Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 175/KH-UBND | Yên Bái, ngày 14 tháng 11 năm 2016 |
Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020; theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 199/TTr-SLĐTBXH ngày 10/11/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) Giảm trung bình 5% tần suất tai nạn lao động chết người mỗi năm;
b) Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động;
c) Mỗi năm tăng trung bình thêm 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;
d) Trên 80% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện, thị xã, thành phố và trong các ban quản lý khu, cụm công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế; 70% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
e) Trên 80% số làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Đảm bảo 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
h) Đảm bảo 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
1. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
a) Huấn luyện, hỗ trợ trang thiết bị nâng cao năng lực hệ thống kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động;
b) Điều tra thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; kiện toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc
a) Triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp; hướng dẫn chuyên môn, tập huấn, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
b) Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại;
c) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
d) Các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả bệnh nghề nghiệp.
3. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn vệ sinh lao động
a) Nâng cao năng lực hoạt động huấn luyện, truyền thông, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ mở rộng mạng lưới truyền thông viên về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Triển khai huấn luyện, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động tại nơi làm việc thuộc mục tiêu của Chương trình (hỗ trợ giảng viên, tài liệu...); in và phát hành các ấn phẩm truyền thông (như tờ rơi, tranh áp phích, sách, đĩa CD..); xây dựng hoạt động mạng thông tin quốc gia, hỗ trợ các hoạt động triển khai Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động và Phòng, chống cháy nổ, tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề, tư vấn triển khai công tác an toàn- vệ sinh lao động.
c) Xây dựng các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường tổ chức thông tin trên hệ thống các đài truyền hình, truyền thanh cơ sở; xây dựng chuyên đề, chuyên mục trên báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cơ quan.
d) Nâng cao hiệu quả của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức các phong trào quần chúng thi đua làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và trong hoạt động phối hợp với các cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy, các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.
4. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình
a) Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của các đơn vị, doanh nghiệp. Kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về công tác an toàn, vệ sinh lao động, ngăn ngừa nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp;
b) Tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá quá trình triển khai của Chương trình; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhất là công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
1. Về cơ chế, chính sách
a) Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;
b) Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
d) Nghiên cứu đề xuất chính sách bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp linh hoạt;
đ) Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là các hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động;
e) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch;
g) Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động với các Chương trình mục tiêu có liên quan khác;
h) Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch này.
2. Về thông tin, tuyên truyền
a) Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan tham gia triển khai và hưởng ứng các hoạt động của Kế hoạch đề ra;
b) Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
3. Về khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).
1. Ngân sách nhà nước được bố trí theo Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020.
2. Kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia.
3. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Hàng năm lập kế hoạch và xây dựng dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
a) Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hằng năm của địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch;
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tổng hợp, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
5. Các sở, ngành của tỉnh
a) Chủ động lập kế hoạch chi tiết, xây dựng dự toán kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động của Kế hoạch này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
b) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch;
6. Liên minh Hợp tác xã
Tham gia và phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị thành viên khác.
7. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
Tham gia và phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
8. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh
Tham gia và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng và triển khai Kế hoạch chi tiết thực hiện phù hợp với mục tiêu, nội dung hoạt động của Kế hoạch này và điều kiện thực tế của địa phương;
b) Chủ động phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch;
c) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ triển khai thực hiện, định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 tại tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 2784/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020
- 3Kế hoạch 2971/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Kế hoạch 5108/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 74/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thành phố Cần Thơ
- 7Quyết định 394/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 8Kế hoạch 26/KH-UBND thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
- 1Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 tại tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 05/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2784/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020
- 4Kế hoạch 2971/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Kế hoạch 5108/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 7Quyết định 74/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thành phố Cần Thơ
- 8Quyết định 394/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 9Kế hoạch 26/KH-UBND thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Số hiệu: 175/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Dương Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra