Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/KH-UBND | Lào Cai, ngày 13 tháng 4 năm 2021 |
XÂY DỰNG CƠ SỞ GIẾT MỔ TẬP TRUNG QUY MÔ NHỎ TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
- Căn cứ Luật Thú y;
- Căn cứ Luật An toàn thực phẩm;
- Căn cứ Luật Chăn nuôi;
- Căn cứ Luật Đất đai;
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định, hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;
- Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025.
- Căn cứ Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Ngăn chặn, phòng ngừa dịch bệnh lây lan qua khâu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Hoàn thành một “mắt xích” quan trọng trong chuỗi: Chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ con người. chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động giết mổ động vật, hạn chế mức thấp nhất ô nhiễm môi trường, từng bước xóa bỏ và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ ở hộ gia đình. Chấm dứt việc giết mổ động vật không bảo đảm vệ sinh (giết mổ động vật trên sàn).
- Kiểm soát được 100% số gia súc giết mổ để kinh doanh trên địa bàn, tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ có cán bộ thú y làm công tác kiểm soát giết mổ. Thực hiện kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật, đóng dấu kiểm soát giết mổ trước khi vận chuyển đi tiêu thụ, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm; tăng thêm nguồn thu nhất định vào ngân sách nhà nước.
- Việc giết mổ động vật để kinh doanh phải được thực hiện theo đúng Điều 64 Luật Thú y; cần quyết liệt chỉ đạo xây dựng cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ, đảm bảo ngăn chặn, phòng ngừa dịch bệnh lây lan qua khâu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, trung tâm cụm xã yêu cầu phải có cơ sở giết mổ tập trung. Trước ngày 01/12/2021 thịt gia súc, gia cầm mang ra thị trường phải được kiểm soát và đóng dấu hoặc cấp tem vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ tập trung. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, như: Không đưa gia súc vào cơ sở giết mổ để mổ; bán thịt gia súc chưa qua kiểm soát của cơ quan thú y theo quy định của pháp luật.
- Tại trung tâm các xã phải rà soát nâng cấp các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và thực hiện kiểm soát, đóng dấu, cấp tem vệ sinh thú y theo quy định.
- Kiên quyết xử lý các hộ kinh doanh không đưa gia súc vào cơ sở giết mổ để mổ; nếu vi phạm phải xử lý nghiêm khắc theo quy định.
2. Một số yêu cầu chung về cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ
- Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ phải đảm bảo vệ sinh thú y, diện tích xây dựng từ 200 m2 trở lên; có các hạng mục như: Chuồng nuôi nhốt, nhà giết mổ, phòng làm việc của cán bộ thú y, bảo vệ, nhà vệ sinh, khu xử lý chất thải, nước thải (Bể Biogas, bể lắng); công suất giết mổ từ 10-50 con gia súc/ngày, đêm đủ để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân trên địa bàn và phù hợp với khả năng đầu tư của các tổ chức, cá nhân.
- Cơ sở giết mổ quy mô nhỏ gắn liền với sự phát triển dân số trong khu vực, khách du lịch và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo thành mối liên kết khép kín giữa chăn nuôi - vận chuyển - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm sau giết mổ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn vệ sinh thú y.
- Vị trí các điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, không thuộc khu vực không được phép chăn nuôi.
- Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải đảm bảo quy định tại Nghị định số 123/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp: Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm; đảm bảo QCVN 150:2017/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu về sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường theo quy định hiện hành.
3. Vị trí, số lượng, thời gian và tiến độ thực hiện
Tổng số cơ sở giết mổ quy mô nhỏ dự kiến 38 cơ sở: Năm 2021 xây dựng 09 cơ sở, năm 2022 xây dựng 09 cơ sở, năm 2023 xây dựng 08 cơ sở, năm 2024 xây dựng 07 cơ sở, năm 2025 xây dựng 05 cơ sở. Trong quá trình triển khai thực hiện các huyện, thị xã, thành phố chủ động lựa chọn thứ tự xây dựng và thời gian thực hiện trong các năm nhưng đảm bảo trong năm 2021 mỗi huyện, thị xã, thành phố tối thiểu xây dựng được 01 cơ sở, cụ thể:
STT | Tên huyện, thị xã, thành phố/ xã, phường, thị trấn | Số lượng cơ sở | Công suất giết mổ | Năm xây dựng, hoàn thành | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||||
I | Huyện Bảo Thắng | 7 | 180 | 2 | 2 | 1 | 2 | 0 |
1 | Cơ sở giết mổ Thị trấn Phố Lu | 1 | 30 | 1 |
|
|
|
|
2 | Cơ sở giết mổ xã Phú Nhuận | 1 | 20 | 1 |
|
|
|
|
3 | Cơ sở giết mổ xã Xuân Giao | 1 | 30 |
| 1 |
|
|
|
4 | Cơ sở giết mổ TT NT Phong Hải | 1 | 30 |
| 1 |
|
|
|
5 | Cơ sở giết mổ xã Phong Niên | 1 | 20 |
|
| 1 |
|
|
6 | Cơ sở giết mổ xã Xuân Quang | 1 | 30 |
|
|
| 1 |
|
7 | Cơ sở giết mổ xã Bản Phiệt | 1 | 20 |
|
|
| 1 |
|
II | Huyện Văn Bàn | 9 | 120 | 2 | 1 | 2 | 2 | 2 |
8 | Cơ sở giết mổ xã Hòa Mạc | 1 | 10 | 1 |
|
|
|
|
9 | Cơ sở giết mổ TT Khánh Yên | 1 | 20 | 1 |
|
|
|
|
10 | Cơ sở giết mổ xã Võ Lao | 1 | 20 |
| 1 |
|
|
|
11 | Cơ sở giết mổ xã Làng Giàng | 1 | 10 |
|
| 1 |
|
|
12 | Cơ sở giết mổ xã Khánh Yên Hạ | 1 | 10 |
|
| 1 |
|
|
13 | Cơ sở giết mổ xã Khánh Yên Thượng | 1 | 10 |
|
|
| 1 |
|
14 | Cơ sở giết mổ xã Dương Quỳ | 1 | 10 |
|
|
| 1 |
|
15 | Cơ sở giết mổ xã Tân An | 1 | 10 |
|
|
|
| 1 |
16 | Cơ sở giết mổ xã Minh Lương | 1 | 20 |
|
|
|
| 1 |
III | Huyện Bảo Yên | 6 | 140 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 |
17 | Cơ sở giết mổ Thị trấn Phố Ràng | 1 | 40 | 1 |
|
|
|
|
18 | Cơ sở giết mổ xã Bảo Hà | 1 | 30 |
| 1 |
|
|
|
19 | Cơ sở giết mổ xã Phúc Khánh | 1 | 20 |
| 1 |
|
|
|
20 | Cơ sở giết mổ xã Nghĩa Đô | 1 | 20 |
|
| 1 |
|
|
21 | Cơ sở giết mổ xã Điện Quan | 1 | 10 |
|
|
| 1 |
|
22 | Cơ sở giết mổ xã Vĩnh Yên | 1 | 20 |
|
|
|
| 1 |
IV | Huyện Bắc Hà | 2 | 50 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 |
23 | Cơ sở giết mổ xã Na Hối | 1 | 30 | 1 |
|
|
|
|
24 | Cơ sở giết mổ xã Bảo Nhai | 1 | 20 |
| 1 |
|
|
|
V | Mường Khương | 3 | 60 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 |
25 | Cơ sở giết mổ xã Bản Lầu | 1 | 20 | 1 |
|
|
|
|
26 | Cơ sở giết mổ xã Lùng Vai | 1 | 30 |
| 1 |
|
|
|
27 | Cơ sở giết mổ xã Pha Long | 1 | 10 |
|
| 1 |
|
|
VI | Bát Xát | 5 | 70 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
28 | Cơ sở giết mổ xã Quang Kim | 1 | 20 | 1 |
|
|
|
|
29 | Cơ sở giết mổ xã Trịnh Tường | 1 | 20 |
| 1 |
|
|
|
30 | Cơ sở giết mổ xã Ý Tý | 1 | 10 |
|
| 1 |
|
|
31 | Cơ sở giết mổ xã Mường Hum | 1 | 10 |
|
|
| 1 |
|
32 | Cơ sở giết mổ xã Bản Xèo | 1 | 10 |
|
|
|
| 1 |
VII | Huyện Sa Pa | 1 | 50 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
33 | Cơ sở giết mổ phường Sa Pả | 1 | 50 | 1 |
|
|
|
|
VIII | Thành phố Lào Cai | 3 | 150 |
| 1 | 2 | 0 | 0 |
34 | Cơ sở giết mổ xã Vạn Hòa hoặc phường Lào Cai | 1 | 50 |
| 1 |
|
|
|
35 | Cơ sở giết mổ phường Xuân Tăng | 1 | 50 |
|
| 1 |
|
|
36 | Cơ sở giết mổ xã Đồng Tuyển | 1 | 50 |
|
| 1 |
|
|
IX | Huyện Si Ma Cai | 2 | 50 |
|
|
| 1 | 1 |
37 | Cơ sở giết mổ xã Cán Cấu | 1 | 30 |
|
|
| 1 |
|
38 | Cơ sở giết mổ xã Sín Chéng | 1 | 20 |
|
|
|
| 1 |
| Tổng cộng | 38 | 870 | 9 | 9 | 8 | 7 | 5 |
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND cấp huyện có thể điều chỉnh vị trí, địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ, phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh.
4.1. Quy định chung
Đảm bảo đáp ứng yêu cầu vệ sinh Thú y theo Thông tư số 09/2016/TT BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-150:2017/BNNPTNT yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thuận lợi giao thông, có nguồn nước, điện ổn định bảo đảm theo quy định.
- Nguyên tắc bố trí xây dựng từ bẩn đến sạch.
4.2. Các quy định cụ thể
a). Diện tích, vị trí, địa điểm xây dựng
- Diện tích tối thiểu: 1.000 m2.
- Cơ sở giết mổ quy mô nhỏ phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, giới thiệu địa điểm và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Vị trí thực hiện theo mục 2.1.2 QCVN 150:2017/BNNPTNT cách biệt với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, nguồn cung cấp nước sinh hoạt 500m; cách biệt chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại 01 km.
b). Nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ
Nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ thực hiện theo mục 2.2.2.2 QCVN 150:2017/BNNPTNT.
- Chuồng nuôi giữ động vật chờ giết mổ có mái che, nền được làm bằng các vật liệu bền, không trơn trượt, dễ thoát nước, dễ làm sạch, khử trùng và được chia thành các ô chuồng. Có hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống cho động vật chờ giết mổ.
- Chuồng hoặc lồng nuôi nhốt động vật chờ giết mổ đảm bảo diện tích tối thiểu đủ để nhốt giữ số lượng động vật gấp đôi công suất giết mổ của cơ sở, đảm bảo động vật không bị sốc nhiệt. Diện tích nuôi nhốt từng loại động vật: Lợn 0.8m2/con (khối lượng 100-120kg/con); Trâu, bò 2m2/con (khối lượng 200-350kg/con); Gia cầm 0.05m2/con (khối lượng 1.5-3kg/con).
4.3. Khu vực giết mổ động vật
Khu vực giết mổ động vật thực hiện theo mục 2.2.2.3 QCVN 150:2017/BNNPTNT.
- Mái hoặc trần của khu vực giết mổ phải kín, được làm bằng vật liệu bền, không bị dột, không thấm nước.
- Tường phía trong khu vực giết mổ làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ làm sạch, xây nghiêng hoặc ốp lòng máng nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và tường.
- Khoảng cách từ sàn đến mái hoặc trần tối thiểu là 3,6 m. Trường hợp giết mổ treo thì khoảng cách từ thiết bị treo đến trần hoặc mái ít nhất là 1,0 m.
- Giết mổ gia súc trên bệ hoặc giá treo. Mặt bệ phải cao hơn mặt sàn của khu vực giết mổ là 0,4m, giá treo phải đảm bảo thân thịt cao hơn mặt sàn 0,3 m.
- Giết mổ gia cầm trên bàn hoặc bệ mổ, chiều cao của bàn, bệ mổ so với mặt sàn của khu vực giết mổ là 0,9 m.
- Sàn khu vực giết mổ phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, không đọng nước, dễ làm sạch và khử trùng: Mặt sàn phẳng, dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn.
- Bố trí nơi làm sạch lòng, dạ dầy tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thân thịt đảm bảo không làm lây nhiễm chéo.
4.4. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải
- Hệ thống thu gom và xử lý chất thải thiết kế phải có nắp bảo vệ và kích thước phải đủ công suất thoát nước, không gây tình trạng bị ứ đọng hoặc tắc, nước thải phải đưa qua hệ thống xử lý khí sinh học Biogas trước khi đưa ra bể điều hòa.
- Các đường thoát nước thải không được chảy qua khu vực giết mổ.
- Công suất của hệ thống thu gom và xử lý nước thải phù hợp với lượng nước thải, chất thải phát sinh của cơ sở, bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường.
4.5. Đường dẫn động vật lên, xuống phương tiện vận chuyển
Thiết kế đường dẫn động vật lên, xuống phương tiện vận chuyển phải phù hợp với từng loại động vật, đảm bảo động vật di chuyển thuận lợi, dễ dàng.
4.6. Hệ thống điện, nước
Hệ thống điện đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng của cơ sở, bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ, cường độ ánh sáng trắng tối thiểu tại khu vực giết mổ là 300 Lux, nơi lấy phủ tạng, khám thân thịt và kiểm tra lần cuối là 500 Lux.
Thiết kế hệ thống cung cấp nước nóng, nước lạnh đủ để phục vụ cho việc giết mổ, nước uống cho động vật trong thời gian chờ giết mổ và vệ sinh trước và sau khi giết mổ. Chất lượng nước phục vụ cho giết mổ phải đạt theo quy định tại QCVN 01:2009/BYT, nước nóng duy trì nhiệt độ từ 60ºC-70ºC.
4.7. Khu vực hành chính
Khu vực hành chính có phòng làm việc đảm bảo các hoạt động, như: Kiểm dịch, KSGM, bảo vệ, nhà vệ sinh…
4.8. Cổng, hàng rào, sân, đường nội bộ và hố sát trùng
Cổng, hàng rào thực hiện theo mục 2.2.1.1, 2.2.1.2 QCVN 150: 2017/BNNPTNT.
- Xung quanh cơ sở giết mổ phải có tường rào bao quanh, cách biệt với khu vực xung quanh, cổng nhập động vật và cổng xuất sản phẩm động vật riêng, tại cổng bố trí hố sát trùng với kích thước tối thiểu là 8m x 4m x 0,15m (dài x rộng x cao) hoặc có phương tiện khử trùng người và xe tại cổng cơ sở giết mổ.
- Sân và đường nội bộ đổ bê tông đảm bảo mặt sân dốc về phía rãnh thu nước, đường đảm bảo để xe vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông thuận tiện.
5. Giải pháp về đất đai và diện tích xây dựng cơ sở giết mổ
Dự kiến thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng 63.237 m2 đất nông nghiệp, đất khác để xây dựng 38 cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ trong đó huyện Bảo Thắng 14.000 m2, Văn Bàn 12.000 m2, Bảo Yên 11.500 m2, Bắc Hà 4.470 m2, Mường Khương 5.067 m2, Bát Xát 6.200 m2, huyện Si Ma Cai 4.000 m2, thị xã Sa Pa 2.000 m2 và thành phố Lào Cai 6.000 m2.
Dự kiến tổng diện tích xây dựng 38 cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ 10.100 m2 trong đó gồm các hạng mục nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ, khu vực giết mổ, hệ thống thu gom, xử lý chất thải, khu vực hành chính trong đó huyện Bảo Thắng 2.000 m2, Văn Bàn 1.950 m2, Bảo Yên 1.600 m2, Bắc Hà 550 m2, Mường Khương 750 m2, Bát Xát 1.100 m2, Si Ma Cai 550 m2, thị xã Sa Pa 400 m2 và thành phố Lào Cai 1.200 m2.
6. Cơ chế chính sách, giải pháp về nguồn vốn và nhu cầu kinh phí
6.1. Cơ chế chính sách
Nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ theo Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
6.2. Giải pháp về nguồn vốn
- Ngân sách tỉnh cấp bổ sung cho ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị; đồng thời cấp cho cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch, Hội nghị sơ kết và tổng kết; hỗ trợ kinh phí xăng xe, công tác phí đôn đốc, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu cơ sở giết mổ.
- Ngân sách cấp huyện: Căn cứ vào khả năng ngân sách của địa phương chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ trên nguyên tắc mỗi Kế hoạch chỉ thụ hưởng hỗ trợ từ 01 nguồn ngân sách.
- Mức hỗ trợ 50 % kinh phí đầu tư, nhưng không quá 01 tỷ đồng/cơ sở.
- Nguồn vốn: Huy động nguồn vốn chính sách phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; vốn hỗ trợ lãi suất vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Kêu gọi, khuyến khích thu hút các Doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư kinh phí vào xây dựng cơ sở giết mổ.
6.3. Nhu cầu kinh phí
- Tổng nhu cầu kinh phí (khái toán) 51.097.620.000 đồng trong đó:
Vốn Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 42.097.620.000 đồng gồm vốn tự có, vốn vay tín dụng.
Vốn ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện 9.000.000.000 đồng trong đó hỗ trợ trực tiếp cho Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 8.740.300.000 đồng, phí tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát 259.700.000 đồng.
- Vốn đầu tư qua các năm:
Năm 2021 nhu cầu kinh phí (khái toán) 13.146.764.865 đồng trong đó: Vốn Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 10.868.010.594 đồng gồm vốn tự có, vốn vay tín dụng. Vốn ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện 2.278.754.271 đồng trong đó hỗ trợ cho Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 2.206.709.406 đồng, chi phí tổ chức hội nghị triển khai, kiểm tra, giám sát 72.044.865 đồng.
Năm 2022 nhu cầu kinh phí (khái toán) 13.013.578.378 đồng trong đó: Vốn Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 10.705.221.782 đồng gồm vốn tự có, vốn vay tín dụng. Vốn ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện 2.308.356.596 đồng trong đó hỗ trợ cho Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 2.249.978.218 đồng, chi phí kiểm tra, giám sát 58.378.378 đồng.
Năm 2023 nhu cầu kinh phí (khái toán) 10.468.258.919 đồng trong đó: Vốn Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 8.563.441.089 đồng gồm vốn tự có, vốn vay tín dụng. Vốn ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện 1.904.817.830 đồng trong đó hỗ trợ cho Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 1.860.558.911 đồng, chi phí tổ chức hội nghị sơ kết, kiểm tra, giám sát 44.258.919 đồng.
Năm 2024 nhu cầu kinh phí (khái toán) 8.277.405.405 đồng trong đó: Vốn Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 6.804.129.208 đồng gồm vốn tự có, vốn vay tín dụng. Vốn ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện 1.473.276.197 đồng trong đó hỗ trợ cho Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 1.427.870.792 đồng, chi phí kiểm tra, giám sát 45.405.405 đồng.
Năm 2025 nhu cầu kinh phí (khái toán) 6.191.612.432 đồng trong đó: Vốn Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 5.156.817.327 đồng gồm vốn tự có, vốn vay tín dụng. Vốn ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện 1.034.795.106 đồng trong đó hỗ trợ cho Doanh nghiệp, HTX, cá nhân 995.182.673 đồng, phí tổ chức hội nghị triển khai, kiểm tra, giám sát 39.612.432 đồng.
- Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ hạn chế thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi do dịch bệnh lây lan qua khâu giết mổ; góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, có hiệu quả, chủ động kiểm soát được dịch bệnh, giảm giá thành sản phẩm so với giết mổ tại hộ gia đình.
- Giảm chi phí cho công tác phòng chống dịch bệnh nhất là các dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Tai xanh.... tăng thu cho ngân sách nhà nước từ nguồn thu phí kiểm soát giết mổ.
- Sản phẩm chăn nuôi từ cơ sở giết mổ được đóng dấu Kiểm soát giết mổ hoặc dán Tem vệ sinh thú y thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh; góp phần tăng giá trị kinh tế trong chăn nuôi, tạo ra sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo “an toàn, sạch bệnh”, tăng hiệu quả kinh tế.
- Kế hoạch thành công làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả một số Dự án như: Dự án chăn nuôi thâm canh bò thịt; Kế hoạch tái đàn phát triển chăn nuôi lợn bền vững và các Dự án phát triển chăn nuôi khác được thực hiện trong tương lai theo chuỗi sản phẩm; Dự án phát triển các cơ sở chế biến sản phẩm động vật. Tạo nguồn thu nhất định vào ngân sách để tái đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, người kinh doanh giết mổ, chuyển từ chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ, phân tán sang giết mổ tập trung, chuyên nghiệp hơn, tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Giải quyết được mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư do giết mổ tại hộ gia đình gây ra.
- Người nông dân yên tâm vào đầu tư phát triển chăn nuôi, tăng thêm việc làm và tăng thu nhập, không bị thiệt hại do gia súc, gia cầm bị ốm, chết hoặc xử lý bắt buộc do dịch bệnh gây ra, góp phần tích cực vào thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ổn định và phát triển lực lượng lao động thường xuyên trong hoạt động giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm.
- Góp phần thực hiện thành công một số tiêu chí trong xây dựng và nâng cao xã, huyện, thành phố, thị xã đạt nông thôn mới.
- Nước thải, chất thải trong quá trình giết mổ được vệ sinh thu gom, xử lý hàng ngày theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh, cải thiện chất lượng môi trường sống cho người dân.
- Vi sinh vật gây bệnh, chất thải gây ô nhiễm môi trường và chất cấm trong chăn nuôi được ngăn chặn, xử lý góp phần làm sạch môi trường sống, bảo vệ sức khỏe con người.
- Giải quyết được tình trạng giết mổ nhỏ lẻ trong các hộ gia đình khu dân cư gây ô nhiễm về tiếng ồn, ô nhiễm về chất thải, nước thải trong quá trình giết mổ xả trực tiếp ra môi trường.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1.1. Bố trí đất đai, giải phóng mặt bằng
Đây là giải pháp có tính chất cốt lõi quyết định đến sự thành công trong việc xây dựng cơ sở giết mổ. Cần có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, thị xã, thành phố trong từng công việc cụ thể, đảm bảo mặt bằng sạch giao cho chủ đầu tư:
- Bổ sung các vị trí đã lựa chọn vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, tạo mặt bằng sạch để xây dựng cơ sở giết mổ.
- Nguồn vốn giải phóng mặt bằng: Sử dụng vốn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Nguồn vốn san tạo mặt bằng và xây dựng cơ sở vật chất: Vốn tự có của chủ đầu tư, vốn tín dụng, vốn hỗ trợ của nhà nước.
- Hàng năm chủ động bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ theo chính sách quy định.
1.2. Xây dựng cơ sở giết mổ
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng và phê duyệt dự án chi tiết cho từng cơ sở giết mổ, khái toán kinh phí hỗ trợ, lộ trình, tiến độ thực hiện trên địa bàn; thành lập Tổ giúp việc gồm các phòng ban chuyên môn cấp huyện để hỗ trợ cho chủ đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng, môi trường…, cụ thể:
- Tìm kiếm, thu hút, giới thiệu và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào xây dựng các cơ sở giết mổ. Hướng dẫn nhà đầu tư về quy trình, thủ tục, hồ sơ và thẩm định dự án, lựa chọn dây chuyền công nghệ giết mổ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và khả năng đầu tư của tổ chức, cá nhân; kịp thời tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc đảm bảo tiến độ.
- Cấp điện: Cơ sở giết mổ là loại hình giết mổ thủ công điện chỉ phục vụ nhu cầu thắp sáng và đun nước phục vụ giết mổ, nguồn điện được đấu nối với hệ thống điện phục vụ dân sinh.
- Cấp nước: Nguồn nước cung cấp cho động vật uống trong thời gian chờ giết mổ, nước phục vụ cho giết mổ, vệ sinh được lấy từ nguồn nước máy hoặc giếng đào, giếng khoan.
- Giao thông: Ưu tiên đầu tư trước các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn đi qua vị trí xây dựng cơ sở giết mổ; kết nối giao thông từ vị trí xây dựng cơ sở giết mổ đến hệ thống đường giao thông hiện có, đảm bảo mặt đường để xe ô tô ra, vào cơ sở giết mổ thuận tiện.
- Hướng dẫn các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ ở các địa bàn khó khăn cải tạo, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật Thú y.
1.3. Quản lý hoạt động giết mổ
- Xây dựng và ban hành quy định, phương án quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn; cấp đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh; cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở giết mổ theo quy định. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các trình tự, thủ tục hồ sơ theo Văn bản số 603/UBND-NLN ngày 23/02/2021 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh. Thẩm định và phê duyệt mức giá dịch vụ giết mổ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chủ cơ sở và hộ kinh doanh giết mổ.
- Đối với địa bàn đã hoàn thành cơ sở giết mổ: Tổ chức đưa ngay hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm để kinh doanh vào thực hiện tại cơ sở giết mổ. Xử lý các trường hợp vi phạm về giết mổ động vật, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
- Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp bố trí cán bộ, thú y viên thực hiện việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện đưa hoạt động giết mổ tại hộ gia đình vào cơ sở giết mổ; quản lý hoạt động giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm; không để xảy ra tình trạng giết mổ gia súc tại hộ gia đình để kinh doanh khi cơ sở giết mổ đi vào hoạt động.
- Đối với địa bàn chưa có cơ sở giết mổ: Tổ chức kiểm tra việc giết mổ động vật để kinh doanh thực hiện tại các hộ, cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ, phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật Thú y; trường hợp không đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y, phải kiên quyết xử lý, như: Đình chỉ việc giết mổ; thu hồi giấy phép kinh doanh; xử lý vi phạm theo quy định. Yêu cầu các hộ kinh doanh giết mổ chủ động tìm kiếm vị trí, địa điểm phù hợp, nâng cấp sửa chữa đảm bảo vệ sinh thú y để thực hiện việc giết mổ động vật để kinh doanh. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu về giết mổ động vật để kinh doanh, thì hướng dẫn các hộ chuyển đổi kinh doanh ngành, nghề khác; vì giết mổ động vật để kinh doanh là loại hình kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 64 Luật Thú y và Nghị định số 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch được phê duyệt; đôn đốc, theo dõi quá trình triển khai thực hiện; kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo Chi cục chăn nuôi và Thú y phối hợp với các phòng, đơn vị cấp huyện xây dựng quy định về quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm theo quy định; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp, tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ quy mô nhỏ, quy mô lớn, công nghệ cao theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước; cân đối, huy động các nguồn lực đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí hàng năm cho các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ. Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí hỗ trợ chủ đầu tư theo quy định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố và nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về giao, cấp đất; lập hồ sơ pháp lý về môi trường theo quy định hiện hành.
6. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư thiết kế cụ thể cơ sở giết mổ xem xét, phê duyệt theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai: Đẩy mạnh chỉ đạo các cơ quan báo chí, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh giới thiệu phổ biến chính sách hỗ trợ để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; phổ biến rộng rãi những quy định của nhà nước về giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật. Tuyên truyền để các hộ đang giết mổ gia súc nhỏ lẻ đưa gia súc vào lò giết mổ tập trung khi được xây dựng. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, người mua bán gia súc, gia cầm, sản phẩm từ gia súc, gia cầm, người tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm, trong công tác chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Vận động người dân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các lò mổ tập trung khi tổ chức việc hiếu, hỷ và các dịp lễ, tết...
8. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Lào Cai: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện nguồn vốn vay ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn xây dựng, nâng cấp các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
9. Trách nhiệm các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ
Tổ chức, cá nhân tích cực chủ động, linh hoạt trong việc đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, cụ thể:
- Tìm kiếm địa điểm vị trí, địa điểm mặt bằng cụ thể, tham vấn các cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh, xây dựng Dự án chi tiết trình UBND cấp huyện xem xét chấp thuận và phê duyệt Dự án.
- Chủ động nguồn kinh phí xây dựng cơ sở giết mổ, đảm bảo tiến độ và chất lượng quy định; được hỗ trợ kinh phí sau đầu tư, khi cơ sở giết mổ đi vào hoạt động và được nghiệm thu theo quy định.
- Tuân thủ các yêu cầu, quy định về xây dựng cơ sở giết mổ; quản lý, vận hành hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo hiệu quả, đúng quy định; lưu giữ hồ sơ, sổ sách và các thông tin cần thiết để truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật theo quy định.
- Xây dựng mức giá dịch vụ giết mổ đảm bảo hài hòa lợi ích với các hộ kinh doanh giết mổ; trình UBND cấp huyện phê duyệt và niêm yết công khai để thực hiện.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chủ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ nghiêm túc triển khai, thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc gửi văn bản về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết, đảm bảo Kế hoạch đạt hiệu quả./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 51/2020/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025
- 2Quyết định 2525/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
- 3Quyết định 653/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND bổ sung Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 19/2019/NQ-HĐND quy định hỗ trợ chủ cơ sở kinh doanh giết mổ nhỏ lẻ chấp hành di dời đến địa điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Luật đất đai 2013
- 3Luật bảo vệ môi trường 2014
- 4Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 5Luật thú y 2015
- 6Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
- 8Luật Chăn nuôi 2018
- 9Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
- 11Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 12Quyết định 51/2020/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025
- 13Quyết định 2525/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
- 14Nghị quyết 26/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 15Quyết định 653/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 16Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND bổ sung Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 19/2019/NQ-HĐND quy định hỗ trợ chủ cơ sở kinh doanh giết mổ nhỏ lẻ chấp hành di dời đến địa điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Kế hoạch 176/KH-UBND năm 2021 về xây dựng cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 176/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra