ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 174/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 8 năm 2024 |
Căn cứ các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 5416/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 về việc Phê duyệt Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030; số 5415/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 về việc phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 5190/QĐ-BNN-BVTV ngày 07/12/2023 về việc phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3345/TTr-SNNPTNT ngày 27/7/2024 và ý kiến thống nhất của Thành viên UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
a) Mục tiêu chung
- Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) để táng cường sức khỏe cây trồng, nâng cao khả năng phòng, chống sinh vật gây hại và thích ứng với điều kiện bất lợi của thời tiết do biến đổi khí hậu, tiết kiệm chi phí đầu vào nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, nâng cao thu nhập cho người nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ để duy trì và nâng cao sức khỏe của đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững; tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng, chống sinh vật gây hại nhằm giảm thiểu tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường và phát triển đa dạng sinh học bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Phấn đấu có trên 80% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả...trên địa bàn tỉnh được áp dụng IPHM.
- Trên 80% số xã có sản xuất nông nghiệp tập trung có đội ngũ nông dân nòng cốt (ít nhất 5 nông dân nòng cốt/ xã, phường) có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và kết quả cho cộng đồng.
- Lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và lượng phân bón vô cơ giảm 30% và tăng hiệu quả kinh tế 15-20% so với sản xuất thông thường; tăng lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học lên 30% so với tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.
- Phấn đấu trên 90% số xã phường có sản xuất nông nghiệp tập trung thực hiện thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng quy định; ít nhất 80% các xã/phường/thị trấn tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón cân đối, an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.
- Tổ chức đào tạo 40 giảng viên IPHM cấp tỉnh làm lực lượng nòng cốt triển khai Kế hoạch; mỗi xã phường có sản xuất nông nghiệp tập trung có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng.
- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp trong canh tác về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
- Xây dựng được các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học hiệu quả trên các cây trồng chủ lực như lúa, rau, cây ăn quả, sắn...gắn với chuỗi giá trị; Lượng phân bón hữu cơ công nghiệp sử dụng chiếm tối thiểu 30% so với tổng lượng phân bón sử dụng cho cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung theo Kế hoạch. Phối hợp triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành, các Hội, Đoàn thể và báo cáo kết quả thực hiện đúng quy định.
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về IPHM, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những văn bản liên quan, mô hình ứng dụng IPHM, quy trình sản xuất hiệu quả bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin và ứng dụng công nghệ số để người dân có thể chủ động tìm hiểu và học tập mọi lúc, mọi nơi.
- Tổ chức hội nghị tổng kết, hội thảo và tham quan những mô hình hiệu quả, những cách làm hay về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học; lồng ghép với các hình thức sinh hoạt cộng đồng để người sản xuất trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản và kỹ năng tiếp cận thị trường.
- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, IPHM cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp trong canh tác trên địa bàn tỉnh.
2. Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực về IPHM
- Trên cơ sở mục tiêu, nhu cầu về lực lượng giảng viên để triển khai chương trình cần tập trung xây dựng, đào tạo tập huấn nhằm tăng cường nguồn nhân lực giảng viên cấp tỉnh đáp ứng nhu cầu huấn luyện cho nông dân tại các địa phương. Thành phần tham gia đào tạo là công chức, viên chức chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, nông học đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, khuyến nông cấp tỉnh hoặc cấp huyện.
- Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện hướng dẫn viên cộng đồng, nông dân nòng cốt về IPHM gồm các nhân tố tích cực của các Hội, Đoàn thể, Hợp tác xã... để có thể trực tiếp thử nghiệm ứng dụng các kỹ thuật IPHM, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hướng dẫn nông dân khác ứng dụng.
- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân áp dụng vào sản xuất góp phần mở rộng diện tích sản xuất đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng IPHM, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ sinh học gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; tăng cường ứng dụng kỹ thuật trong canh tác nhằm tiết kiệm chi phí trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm phát thải khí nhà kính hướng tới nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.
- Triển khai đồng bộ các hoạt động ứng dụng IPHM, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, các doanh nghiệp, Hợp tác xã; nhân rộng mô hình “Nông dân hướng dẫn nông dân” thông qua thực nghiệm ứng dụng IPHM thực tế trên đồng ruộng.
4. Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp
Tăng cường phối hợp, tổ chức triển khai hiệu quả giữa các cơ quan, lực lượng chức năng các cấp trong công tác công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác theo quy định.
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch.
b) Hằng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán, căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch của các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
c) Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức đào tạo 40 giảng viên IPHM cấp tỉnh cho các địa phương, đơn vị; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp trong canh tác trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương và các đơn vị liên quan trong việc triển khai các lớp huấn luyện nông dân, xây dựng các mô hình ứng dụng IPHM, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
d) Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông triển khai xây dựng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, ứng dụng IPHM, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn hiệu quả trên các cây trồng chủ lực như lúa, rau, cây ăn quả, sắn...gắn với chuỗi giá trị để chuyển giao cho các địa phương nhân rộng vào sản xuất.
đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
e) Quản lý chặt chẽ về công bố hợp quy, buôn bán, sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở dữ liệu về phân bón tại địa phương và cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu phân bón quốc gia.
g) Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giống kháng sinh vật gây hại, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học... phục vụ canh tác, chăm sóc cây trồng, phòng chống sinh vật gây hại và bảo vệ, phục hồi sức khỏe đất tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
h) Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai các hoạt động thuộc các Đề án Phát triển sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030, đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện trên địa bàn tỉnh.
i) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Sở cử công chức, viên chức và người lao động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan Trung ương tổ chức.
k) Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch cho UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Cục Bảo vệ thực vật) trước ngày 30/11 hàng năm.
Hàng năm, cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, trên cơ sở dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp và tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bố trí kinh phí theo phân cấp và khả năng cân đối ngân sách để tổ chức thực hiện đúng quy định.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Hằng năm, xây dựng kế hoạch chi tiết hoặc lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch công tác hàng năm để triển khai nội dung kế hoạch; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện của các cơ quan chuyên môn, đơn vị cấp huyện. Chủ động bố trí ngân sách cấp huyện, đồng thời huy động các nguồn lực khác và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để thực hiện Kế hoạch này. Trường hợp vượt quá khả năng cân đối ngân sách của địa phương thì báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét quyết định).
b) Chủ trì, phối hợp với Ngành chức năng thực hiện việc quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.
c) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị về nông nghiệp cấp huyện:
- Cử công chức, viên chức tham gia khóa đào tạo giảng viên IPHM cấp tỉnh do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức để triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
- Lập kế hoạch đào tạo, tập huấn đội ngũ hướng dẫn viên cộng đồng, nông dân nòng cốt cấp xã.
- Căn cứ vào diện tích cây trồng chủ lực, số lượng người lao động trồng trọt tại địa phương để tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền các biện pháp kỹ thuật về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp trên các loại cây trồng chủ lực tại địa phương nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt theo mục tiêu của Kế hoạch.
- Chủ trì xây dựng các mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp gắn với canh tác cây trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, cảnh quan nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính thích ứng biến đổi khí hậu; mô hình ứng dụng IPHM trên diện rộng cho mỗi loại cây trồng, gắn sản xuất với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị với xây dựng nông thôn mới.
- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng để đáp ứng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho lúa, hướng dẫn kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) trước ngày 20/11 hàng năm để Sở báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
- Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện trong việc tập huấn, chuyển giao và nhân rộng các mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp hiệu quả.
- Cử cán bộ, công chức, nông dân tham gia lớp tập huấn hướng dẫn viên, nông dân nòng cốt về IPHM do cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức,
- Các xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp tập trung thực hiện thu gom bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng quy định.
Chỉ đạo Hội Nông dân cấp huyện tăng cường phối hợp với các địa phương, các ngành chức năng để tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực ứng dụng các biện pháp kỹ thuật quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học hiệu quả.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Hội, Đoàn thể thường xuyên đưa tin, bài, tuyên truyền về các biện pháp kỹ thuật quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), các mô hình ứng dụng IPHM, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đạt hiệu quả nhằm lan tỏa sâu rộng trong nhân dân.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 174/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 13/08/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Phước Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định