Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 15 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH DI DỜI CÁC DOANH NGHIỆP/CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀO KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/03/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/05/2024), theo đó có quy định quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau: “phê duyệt, thực hiện kế hoạch di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp”.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 6137-CV/TU ngày 25/10/2023 về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại kỳ họp ngày 25/10/2023 về báo cáo hiện trạng và định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó: “Giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ di dời các đối tượng vào cụm công nghiệp; xác định lộ trình di dời cụ thể và thông báo đến các đối tượng thuộc diện di dời phải chấp hành nghiêm việc di dời theo lộ trình quy định ”.

Sau khi xem xét Tờ trình số 1248/TTr-SCT-CN ngày 12/03/2024 và Văn bản số 2123/SCT-CN ngày 24/4/2024 của Sở Công Thương về việc xây dựng Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch “Xây dựng Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

a) Xây dựng Kế hoạch nhằm cụ thể hóa triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 6137-CV/TU ngày 25/10/2023 về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại kỳ họp ngày 25/10/2023 về báo cáo về hiện trạng và định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/03/2024 của Chính phủ và quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Nhằm lập lại trật tự về phân bổ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tập trung các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

b) Nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô, ổn định và phát triển sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, đồng bộ hạ tầng công nghiệp, góp phần chỉnh trang và phát triển đô thị.

2. Yêu cầu

a) Phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch tỉnh, huyện/thành phố, quy hoạch phân khu cấp huyện.

b) Đánh giá, xác định được nhu cầu thực tế các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phải di dời vào cụm công nghiệp và dự ước tốc độ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

c) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp đồng bộ, đáp ứng nhu cầu mặt bằng phục vụ di dời các cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp.

II. Cách thức thực hiện xây dựng Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện

1. Xây dựng tiêu chí xác định các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

a) Tiêu chí 1 (về hồ sơ pháp lý hoạt động dự án sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp): Dự án sản xuất công nghiệp chưa thực hiện hồ sơ pháp lý hoạt động sản xuất còng nghiệp tại vị trí đang hoạt động.

b) Tiêu chí 2 (về môi trường): Có ngành nghề sản xuất thuộc danh mục các ngành nghề ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

c) Tiêu chí 3 (về quy hoạch): Có vị trí sản xuất công nghiệp nằm trong khu dân cư, không phù hợp với một trong các phương án quy hoạch sau: quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp; quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, và các quy hoạch khác đã tích hợp vào quy hoạch tỉnh được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

2. Thống kê danh sách các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đến thời điểm hiện nay.

3. Đánh giá khả năng đáp ứng mặt bằng sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện phục vụ di dời

a) Rà soát, đánh giá diện tích quy hoạch đất công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn cấp huyện (bao gồm khu, cụm công nghiệp).

b) Đánh giá khả năng, lộ trình đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp phục vụ di dời trên địa bàn cấp huyện (Các địa phương tổ chức làm việc với các Chủ đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn về diện tích đất công nghiệp đã hoàn chỉnh hạ tầng sẵn sàng cho thuê và lộ trình hoàn thành công trình kỹ thuật hạ tầng khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch trong thời gian tới; giá, phí hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp để làm cơ sở đánh giá, đề xuất mức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vữa thực hiện di dời vào khu, cụm công nghiệp).

4. Triển khai đến doanh nghiệp đăng ký, cam kết lộ trình thực hiện di dời

a) Xây dựng Mẫu phương án di dời của doanh nghiệp để triển khai đến doanh nghiệp đăng ký, cam kết lộ trình thực hiện di dời vào khu, cụm công nghiệp. Nội dung chủ yếu phương án di dời của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp theo Mẫu - đính kèm.

b) Triển khai đến Doanh nghiệp về Danh mục quy hoạch khu, cụm công nghiệp; diện tích đất công nghiệp tại khu, cụm công nghiệp sẵn sàng cho thuê; lộ trình hoàn thành công trình kỹ thuật hạ tầng khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch; giá, phí hạ tầng tại một số khu, cụm công nghiệp.

c) Yêu cầu Doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án di dời của doanh nghiệp theo Mẫu - đính kèm (được nêu tại điểm a khoản này) đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, đăng ký với UBND cấp huyện về lộ trình và địa điểm khu, cụm công nghiệp để thực hiện di dời đến. Theo đó:

- Về lộ trình di dời: thực hiện theo lộ trình được nêu tại khoản 6.

- Về địa điểm khu, cụm công nghiệp thực hiện di dời đến, đề nghị nêu rõ tên gọi khu, cụm công nghiệp theo Danh sách mà UBND cấp huyện đã cung cấp; đồng thời, đề xuất nội dung, cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời.

5. Phân loại, sàn lọc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp

a) Phân nhóm Doanh nghiệp

- Nhóm 1: Dự án sản xuất công nghiệp chưa thực hiện hồ sơ pháp lý hoạt động sản xuất công nghiệp tại vị trí đang hoạt động.

- Nhóm 2: Dự án sản xuất công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

b) Phân loại, sàn lọc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc 02 nhóm Doanh nghiệp nêu trên

- Theo thời hạn hoạt động được cấp theo giấy phép: (1) Dự án còn thời hạn hoạt động; (2) Dự án đã hết hoặc sắp hết thời hạn hoạt động.

- Quy mô doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp nhỏ: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

+ Doanh nghiệp vừa: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định.

+ Doanh nghiệp quy mô lớn: không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo quy định nêu trên.

- Diện tích đất công nghiệp sử dụng và diện tích nhà xưởng;

- Mục tiêu, tính chất, ngành nghề hoạt động của dự án. Cụ thể:

+ Ngành nghề ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: Thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường - Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Ngành nghề sản xuất thuộc danh mục khuyến khích phát triển: (1) Thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tiên phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; (2) Thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ.

+ Ngành công nghiệp chủ lực của địa phương;

+ Ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ;

+ Các ngành công nghiệp khác ngoài các ngành để nêu trên.

6. Tổng hợp, đề xuất lộ trình thực hiện di dời vào khu, cụm công nghiệp

a) Lộ trình di dời

- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Xem xét, đề xuất di dời các đối tượng sau:

+ Dự án thuộc Tiêu chí 1: Dự án sản xuất công nghiệp chưa thực hiện hồ sơ pháp lý hoạt động sản xuất công nghiệp tại vị trí đang hoạt động. Trong đó ưu tiên thực hiện di dời sớm các dự án có vị trí sản xuất trong khu dân cư đông đúc, gây tiếng ồn, an ninh trật tự, ... có tác động ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống xung quanh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

+ Dự án thuộc Tiêu chí 2: Các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc danh mục các ngành nghề ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Giai đoạn sau năm 2030: xem xét, đề xuất di dời các đối tượng sau:

+ Các dự án thuộc Tiêu chí 1, Tiêu chí 2 chưa hoàn tất thực hiện di dời giai đoạn đến năm 2030.

+ Các dự án thuộc Tiêu chí 3: Các dự án sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đã thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại vị trí hoạt động sản xuất công nghiệp, nhưng nằm trong khu dân cư, không còn phù hợp quy hoạch trong giai đoạn tới và đã hết thời hạn hoạt động theo giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp, sẽ xem xét lộ trình di dời theo thời hạn hoạt động theo giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp.

b) Địa điểm cụ thể khu, cụm công nghiệp dự kiến di dời

Trên cơ sở đăng ký của Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về địa điểm khu, cụm công nghiệp để di dời đến, UBND huyện tổng hợp đề xuất địa điểm di dời (đối với các dự án chưa đăng ký địa điểm khu, cụm công nghiệp thực hiện di dời sẽ do UBND cấp huyện đề xuất địa điểm di dời). Cụ thể:

- Doanh nghiệp quy mô lớn: đề xuất lộ trình thực hiện di dời vào khu công nghiệp.

- Doanh nghiệp quy nhỏ và vừa: đề xuất lộ trình thực hiện di dời vào khu, hoặc cụm công nghiệp. Trường hợp khả năng quỹ đất quy hoạch cụm công nghiệp không đủ bố trí di dời, thì đề xuất di dời vào khu công nghiệp trên địa bàn.

- Doanh nghiệp/cơ sở sản xuất siêu nhỏ: đề xuất lộ trình thực hiện di dời vào cụm công nghiệp hoặc đề xuất chuyển đổi công năng (từ sản xuất công nghiệp sang thương mại dịch vụ,....) cho phù hợp quy hoạch.

7. Đề xuất phương án xử lý tại vị trí ngoài khu, cụm công nghiệp (các dự án đã xây dựng phương án di dời)

a) Phương án quy hoạch sử dụng đất cho giai đoạn tiếp theo tại vị trí dự án ngoài khu, cụm công nghiệp sẽ thực hiện di dời.

b) Phương án xử lý đối các công trình, dự án hiện hữu tại vị trí ngoài khu, cụm công nghiệp sẽ thực hiện di dời.

c) Phương án xử lý đối với các trường hợp cơ sở/ doanh nghiệp không chấp hành việc thực hiện di dời.

d) Đề xuất xử lý vi phạm dự án ngoài khu, cụm công nghiệp (Dự án sản xuất công nghiệp chưa thực hiện hồ sơ pháp lý hoạt động sản xuất công nghiệp tại vị trí đang hoạt động) theo các lĩnh vực: đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, PCCC,....

8. Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời

a) Tổng hợp đề xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về cơ chê, chính sách hỗ trợ di dời.

b) Trên cơ sở đề xuất của Doanh nghiệp, UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời tương ứng cho từng đối tượng thuộc các Tiêu chí nêu trên, nguồn kinh phí hỗ trợ.

9. Tổng hợp hoàn chỉnh “Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện”; phân công tổ chức thực hiện và công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện di dời các dự án vào khu, cụm công nghiệp.

10. Kinh phí triển khai thực hiện điều tra, khảo sát các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/03/2024 của Chính phủ về quản lý phát triển cụm công nghiệp, cụ thể: Ngân sách địa phương cấp huyện đảm bảo kinh phí thực hiện theo quy định.

III. Trình phê duyệt Đề án di dời cấp huyện

1. Nội dung cơ bản Đề án di dời cấp huyện

a) Cơ sở pháp lý

b) Mục đích, yêu cầu

c) Đặc điểm, tình hình

- Đánh giá hiện trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn; Tình hình các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đến thời điểm hiện nay, kết quả phân loại, sàn lọc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Đánh giá khả năng đáp ứng mặt bằng sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện phục vụ di dời:

+ Diện tích quy hoạch đất công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bao gồm khu, cụm công nghiệp).

+ Đánh giá khả năng, lộ trình đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đáp ứng mặt bằng sản xuất công nghiệp phục vụ di dời trên địa bàn cấp huyện.

d) Đề xuất lộ trình di dời các dự án sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, địa điểm khu, cụm công nghiệp thực hiện di dời đến, đề nghị nêu rõ tên gọi khu, cụm công nghiệp (kèm theo Danh sách dự án đề xuất di dời); đồng thời đề xuất nội dung, cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời.

e) Phương án xử lý dự án tại vị trí ngoài khu, cụm công nghiệp:

- Phương án quy hoạch sử dụng đất cho giai đoạn tiếp theo tại vị trí dự án ngoài khu, cụm công nghiệp sẽ thực hiện di dời.

- Phương án xử lý đối các công trình, dự án hiện hữu tại vị trí ngoài khu, cụm công nghiệp sẽ thực hiện di dời.

- Phương án xử lý vi phạm dự án ngoài khu, cụm công nghiệp (lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, PCCC,...).

- Phương án xử lý đối với các trường hợp cơ sở/ doanh nghiệp không chấp hành việc thực hiện di dời.

f) Phân công, tổ chức thực hiện.

2. Hồ sơ trình Đề án di dời cấp huyện

- Hồ sơ trình UBND tỉnh, đồng gửi Sở Công Thương để tổng hợp, gồm

+ Tờ trình của UBND huyện/thành phố trình UBND tỉnh Đề án di dời cấp huyện.

+ Ý kiến của Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy/Huyện ủy đối với Đề án di dời cấp huyện.

+ Đề án di dời cấp huyện hoàn chỉnh (theo nội dung cơ bản nêu tại khoản 1 mục III Kế hoạch này).

3. Thời gian hoàn thành: chậm nhất trong tháng 12/2024.

IV. Xây dựng đề án di dời cấp tỉnh

1. Tổng hợp hoàn chỉnh Dự thảo Đề án di dời cấp tỉnh: Giao Sở Công Thương:

- Trên cơ Sở đề án di dời cấp huyện trình UBND tỉnh, tổng hợp hoàn chỉnh Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Tổ chức lấy ý kiến thống nhất với các Sở ngành, địa phương về đề án di dời cấp tỉnh.

- Dự thảo trình UBND tỉnh báo cáo Ban Cán sự đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ, Trường trực Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến chỉ đạo thực hiện Đề án di dời.

- Thời gian hoàn thành: trong năm 2025.

2. Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương ban hành Đề án đề xuất lộ trình di dời và Nghị quyết về chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

a) Giao Sở Tư pháp: hướng dẫn quy trình xây dựng, trình dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương ban hành Đề án đề xuất lộ trình di dời và Nghị quyết về chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

b) Giao Sở Công Thương: trên cơ sở hướng dẫn của Sở Tư pháp, tham mưu dự thảo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh:

- Dự thảo Nghị quyết thống nhất chủ trương ban hành Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Dự thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

c) Thời gian hoàn thành: 2025 - 2026.

3. Phê duyệt Đề án di dời cấp tỉnh

Sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương ban hành Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh sẽ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó, xác định rõ các cơ sở pháp lý, chính sách hỗ trợ di dời, danh sách các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất phải di dời, lộ trình di dời, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương có liên quan, làm cơ sở cho các Sở ngành, UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Đề án di dời.

V. Tổ chức thực hiện

1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố

a) Chỉ đạo xây dựng Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện.

b) Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp chủ động xây dựng phương án di dời của doanh nghiệp, cơ sở.

c) Trên cơ sở kết quả rà soát, phân loại, sàn lọc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất theo nhóm đối tượng; kết quả đăng ký, ý kiến đề xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để chỉ đạo xây dựng Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện đảm bảo nội dung, tiến độ được giao tại Kế hoạch này, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

2. Sở Công Thương

a) Tổng hợp xây dựng Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

b) Chủ trì tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về thống nhất chủ trương ban hành Đề án đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Dự thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

3. Sở Xây dựng: Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố trong quá trình rà soát, xác định các cơ sở không phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.

4. Sở Tư pháp: Hướng dẫn quy trình xây dựng, trình dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương ban hành Đề án đề xuất lộ trình di dời và Nghị quyết về chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố trong quá trình rà soát, xác định các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở không phù hợp quy hoạch sử dụng đất phải di dời ra khỏi các khu dân cư, đô thị.

b) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, đối chiếu kết quả phân loại, sàn lọc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp theo các nhóm đối tượng (ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch,...) do cấp huyện trình để có phương án, xây dựng lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho phù hợp.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thực hiện rà soát diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đáp ứng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/05/2022 của Chính phủ quy định.

7. Ban Quản lý các Khu công nghiệp

a) Rà soát diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đáp ứng cho các doanh nghiệp nhỏ vả vừa theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/05/2022 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp: “Dành tối thiểu 5 ha đất công nghiệp hoặc tối thiểu 3% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng, văn phòng, kho bãi) để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư, các doanh nghiệp khác thuộc diện được ưu tiên, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thuê đất, thuê lại đất. Trường hợp đầu tư loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao thì không phải thực hiện điều kiện quy định tại khoản này”.

b) Rà soát diện tích đất công nghiệp đã đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật KCN, nhà xưởng xây dựng sẵn trong KCN cho thuê với quy mô diện tích phù hợp, đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Cung cấp cho Sở Công Thương, UBND cấp huyện về giá, phí hạ tầng tại các khu công nghiệp đang cho thuê, để làm cơ sở đánh giá, đề xuất mức hỗ trợ DNNVV thực hiện di dời vào khu, cụm công nghiệp.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, báo Đồng Nai, Đài phát thanh huyện/ thành phố, xã/phường/thị trấn: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp chủ động xây dựng phương án di dời của doanh nghiệp, cơ sở.

9. Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan: phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng đề án, đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. UBND tỉnh đề nghị các các Sở, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương triển khai thực hiện. Quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ngành và địa phương kịp thời báo cáo đề xuất gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý./.

Đính kèm:

Mẫu phương án di dời của cơ sở/doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Phụ lục II - Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.

Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Danh mục sản phẩm công, nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Quyền Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Thành ủy, huyện ủy các huyện, thành phố;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- Ban Quản lý các Khư công nghiệp;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PTTH Đồng Nai;
- Báo Đồng Nai;
- Chánh, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN, KTNS, TUNC.
DuyKTN .Deandidoi

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hoàng

 

PHỤ LỤC

Mẫu phương án di dời của cơ sở/doanh nghiệp

TÊN CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHƯƠNG ÁN DI DỜI CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

1. THÔNG TIN TẠI VỊ TRÍ NGOÀI KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

1. Thông tin chung

- Tên cơ sở: ......................................................................................................................

- Địa chỉ: ...........................................................................................................................

- Ngành nghề hoạt động: ...................................................................................................

- Công nghệ sản xuất: .......................................................................................................

- Quy mô sản xuất:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .........................................................................

ngày………… tháng …………năm………… của ...................................................................

- Năm bắt đầu hoạt động sản xuất:

2. Hồ sơ pháp lý hoạt động của dự án sản xuất công nghiệp

- Văn bản thỏa thuận địa điểm số: ......................................................................................

ngày………… tháng………… năm………… của ...................................................................

- Quyết định chủ trương đầu tư số: ....................................................................................

ngày………… tháng………… năm………… của ...................................................................

- Giấy phép môi trường số: ...............................................................................................

ngày………… tháng………… năm………… của ...................................................................

- Giấy phép xây dựng số: ..................................................................................................

ngày………… tháng………… năm………… của ...................................................................

- Phòng cháy chữa cháy: ...................................................................................................

ngày………… tháng………… năm………… của ...................................................................

- Hồ sơ, giấy tờ về nhà, đất:

+ Được giao, được bố trí, được cấp theo văn bản số: .......................................................

ngày………… tháng………… năm………… của ...................................................................

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: .........................................................................

ngày………… tháng………… năm………… của ...................................................................

+ Mục đích sử dụng đất (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):....................................

.........................................................................................................................................

+ Hợp đồng thuê đất số: ...................................................................................................

ngày………… tháng………… năm.......................................................................................

+ Nghĩa vụ tài chính đối với khuôn viên đất đã thực hiện .....................................................

- Các hồ sơ, giấy tờ khác có liên quan: ..............................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Xác định Dự án thuộc một trong các nhóm sau:

+ Nhóm 1: Dự án sản xuất công nghiệp trái phép (không thực hiện hồ sơ pháp lý hoạt động sản xuất công nghiệp tại vị trí đang hoạt động) ............................................................................................................  □

+ Nhóm 2: Dự án sản xuất công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý có liên quan .................................................................................................................... □

□ Dự án còn thời hạn hoạt động (ghi rõ thời gian) ...............................................................

□ Dự án đã hết thời hạn hoạt động

□ Dự án sắp hết thời hạn hoạt động (ghi rõ thời gian) .........................................................

3. Hiện trạng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:

Tổng diện tích đất: ........................................................................................................ m2;

- Đất sản xuất:.............................................................................................................. m2;

- Tài sản gắn liền với đất: Nhà xưởng: ........................................................................... m2;

Kho chứa hàng: ............................................................................................................ m2;

Khác: ................................................................................................................................

4. Cơ cấu, tổ chức nhân sự tại vị trí ngoài khu, cụm công nghiệp:

- Số lượng các phòng, ban chức năng: ..............................................................................

- Số lao động: ...................................................................................................................

Trong đó:

+ Số lao động hợp đong không xác định thời hạn: .............................................................

+ Số lao động hợp đồng có thời hạn: ................................................................................

+ Số lao động hợp đồng thời vụ: .......................................................................................

+ Số lao động đóng BHXH: ...............................................................................................

+ Độ tuổi bình quân lao động: ............................................................................................

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (trong 03 năm gần nhất)

TT

Nội dung

Năm

Tăng trưởng
(%)

2021

2022

2023

KH 2024

1

Doanh thu

 

 

 

 

 

2

Lợi nhuận

 

 

 

 

 

3

Cơ cấu thị trường:

 

 

 

 

 

 

Trong nước

 

 

 

 

 

 

Xuất khẩu

 

 

 

 

 

4

Kim ngạch xuất nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

Xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

Nhập khẩu

 

 

 

 

 

5

Đóng góp ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

6. Xác định Quy mô doanh nghiệp:

□ Doanh nghiệp siêu nhỏ: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng;

□ Doanh nghiệp nhỏ: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định;

□ Doanh nghiệp vừa: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định

□ Doanh nghiệp quy mô lớn: không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo quy định nêu trên.

7. Xác định dự án thuộc một trong các tiêu chí sau:

□ Tiêu chí 1 (về hồ sơ pháp lý hoạt động dự án SXCN ngoài khu, cụm công nghiệp): Dự án sản xuất công nghiệp trái phép (không thực hiện hồ sơ pháp lý hoạt động sản xuất công nghiệp tại vị trí đang hoạt động).

□ Tiêu chí 2 (về môi trường): Có ngành nghề sản xuất thuộc danh mục các ngành nghề ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường) - đính kèm.

□ Tiêu chí 3 (về quy hoạch): Có vị trí sản xuất công nghiệp không còn phù hợp với một trong các quy hoạch sau: quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp; quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, và các quy hoạch khác đã tích hợp vào quy hoạch tỉnh được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

II. PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ VÀO KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

1. Dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp:

- Tên dự án: ......................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Mục tiêu đầu tư (lĩnh vực đầu tư, ngành nghề, sản phẩm...):...............................................

.........................................................................................................................................

- Công suất thiết kế hoặc quy mô đầu tư:............................................................................

.........................................................................................................................................

- Công nghệ sản xuất:........................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Thị trường tiêu thụ (đối với dự án sản xuất kinh doanh)

+ Thị trường xuất khẩu (cụ thể quốc gia): ........................................................................ %

+ Thị trường nội địa: ....................................................................................................... %

- Hình thức đầu tư:

+ Đầu tư xây dựng mới □

+ Thuê nhà xưởng □

+ Khác (nêu rõ): ................................................................................................................

- Địa điểm khu, cụm công nghiệp đầu tư (ghi tên khu, cụm công nghiệp):.............................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2. Mục tiêu, tính chất, ngành nghề hoạt động của dự án:

□ Ngành nghề ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: Thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường - Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

□ Thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tiên phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ - đính kèm;

□ Thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ - đính kèm..

□ Ngành nghề khác (ghi cụ thể): .........................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

3. Lộ trình thực hiện di dời

□ Giai đoạn từ nay đến năm 2030;

□ Giai đoạn 2031 - 2035;

□ Giai đoạn 2036 - 2040;

□ Thời gian khác (ghi cụ thể): .............................................................................................

4. Phương án tài chính:

- Tổng vốn đầu tư:

+ Vốn cố định: Xây lắp: .....................................................................................................

Thiết bị: ............................................................................................................................

Chi phí khác: .....................................................................................................................

+ Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (nếu có): ..................................................................

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn cố định: Tự có của chủ đầu tư: ................................................................................

Vay tín dụng: ....................................................................................................................

Khác (nếu có): ...................................................................................................................

- Thời gian vay vốn để đầu tư: ...........................................................................................

5. Đề nghị của chủ cơ sở:

- Số vốn vay được Ngân sách hỗ trợ lãi suất: .....................................................................

- Mức lãi suất đề nghị hỗ trợ: .............................................................................................

- Thời gian hỗ trợ: ………………… năm, bắt đầu từ năm.......................................................

- Đề xuất các chính sách hỗ trợ khác: .................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TẠI VỊ TRÍ NGOÀI KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

1. Giải pháp

□ Tự chấm dứt hoạt động;

□ Chuyển đổi ngành nghề phù hợp quy hoạch, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường;

□ Khác (ghi cụ thể):

2. Phương án xử lý đất, tài sản gắn liền với đất

a) Tiếp tục sử dụng:

- Đất: ................................................................................................................................

- Tài sản gắn liền với đất: ...................................................................................................

b) Bán, chuyển nhượng:

- Đất: ................................................................................................................................

- Tài sản gắn liền với đất: ...................................................................................................

c) Chuyển mục đích sử dụng đất:

- Đất: ................................................................................................................................

- Tài sản gắn liền với đất: ...................................................................................................

d) Diện tích nhà, đất đang bố trí làm nhà ở đề nghị được di chuyển đi nơi khác:

- Đất: ................................................................................................................................

- Tài sản gắn liền với đất: ...................................................................................................

e) Các đề nghị khác (nếu có): .............................................................................................

.........................................................................................................................................

3. Số lượng lao động ngừng, nghỉ việc

- Số lao động ngừng, nghỉ việc: .........................................................................................

Trong đó:

+ Số lao động hợp đồng không xác định thời hạn: .............................................................

+ Số lao động hợp đồng có thời hạn: ................................................................................

+ Số lao động hợp đồng thời vụ: .......................................................................................

+ Số lao động đóng BHXH: ...............................................................................................

IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Chủ cơ sở cam kết thực hiện theo đúng tiến độ đề ra, cụ thể như sau:

STT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

1

Lập phương án di dời

 

 

2

Ngừng sản xuất, kinh doanh

 

 

3

Thực hiện phương án xử lý đất, tài sản gắn liền với đất tại vị trí ngoài khu, cụm công nghiệp

 

 

4

Thực hiện đầu tư tại vị trí trong khu, cụm công nghiệp

 

 

5

Di dời hoàn toàn tại vị trí ngoài khu, cụm công nghiệp

 

 

6

 

 

 

V. CAM KẾT CỦA CƠ SỞ

Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai trên đây./.

 

 

Đồng Nai, ngày…… tháng…… năm 20....
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Phụ lục II - DANH MỤC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CÓ NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)

TT

Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Công suất

Lớn

Trung bình

Nhỏ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Mức I

 

 

 

1

Làm giàu, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại;

Từ 200.000 tấn quặng làm nguyên liệu đầu vào/năm trở lên

Dưới 200.000 tấn quặng làm nguyên liệu đầu vào/năm

Không

Sản xuất thủy tinh (trừ loại hình sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO)

Từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Dưới 5.000 đến dưới 200.000 tấn sản phẩm/năm

Dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm

2

Sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu)

Từ 300.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Dưới 300.000 tấn sản phẩm/năm

Không

3

Sản xuất bột giấy, sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế hoặc từ sinh khối

Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Từ 5.000 đến dưới 50.000 tấn sản phẩm/năm

Dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm

4

Sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón hóa học (trừ phối

Từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Từ 1.000 đến dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm

Dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm

 

trộn, sang chiết, đóng gói), hóa chất bảo vệ thực vật (trừ phối trộn, sang chiết)

 

 

 

5

Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi)

Từ 50.000.000 m2/năm trở lên

Từ 5.000.000 đến dưới 50000.000 m2/năm

Dưới 5.000.000 m2/ năm

6

Sản xuất da (có công đoạn thuộc da); thuộc da

Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Từ 1.000 đến dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm

Dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm

7

Khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên

Tất cả

Không

Không

Lọc, hóa dầu

Từ 1.000.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Dưới 1.000.000 tấn sản phẩm/năm

Không

8

Nhiệt điện than

Từ 600 MW trở lên

Dưới 600 MW

Không

Sản xuất than cốc

Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Dưới 100.000 tấn sản phẩm/năm

Không

Khí hóa than

Từ 50.000 m3 khí/giờ trở lên

Dưới 50.000 m3 khí/giờ

Không

II

Mức II

 

 

 

9

Tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường

Từ 500 tấn/ngày trở lên

Dưới 500 tấn/ngày

Không

Tái chế, xử lý chất thải nguy hại; phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Tất cả

Không

Không

10

Mạ có công đoạn làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất

Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lcn

Từ 1.000 đến dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm

Dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm

11

Sản xuất pin, ắc quy

Từ 600 tấn sản phẩm hoặc 200.000 KWh/năm trở lên

Dưới 600 tấn sản phẩm hoặc 200.000 KWh/năm

Không

12

Sản xuất xi măng

Từ 1.200.000 tấn/năm trở lên

Dưới 1.200.000 tấn/năm

Không

III

Mức III

 

 

 

13

Chế biến mủ cao su

Từ 15.000 tấn/năm trở lên

Từ 6.000 đến dưới 15.000 tấn/năm

Dưới 6.000 tấn/năm

14

Sản xuất tinh bột sắn, bột ngọt

Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Từ 500 đến dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm

Từ 5 đến dưới 500 tấn sản phẩm/năm

Sản xuất bia, nước giải khát có gas

Từ 30 triệu lít sản phẩm/năm trở lên

Từ 01 triệu đến dưới 30 triệu lít sản phẩm/năm

Từ 50.000 lít đến dưới 01 triệu lít sản phẩm/năm

 

Sản xuất cồn công nghiệp

Từ 02 triệu lít sản phẩm/năm trở lên

Từ 0,5 triệu đến dưới 02 triệu lít sản phẩm/năm

Dưới 0,5 triệu lít sản phẩm/năm

15

Sản xuất đường từ mía

Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Từ 500 đến dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm

Từ 5 đến dưới 500 tấn sản phẩm/năm

16

Chế biến thủy, hải sản

Từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Từ 1.000 đến dưới 20.000 tấn sản phẩm/năm

Từ 100 đến dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm

Giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp

Từ 1.000 gia súc/ngày hoặc từ 10.000 gia cầm/ngày trở lên

Từ 100 đến dưới 1.000 gia súc/ngày hoặc từ 1.000 đến dưới 10.000 gia cầm/ngày

Từ 10 đến dưới 100 gia súc hoặc từ 100 đến dưới 1.000 gia cầm/ngày

Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp

Từ 1.000 đơn vị vật nuôi trở lên

Từ 100 đến dưới 1.000 đơn vị vật nuôi

Từ 10 đến dưới 100 đơn vị vật nuôi

17

Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử

Từ 01 triệu thiết bị, linh kiện/năm hoặc 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Dưới 01 triệu thiết bị, linh kiện/năm hoặc dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm

Không

 

DANH MỤC CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
(Kèm theo Quyết định số: 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Công nghệ trí tuệ nhân tạo.

2. Công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT).

3. Công nghệ dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn.

4. Công nghệ chuỗi khối (Blockchain).

5. Công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, điện toán lưới, điện toán biên, điện toán sương mù.

6. Công nghệ lượng tử.

7. Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin tiên tiến.

8. Công nghệ bản sao số (Digital twin).

9. Công nghệ thực tại ảo (Virtual reality), thực tại tăng cường (Augmented reality) và thực tại trộn (Mixed reality).

10. Công nghệ xây dựng mô hình thông tin công trình (Building Information Model-BIM).

11. Công nghệ tin sinh học.

12. Công nghệ địa tin học (Geoinformatics) ứng dụng trong các hệ thống khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, nông nghiệp.

13. Công nghệ thiết kế, tích hợp và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong hạ tầng viễn thông quốc gia.

14. Công nghệ thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin cho thuê.

15. Công nghệ tích hợp hệ thống công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin.

16. Công nghệ BPO, KPO, ITO điện tử; chứng thực chữ ký điện tử; tạo lập nội dung số tự động; kiếm thử phần mềm tự động.

17. Công nghệ hàng không, vũ trụ, viễn thám.

18. Công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ (Micro and nano satellites).

19. Công nghệ mạng thế hệ sau (4G, 5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, LPWAN, IO-Link wireless, Network slicing, mạng truyền tải quang thế hệ mới).

20. Công nghệ vô tuyến nhận thức (Cognitive radio).

21. Công nghệ truyền hình thế hệ mới: mã hóa, giải mà tín hiệu thế hệ mới (H.265/HEVC, H.266/VVC); đóng gói và truyền tín hiệu trên nền tảng Internet, qua mạng viễn thông thế hệ sau (4G, 5G, 6G); truyền hình lai ghép (HbbTV); truyền hình tương tác.

22. Công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE).

23. Công nghệ thiết kế, chế tạo màn hình độ phân giải cao.

24. Công nghệ chế tạo máy tính nhúng, máy chủ và hệ thống tính toán hiệu năng cao.

25. Công nghệ phát triển hệ điều hành cho máy tính chuyên dụng, thiết bị di động thế hệ mới.

26. Công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị đầu cuối thông minh thế hệ mới.

27. Công nghệ thiết kế, chế tạo anten thông minh, anten mạng pha các dải băng tần.

28. Công nghệ thiết kế, chế tạo radar xuyên đất.

29. Công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, phần mềm, giải pháp, nền tảng, dịch vụ cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên.

30. Công nghệ thiết kế, xây dựng hệ thống mô phỏng cho thiết bị và phương tiện giao thông vận tải; mô phỏng nhà may sản xuất (Plant simulation).

31. Công nghệ tương tác người-máy thông minh.

32. Công nghệ thủy âm.

33. Công nghệ thu thập và lưu trữ các bon (Carbon capture and storage),

34. Công nghệ ánh sáng thông minh và quang tử (Photonics and light technologies).

35. Công nghệ quang điện (Photovoltaics).

36. Công nghệ năng lượng Hydrogen (Hydrogen energy).

37. Công nghệ năng lượng vi mô (Power microgenneration).

38. Công nghệ gia công phi truyền thống (Non-traditional Manufacturing- NTM) dùng siêu âm, tia lửa điện, hóa và điện hóa, plasma, tia nước áp suất cao, laser.

39. Công nghệ xử lý bề mặt và hàn trong môi trường đặc biệt.

40. Công nghệ rèn, dập tiên tiến để tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí.

41. Công nghệ in 3D tiên tiến.

42. Công nghệ khoan thế hệ mới trong thăm dò dầu khí.

43. Công nghệ tiên tiến trong thăm dò, thu hồi dầu và khí (Advanced oil, gas exploration and recovery).

44. Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến (Advanced energy storage technologies).

45. Công nghệ tua bin gió tiên tiến (Advanced wind turbine technologies).

46. Công nghệ phát điện dùng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt; lưu trữ nhiên liệu khí mật độ năng lượng cao; lưu trữ năng lượng tái tạo hiệu năng cao, dung lượng lớn; pin nhiên liệu (Fuel cells); pin Lithium hiệu năng cao, dung lượng lớn, tuổi thọ lớn, an toàn và thân thiện môi trường; tích trữ điện năng dùng siêu tụ điện.

47. Công nghệ sản xuất linh hoạt (FM), công nghệ sản xuất tích hợp (CIM), công nghệ sản xuất thông minh (IMS).

48. Công nghệ nông nghiệp chính xác (Precision agriculture).

49. Công nghệ thiết kế, chế tạo các thiết bị điều khiển, thiết bị biến đổi điện tử công suất dùng cho: trạm phát điện năng lượng tái tạo, truyền tải điện thông minh; công nghiệp hóa chất và tuyến quặng; phương tiện giao thông dùng điện; các hệ truyền động điện công nghiệp; các thiết bị điện tử dân dụng tiên tiến; y tế; xây dựng và nông nghiệp.

50. Công nghệ thiết kế, chế tạo các cơ cấu chấp hành tiên tiến, bộ điều khiển, bộ giám sát và chẩn đoán tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy.

51. Công nghệ thiết kế, chế tạo máy điện hiệu năng cao: máy biến áp 500kV trở lên, máy biến áp GIS (Gas insulated Substation), máy biến áp kỹ thuật số.

52. Công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp robot tiên tiến; thiết bị tự hành.

53. Công nghệ thiết kế, chế tạo máy công cụ điều khiển số (CNC) độ chính xác cao thế hệ mới.

54. Công nghệ thiết kế, chế tạo khuôn mẫu tiên tiến (Advanced moulds) có tính năng kỹ thuật, độ chính xác và chất lượng cao.

55. Công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp hạ thủy giàn khoan tự nâng, giàn khoan nửa nối nửa chìm cho khai thác dầu khí và các kết cấu siêu trường, siêu trọng phục vụ ngành dầu khí; thiết bị nâng hạ, chuyên dụng tải trọng lớn.

56. Công nghệ thiết kế, chế tạo tàu thủy cỡ lớn và tàu có tính năng phức tạp.

57. Công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, hệ thống ray dẫn động cho thang máy không cáp kéo và thang máy không cáp kéo dùng trong xây dựng.

58. Công nghệ thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp tiên tiến: máy canh tác, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch thế hệ mới; hệ thống thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm có quy mô công nghiệp.

59. Công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống, thiết bị giáo dục và đào tạo thông minh.

60. Công nghệ lưới điện thông minh (Smart grids); công nghệ thiết kế, chế tạo trang thiết bị cho lưới điện thông minh.

61. Công nghệ chế tạo các hệ thống quan trắc ô nhiễm môi trường tự động.

62. Công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị và dụng cụ đo lường tiên tiến: thiết bị đo theo nguyên lý không tiếp xúc, không phá hủy và tán xạ ánh sáng; thiết bị LiDAR, thiết bị đo theo nguyên lý quán tính (INS), la bàn điện tử độ chính xác cao; máy chiếu biên dạng; máy hiện sóng, máy phân tích phổ, máy đo bức xạ sử dụng kỹ thuật số.

63. Công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống, thiết bị quang học tiên tiến: kính hiến vi quang học phức hợp; thấu kính, lăng kính, kính áp tròng chất lượng cao; thiết bị tạo tia laser công suất lớn (trừ diode laser); camera kỹ thuật số chuyên dụng; mô-đun camera thế hệ mới.

64. Công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống, thiết bị thông minh phục vụ chẩn đoán theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe con người.

65. Công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống nano cơ điện tử (NEMS), cảm biến sinh học, cảm biến thông minh và hệ lab-on- a- chip (LOC).

66. Công nghệ sinh học tổng hợp (Synthetic biology), sinh học phân tử (Molecular biology).

67. Công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học tiên tiến (Advanced biofuels); công nghệ sản xuất chế phẩm nhiên liệu sinh học tiên tiến.

68. Công nghệ vi sinh thế hệ mới.

69. Công nghệ canh tác không dùng đất quy mô công nghiệp.

70. Công nghệ thế hệ mới trong xử lý, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

71. Công nghệ thần kinh (Neurotechnologies).

72. Công nghệ y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô (Regenerative medicine and tissue engineering).

73. Công nghệ hạt nhân, công nghệ bức xạ trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế.

74. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng tiệt khuẩn nhiệt độ thấp, microwave, plasma.

75. Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới.

76. Công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong tái tạo mô, cơ quan, điều trị bệnh; công nghệ điều trị bệnh bằng tế bào miễn dịch.

77. Công nghệ nhân, nuôi mô tế bào chất lượng cao quy mô công nghiệp.

78. Công nghệ OMICS (Genomics, transciptomics, proteomics, metabolomics, metanenomics).

79. Công nghệ phân tích và chẩn đoán phân tử (Molecular analysis and diagnosis).

80. Công nghệ tách, chiết hoạt chất được liệu siêu sạch.

81. Công nghệ sản xuất viên đông khô, viên giải phóng có kiểm soát, viên nang ứng dụng lidose, thuốc tác dụng tại dịch.

82. Công nghệ chế tạo, sản xuất kháng thể đơn dòng, protein, enzyme tái tổ hợp.

83. Công nghệ sản xuất thiết bị, vật liệu kháng khuẩn, kháng virus sử dụng trong y tế.

84. Công nghệ điều chế và sản xuất các loại vắc xin, sinh phẩm y tế và sinh phẩm chẩn đoán thế hệ mới.

85. Công nghệ chế tạo, sản xuất các chế phẩm vi sinh vật đạt tiêu chuẩn quốc tế.

86. Công nghệ sản xuất các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây trồng, thuốc kích dục tố thủy sản thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế.

87. Công nghệ chiết trong sản xuất vật liệu siêu sạch ở quy mô công nghiệp.

88. Công nghệ tái chế polyme (Upcycling polymers).

89. Công nghệ vật liệu xúc tác, hấp thụ.

90. Công nghệ lắng đọng vật lý từ pha hơi (PVD) và lắng đọng hóa học từ pha hơi (CVD).

91. Công nghệ vật liệu nano cao cấp, màng phủ nano.

92. Công nghệ nano trong sản xuất.

93. Công nghệ sản xuất kim loại tinh khiết, hợp kim đặc biệt.

94. Công nghệ ức chế ăn mòn kim loại trong các môi trường biên đảo và các quá trình công nghiệp đặc biệt.

95. Công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn chất lượng cao.

96. Công nghệ điện phân nhôm với dòng điện 500 kA.

97. Công nghệ chế tạo vật liệu tiên tiến: vật liệu cho chế tạo linh kiện vi cơ điện tử và cảm biến thông minh; vật liệu bán dẫn, quang điện tử và quang tử; vật liệu tàng hình; vật liệu tự phục hồi (Self healing materials); vật liệu từ; vật liệu in 3D tiên tiến; vật liệu siêu bền, siêu nhẹ; vật liệu, thiết bị tiếp xúc với dịch, xương, mô, máu có thời gian tiếp xúc kéo dài hoặc vĩnh viễn; vật liệu y sinh học; vật liệu polyme tiên tiến và composite nền cao phân tử chất lượng cao; vật liệu polyme có khả năng tự phân hủy, thân thiện với môi trường; vật liệu gốm, sứ kỹ thuật cao; vật liệu sợi tính năng cao, sợi thủy tinh đặc biệt, sợi các bon; vật liệu chức năng (Functional materials).

98. Công nghệ chế tạo sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường.

99. Công nghệ chế tạo cao su kỹ thuật cao cấp, cao su tổng hợp chuyên dụng cho ngành chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh, quốc phòng.

 

DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
(Kèm theo Quyết định số: 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Hệ thống, thiết bị, phần mềm, phân tích nhận dạng, dự báo, điều khiển dựa trên trí tuệ nhân tạo.

2. Thiết bị, mô-đun, phần mềm, nền tảng, giải pháp tích hợp loT và dịch vụ nền tảng IoT.

3. Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ công nghệ chuỗi khối (Blockchain).

4. Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ ảo hóa, dịch vụ tích hợp hệ thống, điện toán đám mây, điện toán biên, điện toán sương mù.

5. Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin tiên tiến.

6. Thẻ thông minh, đầu đọc thẻ thông minh.

7. Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ thực tại ảo (Virtual reality), thực tại tăng cường (Augmented reality) và thực tại trộn (Mixed reality).

8. Mô hình thông tin công trình (Building Information Model-BIM).

9. Phần mềm xử lý, cơ sở dữ liệu thông tin Y-Sinh.

10. Dịch vụ thiết kế, tích hợp và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong hạ tầng viễn thông quốc gia,

11. Dịch vụ tư vấn, thiết kế và cho thuê hệ thống công nghệ thông tin.

12. Dịch vụ tích hợp và quản trị hệ thống công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin.

13. Dịch vụ BPO, KPO, ITO điện tử; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; dịch vụ tạo lập nội dung số tự động.

14. Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ kiểm thử phần mềm tự động.

15. Vệ tinh, vệ tinh nhỏ, vệ tinh siêu nhỏ và thiết bị vệ tinh; thiết bị và trạm thu phát đầu cuối của vệ tinh; thiết bị bay; hệ thống điều khiển thiết bị bay.

16. Hệ thống, thiết bị định vị toàn cầu.

17. Thiết bị, mô-đun, phần mềm mạng thế hệ sau (4G, 5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, LPWAN, io-Link wireless. Network slicing, mạng truyền tải quang thế hệ mới).

18. Thiết bị, phần mềm, giải pháp vô tuyến nhận thức (Cognitive radio).

19. Thiết bị, mô-đun, phần mềm mã hóa, giải mã tín hiệu thế hệ mới (H.265/HEVC, H.266/VVC); thiết bị đóng gói và truyền tín hiệu trên nền tảng Internet, qua mạng viễn thông thế hệ sau (4G, 5G, 6G); hệ thống, thiết bị truyền hình lai ghép (HbbTV), truyền hình tương tác.

20. Bản thiết kế vi mạch và lõi IP.

21. Linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC); sản phẩm, mạch điện tử linh hoạt (PE).

22. Màn hình độ phân giải cao.

23. Máy tính nhúng và máy chủ, hệ thống tính toán hiệu năng cao.

24. Hệ điều hành cho máy tính chuyên dụng, thiết bị di động thế hệ mới.

25. Thiết bị đầu cuối thông minh thế hệ mới.

26. Anten thông minh, anten mạng pha các dải băng tần.

27. Thiết bị radar xuyên đất.

28. Thiết bị, phần mềm, giải pháp, nền tảng, dịch vụ cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên.

29. Hệ thống mô phỏng buồng điều khiển cho thiết bị và phương tiện giao thông vận tải, mô phỏng nhà máy sản xuất (Plant simulation).

30. Thiết bị, giải pháp gia công phi truyền thống (Non-traditional Manufacturing-NTM) dùng siêu âm, tia lửa điện, hóa và điện hóa, plasma, tia nước áp suất cao, laser.

31. Thiết bị, giải pháp xử lý bề mặt và hàn trong môi trường đặc biệt.

32. Thiết bị, phần mềm, giải pháp in 3D tiên tiến.

33. Hệ thống, thiết bị khoan thế hệ mới trong thăm dò dầu khí.

34. Hệ thống phát điện dùng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt.

35. Tấm quang điện (PV) hiệu suất cao và thân thiện môi trường.

36. Hệ thống, thiết bị lưu giữ nhiên liệu khí mật độ năng lượng cao.

37. Hệ thống, thiết bị lưu trữ năng lượng tái tạo hiệu năng cao, dung lượng lớn.

38. Pin nhiên liệu (Fuel cells); pin, bộ pin Lithium hiệu năng cao, dung lượng lớn, tuổi thọ lớn, an toàn và thân thiện môi trường; bộ tích trữ điện năng dùng siêu tụ điện.

39. Chất điện phân (Electrolyte) và màng điện phân (Membrane) tiên tiến cho pin nhiên liệu.

40. Hệ thống điều khiển tối ưu, kết cấu và cơ chế cung cấp nhiên liệu, oxy và quản lý nhiệt hiệu quả cho pin nhiên liệu.

41. Thiết bị, dây chuyền, hệ thống, phần mềm, giải pháp sản xuất linh hoạt (FMS), sản xuất tích hợp (CIM) và sản xuất thông minh (IMS).

42. Thiết bị bảo vệ kỹ thuật số, thiết bị đảm bảo chất lượng điện năng trong hệ thống điện.

43. Thiết bị điều khiển, thiết bị biến đổi điện tử công suất hiệu suất cao dùng cho: trạm phát điện năng lượng tái tạo, truyền tải điện thông minh; công nghiệp hóa chất và tuyến quặng; phương tiện giao thông dùng điện; các hệ truyền động điện công nghiệp; các thiết bị điện tử dân dụng tiên tiến; y tế; xây dựng và nông nghiệp.

44. Thiết bị và trạm sạc không dây hiệu suất cao.

45. Các cơ cấu chấp hành tiên tiến, bộ điều khiến, bộ giám sát và chẩn đoán tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy.

46. Máy điện hiệu năng cao: máy biến áp 500 kV trở lên, máy biến áp GIS (Gas Insulated Substation), máy biến áp kỹ thuật số.

47. Robot tiên tiến, hệ thống tích hợp robot tiên tiến.

48. Thiết bị tự hành.

49. Hệ thống, máy công cụ, thiết bị điều khiển số (CNC) độ chính xác cao thế hệ mới.

50. Khuôn mẫu tiên tiến (Advanced moulds) có tính năng kỹ thuật, độ chính xác và chất lượng cao.

51. Giàn khoan tự nâng, giàn khoan nửa nổi nửa chìm cho khai thác dầu khí và các kết cấu siêu trường, siêu trọng phục vụ ngành dầu khí; thiết bị nâng hạ, chuyên dụng tải trọng lớn.

52. Tàu thủy cỡ lớn, tàu thủy có tính năng phức tạp.

53. Thiết bị, hệ thống ray dẫn động cho thang máy không cáp kéo và thang máy không cáp kéo dùng trong xây dựng.

54. Máy canh tác, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch thế hệ mới.

55. Hệ thống thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm có quy mô công nghiệp.

56. Hệ thống, thiết bị giáo dục và đào tạo thông minh.

57. Trang thiết bị cho lưới điện thông minh.

58. Hệ thống quan trắc ô nhiễm môi trường tự động.

59. Thiết bị do theo nguyên lý không tiếp xúc, không phá hủy và tán xạ ánh sáng.

60. Thiết bị LiDAR, thiết bị đo theo nguyên lý quán tính (INS), la bàn điện tử độ chính xác cao.

61. Máy chiếu biên dạng.

62. Máy hiện sóng, máy phân tích phổ, máy đo bức xạ sử dụng kỹ thuật số.

63. Kính hiển vi quang học phức hợp.

64. Thấu kính, lăng kính, kính áp tròng chất lượng cao.

65. Thiết bị tạo tia laser công suất lớn (trừ diode laser).

66. Camera kỹ thuật số chuyên dụng, mô-đun camera thế hệ mới.

67. Hệ thống, thiết bị thông minh phục vụ chẩn đoán, theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe con người.

68. Hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống nano cơ điện tử (NEMS), cảm biến sinh học, cảm biến thông minh và hệ lab-on-a-chip (LOC).

69. Các chế phẩm nhiên liệu sinh học tiên tiến.

70. Thiết bị công nghiệp, nông nghiệp, y tế sử dụng công nghệ hạt nhân, công nghệ bức xạ.

71. Sản phẩm, giải pháp công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới.

72. Tế bào, mô và các cơ quan thay thế được tạo ra từ tế bào gốc; điều trị bệnh bằng tế bào gốc và tế bảo miễn dịch.

73. Sản phẩm chất lượng cao được tạo ra với quy mô công nghiệp từ nhân, nuôi mô tế bào.

74. Hệ thống, thiết bị phân tích và chẩn đoán phân tử (Molecular analysis and diagnosis).

75. Hoạt chất được liệu siêu sạch.

76. Viên đông khô, viên giải phóng có kiểm soát, viên nang ứng dụng lidose, thuốc tác dụng tại dịch.

77. Sản phẩm kháng thể đơn dòng, protein, enzyme tái tổ hợp.

78. Thiết bị, vật liệu kháng khuẩn, kháng virus sử dụng trong y tế.

79. Các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, sinh phẩm chẩn đoán thế hệ mới.

80. Các chế phẩm vi sinh vật đạt tiêu chuẩn quốc tế.

81. Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế.

82. Thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây trồng, thuốc kích dục tố thủy sản thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế.

83. Vật liệu có độ tinh khiết cao sản xuất bằng công nghệ chiết với quy mô công nghiệp.

84. Vật liệu polyme tái chế (Upcycling polymers).

85. Vật liệu xúc tác, hấp thụ.

86. Sản phẩm màng mỏng bằng công nghệ lắng đọng vật lý từ pha hơi (PVD) và lắng đọng hóa học từ pha hơi (CVD).

87. Vật liệu nano cao cấp, màng phủ nano.

88. Sản phẩm, thiết bị sử dụng công nghệ nano.

89. Kim loại tinh khiết, hợp kim đặc biệt có độ bền cao.

90. Hệ thống và vật liệu ức chế ăn mòn kim loại trong điều kiện khí hậu và quy trình công nghiệp đặc biệt.

91. Bê tông cốt phi kim đúc sẵn chất lượng cao.

92. Nhôm kim loại sản xuất bằng công nghệ điện phân với dòng điện 500 kA.

93. Vật liệu chế tạo linh kiện vi cơ điện tử và cảm biến thông minh.

94. Vật liệu bán dẫn, quang điện tử và quang tử.

95. Vật liệu tàng hình.

96. Vật liệu tự phục hồi (Self healing materials).

97. Vật liệu từ tiên tiến.

98. Vật liệu in 3D tiên tiến, thân thiện với môi trường.

99. Vật liệu siêu dẻo, siêu bền, siêu nhẹ có nguồn gốc thân thiện với môi trường hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.

100. Vật liệu, thiết bị tiếp xúc với dịch, xương, mô, máu có thời gian tiếp xúc kéo dài hoặc vĩnh viễn.

101. Vật liệu polyme tiên tiến và composite nền cao phân tử chất lượng cao sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, bền với khí hậu nhiệt đới.

102. Vật liệu polyme có khả năng tự phân hủy, thân thiện với môi trường (Bioplastics, biodegradable polymers) từ nguyên liệu tái tạo và nguyên liệu sinh học.

103. Vật liệu gốm, sứ kỹ thuật cho công nghiệp điện, điện tử, chế tạo máy.

104. Sợi tính năng cao, sợi thủy tinh đặc biệt, sợi các bon.

105. Vật liệu chức năng (Functional materials).

106. Sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường.

107. Vật liệu cao su kỹ thuật cao cấp, cao su tổng hợp chuyên dụng phục vụ cho ngành chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh, quốc phòng.

 

DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ)

I. NGÀNH DỆT - MAY:

- Xơ thiên nhiên: Bông, đay, gai, tơ tằm;

- Xơ tổng hợp: PE, Viscose;

- Sợi dệt kim, sợi dệt thoi; sợi Polyester có độ bền cao, sợi Spandex, nylon có độ bền cao;

- Vải: Vải kỹ thuật, vải không dệt, vải dệt kim, vải dệt thoi;

- Chỉ may trong ngành dệt may;

- Hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải;

- Phụ liệu ngành may: Cúc, mex, khóa kéo, băng chun.

II. NGÀNH DA - GIÀY:

- Da thuộc;

- Vải giả da;

- Đế giầy, mũi giày, dây giày;

- Hóa chất thuộc da;

- Da muối;

- Chỉ may giầy;

- Keo dán giày, Phụ liệu trang trí như khóa, khoen, móc...

III. NGÀNH ĐIỆN TỬ:

- Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor;

- Linh kiện thạch anh;

- Vi mạch điện tử;

- Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực;

- Linh kiện sản phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính;

- Pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động;

- Dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa;

- Sạc pin điện thoại;

- Màn hình các loại.

IV. NGÀNH SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ:

- Động cơ và chi tiết động cơ: Thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, xi lanh, cụm đầu xi lanh, trục cam, xéc-măng, van động cơ;

- Hệ thống bôi trơn: Bộ lọc dầu, bộ làm mát, bộ tản nhiệt, bơm dầu, các loại van;

- Hệ thống làm mát: Bộ tản nhiệt, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, bơm nước;

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Thùng nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc không khí, ống dẫn bơm nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống phun nhiên liệu;

- Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe;

- Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn;

- Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm;

- Hệ thống truyền lực: Ly họp, hộp số, cầu xe, trục các đăng;

- Hệ thống lái;

- Hệ thống phanh;

- Linh kiện điện - điện tử:

+ Nguồn điện: Ắc quy, máy phát điện;

+ Thiết bị đánh lửa: Bugi, cao áp, biến áp;

+ Rơle khởi động, động cơ điện khởi động;

+ Dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý.

- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đèn, còi, đồng hồ đo các loại;

- Hệ thống xử lý khí thải ô tô;

- Linh kiện nhựa cho ô tô;

- Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn;

- Kính chắn gió, cần gạt nước, ghế xe.

V. NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO:

- Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra;

- Dụng cụ - dao cắt: Dao tiện, dao phay, mũi khoan;

- Linh kiện và phụ tùng máy gia công cơ khí, máy hàn;

- Linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu;

- Linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản và muối;

- Dụng cụ đo lường, kiểm tra dùng trong cơ khí: Thước đo, máy đo 3 chiều, máy phân tích thành phần kim loại, máy siêu âm môi hàn;

- Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực;

- Thép chế tạo.

VI. CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

- Các loại khuôn mẫu: Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao;

- Các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao: Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp;

- Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời; các loại chip vi xử lý; các bộ điều khiển (Bộ điều khiển khả trình PLC, bộ điều khiển CNC,...);

- Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo;

- Các loại chi tiết nhựa chất lượng cao: Các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa;

- Cảm biến các loại: Cảm biến khí, cảm biến gia tốc, cảm biến từ trường; cảm biến sinh học, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến ánh sáng, cảm biến áp suất....;

- Các loại động cơ thế hệ mới: Động cơ điện, động cơ ổ từ, động cơ servo (động cơ bước), động cơ từ kháng, động cơ tuyến tính;

- Các cơ cấu chấp hành có độ chính xác cao./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2024 về xây dựng Đề án Đề xuất lộ trình di dời các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

  • Số hiệu: 172/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 15/05/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Nguyễn Thị Hoàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản