ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1726/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 2349/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 446/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thí điểm hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét Tờ trình số 1235/TTr-BQLATTP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết 06 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
1.1. Tổng kết đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác kết quả đạt được trong quá trình tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố sau 06 năm thí điểm thành lập; trong đó tập trung đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra; những thuận lợi, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Từ đó làm cơ sở để tiếp tục xây dựng phương án mô hình quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho Thành phố trong thời gian tới.
1.2. Khẳng định hiệu quả tích cực của mô hình một đầu mối quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, sự tín nhiệm và thuận lợi cho người dân trong giải quyết thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm; tính chủ động trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh về an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả cao trong cộng đồng và xem xét nhân rộng mô hình một đầu mối quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên cả nước.
1.3. Ghi nhận biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân đạt nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực trong thời gian 06 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố.
2. Yêu cầu:
2.1 Hội nghị được tổ chức trên tinh thần đảm bảo nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; đảm bảo công tác phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành Thành phố và các địa phương.
2.2. Hội nghị đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn và phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
II. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ
1. Nội dung: Tổng kết 06 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chương trình Hội nghị:
2.1. Đón tiếp đại biểu, khách mời.
2.2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và thông qua nội dung chương trình.
2.3. Phát biểu khai mạc.
2.4. Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố chiếu phim phóng sự và báo cáo kết quả đạt được trong 06 năm thí điểm thành lập; đề xuất kiến nghị và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
2.5. Các báo cáo tham luận của:
- Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố.
- Sở Y tế.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sở Công Thương.
- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và 01 quận/huyện.
- Hội Lương thực thực phẩm Thành phố.
- Một số doanh nghiệp.
2.6. Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2.7. Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp thu ý kiến chỉ đạo.
2.8. Khen thưởng.
2.9. Bế mạc.
1. Thời gian: dự kiến lúc 08 giờ 00, ngày 30 tháng 6 năm 2022 (thứ Năm).
2. Địa điểm: Hội trường Thành ủy (số 111, Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện: Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố.
3. Đơn vị phối hợp: các sở - ban, ngành Thành phố, địa phương và đơn vị có liên quan.
V. THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI NGHỊ
1. Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Thành phần tham dự: dự kiến 300 người, gồm:
2.1. Đại biểu Trung ương: Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ (phụ trách); Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Đại diện Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm; Cục An toàn thực phẩm; Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản; Tổng Cục Quản lý thị trường; Vụ Thị trường trong nước; Vụ Khoa học và Công nghệ.
2.2. Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh:
- Đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố, Văn phòng Thành ủy, Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng, các sở - ban, ngành Thành phố.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; các Hội, đoàn trên địa bàn Thành phố.
- Thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm Thành phố.
- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Các Chợ đầu mối và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
- Các Viện, Trường Đại học có liên quan (nếu có).
2.3. Đại biểu các tỉnh, thành phố khác:
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân: thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh.
- Ban Quản lý An toàn thực phẩm: thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh.
2.4. Các tập thể, cá nhân được khen thưởng.
2.5. Các cơ quan báo, đài Trung ương và Thành phố tham dự, đưa tin.
Kinh phí tổ chức Hội nghị: từ ngân sách Thành phố.
1. Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố:
1.1. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức Hội nghị.
1.2. Chịu trách nhiệm về tài liệu Hội nghị và dự thảo Báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổng kết 06 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố; tham mưu về thư mời, danh sách đại biểu; chuẩn bị về hội trường, công tác tổ chức, công tác khen thưởng, chương trình, kịch bản chi tiết và các công tác khác liên quan đến Hội nghị.
1.3. Tổng hợp, xác định danh sách đại biểu tham dự; tổ chức đón tiếp, phục vụ đại biểu tham dự Hội nghị (điều khiển chương trình, đón tiếp khách mời và đại biểu, sắp xếp chỗ ngồi, phục vụ hậu cần,...).
1.4. Tổ chức thực hiện phim phóng sự về hoạt động thí điểm 06 năm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố.
1.5. Tham mưu, dự thảo bài phát biểu cho Lãnh đạo Trung ương và Lãnh đạo Thành phố.
1.6. Thẩm định các bài báo cáo tham luận của các đơn vị tại Hội nghị.
1.7. Chuẩn bị phông chữ hội nghị:
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 06 NĂM THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2022 |
1.8. Xét, trình Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen đối với các tập thể, cá nhân thuộc Thành phố đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực trong thời gian 06 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố (thông qua Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ).
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố: phối hợp Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố chuẩn bị thư mời gửi đại biểu; rà soát, hiệu đính nội dung báo cáo, bài phát biểu và hỗ trợ phát hành thư mời Hội nghị.
3. Sở Tài chính: thẩm định kinh phí tổ chức Hội nghị, tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố.
4. Sở Y tế: chịu trách nhiệm bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; bố trí xe cấp cứu, y bác sĩ trực trong thời gian tổ chức Hội nghị.
5. Công an Thành phố: phối hợp các đơn vị liên quan có phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cháy nổ và điều tiết giao thông cho các hoạt động trong thời gian tổ chức Hội nghị.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo, phối hợp các cơ quan báo chí thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về kết quả thực hiện 06 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố.
7. Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ): thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen đối với các tập thể, cá nhân thuộc Thành phố đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực trong thời gian 06 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố trên cơ sở đề nghị của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố; điều hành nội dung khen thưởng tại Hội nghị.
8. Các sở - ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện:
8.1. Tham gia đúng thành phần và chuẩn bị đầy đủ đúng nội dung theo đề nghị của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố.
8.2. Chuẩn bị nội dung tham luận, phát biểu theo hướng dẫn của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố (nếu có).
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết 06 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố, đề nghị thủ trưởng các sở - ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận - huyện và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả tốt nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị thông báo về Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 06/2017/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
- 2Công văn 670/BQLATTP-VP năm 2020 về tạm ngưng hoạt động các cơ sở dịch vụ và hạn chế tụ tập đông người để phòng chống dịch COVID-19 do Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 823/BQLATTP-QLNĐ năm 2020 hướng dẫn tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 2349/QĐ-TTg năm 2016 thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 06/2017/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
- 3Công văn 670/BQLATTP-VP năm 2020 về tạm ngưng hoạt động các cơ sở dịch vụ và hạn chế tụ tập đông người để phòng chống dịch COVID-19 do Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Công văn 823/BQLATTP-QLNĐ năm 2020 hướng dẫn tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 1726/KH-UBND năm 2022 về tổ chức Hội nghị tổng kết 06 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 1726/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/05/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Dương Anh Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định