Hệ thống pháp luật

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1764/KH-BHXH

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐẨY MẠNH CHI TRẢ DỊCH VỤ AN SINH XÃ HỘI QUA PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Thực hiện Quyết định số 241/QĐ-TTG ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội, giao cho Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nghiên cứu, xây dựng lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH để kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu người hưởng với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

A. Mục đích, yêu cầu

1. Xây dựng lộ trình đến năm 2020 phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội tại địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện qua ngân hàng theo Quyết định số 241/QĐ-TTG; Đến năm 2021 phấn đấu đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai táng phí, tử tuất,... sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị theo Nghị quyết số 02/NQ-CP.

2. Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ và đạt được mục tiêu đề ra.

B. Nội dung Kế hoạch

I. Xây dựng lộ trình thực hiện mục tiêu

1. Đánh giá tình hình

1.1. Đánh giá quy định của văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ an sinh xã hội.

1.2. Đánh giá tình hình chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

a) Đánh giá chi trả an sinh xã hội qua tài khoản cá nhân, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân.

- Đánh giá thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH hàng tháng; BHXH một lần; ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân trên phạm vi toàn quốc chi tiết theo từng loại đô thị; theo địa bàn thành phố, quận, huyện, thị xã. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân.

- Đánh giá thực trạng người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN qua tài khoản cá nhân theo số người, số tiền chi trả; tỷ lệ %; loại đô thị; địa bàn thành phố, quận, thị xã; thói quen của người hưởng,... Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân.

b) Đánh giá hạ tầng thanh toán điện tử, các dịch vụ, sản phẩm tiện ích mà các tổ chức dịch vụ thanh toán đã cung cấp cho người nhận tiền qua tài khoản cá nhân.

1.3. Đánh giá công tác quản lý người hưởng nhận tiền qua tài khoản cá nhân, những khó khăn, vướng mắc.

1.4. Đánh giá việc chuẩn hóa và kết nối dữ liệu thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

a) Đánh giá cơ sở dữ liệu thông tin người hưởng

- Đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu thông tin của người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hiện ngành BHXH đang quản lý.

- Đánh giá hiện trạng phương thức quản lý thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

- Đánh giá những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân của cơ sở dữ liệu thông tin và phương thức quản lý thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.

b) Đánh giá kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán.

- Cơ sở dữ liệu về thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH đã chia sẻ cho cơ quan trung gian thanh toán.

- Phương thức kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH giữa cơ quan BHXH và tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán.

- Đánh giá những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân của kết nối, chia sẻ thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

2. Kinh nghiệm quốc tế trong thanh toán chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt và quản lý người hưởng

3. Đề xuất lộ trình thực hiện mục tiêu Quyết định số 241/QĐ-TTG và Nghị quyết số 02/NQ-CP

II. Các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua ngân hàng

1. Đề xuất hoàn thiện về cơ sở pháp lý

a) Về chia sẻ dữ liệu thông tin liên quan đến người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Đề xuất giải pháp về pháp lý để quản lý người hưởng nhận tiền qua tài khoản cá nhân khắc phục hạn chế, bất cập trong công tác quản lý hiện nay.

c) Đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ban hành quy định bắt buộc đối với người hưởng mới vùng đô thị nhận tiền qua tài khoản cá nhân, đối với người hưởng vùng đô thị hiện đang nhận các chế độ bằng tiền mặt đến năm 2021 nhận qua tài khoản cá nhân phù hợp.

2. Đề xuất lộ trình kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

2.1. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

a) Xác định các thông tin, dữ liệu người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cần chia sẻ với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Đề xuất nội dung hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH và phương án quản lý cơ sở dữ liệu hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu với tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức dịch vụ thanh toán.

c) Xác định điều kiện về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật CNTT thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu và đề xuất hoàn thiện hệ thống hạ tầng để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan BHXH và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2.2. Đề xuất lộ trình kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

a) Xác định điều kiện thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu;

b) Xây dựng lộ trình, phương án kết nối, chia sẻ dữ liệu.

3. Đề xuất giải pháp phối hợp với các ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ công có cơ chế ưu đãi cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp nhận tiền qua tài khoản cá nhân.

4. Đề xuất giao chỉ tiêu phấn đấu chi trả an sinh xã hội qua tài khoản cá nhân cho BHXH tỉnh, thành phố hàng năm đạt mục tiêu Quyết định số 241/QĐ-TTG và Nghị quyết số 02/NQ-CP.

5. Công tác thông tin tuyên truyền

Xây dựng và lồng ghép nội dung tuyên truyền chủ trương của Chính phủ về chi trả an sinh xã hội qua hệ thống ngân hàng về hiệu quả, lợi ích của việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, quy trình, thủ tục thực hiện, các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

6. Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng lộ trình chuẩn hóa dữ liệu thông tin về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu người nhận chế độ với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hàng.

III. Tổ chức thực hiện

1. Đối với BHXH Việt Nam

a) Vụ Tài chính - Kế toán

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan tổng hợp báo cáo đánh giá thực trạng tình hình chi trả các chế độ BHXH, TCTN qua ngân hàng; các giải pháp, xây dựng lộ trình chuẩn hóa dữ liệu thông tin về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu người nhận chế độ với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hàng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Hàng năm phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ.

- Kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Tổng Giám đốc.

b) Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì và nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục Kế hoạch này (đính kèm), tổ chức triển khai thực hiện, xây dựng đề cương chi tiết đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.

2. Đối với BHXH các tỉnh, thành phố

- Tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tỉnh có các biện pháp đẩy mạnh việc người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại các vùng đô thị.

- Phối hợp với cơ quan bưu điện và ngân hàng trên địa bàn tuyên truyền, vận động, khuyến khích người hưởng các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của người thụ hưởng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện giao dịch điện tử, sử dụng chữ ký số trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan BHXH với ngân hàng, cơ quan bưu điện.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết từng năm để đạt được chỉ tiêu chi qua tài khoản cá nhân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch, gửi về BHXH Việt Nam (Vụ Tài chính - Kế toán) trước ngày 15/11.

- BHXH tỉnh căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đứng tiến độ và chất lượng.

3. BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các đơn vị: CNTT, CSXH, PC, HTQT, TTTT, TTLT;
- BHXH các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TCKT (03).

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Đình Khương

 

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI
(Ban hành kèm theo kế hoạch số 1764/KH-BHXH ngày 23/5/2019 của BHXH Việt Nam)

STT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời hạn hoàn thành

I. Xây dựng lộ trình thực hiện mục tiêu

1

Đánh giá tình hình

 

 

 

1.1

Đánh giá quy định của văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ an sinh xã hội.

Vụ Pháp chế

Vụ Tài chính -  Kế toán, Ngân hàng nhà nước

30/5/2019

1.2

Đánh giá tình hình chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

 

 

 

a)

Đánh giá chi trả an sinh xã hội qua tài khoản cá nhân, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân

Vụ Tài chính - Kế toán

BHXH các tỉnh, thành phố; Ban Thực hiện chính sách BHXH; Vụ Pháp chế.

05/6/2019

b)

Đánh giá hạ tầng thanh toán điện tử, các dịch vụ, sản phẩm tiện ích mà các tổ chức dịch vụ thanh toán đã cung cấp cho người nhận tiền qua tài khoản cá nhân.

Vụ Tài chính - Kế toán

BHXH các tỉnh, thành phố; các đơn vị liên quan

- Các đơn vị phối hợp: 05/6/2019

- Vụ TCKT: 10/6/2019

1.3

Đánh giá công tác quản lý người hưởng nhận tiền qua tài khoản cá nhân, những khó khăn, vướng mắc.

Vụ Tài chính - Kế toán

Vụ Pháp chế; Ban THCS BHXH; BHXH các tỉnh, thành phố; TCT Bưu điện VN

05/6/2019

1.4

Đánh giá việc chuẩn hóa và kết nối dữ liệu thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

 

 

 

a)

Đánh giá cơ sở dữ liệu thông tin người hưởng

Ban THCS BHXH

TTCNTT, Vụ Tài chính - Kế toán; BHXH các tỉnh; Trung tâm lưu trữ

30/5/2019

b)

Đánh giá kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán

Vụ Tài chính - Kế toán

TTCNTT, Ban Thực hiện chính sách BHXH; BHXH các tỉnh; TCT Bưu điện VN, Ngân hàng

30/5/2019

2

Kinh nghiệm quốc tế trong thanh toán chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt và quản lý người hưởng

Vụ Hợp tác quốc tế

 

05/6/2019

3

Đề xuất lộ trình thực hiện mục tiêu Quyết định số 241/QĐ-TTG và Nghị quyết số 02/NQ-CP

Vụ Tài chính - Kế toán

Ban Thực hiện chính sách BHXH, TTCNTT, Vụ Pháp chế; BHXH các tỉnh

05/6/2019

II

Các nhiệm vụ, giải pháp

 

 

 

1

Đề xuất hoàn thiện về cơ sở pháp lý

Vụ Pháp chế

 

 

a)

Về chia sẻ dữ liệu thông tin liên quan đến người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

Vụ Pháp chế

Ban Thực hiện chính sách BHXH, Vụ Tài chính - Kế toán; TTCNTT; Trung tâm lưu trữ

30/5/2019

b)

Đề xuất giải pháp về pháp lý để quản lý người hưởng nhận tiền qua tài khoản cá nhân khắc phục hạn chế, bất cập trong công tác quản lý hiện nay

Vụ Pháp chế

Ban Thực hiện chính sách BHXH, Vụ Tài chính- Kế toán; TCT Bưu điện Việt Nam

30/5/2019

c)

Đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ban hành quy định bắt buộc đối với người hưởng mới vùng đô thị nhận tiền qua tài khoản cá nhân, đối với người hưởng vùng đô thị hiện đang nhận các chế độ bằng tiền mặt đến năm 2021 nhận qua tài khoản cá nhân phù hợp.

Vụ Pháp chế

Ban Thực hiện chính sách BHXH, Vụ Tài chính- Kế toán, TCT Bưu điện Việt Nam, Ngân hàng nhà nước

05/6/2019

2

Đề xuất lộ trình kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

 

 

 

2.1

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

 

 

 

a)

Xác định các thông tin, dữ liệu người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cần chia sẻ với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

Vụ Tài chính - Kế toán

Ban thực hiện CSXH; TTCNTT; TCT bưu điện VN; Ngân hàng nhà nước; Trung tâm lưu trữ

10/6/2019

b)

Đề xuất nội dung hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH và phương án quản lý cơ sở dữ liệu hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu với tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức dịch vụ thanh toán.

Ban Thực hiện chính sách BHXH

Vụ Tài chính - Kế toán, TTCNTT, Trung tâm lưu trữ; BHXH các tỉnh

15/6/2019

c)

Xác định điều kiện về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật CNTT thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu và đề xuất hoàn thiện hệ thống hạ tầng để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan BHXH và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

TTCNTT

Vụ Tài chính - Kế toán, Ban Thực hiện chính sách BHXH; các đơn vị liên quan

10/6/2019

2.2

Đề xuất lộ trình, phương án kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Vụ Tài chính - Kế toán

TTCNTT; Ban Thực hiện chính sách BHXH; các đơn vị liên quan.

30/6/2019

3

Đề xuất giải pháp phối hợp với các ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ công có cơ chế ưu đãi cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp nhận tiền qua tài khoản cá nhân.

Vụ Tài chính - Kế toán

TCT Bưu điện VN, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại

30/5/2019

4

Đề xuất giao chỉ tiêu phấn đấu chi trả an sinh xã hội qua tài khoản cá nhân cho BHXH tỉnh, thành phố hàng năm đạt mục tiêu Quyết định số 241/QĐ-TTG và Nghị quyết số 02/NQ-CP.

Vụ Tài chính - Kế toán

BHXH các tỉnh; TCT Bưu điện VN; Trung tâm truyền thông

30/06/2019

5

Công tác thông tin tuyên truyền

Trung tâm truyền thông

Các đơn vị, tổ chức liên quan; BHXH tỉnh

Thực hiện thường xuyên

6

Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng lộ trình chuẩn hóa dữ liệu thông tin về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu người nhận chế độ với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hàng

Vụ Tài chính - Kế toán

Các đơn vị liên quan

Tháng 9/2019

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1764/KH-BHXH năm 2019 thực hiện đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội thông qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 1764/KH-BHXH
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/05/2019
  • Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • Người ký: Nguyễn Đình Khương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/05/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản