Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1784/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 6 năm 2022 |
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1511/QĐ-BNN-KTHT ngày 04 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 722/TTr-SNN ngày 01 tháng 4 năm 2022 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025, nội dung cụ thể như sau:
Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vùng nông thôn Thành phố, cụ thể:
1. Tập trung bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn truyền thống
- Nghề sản xuất bánh tráng (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi).
- Nghề đan đát (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi).
- Ngành sản xuất mành trúc (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi).
- Nghề se nhang (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).
- Nghề sản xuất muối (huyện Cần Giờ).
- Nghề trồng mai vàng (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh).
- Nghề chế biến khô thủy sản (huyện Cần Giờ).
2. Tập trung bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống
- Làng nghề sản xuất bánh tráng xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.
- Làng nghề đan đát xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
- Làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.
- Làng nghề sản xuất muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
- Làng nghề trồng mai vàng xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh (làng nghề mới).
1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất phục vụ phát triển sản xuất
- Hỗ trợ đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề: đường giao thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nước,... (lồng ghép trong chương trình xây dựng nông thôn mới).
- Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn đề xuất dự án đầu tư có hiệu quả.
2. Hỗ trợ vốn, tín dụng phát triển ngành nghề nông thôn: tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề nông thôn tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi qua Chương trình kết nối các ngân hàng với các doanh nghiệp của Thành phố tổ chức; tiếp cận các khoản ưu đãi theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
3. Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể: triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3065/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố, trong đó hỗ trợ cho cơ sở ngành nghề nông thôn là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác.
4. Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất: các cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
5. Hỗ trợ đào tạo nhân lực: người làm nghề truyền thống; người làm nghề tại làng nghề, làng nghề truyền thống và người làm việc tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố hàng năm.
6. Hỗ trợ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): các cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng các cơ chế, chính sách theo Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.
- Lập và triển khai phương án bảo vệ môi trường; xây dựng, sửa chữa, cải tạo hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề; có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Tuyên truyền, vận động cơ sở ngành nghề nông thôn phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ, thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
8. Hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với hoạt động du lịch
- Tiếp tục khảo sát xây dựng các tour du lịch làng nghề phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng dịch vụ của các làng nghề.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề; phát triển làng nghề kết hợp du lịch - giáo dục trải nghiệm, du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân làng nghề.
- Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
10. Hỗ trợ về khuyến công: cơ sở ngành nghề nông thôn có hoạt động ngành nghề liên quan đến lĩnh vực khuyến công[1] được hưởng các chính sách hỗ trợ về khuyến công được quy định tại Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
1. Các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành để xây dựng dự toán kinh phí, kế hoạch tổ chức triển khai; gửi Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện: đối tượng, nội dung hỗ trợ được lồng ghép trong Chương trình, Kế hoạch nào thì sử dụng kinh phí tương ứng từ nguồn kinh phí Chương trình, Kế hoạch đó theo quy định.
3. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo theo phân cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung:
- Thẩm định các dự án phát triển ngành nghề nông thôn theo đề xuất của Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Triển khai hỗ trợ vốn, tín dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố (sau khi Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành).
- Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường làng nghề, ngành nghề nông thôn.
- Thực hiện in ấn cẩm nang, tờ rơi, phóng sự phát sóng giới thiệu về làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố, trong đó có ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa; phối hợp với các Viện, Trường có liên quan hỗ trợ các xã, Thị trấn trên địa bàn các huyện xây dựng các giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.
- Hỗ trợ các làng nghề tham gia Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; Hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn xây dựng website để quảng bá sản phẩm.
- Tổ chức, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện có cơ sở ngành nghề nông thôn khảo sát, học tập mô hình làng nghề, ngành nghề nông thôn gắn với hoạt động du lịch, ứng dụng cơ giới hóa vào quá trình sản xuất, chế biến tại các tỉnh thành.
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở ngành nghề nông thôn để thúc đẩy phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố, chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, ngành nghề sinh vật cảnh, các sản phẩm theo chương trình OCOP, các làng nghề gắn với phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn thu hút nhiều lao động địa phương.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hoạt động kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến lương thực - thực phẩm.
- Triển khai Chương trình kích cầu công nghiệp, hỗ trợ lãi vay đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị mới; hỗ trợ đào tạo chuyển giao công nghệ; hỗ trợ một phần kinh phí máy móc, thiết bị; đào tạo nâng cao tay nghề của lao động cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề liên quan đến lĩnh vực khuyến công.
- Tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố: tổ chức các Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp - nông thôn; hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp tham gia hội chợ tại các tỉnh để học tập kinh nghiệm trong sản xuất, quản lý doanh nghiệp (hỗ trợ một phần kinh phí tham gia gian hàng).
- Hỗ trợ về khuyến công cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề có hoạt động ngành nghề liên quan đến lĩnh vực khuyến công.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan hỗ trợ bảo vệ môi trường tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề.
- Phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất ngành nghề nông thôn.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở ngành liên quan hướng dẫn cụ thể về tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc đối với các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống để xem xét, công nhận phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với hoạt động du lịch tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kết nối các tuyến, điểm du lịch hiện có với việc tham quan các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch làng nghề, khuyến khích phát triển dịch vụ và sản phẩm du lịch làng nghề.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các quy định về lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội để phát triển ngành nghề nông thôn.
Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông và các đơn vị liên quan triển khai hỗ trợ vốn, tín dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Đôn đốc các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025, trong đó hỗ trợ cho các Hợp tác xã có hoạt động ngành nghề nông thôn.
- Tổng hợp đề xuất, rà soát, cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thành phố để thực hiện các dự án có liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công, phù hợp với khả năng cân đối vốn của Thành phố.
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ liên quan đến các nội dung, giải pháp để triển khai, thực hiện Kế hoạch có hiệu quả. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các đơn vị có liên quan phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn, đề xuất chính sách phù hợp.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung tại Công văn số 1101/UBND-KT ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện một số nội dung trọng tâm về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố.
- Xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở ngành nghề nông thôn đề xuất dự án đầu tư có hiệu quả được giao đất có thu tiền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các quy định về lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội để phát triển ngành nghề nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất phục vụ phát triển sản xuất (lồng ghép trong chương trình xây dựng nông thôn mới).
- Thực hiện nghiêm và có hiệu quả về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 56 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
- Đề xuất các dự án phát triển ngành nghề nông thôn (thực hiện theo Điều 12 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP), gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
11. Hội Nông dân Thành phố và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Hội, phối hợp với các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức triển khai, tuyên truyền kế hoạch đến cán bộ, hội viên nhằm góp phần cùng địa phương thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
12. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tiếp cận các chính sách tín dụng ưu đãi.
13. Liên minh Hợp tác xã Thành phố
Tuyên truyền vận động các đơn vị Hợp tác xã tham gia phát triển ngành nghề nông thôn. Phối hợp các địa phương và Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ vận động thành lập mới và củng cố các Hợp tác xã có hoạt động ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị Nhà nước để triển khai phát triển ngành nghề nông thôn. Tăng cường đổi mới, thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm đảm bảo khả năng cung ứng các sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đầu tư mạnh mẽ vào công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, gắn với du lịch và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Hàng năm, các sở, ban, ngành và địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ cụ thể của đơn vị về phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối giải ngân nguồn kinh phí thực hiện.
- Định kỳ 06 tháng (trước ngày 10/5), hàng năm (trước ngày 15/11) hoặc đột xuất gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các sở ban ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
[1] Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.
- 1Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2021 thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
- 2Kế hoạch 23/KH-UBND về phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2022
- 3Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2022 về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025
- 4Kế hoạch 190/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 516/QĐ-TTg về tiếp tục thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg về “Hội nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn” do thành phố Hải Phòng ban hành
- 5Quyết định 47/2022/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND quy định nội dung chi, mức chi thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An
- 6Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7Kế hoạch 3750/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2022-2030
- 8Kế hoạch 3073/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030
- 9Quyết định 37/2022/QĐ-UBND về quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 2Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
- 3Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 4Luật Đầu tư công 2019
- 5Quyết định 1511/QĐ-BNN-KTHT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 7Quyết định 17/2020/QĐ-UBND về ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cho các hoạt động khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2021 thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
- 10Kế hoạch 23/KH-UBND về phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2022
- 11Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2022 về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025
- 12Kế hoạch 190/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 516/QĐ-TTg về tiếp tục thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg về “Hội nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn” do thành phố Hải Phòng ban hành
- 13Quyết định 47/2022/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND quy định nội dung chi, mức chi thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An
- 14Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 15Kế hoạch 3750/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2022-2030
- 16Kế hoạch 3073/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030
- 17Quyết định 37/2022/QĐ-UBND về quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Kế hoạch 1784/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 1784/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 01/06/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Văn Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra