm công nghệ xuất bản...
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sự nghiệp phát triển văn hóa Thủ đô, trong đó tập trung nhấn mạnh nội dung tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thành phố Hà Nội lịch sử nghìn năm văn hiến, vì hòa bình và sáng tạo.
5. Sở Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu điểm đến du lịch Hà Nội trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và trên kênh CNN quốc tế theo Chương trình hợp tác tuyên truyền quảng bá thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2024 giữa UBND thành phố Hà Nội và Mạng tin tức truyền hình cáp CNN.
- Tập trung phát triển du lịch văn hóa, coi du lịch văn hóa, du lịch di sản cả vật thể và phi vật thể là yếu tố trọng tâm, cốt lõi, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động văn hóa đối ngoại của Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch gắn với hình ảnh văn hóa Thủ đô ra nước ngoài; nghiên cứu xây dựng và triển khai việc đăng cai tổ chức và tham dự các hoạt động, sự kiện du lịch tổ chức trong nước và quốc tế gắn với hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại chung của Thành phố.
6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố
Chủ trì, phối hợp với ngành văn hóa và thể thao nghiên cứu kết hợp lồng ghép hiệu quả các hoạt động văn hóa đối ngoại trong quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của Thành phố tổ chức tại các địa bàn các nước trọng điểm.
7. Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai xây dựng và thực hiện hiệu quả các kế hoạch, chương trình giao lưu đối ngoại Nhân dân với các Đại sứ quán nước ngoài, các Tổ chức quốc tế tại Việt Nam; cộng đồng người nước ngoài sinh sống, làm ăn và học tập tại Hà Nội; trong đó tập trung nhấn mạnh công tác tuyên truyền về vai trò hoạt động văn hóa đối ngoại của Thành phố.
- Tăng cường triển khai các chương trình, kế hoạch gắn kết chặt chẽ với công tác người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gìn giữ, phát huy tiếng Việt, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, thu hút nguồn lực chất lượng cao ở nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.
8. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ đề xuất kinh phí của các cơ quan chủ trì để thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này, tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí theo quy định.
9. Các cơ quan báo, đài của Hà Nội
Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền về nội dung Kế hoạch; xây dựng chuyên trang, chuyên mục đưa tin, bài, phóng sự và thông tin báo chí về các chương trình, hoạt động văn hóa đối ngoại của Thành phố.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, đề nghị các cơ quan, đơn vị có văn bản gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp) để chỉ đạo, xử lý kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 1908/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Kế hoạch 452/KH-UBND năm 2021 về triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2021 triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Kế hoạch 720/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 2459/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022-2026, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 34/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Kế hoạch 536/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2030
- 8Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 10Kế hoạch 08/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022-2026
- 1Kết luận 76-KL/TW năm 2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2021 về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 1908/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Kế hoạch 452/KH-UBND năm 2021 về triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2021 triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Kế hoạch 720/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 2459/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022-2026, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 34/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Kế hoạch 536/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2030
- 10Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 12Kế hoạch 08/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022-2026
Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2022 triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 19/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/01/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chử Xuân Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định