ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1747/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 26 tháng 4 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ khóa XIV về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 tại Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và bứt phá trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh năm 2022 như sau:
I. Sự cần thiết ban hành Kế hoạch
Trong những năm gần đây, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tăng cường công tác chỉ đạo về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung công tác kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nên tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đã được hạn chế đáng kể; hoạt động khoáng sản dần đi vào nề nếp, tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản vẫn còn tồn tại, nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản kéo dài; công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản còn hạn chế.
Hiện nay, dự án thi công đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn qua địa bàn tỉnh đang được Nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhu cầu về nguồn vật liệu phục vụ thi công dự án này là rất bức thiết, đặc biệt là nguồn vật liệu đất đắp nên khả năng phát sinh các vấn đề về khai thác vật liệu san lấp trái phép dọc tuyến đường và việc đầu cơ, tăng giá, ép giá vật liệu. Do vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, cần tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên.
1. Nâng cao nhận thức và hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức, cá nhân về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Kịp thời kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm, đảm bảo hoạt động khoáng sản tuân thủ quy định pháp luật.
3. Khắc phục toàn diện các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý khoáng sản; nâng cao hiệu quả công tác cấp phép hoạt động khoáng sản, đảm bảo công khai, minh bạch và tăng thu ngân sách từ việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
4. Tạo sự bứt phá thật sự rõ nét đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương.
a) Tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường thực thi chính sách pháp luật về khoáng sản, công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, quy chế phối hợp và quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương.
b) Triển khai hiệu quả công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản; rà soát các khu vực không đấu giá đáp ứng điều kiện về khai thác để điều chỉnh sang khu vực đấu giá và cấp phép khai thác khoáng sản theo hình thức đấu giá là chủ yếu;
c) Triển khai quyết liệt các biện pháp để thu nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; xử lý các tổ chức, cá nhân chây ỳ không thực hiện.
d) Tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc quản lý cấp phép, khai thác, cung cấp và giá các loại vật liệu xây dựng phục vụ thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh được thông suốt, đúng quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu triển khai dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Tăng cường công tác hậu kiểm để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác nhưng chậm triển khai xây dựng cơ bản mỏ và chậm đưa mỏ vào khai thác; không chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản.
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chỉ đạo phòng chuyên môn của huyện tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Phương án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được ban hành; kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép, từng bước chấm dứt việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
- Chủ động, phối hợp trong việc giám sát hoạt động khai thác khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản tại địa phương theo thẩm quyền.
- Ủy ban nhân dân các huyện: Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Nam quyết liệt chỉ đạo kiểm tra, ngăn chặn, giải tỏa kịp thời và xử lý nghiêm hành vi khai thác khoáng sản trái phép, nhất là vật liệu san lấp dọc tuyến đường cao tốc Bắc Nam; nâng cao trách nhiệm trong việc thẩm định các hồ sơ cải tạo đất sản xuất nông nghiệp có thu hồi khoáng sản, tránh tình trạng lợi dụng việc cải tạo đất để khai thác khoáng sản gây hủy hoại đất, nhất là khu vực có tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đi qua, gồm các xã: Công Hải, Lợi Hải, Bắc Phong, Xuân Hải, Phước Trung, Nhơn Sơn, Mỹ Sơn, Phước Vinh, Phước Hữu, Phước Thái, Nhị Hà, Phước Hà. Định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm tra hoạt động cải tạo đất, đảm bảo thực hiện đúng phương án được phê duyệt và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả kiểm tra trước ngày 20 của tháng cuối quý (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tăng cường công tác hậu kiểm, nhất là tại các khu vực cụm mỏ tập trung, đảm bảo hoạt động khai thác khoáng sản đúng ranh giới, diện tích, công suất theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp và đúng thiết kế khai thác đã được thẩm định, phê duyệt; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Phối hợp với cơ quan thuế tăng cường các biện pháp quyết liệt đôn đốc việc thu nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; rà soát các mỏ chậm triển khai, không nộp tiền cấp quyền mà không thuộc trường hợp bất khả kháng, kiên quyết tham mưu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, bao gồm việc tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, thu hồi giấy phép khai thác đối với các doanh nghiệp chây ỳ, cố tình không thực hiện. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đã hoàn thành (hoặc gần hoàn thành) việc khắc phục các tồn tại về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.
- Đẩy nhanh công tác thẩm định hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản được xác định khai thác để phục vụ thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh đảm bảo đúng quy định của pháp luật và cung cấp đủ nguồn vật liệu cho thi công dự án. Lập kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra tình hình khai thác, cung cấp các loại vật liệu xây dựng phục vụ thi công dự án đường cao tốc; báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề phát sinh.
- Rà soát các khu vực quy hoạch khoáng sản đảm bảo điều kiện về cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản để đưa vào tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, bao gồm các vị trí thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được phê duyệt.
c) Sở Xây dựng
- Tham mưu điều chỉnh, bổ sung các điểm mỏ vật liệu san lấp vào Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh để cấp phép thăm dò, khai thác nhằm đảm bảo nguồn vật liệu phục vụ cho Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và địa phương đẩy nhanh công tác thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác các dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các dự án được xác định là nguồn cung cấp phục vụ thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam và các dự án trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
- Xây dựng và công bố công khai, kịp thời giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, chỉ số giá xây dựng theo theo quý, phù hợp với giá cả thực tế của thị trường nơi xây dựng công trình; yêu cầu các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khai thác mỏ hoặc cung ứng vật liệu xây dựng tại địa phương cam kết giữ giá vật liệu cung ứng cho Dự án đường cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh ổn định hoặc không tăng giá, ép giá.
d) Sở Kế hoạch và đầu tư
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các dự án khai thác khoáng sản vi phạm tiến độ đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Quyết định chủ trương đầu tư); xử lý, hoặc tham mưu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Đẩy nhanh công tác thẩm định, giải quyết hồ sơ cấp Quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án khai thác khoáng sản, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, nhất là các dự án được xác định khai thác để cung cấp vật liệu cho dự án đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
đ) Cục Quản lý thị trường: Chủ trì, phối hợp Cục Thuế, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân cung ứng nguyên vật liệu có hành vi găm hàng, đội giá, ép giá đối với mặt hàng vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho dự án đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh nhằm trục lợi.
e) Cục Thuế
- Thực hiện các biện pháp quyết liệt để đôn đốc thu nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, xử lý hoặc tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, phí đối với doanh nghiệp chây ỳ, không thực hiện.
- Nghiên cứu, có hướng dẫn, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết mở mã số thuế, cung cấp hóa đơn tài chính,… đối với các doanh nghiệp đã tích cực trong việc khắc phục nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, có doanh thu nhằm tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.
- Tăng cường công tác phối hợp, kiểm soát sản lượng khoáng sản khai thác tại các mỏ; không bán hóa đơn lẻ, không quyết toán thuế, không khấu trừ doanh thu chịu thuế... đối với khối lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát, vật liệu san lấp, đá chẻ) của các tổ chức, cá nhân đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh mà không chứng minh được nguồn gốc khai thác từ mỏ hợp pháp.
g) Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo Thanh tra giao thông chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện giao thông vận chuyển khoáng sản vi phạm trật tự an toàn giao thông; tích cực phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại các địa phương, nhất là các khu vực dọc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam.
h) Công an tỉnh
- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tích cực trinh sát và phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại các địa phương, nhất là khai thác khoáng sản trái phép dọc theo dự án thi công tuyến đường cao tốc Bắc - Nam; hỗ trợ trong việc dừng phương tiện, tạm giữ giấy tờ, đưa tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm về nơi tạm giữ và phối hợp xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
- Có kế hoạch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ các phương tiện khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản trái phép.
- Tổ chức lực lượng để giải tỏa các điểm nóng gây mất an ninh trật tự do vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
1. Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải; Công an tỉnh; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này và định kỳ trước ngày 20 của tháng cuối quý báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 của tháng cuối quý.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để được xem xét, giải quyết./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1986/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 694/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 3Kế hoạch 602/KH-UBND về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và bứt phá trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2020
- 4Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động 19-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 5Quyết định 1024/QĐ-UBND năm 2022 về đính chính sai sót tại Quyết định 05/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Nghị quyết 33/NQ-HĐND năm 2022 về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2018-2020
- 8Quyết định 2587/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 9Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 10Quyết định 56/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp về quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 31/2017/QĐ-UBND
- 11Quy chế 2165/QCPH-UBND năm 2024 phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi
- 1Quyết định 1986/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 694/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 3Kế hoạch 602/KH-UBND về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và bứt phá trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2020
- 4Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động 19-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 5Quyết định 1024/QĐ-UBND năm 2022 về đính chính sai sót tại Quyết định 05/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Nghị quyết 33/NQ-HĐND năm 2022 về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2018-2020
- 8Quyết định 2587/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 9Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 10Quyết định 56/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp về quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 31/2017/QĐ-UBND
- 11Quy chế 2165/QCPH-UBND năm 2024 phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi
Kế hoạch 1747/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và bứt phá trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022
- Số hiệu: 1747/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lê Huyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định