- 1Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 178/KH-UBND | Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2015 |
Trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là việc khai thác thủy sản không đúng quy định đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng, sản lượng thủy sản, thậm chí có nguy cơ hủy diệt nhiều loài động vật thủy sản, trong đó có một số loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; Mặt khác môi trường bị ô nhiễm, sự xâm hại của thủy sinh vật ngoại lai ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nuôi trồng thủy sản và môi trường sinh thái tự nhiên do công tác tuyên truyền chưa được chú trọng, hiện tượng vi phạm các quy định của Nhà nước xảy ra ở nhiều nơi, khó kiểm soát, trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn có nơi chưa triển khai quyết liệt, buông lỏng công tác quản lý.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được triển khai thông qua các hình thức, như: tổ chức thanh tra, kiểm tra việc đánh bắt, khai thác thủy sản; tổ chức mít tinh, tuyên truyền; thực hiện thả các loài thủy sản đặc hữu xuống các con sông, suối, hồ để tái tạo nguồn lợi thủy sản nên các đối tượng thủy sản trên các thủy vực tự nhiên có dấu hiệu khôi phục.
Trước tình hình trên, để chủ động và triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội; UBND thành phố Hà Nội xây dựng “Kế hoạch thực hiện Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015-2020” như sau:
1. Mục đích.
- Bảo vệ, khôi phục và tái tạo nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực trên địa bàn Thành phố. Nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Tổ chức quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân; Tuyên truyền sâu rộng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS) là trách nhiệm chung của cộng đồng xã hội, cho hôm nay và thế hệ mai sau.
2. Yêu cầu.
- Thực hiện các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản;
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn tới người dân các quy định của pháp luật, các hành vi cấm sử dụng trong khai thác thủy sản; các hoạt động bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản;
- Hàng năm tuyên truyền, hướng dẫn về công tác bảo vệ nguồn lợi cho tới đội ngũ cán bộ quản lý tại địa phương, ngư dân khai thác thủy sản, các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thành phố. Tiến hành thả cá giống ra vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi, góp phần làm sạch môi trường nước ở các thủy vực tự nhiên (sông, hồ, suối);
- Tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý các vi phạm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ để khai thác thủy sản trên toàn địa bàn Thành phố;
- Đến năm 2015 Quy hoạch xong khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh hồ Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội. Đến năm 2017, hoàn thiện và đề xuất thành lập khu bảo tồn vùng nước nội địa hồ Đồng Mô thị xã Sơn Tây.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tổ chức các lớp hướng dẫn tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, xã và nông dân các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, lợi ích của việc bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Xây dựng chương trình truyền thông, phóng sự về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- In ấn, phát hành tranh ảnh, áp phích, tờ rơi và các panô cổ động tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Xây dựng các mô hình tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho học sinh các trường trên địa bàn Thành phố.
2. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.
Triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác thủy sản vi phạm về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi và môi trường thủy sản tại các vùng nước trên địa bàn Thành phố như:
- Sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản;
- Kiểm tra thủ tục hành chính và các trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản;
- Thải các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, ... chưa qua xử lý ra môi trường và các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, nơi cư trú, sinh sản và đường di cư của các loài thủy sản.
3. Tái tạo, bổ sung giống thủy sản tại các thủy vực tự nhiên.
Hàng năm thả giống bổ sung cho các sông, suối, hồ chứa lớn nhằm tăng nguồn lợi thủy sản đang ngày càng suy giảm, đồng thời bảo toàn các giống loài tự nhiên, đa dạng sinh thái trên các thủy vực, từng bước nâng cao sản lượng khai thác tự nhiên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân, giảm tệ nạn xã hội cho cộng đồng.
4. Công tác bảo tồn.
- Hoàn chỉnh quy hoạch và triển khai khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh hồ Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội theo nội dung quy hoạch được phê duyệt. Triển khai đề xuất thành lập khu bảo tồn vùng nước nội địa hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây);
- Bảo vệ, khôi phục tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc biệt là các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học cao, bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh tại các vùng nước nội địa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, đảm bảo cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học ở các vùng nước nội địa;
- Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án ứng dụng, chương trình mục tiêu, mô hình nuôi thử nghiệm nhằm bảo tồn các giống loài quý hiếm trên địa bàn.
5. Hướng dẫn thành lập các tổ chức cộng đồng tại các xã nhằm tạo sự liên kết, chủ động trong việc quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Bồi dưỡng cho những người dân trong cộng đồng về hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lợi thủy sản:
- Xây dựng quy chế hoạt động cho các tổ chức cộng đồng được thành lập. Xây dựng các mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước tại địa phương dưới sự quản lý của các tổ chức cộng đồng;
- Tổ chức hướng dẫn các hộ chuyển đổi nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững thân thiện với môi trường. Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật nuôi thủy đặc sản cho các hộ có khả năng phát triển kinh tế chuyển đổi nghề sang nuôi trồng thủy sản. Hỗ trợ con giống, thức ăn cho các hộ làm nghề khai thác thủy sản chuyển dịch sinh kế giảm áp lực lên nguồn lợi thủy sản.
6. Chế độ báo cáo. UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo định kỳ theo quý và báo cáo tổng kết hàng năm về kết quả kiểm tra, xử lý việc sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ để khai thác thủy sản và công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước ngày 20 (tháng thứ 3 mỗi quý) để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Sử dụng kinh phí hàng năm UBND Thành phố giao sở Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch;
- Phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản của các tổ chức và cá nhân tại các vùng nước trên địa bàn Thành phố;
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố về xây dựng các cơ chế, chính sách, triển khai các chương trình dự án;
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch;
- Là cơ quan thường trực hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện; Tổng hợp số liệu của các quận, huyện, thị xã báo cáo UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
- Thành lập Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 và thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014;
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn ở địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở địa phương; chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa bàn quản lý;
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị chức năng có liên quan, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và triển khai thực hiện tốt nội dung kế hoạch;
- Tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT (qua cơ quan thường trực - Chi cục Thủy sản Hà Nội) để Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố; Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3. Sở Tài chính: Đề xuất, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Chương trình, dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Thành phố theo quy định. Hướng dẫn thu, chi, thanh quyết toán chi hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các đơn vị theo chế độ hiện hành.
4. Công an Thành phố:
Chỉ đạo các đơn vị chức năng, các đơn vị chuyên môn tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ nguồn lợi và môi trường thủy sản, khu bảo tồn nước nội địa trên địa bàn Thành phố.
5. Các sở, ban, ngành liên quan, cơ quan thông tấn, báo chí của Thành phố:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện đầy đủ và hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
UBND Thành phố giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Giám đốc các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND Thành phố để kịp thời giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 28/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2015 về Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 10/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 2306/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 1Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 28/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2015 về Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 10/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An
- 7Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8Quyết định 2306/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2015 về thực hiện Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015-2020
- Số hiệu: 178/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/09/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trần Xuân Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định